Trắc nghiệm Bài 27. Phản xạ toàn phần - Vật Lí 11
Đề bài
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng
-
A.
Ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
B.
Ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn
-
C.
Ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
D.
Cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?
-
A.
Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn
-
B.
Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn đến mặt phân cách với môi trường có chiết suất nhỏ hơn
-
C.
C. Tia sáng tới phải đi vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
-
D.
D. Tia sáng tới phải đi song song với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm tia sáng tới.
-
B.
Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn và góc tới \(i \geqslant {i_{gh}}\).
-
C.
Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần igh
và chiết suất \({n_2} < {n_1}\)
-
D.
Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn.
Chiếu một chùm tia sáng tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì:
-
A.
cường độ sáng của chùm khúc xạ bằng cường độ sáng của chùm tới.
-
B.
cường độ sáng của chùm phản xạ bằng cường độ sáng của chùm tới.
-
C.
cường độ sáng của chùm khúc xạ bị triệt tiêu.
-
D.
cả B và C đều đúng.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
-
B.
Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
-
C.
Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ.
-
D.
Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm sáng tới.
Góc giới hạn được xác định bởi biểu thức:
-
A.
\(\tan {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
-
B.
\(\tan {i_{gh}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
-
C.
\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
-
D.
\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5; của thủy tinh flin là 1,8. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi chiếu ánh sáng từ:
-
A.
Benzen vào nước
-
B.
Nước vào thủy tinh flin
-
C.
Benzen vào thủy tinh flin
-
D.
Nước vào benzen
Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ từ nước sang không khí . Biết chiết suất của nước là \(\frac{4}{3}\).
-
A.
48,590
-
B.
24,30
-
C.
62,730
-
D.
320
Thả nổi trên mặt nước một đĩa nhẹ, chắn sáng, hình tròn. Mắt người quan sát đặt trên mặt nước sẽ không thấy được vật sáng ở đáy chậu khi bán kính đĩa không nhỏ hơn 20 cm. Tính chiều sâu của lớp nước trong chậu. Biết rằng vật và tâm đĩa nằm trên đường thẳng đứng và chiết suất của nước là n = 4/3.
-
A.
16 cm
-
B.
15 cm
-
C.
26,67 cm
-
D.
17,64 cm
Một khối thủy tinh P có chiết suất n đặt trong không khí. Tiết diện thẳng là một tam giác cân ABC vuông tại B. Chiếu vuông góc tới mặt AB một chùm sáng song song SI thì tia sáng đi là là mặt AC. Xác định chiết suất n của khối chất P
-
A.
\(n = \sqrt 3 \)
-
B.
\(n = \sqrt 2 \)
-
C.
\(n = 1,5\)
-
D.
\(n = 1,8\)
Có 3 môi trường trong suốt. Nếu tia sáng truyền từ môi trường 1 vào môi trường 2 dưới góc tới i thì góc khúc xạ là 300. Nếu tia sáng truyền từ môi trường 1 vào môi trường 3 cũng dưới góc tới i thì góc khúc xạ là 450. Góc giới hạn phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa môi trường 2 và 3 là:
-
A.
320
-
B.
300
-
C.
450
-
D.
600
Một đĩa tròn mỏng bằng gỗ, bán kính R = 5cm nổi trên mặt nước. Ở tâm đĩa có gắn một cây kim, thẳng đứng, chìm trong nước có chiết suất n = 4/3. Dù đặt mắt ở đâu cũng không thấy cây kim. Chiều dài tối đa của cây kim là:
-
A.
4,4 cm
-
B.
5 cm
-
C.
3,75 cm
-
D.
6.67 cm
Một khối thủy tinh P có chiết suất \(n = 1,5\). Biết tiết diện thẳng là một tam giác ABC vuông cân tại B. Chiếu vuông góc tới mặt AB một chùm sáng song song SI. Góc D hợp bởi tia ló và tia tới là:
-
A.
900
-
B.
300
-
C.
600
-
D.
320
Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là:
-
A.
Gương phẳng
-
B.
Gương cầu
-
C.
Thấu kính
-
D.
Cáp dẫn sáng trong nội soi
Sợi quang trong cáp quang ứng dụng hiện tượng
-
A.
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
-
B.
Hiện tượng phản xạ ánh sáng
-
C.
Hiện tượng phản xạ toàn phần
-
D.
Hiện tượng tán sắc ánh sáng
Một ống dẫn sáng hình trụ với lõi có chiết suất \({n_1} = 1,5\) và phần vỏ bọc ngoài có chiết suất\({n_2} = \sqrt 2 \). Chùm tia tới hội tụ tại mặt trước của ống tại điểm I với góc \(2\alpha \). Xác định \(\alpha \) lớn nhất để tia sáng trong chùm đều truyền được trong ống.
-
A.
\( {10^0}\)
-
B.
\( {30^0}\)
-
C.
\( {45^0}\)
-
D.
\( {60^0}\)
Một tấm thủy tinh mỏng, trong suốt, chiết suất \({n_1} = 1,5\) có tiết diện là hình chữ nhật ABCD (AB rất lớn so với AD) mặt đáy AB tiếp xúc với một chất lỏng có chiết suất \({n_2} = \sqrt 2 \). Chiếu tia sáng SI nằm trong mặt phẳng ABCD tới mặt AD sao cho tia tới nằm phía trên pháp tuyến ở điểm tới và tia khúc xạ trong thủy tinh gặp đáy AB ở điểm K. Giá trị lớn nhất của góc tới i để có phản xạ toàn phần tại K.
-
A.
\({i_{{\rm{max}}}} = {45^0}\)
-
B.
\({i_{{\rm{max}}}} = {30^0}\)
-
C.
\({i_{{\rm{max}}}} = {60^0}\)
-
D.
\({i_{{\rm{max}}}} = {90^0}\)
Một khối thủy tinh hình bán cầu tâm O bán kính R, chiết suất \(n = \sqrt 2 \) đặt trong không khí. Chiếu một chùm tia sáng song song, rộng vào toàn bộ mặt phẳng của bán cầu và vuông góc với mặt phẳng đó.
Vẽ tiếp đường đi của tia sáng (1) cách O đoạn R/2. Góc lệch của tia ló ra khỏi tấm thủy tinh so với tia tới là:
-
A.
\(\Delta D = {5^0}\)
-
B.
\(\Delta D = {30^0}\)
-
C.
\(\Delta D = {15^0}\)
-
D.
\(\Delta D = {45^0}\)
Kẻ trộm giấu viên kim cương ở dưới đáy một bể bơi. Anh ta đặt chiếc bè mỏng đồng chất hình tròn bán kính R trên mặt nước, tâm của bè nằm trên đường thẳng đứng đi qua viên kim cương. Mặt nước yên lặng và mức nước là h = 2,0m. Cho chiết suất của nước là \(n=\frac{4}{3}\). Giá trị nhỏ nhất của R để người ở ngoài bể bơi không nhìn thấy viên kim cương gần đúng bằng:
-
A.
2,27m
-
B.
2,83m
-
C.
2m
-
D.
2,38m
Cho 3 môi trường (1), (2), (3). Với cùng một góc tới, nếu ánh sáng đi từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là \({30^0}\), nếu ánh sáng đi từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là \({45^0}\). Hỏi môi trường (2) và (3) thì môi trường nào chiết quang hơn? Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần giữa (2) và (3).
-
A.
(2) chiết quang hơn (3) và góc giới hạn bằng \({60^0}.\)
-
B.
(2) chiết quang hơn (3) và góc giới hạn bằng \({45^0}.\)
-
C.
(3) chiết quang hơn (2) và góc giới hạn bằng \({60^0}.\)
-
D.
(3) chiết quang hơn (2) và góc giới hạn bằng \({45^0}.\)
Nước có chiết suất 1,33. Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là
-
A.
200
-
B.
300
-
C.
400
-
D.
500
Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt dưới góc tới 450 thì góc khúc xạ là 300. Bây giờ, chiếu tia sáng đó từ chất lỏng ra không khí dưới góc tới i. Với giá trị nào của i để có tia khúc xạ ra ngoài không khí?
-
A.
\(i > {45^0}\)
-
B.
\(i < {45^0}\)
-
C.
\({30^0} < i < {90^0}\)
-
D.
\(i < {60^0}\)
Một chùm tia sáng hẹp SI truyền trong mặt phẳng tiết diện vuông góc của một khối trong suốt như hình vẽ. Tia sáng phản xạ toàn phần ở mặt AC. Trong điều kiện đó, chiết n của khối trong suốt có giá trị như thế nào?
-
A.
\(n \ge \sqrt 2 \)
-
B.
\(n < \sqrt 2 \)
-
C.
\(1 < n < \sqrt 2 \)
-
D.
Không xác định được
Một khối bán trụ trong suốt có chiết suất \(n = 1,41 \approx \sqrt 2 \). Một chùm tia sáng hẹp nằm trong mặt phẳng của tiết diện vuông góc, chiếu tới khối bán trụ như hình vẽ. Xác định góc khúc xạ ló ra ngoài không khí. Biết α = 300.
-
A.
900
-
B.
450
-
C.
600
-
D.
Xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n=1,58 và phần vỏ bọc có chiết suất no=1,41. Trong không khí, một tia sáng tới mặt trước của sợi quang tại điểm O (O nằm trên trục của sợi quang) với góc tới α rồi khúc xạ vào phần lõi (như hình bên). Để tia sáng chỉ truyền trong phần lõi thì giá trị lớn nhất của góc α gần nhất với giá trị nào sau đây?
-
A.
38o
-
B.
45o
-
C.
33o
-
D.
49o
Một ngọn đèn nhỏ \(S\) đặt ở đáy một bể nước \(\left( {n = \frac{4}{3}} \right)\), độ cao mực nước \(h = 60\,\,\left( {cm} \right)\). Bán kính \(r\) bé nhất của tấm gỗ tròn nổi trên mặt nước sao cho không một tia sáng nào từ \(S\) lọt ra ngoài không khí là:
-
A.
\(r = 49\,\,\left( {cm} \right)\).
-
B.
\(r = 53\,\,\left( {cm} \right)\).
-
C.
\(r = 68\,\,\left( {cm} \right)\).
-
D.
\(r = 51\,\,\left( {cm} \right)\).
Cáp quang dùng để truyền internet gồm có phần lõi và phần vỏ. Chiết suất của phần lõi và phần vỏ cần thỏa mãn điều kiện gì?
-
A.
Chiết suất phần lõi cần lớn hơn chiết suất phần vỏ.
-
B.
Chiết suất phần lõi cần lớn hơn hoặc bằng chiết suất phần vỏ.
-
C.
Chiết suất phần lõi cần nhỏ hơn hoặc bằng chiết suất phần vỏ.
-
D.
Chiết suất phần lõi không liên quan gì đến chiết suất phần vỏ.
Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là:
-
A.
gương cầu.
-
B.
gương phẳng.
-
C.
cáp dẫn sáng trong nội soi.
-
D.
thấu kính.
Nước có chiết suất 1,33. Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là
-
A.
500
-
B.
200
-
C.
400
-
D.
300
Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là
-
A.
cáp dẫn sáng trong nội soi
-
B.
thấu kính
-
C.
gương cầu
-
D.
gương phẳng
Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1, tới mặt phân cách với môi trường có chiết suất n2 với góc tới i ≠ 0. Xét các điều kiện sau:
(1) n2 > n1 (2) n2 < n1 (3) sini ≥ n2/n1 (3) sini ≤ n2/n1
Nếu muốn có phản xạ toàn phần thì (các) điều kiện là
-
A.
(1).
-
B.
(2).
-
C.
(1) và (4).
-
D.
(2) và (3).
Lời giải và đáp án
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng
-
A.
Ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
B.
Ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn
-
C.
Ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
D.
Cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Đáp án : A
Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?
-
A.
Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn
-
B.
Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn đến mặt phân cách với môi trường có chiết suất nhỏ hơn
-
C.
C. Tia sáng tới phải đi vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
-
D.
D. Tia sáng tới phải đi song song với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
Đáp án : B
Điều kiện đẻ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần:
- Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn : \({n_2} < {n_1}\)
- Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn:\(i \ge {i_{gh}}\)
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm tia sáng tới.
-
B.
Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn và góc tới \(i \geqslant {i_{gh}}\).
-
C.
Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần igh
và chiết suất \({n_2} < {n_1}\)
-
D.
Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn.
Đáp án : D
A, B, C - đúng
D - sai vì: Sin góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn chứ không phải góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Chiếu một chùm tia sáng tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì:
-
A.
cường độ sáng của chùm khúc xạ bằng cường độ sáng của chùm tới.
-
B.
cường độ sáng của chùm phản xạ bằng cường độ sáng của chùm tới.
-
C.
cường độ sáng của chùm khúc xạ bị triệt tiêu.
-
D.
cả B và C đều đúng.
Đáp án : D
Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì không còn tia khúc xạ (hay tia khúc xạ bị triệt tiêu) và cường độ của chùm tia phản xạ bằng cường độ chùm tia tới.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
-
B.
Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
-
C.
Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ.
-
D.
Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm sáng tới.
Đáp án : B
A, C, D - đúng
B- sai vì: khi truyền ánh sáng từ môi trường có chiết suất lướn sang môi trường chiết suất nhỏ hơn có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần =>không phải luôn có tia khúc xạ
Góc giới hạn được xác định bởi biểu thức:
-
A.
\(\tan {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
-
B.
\(\tan {i_{gh}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
-
C.
\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
-
D.
\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Đáp án : C
Góc giới hạn được xác định bởi biểu thức: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5; của thủy tinh flin là 1,8. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi chiếu ánh sáng từ:
-
A.
Benzen vào nước
-
B.
Nước vào thủy tinh flin
-
C.
Benzen vào thủy tinh flin
-
D.
Nước vào benzen
Đáp án : A
Ta có, điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là ánh sáng phải truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém (n1> n2)
=> Chọn A vì chiết suất của benzen > chiết suất của nước
Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ từ nước sang không khí . Biết chiết suất của nước là \(\frac{4}{3}\).
-
A.
48,590
-
B.
24,30
-
C.
62,730
-
D.
320
Đáp án : A
Vận dụng biểu thức tính góc giới hạn:\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Ta có, góc giới hạn được xác định: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{1}{{\frac{4}{3}}} = 0,75 \to {i_{gh}} = 48,{59^0}\)
Thả nổi trên mặt nước một đĩa nhẹ, chắn sáng, hình tròn. Mắt người quan sát đặt trên mặt nước sẽ không thấy được vật sáng ở đáy chậu khi bán kính đĩa không nhỏ hơn 20 cm. Tính chiều sâu của lớp nước trong chậu. Biết rằng vật và tâm đĩa nằm trên đường thẳng đứng và chiết suất của nước là n = 4/3.
-
A.
16 cm
-
B.
15 cm
-
C.
26,67 cm
-
D.
17,64 cm
Đáp án : D
+ Sử dụng hệ thức lượng giác trong tam giác
+ Vận dụng biểu thức tính góc giới hạn: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Ta có:
Ta có, góc giới hạn được xác định bởi biểu thức: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{1}{n}\)
Từ hình, ta có: \(\sin {i_{gh}} = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {h^2}} }}\)
\( \to \frac{1}{n} = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {h^2}} }} \leftrightarrow \frac{3}{4} = \frac{{20}}{{\sqrt {{{20}^2} + {h^2}} }} \to h = 17,64cm\)
Một khối thủy tinh P có chiết suất n đặt trong không khí. Tiết diện thẳng là một tam giác cân ABC vuông tại B. Chiếu vuông góc tới mặt AB một chùm sáng song song SI thì tia sáng đi là là mặt AC. Xác định chiết suất n của khối chất P
-
A.
\(n = \sqrt 3 \)
-
B.
\(n = \sqrt 2 \)
-
C.
\(n = 1,5\)
-
D.
\(n = 1,8\)
Đáp án : B
+ Sử dụng hệ thức lượng giác trong tam giác
+ Vận dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
- Cách 1:
Vì tia SI đi vuông góc với mặt AB nên đi thẳng tới mặt bên AC với góc tới i.
+ Tam giác ABC vuông và cân tại B nên: \(\widehat A = \widehat C = i = {45^0}\)
+ Tia ló đi là là mặt AC nên r = 900
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có: \(n\sin {45^0} = 1.\sin {90^0} \to n = \sqrt 2 \)
- Cách 2:
Vì tia SI đi vuông góc với mặt AB nên đi thẳng tới mặt bên AC với góc tới i.
+ Tam giác ABC vuông và cân tại B nên: \(\widehat A = \widehat C = i = {45^0}\)
+ Tia ló đi là là mặt AC=>góc tới i chính là góc giới hạn:\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} \leftrightarrow \sin {45^0} = \frac{1}{n} \to n = \sqrt 2 \)
Có 3 môi trường trong suốt. Nếu tia sáng truyền từ môi trường 1 vào môi trường 2 dưới góc tới i thì góc khúc xạ là 300. Nếu tia sáng truyền từ môi trường 1 vào môi trường 3 cũng dưới góc tới i thì góc khúc xạ là 450. Góc giới hạn phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa môi trường 2 và 3 là:
-
A.
320
-
B.
300
-
C.
450
-
D.
600
Đáp án : C
+ Vận dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
+ Vận dụng biểu thức tính góc giới hạn: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
+ Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng cho môi trường tới 1 và môi trường khúc xạ 2, ta có:
\({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in3}}{{\rm{0}}^0}\) (1)
+ Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng cho môi trường tới 1 và môi trường khúc xạ 3, ta có:
\({n_1}\sin i = {n_3}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in4}}{{\rm{5}}^0}\)(2)
Từ (1) và (2), ta có: \({n_2}\sin {30^0} = {n_3}\sin {45^0} \to \frac{{{n_3}}}{{{n_2}}} = \frac{1}{{\sqrt 2 }} \to {n_2} > {n_3}\)
=> Góc giới hạn ở mặt phân cách giữa môi trường 2 và môi trường 3:
\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_3}}}{{{n_2}}} = \frac{1}{{\sqrt 2 }} \to {i_{gh}} = {45^0}\)
Một đĩa tròn mỏng bằng gỗ, bán kính R = 5cm nổi trên mặt nước. Ở tâm đĩa có gắn một cây kim, thẳng đứng, chìm trong nước có chiết suất n = 4/3. Dù đặt mắt ở đâu cũng không thấy cây kim. Chiều dài tối đa của cây kim là:
-
A.
4,4 cm
-
B.
5 cm
-
C.
3,75 cm
-
D.
6.67 cm
Đáp án : A
+ Sử dụng hệ thức lượng giác trong tam giác
+ Vận dụng biểu thức tính góc giới hạn: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Hướng dẫn giải:
Ta có:
+ Góc giới hạn phản xạ toàn phần: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_{kk}}}}{{{n_{nuoc}}}} = \frac{1}{{\frac{4}{3}}} = \frac{3}{4}\)
Gọi O - tâm đĩa tròn, càng xa O thì góc tới i càng tăng, để không có tia sáng nào lọt ra ngoài không khí thì ngay tại vị trí xa O nhất, tại đó vừa bắt đầu xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Ta có:
\(\begin{array}{l}\alpha = i = {i_{gh}}\\\sin \alpha = \frac{{OI}}{{SI}} = \frac{{OI}}{{\sqrt {O{I^2} + O{S^2}} }} = \sin {i_{gh}} = \frac{3}{4}\\ \to O{S^2} = \frac{7}{9}{\rm{O}}{{\rm{I}}^2} \to {\rm{OS = }}\sqrt {\frac{7}{9}} OI = \sqrt {\frac{7}{9}} .5 = 4,41cm\end{array}\)
Một khối thủy tinh P có chiết suất \(n = 1,5\). Biết tiết diện thẳng là một tam giác ABC vuông cân tại B. Chiếu vuông góc tới mặt AB một chùm sáng song song SI. Góc D hợp bởi tia ló và tia tới là:
-
A.
900
-
B.
300
-
C.
600
-
D.
320
Đáp án : A
+ Vẽ đường truyền của tia sáng
+ Vận dụng biểu thức tính góc giới hạn: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Tia SI đi đến mặt vuông góc với AB nên truyền thẳng đến mặt AC tại J với góc tới i.
∆ABC vuông cân tại B nên =>\(i = {45^0}\)
Góc giới hạn phản xạ toàn phần: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_{kk}}}}{n} = \frac{1}{{1,5}} \to {i_{gh}} = 41,{8^0}\)
nhận thấy \(i > {i_{gh}}\) =>tại J xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần với góc phản xạ 450 => Tia phản xạ vuông góc với BC
=> Góc hợp bởi tia ló và tia tới là: \(D = {90^0}\)
Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là:
-
A.
Gương phẳng
-
B.
Gương cầu
-
C.
Thấu kính
-
D.
Cáp dẫn sáng trong nội soi
Đáp án : D
Hiện tượng phản xạ toàn phần được ứng dụng làm cáp quang để để truyền tín hiệu trong thông tin và để nội soi trong y học
Sợi quang trong cáp quang ứng dụng hiện tượng
-
A.
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
-
B.
Hiện tượng phản xạ ánh sáng
-
C.
Hiện tượng phản xạ toàn phần
-
D.
Hiện tượng tán sắc ánh sáng
Đáp án : C
Cáp quang là dây dẫn sáng ứng dụng phản xạ toàn phần để truyền tín hiệu trong thông tin và để nội soi trong y học
Một ống dẫn sáng hình trụ với lõi có chiết suất \({n_1} = 1,5\) và phần vỏ bọc ngoài có chiết suất\({n_2} = \sqrt 2 \). Chùm tia tới hội tụ tại mặt trước của ống tại điểm I với góc \(2\alpha \). Xác định \(\alpha \) lớn nhất để tia sáng trong chùm đều truyền được trong ống.
-
A.
\( {10^0}\)
-
B.
\( {30^0}\)
-
C.
\( {45^0}\)
-
D.
\( {60^0}\)
Đáp án : B
+ Vận dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
+ Vận dụng biểu thức tính góc giới hạn: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
+ Sử dụng điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
Tại I, ta có: \(1\sin \alpha = 1,5{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\) (1)
Để tia sáng truyền đi trong ống thì tại J phải xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
Ta có: góc tới tại J là: \({i_2} = {90^0} - r\)
Góc giới hạn tại J là: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{n{}_2}}{{{n_1}}} = \frac{{\sqrt 2 }}{{1,5}} \to {i_{gh}} = 70,{53^0}\)
Điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần: \({i_J} \ge {i_{gh}} \leftrightarrow {90^0} - r \ge 70,{53^0} \to r \le 19,{47^0}\)
ta có, \({\alpha _{\max }} \Leftrightarrow {r_{\max }} = 19,{47^0}\)thay vào (1), ta được:
\(\sin {\alpha _{\max }} = 1,5{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_{\max }} = 1,5.sin19,{47^0} \approx 0,5 \to {\alpha _{\max }} = {30^0}\)
Một tấm thủy tinh mỏng, trong suốt, chiết suất \({n_1} = 1,5\) có tiết diện là hình chữ nhật ABCD (AB rất lớn so với AD) mặt đáy AB tiếp xúc với một chất lỏng có chiết suất \({n_2} = \sqrt 2 \). Chiếu tia sáng SI nằm trong mặt phẳng ABCD tới mặt AD sao cho tia tới nằm phía trên pháp tuyến ở điểm tới và tia khúc xạ trong thủy tinh gặp đáy AB ở điểm K. Giá trị lớn nhất của góc tới i để có phản xạ toàn phần tại K.
-
A.
\({i_{{\rm{max}}}} = {45^0}\)
-
B.
\({i_{{\rm{max}}}} = {30^0}\)
-
C.
\({i_{{\rm{max}}}} = {60^0}\)
-
D.
\({i_{{\rm{max}}}} = {90^0}\)
Đáp án : B
+ Vận dụng biểu thức tính góc giới hạn: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
+ Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác
Góc giới hạn phản xạ toàn phần: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{{\sqrt 2 }}{{1,5}} \to {i_{gh}} = 70,{53^0}\)
- Để tại K xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì: \({i_1} \ge {i_{gh}} = 70,{53^0}\)
\( \to {i_{{1_{\min }}}} = 70,{53^0}\)
Từ hình vẽ: \({r_{{\rm{max}}}} = {90^0} - {i_{{1_{\min }}}} = {90^0} - 70,{53^0} = 19,{47^0}\)
+ Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng tại I, ta có: \(1.\sin i = {n_1}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_{{\rm{max}}}} \to \sin {i_{{\rm{max}}}} = 1,5\sin (19,47) \approx 0,5 \to {i_{{\rm{max}}}} = {30^0}\)
Một khối thủy tinh hình bán cầu tâm O bán kính R, chiết suất \(n = \sqrt 2 \) đặt trong không khí. Chiếu một chùm tia sáng song song, rộng vào toàn bộ mặt phẳng của bán cầu và vuông góc với mặt phẳng đó.
Vẽ tiếp đường đi của tia sáng (1) cách O đoạn R/2. Góc lệch của tia ló ra khỏi tấm thủy tinh so với tia tới là:
-
A.
\(\Delta D = {5^0}\)
-
B.
\(\Delta D = {30^0}\)
-
C.
\(\Delta D = {15^0}\)
-
D.
\(\Delta D = {45^0}\)
Đáp án : C
+ Vận dụng biểu thức tính góc giới hạn: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
+ Vận dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
Ta có:
+ Góc giới hạn phản xạ toàn phần: \(\sin {i_{gh}} = \frac{1}{n} = \frac{1}{{\sqrt 2 }} \to {i_{gh}} = {45^0}\)
+ Tia (1) vuông góc với mặt phẳng nên truyền thẳng, đến mặt cầu dưới góc tới i
Từ hình, ta có: \(\sin i = \frac{{0,5R}}{R} = 0,5\)
Áp dụng định luật khúc xạ, ta có: \(n\sin {i_1} = {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_1} \to {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_1} = \frac{1}{{\sqrt 2 }} \to {r_1} = {45^0}\)
Góc lệch của tia ló so với tia tới: \(\Delta D = {r_1} - {i_1} = {45^0} - {30^0} = {15^0}\)
Kẻ trộm giấu viên kim cương ở dưới đáy một bể bơi. Anh ta đặt chiếc bè mỏng đồng chất hình tròn bán kính R trên mặt nước, tâm của bè nằm trên đường thẳng đứng đi qua viên kim cương. Mặt nước yên lặng và mức nước là h = 2,0m. Cho chiết suất của nước là \(n=\frac{4}{3}\). Giá trị nhỏ nhất của R để người ở ngoài bể bơi không nhìn thấy viên kim cương gần đúng bằng:
-
A.
2,27m
-
B.
2,83m
-
C.
2m
-
D.
2,38m
Đáp án : A
Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần:
\(\left\{ \begin{gathered}
{n_2} < {n_1} \hfill \\
i \geqslant {i_{gh}};\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
+ Để người ở ngoài bề không quan sát thấy viên kim cương thì tia sáng từ viên kim cương đến rìa của tấm bè bị phản xạ toàn phần, không cho tia khúc xạ ra ngoài không khí.
+ Góc tới giới hạn ứng với cặp môi trường nước và không khí:
\(\sin {{i}_{gh}}=\frac{{{n}_{2}}}{{{n}_{1}}}=\frac{1}{\frac{4}{3}}=\frac{3}{4}\Rightarrow {{i}_{gh}}={{48,6}^{0}}\)
+ Từ hình vẽ, ta có :
\(\tan {{i}_{gh}}=\frac{{{R}_{\min }}}{h}\Rightarrow {{R}_{\min }}=h.\tan {{i}_{gh}}=2.\tan {{48,6}^{0}}=2,27m\)
Cho 3 môi trường (1), (2), (3). Với cùng một góc tới, nếu ánh sáng đi từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là \({30^0}\), nếu ánh sáng đi từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là \({45^0}\). Hỏi môi trường (2) và (3) thì môi trường nào chiết quang hơn? Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần giữa (2) và (3).
-
A.
(2) chiết quang hơn (3) và góc giới hạn bằng \({60^0}.\)
-
B.
(2) chiết quang hơn (3) và góc giới hạn bằng \({45^0}.\)
-
C.
(3) chiết quang hơn (2) và góc giới hạn bằng \({60^0}.\)
-
D.
(3) chiết quang hơn (2) và góc giới hạn bằng \({45^0}.\)
Đáp án : B
+ Sử dụng định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}\sin {\rm{r}}\)
+ Vận dụng biểu thức tính góc giới hạn: \(\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
+ Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng cho môi trường tới 1 và môi trường khúc xạ 2, ta có:
\({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in3}}{{\rm{0}}^0}\) (1)
+ Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng cho môi trường tới 1 và môi trường khúc xạ 3, ta có:
\({n_1}\sin i = {n_3}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in4}}{{\rm{5}}^0}\)(2)
Từ (1) và (2), ta có: \({n_2}\sin {30^0} = {n_3}\sin {45^0} \to \dfrac{{{n_3}}}{{{n_2}}} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} \to {n_2} > {n_3}\)
\( \Rightarrow \) (2) chiết quang hơn (3)
=> Góc giới hạn ở mặt phân cách giữa môi trường 2 và môi trường 3:
\(\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_3}}}{{{n_2}}} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} \to {i_{gh}} = {45^0}\)
Nước có chiết suất 1,33. Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là
-
A.
200
-
B.
300
-
C.
400
-
D.
500
Đáp án : D
Điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần là :
\(\left\{ \begin{array}{l}
{n_2} < {n_1}\\
i \ge {i_{gh}};\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}
\end{array} \right.\)
Điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần là:
\(\left\{ \begin{gathered}
{n_2} < {n_1} \hfill \\
i \geqslant {i_{gh}} \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bởi công thức :
\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{1}{{1,33}} \Rightarrow {i_{gh}} = {48^0}45'\)
Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt dưới góc tới 450 thì góc khúc xạ là 300. Bây giờ, chiếu tia sáng đó từ chất lỏng ra không khí dưới góc tới i. Với giá trị nào của i để có tia khúc xạ ra ngoài không khí?
-
A.
\(i > {45^0}\)
-
B.
\(i < {45^0}\)
-
C.
\({30^0} < i < {90^0}\)
-
D.
\(i < {60^0}\)
Đáp án : B
+ Định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)
+ Điều kiện để có phản xạ toàn phần: \(\left\{ \begin{array}{l}{n_2} < {n_1}\\i \ge {i_{gh}};\,\,\left( {\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}}} \right)\end{array} \right.\)
+ Khi chiếu tia sáng từ không khí vào chất lỏng:
\(\sin {45^0}\; = n.\sin {30^0} \Rightarrow n = \dfrac{{\sin {{45}^0}}}{{\sin {{30}^0}}} = \sqrt 2 \)
+ Khi chiếu tia sáng từ chất lỏng ra không khí. Góc giới hạn phản xạ toàn phần là:
\(\sin {i_{gh}} = \dfrac{1}{n} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow {i_{gh}} = {45^0}\)
Để có góc khúc xạ thì không xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nên \(i < {45^0}\)
Một chùm tia sáng hẹp SI truyền trong mặt phẳng tiết diện vuông góc của một khối trong suốt như hình vẽ. Tia sáng phản xạ toàn phần ở mặt AC. Trong điều kiện đó, chiết n của khối trong suốt có giá trị như thế nào?
-
A.
\(n \ge \sqrt 2 \)
-
B.
\(n < \sqrt 2 \)
-
C.
\(1 < n < \sqrt 2 \)
-
D.
Không xác định được
Đáp án : A
+ Định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)
+ Điều kiện để có phản xạ toàn phần: \(\left\{ \begin{array}{l}{n_2} < {n_1}\\i \ge {i_{gh}};\,\,\left( {\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}}} \right)\end{array} \right.\)
\(\Delta ABC\) vuông cân tại A \( \Rightarrow \widehat B = \widehat C = {45^0}\)
Có \(SI \bot BC \Rightarrow \)Tia SI truyền thẳng vào môi trường trong suốt ABC mà không bị khúc xạ
→ Góc tới ở I ở mặt khúc xạ AC: \(i = {45^0} \Rightarrow \sin i = \sin 45 = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\)
Để tia sáng phản xạ toàn phần ở mặt AC thì:
\(i \ge {i_{gh}} \Leftrightarrow \sin i \ge \sin {i_{gh}} \Leftrightarrow \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} \ge \dfrac{1}{n} \Rightarrow n \ge \sqrt 2 \)
Một khối bán trụ trong suốt có chiết suất \(n = 1,41 \approx \sqrt 2 \). Một chùm tia sáng hẹp nằm trong mặt phẳng của tiết diện vuông góc, chiếu tới khối bán trụ như hình vẽ. Xác định góc khúc xạ ló ra ngoài không khí. Biết α = 300.
-
A.
900
-
B.
450
-
C.
600
-
D.
Xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Đáp án : D
+ Định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)
+ Điều kiện để có phản xạ toàn phần: \(\left\{ \begin{array}{l}{n_2} < {n_1}\\i \ge {i_{gh}};\,\,\left( {\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}}} \right)\end{array} \right.\)
Ta có \(\alpha = {30^0} \Rightarrow i = {90^0} - \alpha = {60^0}\)
Góc giới hạn phản xạ toàn phần: \(\sin {i_{gh}} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow {i_{gh}} = {45^0}\)
Ta có: \(i = {60^0} > {i_{gh}}\)
→ Xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n=1,58 và phần vỏ bọc có chiết suất no=1,41. Trong không khí, một tia sáng tới mặt trước của sợi quang tại điểm O (O nằm trên trục của sợi quang) với góc tới α rồi khúc xạ vào phần lõi (như hình bên). Để tia sáng chỉ truyền trong phần lõi thì giá trị lớn nhất của góc α gần nhất với giá trị nào sau đây?
-
A.
38o
-
B.
45o
-
C.
33o
-
D.
49o
Đáp án : B
Để tia sáng chỉ đi trong phần lõi thì trong phần này tia sáng phản xạ hoàn toàn tại mặt tiếp giáp giữa phần lõi và phần vỏ bọc. Để có hiện tượng này góc tới phải lớn hơn góc giới hạn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Góc giới hạn được xác định bằng công thức: \(\sin \left( {{i}_{gh}} \right)=\dfrac{{{n}_{0}}}{n}\)
Áp dụng định luật khúc xạ đối với mặt trước của sợi quang: \(\sin \alpha =n\sin r\)
Ta có: \(\sin \left( {{i}_{gh}} \right)=\dfrac{{{n}_{0}}}{n}=\dfrac{1,41}{1,58}\Rightarrow {{i}_{gh}}=63,{{18}^{o}}\Rightarrow \beta \ge {{i}_{gh}}=63,{{18}^{o}}\)
\(\Rightarrow \) Góc khúc xạ tại mặt bên là \(r={{90}^{o}}-\beta \Rightarrow r\le 26,{{82}^{o}}\)
\(\sin \alpha =n\sin r\Rightarrow \alpha \le 45,{{48}^{o}}\approx {{45}^{o}}\)
Một ngọn đèn nhỏ \(S\) đặt ở đáy một bể nước \(\left( {n = \frac{4}{3}} \right)\), độ cao mực nước \(h = 60\,\,\left( {cm} \right)\). Bán kính \(r\) bé nhất của tấm gỗ tròn nổi trên mặt nước sao cho không một tia sáng nào từ \(S\) lọt ra ngoài không khí là:
-
A.
\(r = 49\,\,\left( {cm} \right)\).
-
B.
\(r = 53\,\,\left( {cm} \right)\).
-
C.
\(r = 68\,\,\left( {cm} \right)\).
-
D.
\(r = 51\,\,\left( {cm} \right)\).
Đáp án : C
Để không có tia sáng ra ngoài không khí, tia sáng bị phản xạ toàn phần
Điều kiện góc tới để có phản xạ toàn phần: \(i \ge {i_{gh}}\) với \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Để không có tia sáng ra ngoài không khí, tia sáng bị phản xạ toàn phần tại mặt phân cách.
Để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần, ta có:
\(\sin i \ge \sin {i_{gh}} \Rightarrow \sin i \ge \frac{1}{n}\)
Lại có: \(\sin i = \frac{r}{{\sqrt {{r^2} + {h^2}} }} = \frac{1}{{\sqrt {1 + \frac{{{h^2}}}{{{r^2}}}} }}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{1}{{\sqrt {1 + \frac{{{h^2}}}{{{r^2}}}} }} \ge \frac{1}{n} \Rightarrow \sqrt {1 + \frac{{{h^2}}}{{{r^2}}}} \le n \Rightarrow 1 + \frac{{{h^2}}}{{{r^2}}} \le {n^2} \Rightarrow \frac{{{h^2}}}{{{r^2}}} \le {n^2} - 1\\ \Rightarrow \frac{h}{r} \le \sqrt {{n^2} - 1} \Rightarrow r \ge \frac{h}{{\sqrt {{n^2} - 1} }} \Rightarrow {r_{\min }} = \frac{h}{{\sqrt {{n^2} - 1} }} = \frac{{60}}{{\sqrt {{{\left( {\frac{4}{3}} \right)}^2} - 1} }} \approx 68\,\,\left( {cm} \right)\end{array}\)
Cáp quang dùng để truyền internet gồm có phần lõi và phần vỏ. Chiết suất của phần lõi và phần vỏ cần thỏa mãn điều kiện gì?
-
A.
Chiết suất phần lõi cần lớn hơn chiết suất phần vỏ.
-
B.
Chiết suất phần lõi cần lớn hơn hoặc bằng chiết suất phần vỏ.
-
C.
Chiết suất phần lõi cần nhỏ hơn hoặc bằng chiết suất phần vỏ.
-
D.
Chiết suất phần lõi không liên quan gì đến chiết suất phần vỏ.
Đáp án : A
Sử dụng lí thuyết về cáp quang và điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa lõi và vỏ. Mà điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn.
Do đó sợi quang gồm hai phần chính là:
+ Phần lõi trong suốt bằng thuỷ tinh siêu sạch có chiết suất lớn \(\left( {{n_1}} \right).\)
+ Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thuỷ tinh có chiết suất \({n_2}\) nhỏ hơn phần lõi.
Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là:
-
A.
gương cầu.
-
B.
gương phẳng.
-
C.
cáp dẫn sáng trong nội soi.
-
D.
thấu kính.
Đáp án : C
Cáp quang là dây dẫn sáng ứng dụng phản xạ toàn phần để truyền tín hiệu trong thông tin và để nội soi trong Y học.
Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần cáp dẫn sáng trong nội soi.
Nước có chiết suất 1,33. Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là
-
A.
500
-
B.
200
-
C.
400
-
D.
300
Đáp án : A
Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần: Tia sáng chiếu từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn với góc tới i ≥ igh trong đó sinigh = n2/n1
Ta có n1 = 1,33; n2 = 1
Góc tới giới hạn: sini = 1/1,33 => i = 48,750
Để xảy ra phản xạ toàn phần thì góc tới i ≥ igh. Vậy góc tới i có thể bằng 500
Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là
-
A.
cáp dẫn sáng trong nội soi
-
B.
thấu kính
-
C.
gương cầu
-
D.
gương phẳng
Đáp án : A
Hiện tượng phản xạ toàn phần được ứng dụng trong cáp quang
Hiện tượng phản xạ toàn phần được ứng dụng trong cáp quang
Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1, tới mặt phân cách với môi trường có chiết suất n2 với góc tới i ≠ 0. Xét các điều kiện sau:
(1) n2 > n1 (2) n2 < n1 (3) sini ≥ n2/n1 (3) sini ≤ n2/n1
Nếu muốn có phản xạ toàn phần thì (các) điều kiện là
-
A.
(1).
-
B.
(2).
-
C.
(1) và (4).
-
D.
(2) và (3).
Đáp án : D
Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ với góc tới i > igh
Với igh = n2/n1
Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ với góc tới i > igh
Với igh = n2/n1
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 6 Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập khúc xạ ánh sáng Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Khúc xạ ánh sáng Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết