Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập thấu kính (phần 1) - Vật Lí 11

Đề bài

Câu 1 :

Thấu kính phân kì là:

  • A.

    Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lồi

  • B.

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt cầu lồi và một mặt phẳng

  • C.

    Một khối chất trong suốt , được giới hạn bởi 2 mặt cầu lõm

  • D.

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi mặt cầu lồi có bán kính nhỏ hơn mặt cầu lõm

Câu 2 :

Thấu kính hội tụ là

  • A.

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt luôn là các mặt cầu

  • B.

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt cầu lõm và một mặt phẳng

  • C.

     một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lõm

  • D.

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lồi hoặc một mặt cầu lồi và một mặt phẳng

Câu 3 :

Khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.

    một chùm tia sáng song song với trục chính thì chùm tia ló hội tụ ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính

  • B.

    Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính

  • C.

     Một chùm tia sáng hội tụ tại tiêu điểm vật tới thấu kính thì chùm tia ló đi qua song song với trục hoành

  • D.

    Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính của thấu kính

Câu 4 :

Khi nói về đường đi của tia sáng qua thấu kính phân kì, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.

    một chùm tia sáng song song với trục chính qua thấu kính thì chùm tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh trước thấu kính

  • B.

    tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính

  • C.

    Tia sáng (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm vật chính cho tia ló song song trục chính

  • D.

    Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính

Câu 5 :

Ảnh của vật thật qua thấu kính phân kì là:

  • A.

    ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật

  • B.

    ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật

  • C.

     ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật

  • D.

    ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật

Câu 6 :

Khi nói về sự tạo ảnh của vật qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.

    vật thật có thể cho ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật

  • B.

    vật thật có thể cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật

  • C.

    vật thật có thể cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật

  • D.

    vật thật có thể cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật

Câu 7 :

Một vật sáng \(AB\) đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ. Gọi khoảng cách từ vật đến thấu kính là \(d\), thấu kính có tiêu cự \(f\)

Câu 7.1

Khi \(f < d < 2f\), ảnh của vật qua thấu kính là:

  • A.

    ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật

  • B.

     ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật

  • C.

     ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật

  • D.

    ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật

Câu 7.2

Khi \(0 < d < f\) ảnh của vật qua thấu kính là:

  • A.

    ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật

  • B.

    ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật

  • C.

     ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật

  • D.

    ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật

Câu 7.3

Khi \(d > 2f\) ảnh của vật qua thấu kính là:

  • A.

    ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật

  • B.

    ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật

  • C.

    ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật

  • D.

    ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật

Câu 8 :

Khi nói về chùm sáng đi qua thấu kính phân kì, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.

    có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ

  • B.

     Không thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng phân kì

  • C.

    có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song

  • D.

    không thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng phân kì

Câu 9 :

Để dựng ảnh của một điểm sáng nằm trên trục chính của thấu kính khi các tia sáng đi qua thấu kính đó thì có thể sử dụng hai tia sáng tới nào sau đây?

  • A.

    tia đi song với trục chính và tia tới quang tâm của thấu kính

  • B.

    tia tới quang tâm và tia đi song song với trục phụ

  • C.

    tia tới quang tâm và tia đi qua tiêu điểm chính của thấu kính

  • D.

    tia đi song với trục chính và tia đi qua tiêu điểm chính của thấu kính

Câu 10 :

Dùng thấu kính A hứng ánh sáng Mặt Trời, thấy ánh sáng tập trung vào một điểm. Dùng thấu kính B hứng ánh sáng Mặt Trời, thấy ánh sáng không thể tập trung vào một điểm.

  • A.

    Thấu kính A là thấu kính hội tụ; B là thấu kính hội tụ.

  • B.

     Thấu kính A là thấu kính hội tụ; B là thấu kính phân kỳ.

  • C.

    Thấu kính A là thấu kính phân kỳ; B là thấu kính hội tụ.

  • D.

    Thấu kính A là thấu kính phân kỳ; B là thấu kính phân kỳ.

Câu 11 :

Thấu kính ta xét trong chương trình:

  • A.

    là thấu kính mỏng, có hai mặt giới hạn là hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng.

  • B.

    là thấu kính mỏng, có hai mặt giới hạn là hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu.

  • C.

     là thấu kính có độ dày tùy ý, có hai mặt giới hạn là hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng.

  • D.

     là thấu kính có độ dày tùy ý, có hai mặt giới hạn là hai mặt cầu hoặc một mặt cầu và một mặt phẳng.

Câu 12 :

Ý kiến nào sau đây không đúng về quang tâm O của thấu kính?

  • A.

    Các tia sáng qua O đều truyền thẳng.

  • B.

     Đường thẳng vuông góc với thấu kính tại O gọi là trục chính.

  • C.

    Đường thẳng bất kỳ đi qua O không vuông góc với thấu kính gọi là trục phụ.

  • D.

     Đường thẳng vuông góc với thấu kính tại điểm bất kỳ điểm nào trên thấu kính gọi là trục phụ.

Câu 13 :

Điểm X là điểm đồng quy của chùm tia ló hội tụ. X là

  • A.

    điểm sáng thật.           

  • B.

     điểm sáng ảo.

  • C.

     ảnh điểm thật.          

  • D.

    ảnh điểm ảo.

Câu 14 :

Cho các phát biểu sau về thấu kính hội tụ:

(1) Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

(2) Thấu kính hội tụ có hình dạng bất kì.

(3) Thấu kính hội tụ còn gọi là thấu kính lồi.

(4) Thấu kính hội tụ có phần rìa và phần giữa bằng nhau.

Số phát biểu đúng là:

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4
Câu 15 :

Ảnh A'B' của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là

  • A.
    ảnh thật, ngược chiều với vật.
  • B.
    ảnh thật, cùng chiều với vật.
  • C.
    ảnh ảo, cùng chiều với vật.
  • D.
    ảnh ảo, ngược chiều với vật.
Câu 16 :

Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kì thu được ảnh A'B' là

  • A.
    ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
  • B.
    ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
  • C.
    ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
  • D.
    ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.
Câu 17 :

Đối với thấu kính phân kỳ, vật thật đặt trước thấu kính luôn cho

  • A.
    Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật
  • B.
    Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
  • C.
    Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
  • D.
    Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật
Câu 18 :

Chọn phát biểu đúng với vật thật đặt trước thấu kính.

  • A.
    Thấu kính hội tụ luôn tạo chùm tia ló hội tụ                  
  • B.
    Thấu kính phân kì luôn tạo chùm tia ló phân kì
  • C.
    Ảnh của vật tạo bởi thấu kính không thể bằng vật         
  • D.
    Ảnh của vật qua thấu kính phân kì là ảnh thật
Câu 19 :

Vật sáng đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự  f, cách thấu kính một khỏang D. Nếu d>f , bao giờ cũng có ảnh

  • A.
    luôn nhỏ hơn vật.
  • B.
    cùng kích thước với vật.
  • C.
    ảo.
  • D.
    ngược chiều với vật.
Câu 20 :

Vị trí của vật và ảnh cho bởi thấu kính L trường hợp nào sau đây là sai?

  • A.
    Cho vật tiến lại gần L, ảnh di chuyển cùng chiều với vật
  • B.
    Cho vật tiến ra xa L, ảnh di chuyển ngược chiều với vật
  • C.
    Vật ở rất xa thì ảnh ở tiêu diện ảnh
  • D.
    Ảnh ở rất xa thì vật ở tiêu diện vật
Câu 21 :

Cho các phát biểu sau về thấu kính hội tụ:

(1) Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

(2) Thấu kính hội tụ có hình dạng bất kì.

(3) Thấu kính hội tụ còn gọi là thấu kính lồi.

(4) Thấu kính hội tụ có phần rìa và phần giữa bằng nhau.

Số phát biểu đúng là:

  • A.
     1.
  • B.
     2.
  • C.
     3.
  • D.
     4.
Câu 22 :

Ảnh A'B' của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là

  • A.
     ảnh thật, ngược chiều với vật.
  • B.
     ảnh thật, cùng chiều với vật.
  • C.
     ảnh ảo, cùng chiều với vật.
  • D.
     ảnh ảo, ngược chiều với vật.
Câu 23 :

Cho các phát biểu sau về các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:

(1) Tia tới song song với trục chính cho tia ló qua tiêu điểm ảnh chính F.

(2) Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính cho tia ló truyền thẳng.

(3) Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính cho tia ló truyền thẳng.

(4) Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính F của thấu kính cho tia ló song song với trục chính.

Số phát biểu đúng là:

  • A.
     1
  • B.
     2
  • C.
     3
  • D.
     4
Câu 24 :

Ảnh A'B' của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là

  • A.
     ảnh ảo ngược chiều vật.
  • B.
     ảnh ảo cùng chiều vật.
  • C.
     ảnh thật cùng chiều vật.
  • D.
     ảnh thật ngược chiều vật

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thấu kính phân kì là:

  • A.

    Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lồi

  • B.

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt cầu lồi và một mặt phẳng

  • C.

    Một khối chất trong suốt , được giới hạn bởi 2 mặt cầu lõm

  • D.

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi mặt cầu lồi có bán kính nhỏ hơn mặt cầu lõm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thấu kính phân kì là một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lõm hoặc một mặt phẳng và một mặt lõm

Câu 2 :

Thấu kính hội tụ là

  • A.

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt luôn là các mặt cầu

  • B.

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt cầu lõm và một mặt phẳng

  • C.

     một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lõm

  • D.

    một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lồi hoặc một mặt cầu lồi và một mặt phẳng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thấu kính hội tụ là một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lồi hoặc một mặt phẳng và một mặt lồi.

Câu 3 :

Khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.

    một chùm tia sáng song song với trục chính thì chùm tia ló hội tụ ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính

  • B.

    Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính

  • C.

     Một chùm tia sáng hội tụ tại tiêu điểm vật tới thấu kính thì chùm tia ló đi qua song song với trục hoành

  • D.

    Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính của thấu kính

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D - sai vì: Tia sáng song song với trục chính cho tia ló (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm ảnh chính.

Câu 4 :

Khi nói về đường đi của tia sáng qua thấu kính phân kì, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.

    một chùm tia sáng song song với trục chính qua thấu kính thì chùm tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh trước thấu kính

  • B.

    tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính

  • C.

    Tia sáng (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm vật chính cho tia ló song song trục chính

  • D.

    Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D - sai vì: Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh chính của thấu kính

Câu 5 :

Ảnh của vật thật qua thấu kính phân kì là:

  • A.

    ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật

  • B.

    ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật

  • C.

     ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật

  • D.

    ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vật thật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật

Câu 6 :

Khi nói về sự tạo ảnh của vật qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.

    vật thật có thể cho ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật

  • B.

    vật thật có thể cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật

  • C.

    vật thật có thể cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật

  • D.

    vật thật có thể cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

=> Các phương án:

A, B, D - đúng

C - sai

Câu 7 :

Một vật sáng \(AB\) đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ. Gọi khoảng cách từ vật đến thấu kính là \(d\), thấu kính có tiêu cự \(f\)

Câu 7.1

Khi \(f < d < 2f\), ảnh của vật qua thấu kính là:

  • A.

    ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật

  • B.

     ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật

  • C.

     ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật

  • D.

    ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Khi \(f < d < 2f\), ảnh của vật qua thấu kính hội tụ là ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.

Câu 7.2

Khi \(0 < d < f\) ảnh của vật qua thấu kính là:

  • A.

    ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật

  • B.

    ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật

  • C.

     ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật

  • D.

    ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Vật thật nằm trong khoảng OF qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.

Câu 7.3

Khi \(d > 2f\) ảnh của vật qua thấu kính là:

  • A.

    ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật

  • B.

    ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật

  • C.

    ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật

  • D.

    ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

Vật thật nằm trong khoảng \(d > 2f\) qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 8 :

Khi nói về chùm sáng đi qua thấu kính phân kì, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.

    có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ

  • B.

     Không thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng phân kì

  • C.

    có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song

  • D.

    không thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng phân kì

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C - sai vì: không thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song

Câu 9 :

Để dựng ảnh của một điểm sáng nằm trên trục chính của thấu kính khi các tia sáng đi qua thấu kính đó thì có thể sử dụng hai tia sáng tới nào sau đây?

  • A.

    tia đi song với trục chính và tia tới quang tâm của thấu kính

  • B.

    tia tới quang tâm và tia đi song song với trục phụ

  • C.

    tia tới quang tâm và tia đi qua tiêu điểm chính của thấu kính

  • D.

    tia đi song với trục chính và tia đi qua tiêu điểm chính của thấu kính

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có, các tia sáng qua thấu kính

- Tia sáng qua quang tâm O thì truyền thẳng

- Tia sáng song song với trục chính cho tia ló (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm ảnh chính.

- Tia sáng (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm vật chính cho tia ló song song trục chính.

Đề xác định ảnh của điểm sáng nằm trên trục chính ta dùng 2 tia là tia tới quang tâm và tia đi song song với trục phụ

Câu 10 :

Dùng thấu kính A hứng ánh sáng Mặt Trời, thấy ánh sáng tập trung vào một điểm. Dùng thấu kính B hứng ánh sáng Mặt Trời, thấy ánh sáng không thể tập trung vào một điểm.

  • A.

    Thấu kính A là thấu kính hội tụ; B là thấu kính hội tụ.

  • B.

     Thấu kính A là thấu kính hội tụ; B là thấu kính phân kỳ.

  • C.

    Thấu kính A là thấu kính phân kỳ; B là thấu kính hội tụ.

  • D.

    Thấu kính A là thấu kính phân kỳ; B là thấu kính phân kỳ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: Thấu kính hội tụ làm hội tụ chùm tia sáng tới, thấu kính phân kì làm phân kì chùm tia sáng tới

=> Thấu kính A là thấu kính hội tụ, B là thấu kính phân kì.

Câu 11 :

Thấu kính ta xét trong chương trình:

  • A.

    là thấu kính mỏng, có hai mặt giới hạn là hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng.

  • B.

    là thấu kính mỏng, có hai mặt giới hạn là hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu.

  • C.

     là thấu kính có độ dày tùy ý, có hai mặt giới hạn là hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng.

  • D.

     là thấu kính có độ dày tùy ý, có hai mặt giới hạn là hai mặt cầu hoặc một mặt cầu và một mặt phẳng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng.

Câu 12 :

Ý kiến nào sau đây không đúng về quang tâm O của thấu kính?

  • A.

    Các tia sáng qua O đều truyền thẳng.

  • B.

     Đường thẳng vuông góc với thấu kính tại O gọi là trục chính.

  • C.

    Đường thẳng bất kỳ đi qua O không vuông góc với thấu kính gọi là trục phụ.

  • D.

     Đường thẳng vuông góc với thấu kính tại điểm bất kỳ điểm nào trên thấu kính gọi là trục phụ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D - sai vì: Đường thẳng bất kỳ đi qua O không vuông góc với thấu kính gọi là trục phụ.

Câu 13 :

Điểm X là điểm đồng quy của chùm tia ló hội tụ. X là

  • A.

    điểm sáng thật.           

  • B.

     điểm sáng ảo.

  • C.

     ảnh điểm thật.          

  • D.

    ảnh điểm ảo.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng định nghĩa vị trí vật ảnh

Lời giải chi tiết :

X - điểm đồng quy của chùm tia ló hội tụ

=> X là ảnh điểm thật.

Câu 14 :

Cho các phát biểu sau về thấu kính hội tụ:

(1) Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

(2) Thấu kính hội tụ có hình dạng bất kì.

(3) Thấu kính hội tụ còn gọi là thấu kính lồi.

(4) Thấu kính hội tụ có phần rìa và phần giữa bằng nhau.

Số phát biểu đúng là:

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thấu kính là một khối trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu

Thấu kính hội tụ (hay còn gọi là thấu kính lồi) có phần rìa mỏng hơn phần giữa

Lời giải chi tiết :

Thấu kính là một khối trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu → (2) sai

Thấu kính hội tụ (hay còn gọi là thấu kính lồi) có phần rìa mỏng hơn phần giữa → (1), (3) đúng, (4) sai

→ Số phát biểu đúng là 2

Câu 15 :

Ảnh A'B' của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là

  • A.
    ảnh thật, ngược chiều với vật.
  • B.
    ảnh thật, cùng chiều với vật.
  • C.
    ảnh ảo, cùng chiều với vật.
  • D.
    ảnh ảo, ngược chiều với vật.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh thật, ngược chiều với vật

Lời giải chi tiết :

Vật AB đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ là ảnh thật, ngược chiều với vật

Câu 16 :

Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kì thu được ảnh A'B' là

  • A.
    ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
  • B.
    ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
  • C.
    ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
  • D.
    ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật

Lời giải chi tiết :

Vật sáng đặt trước thấu kính phân kì, luôn cho ảnh A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật

Câu 17 :

Đối với thấu kính phân kỳ, vật thật đặt trước thấu kính luôn cho

  • A.
    Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật
  • B.
    Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
  • C.
    Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
  • D.
    Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vật thật đặt trước thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

Lời giải chi tiết :

Vật thật đặt trước thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 18 :

Chọn phát biểu đúng với vật thật đặt trước thấu kính.

  • A.
    Thấu kính hội tụ luôn tạo chùm tia ló hội tụ                  
  • B.
    Thấu kính phân kì luôn tạo chùm tia ló phân kì
  • C.
    Ảnh của vật tạo bởi thấu kính không thể bằng vật         
  • D.
    Ảnh của vật qua thấu kính phân kì là ảnh thật

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thấu kính phân kì luôn tạo chùm tia ló phân kì

Lời giải chi tiết :

Thấu kính phân kì luôn tạo chùm tia ló phân kì

Câu 19 :

Vật sáng đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự  f, cách thấu kính một khỏang D. Nếu d>f , bao giờ cũng có ảnh

  • A.
    luôn nhỏ hơn vật.
  • B.
    cùng kích thước với vật.
  • C.
    ảo.
  • D.
    ngược chiều với vật.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Với thấu kính hội tụ, vật nằm ngoài khoảng tiêu cự luôn cho ảnh thật, ngược chiều vật.

Lời giải chi tiết :

Với thấu kính hội tụ, vật nằm ngoài khoảng tiêu cự luôn cho ảnh thật, ngược chiều vật.

Câu 20 :

Vị trí của vật và ảnh cho bởi thấu kính L trường hợp nào sau đây là sai?

  • A.
    Cho vật tiến lại gần L, ảnh di chuyển cùng chiều với vật
  • B.
    Cho vật tiến ra xa L, ảnh di chuyển ngược chiều với vật
  • C.
    Vật ở rất xa thì ảnh ở tiêu diện ảnh
  • D.
    Ảnh ở rất xa thì vật ở tiêu diện vật

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ảnh tạo bởi thấu kính dịch chuyển cùng chiều với vật

Lời giải chi tiết :

Ảnh tạo bởi thấu kính dịch chuyển cùng chiều với vật

Vậy nên nói Cho vật tiến ra xa L, ảnh di chuyển ngược chiều với vật là sai.

Câu 21 :

Cho các phát biểu sau về thấu kính hội tụ:

(1) Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

(2) Thấu kính hội tụ có hình dạng bất kì.

(3) Thấu kính hội tụ còn gọi là thấu kính lồi.

(4) Thấu kính hội tụ có phần rìa và phần giữa bằng nhau.

Số phát biểu đúng là:

  • A.
     1.
  • B.
     2.
  • C.
     3.
  • D.
     4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thấu kính là một khối trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu

Thấu kính hội tụ (hay còn gọi là thấu kính lồi) có phần rìa mỏng hơn phần giữa

Lời giải chi tiết :

Thấu kính là một khối trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu → (2) sai

Thấu kính hội tụ (hay còn gọi là thấu kính lồi) có phần rìa mỏng hơn phần giữa → (1), (3) đúng, (4) sai

→ Số phát biểu đúng là 2

Câu 22 :

Ảnh A'B' của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là

  • A.
     ảnh thật, ngược chiều với vật.
  • B.
     ảnh thật, cùng chiều với vật.
  • C.
     ảnh ảo, cùng chiều với vật.
  • D.
     ảnh ảo, ngược chiều với vật.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh thật, ngược chiều với vật

Lời giải chi tiết :

Vật AB đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ là ảnh thật, ngược chiều với vật

Câu 23 :

Cho các phát biểu sau về các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:

(1) Tia tới song song với trục chính cho tia ló qua tiêu điểm ảnh chính F.

(2) Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính cho tia ló truyền thẳng.

(3) Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính cho tia ló truyền thẳng.

(4) Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính F của thấu kính cho tia ló song song với trục chính.

Số phát biểu đúng là:

  • A.
     1
  • B.
     2
  • C.
     3
  • D.
     4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ

Lời giải chi tiết :

Đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:

- Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính F → (1) đúng

- Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính cho tia ló truyền thẳng → (2) đúng

- Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính cho tia ló song song với trục chính → (3) sai, (4) đúng

→ Số phát biểu đúng là 3

Câu 24 :

Ảnh A'B' của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là

  • A.
     ảnh ảo ngược chiều vật.
  • B.
     ảnh ảo cùng chiều vật.
  • C.
     ảnh thật cùng chiều vật.
  • D.
     ảnh thật ngược chiều vật

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ảnh đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

Lời giải chi tiết :

Vật AB đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ, cho ảnh A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật

Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập thấu kính (phần 2) - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập thấu kính (phần 2) Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 29. Các dạng bài tập thấu kính - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Các dạng bài tập thấu kính Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 31. Mắt - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Mắt Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp các dạng bài tập về mắt - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp các dạng bài tập về mắt Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 32. Kính lúp - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 32. Kính lúp Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 33. Kính hiển vi - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 33. Kính hiển vi Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 34. Kính thiên văn - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 34. Kính thiên văn Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 7 - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 7 Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 28. Lăng kính - Bài tập lăng kính - Vật Lí 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 28. Lăng kính - Bài tập lăng kính Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết