Trắc nghiệm Bài 31. Mắt - Vật Lí 11
Đề bài
Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm:
-
A.
giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, lòng đen (con ngươi), dịch thủy tinh, võng mạc
-
B.
thủy dịch, giác mạc, thể thủy tinh, lòng đen (con ngươi), dịch thủy tinh, võng mạc
-
C.
giác mạc, thủy dịch, lòng đen (con ngươi), thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc
-
D.
lòng đen (con ngươi), giác mạc, thủy dịch, võng mạc, thể thủy tinh, dịch thủy tinh
Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt
-
B.
khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt cong dần lên
-
C.
Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống
-
D.
khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống
Để quan sát rõ các vật thì mắt phải điều tiết sao cho
-
A.
độ tụ của mắt luôn giảm xuống
-
B.
ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc
-
C.
độ tụ của mắt luôn tăng lên
-
D.
ảnh của vật nằm giữa thuỷ tinh thể và võng mạc
Điểm cực viễn ( Cv) của mắt là:
-
A.
khi mắt không điều tiết, điểm gần nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
-
B.
khi mắt điều tiết tối đa, điểm xa nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
-
C.
khi mắt điều tiết tối đa, điểm gần nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
-
D.
khi mắt không điều tiết, điểm xa nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
Điểm cực cận ( Cc) của mắt là
-
A.
khi mắt không điều tiết, điểm gần nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
-
B.
khi mắt điều tiết tối đa, điểm gần nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
-
C.
khi mắt điều tiết tối đa, điểm xa nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
-
D.
khi mắt không điều tiết, điểm xa nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
Xét về phương diện quang hình, mắt có tác dụng tương đương với hệ quang học nào sau đây?
-
A.
hệ lăng kính
-
B.
hệ thấu kính hội tụ
-
C.
thấu kính phân kì
-
D.
hệ gương cầu
Khi nói về các tật của mắt, phát biểu nào sau đây là sai?
-
A.
Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần
-
B.
mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật ở xa
-
C.
Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần cũng không nhìn rõ được vật ở xa
-
D.
Mắt lão có khả năng quan sát hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn
Khi nói về các cách sửa tật của mắt, phát biểu nào sau đây là sai?
-
A.
Muốn sửa tật cận thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính phân kì có độ tụ phù hợp
-
B.
Muốn sửa tật viễn thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hội tụ có độ tụ phù hợp
-
C.
Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hai tròng gồm nửa trên là kính hội tụ, nửa dưới là kính phân kì
-
D.
Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hai tròng gồm nửa trên là kính phân kì, nửa dưới là kính hội tụ
Để khắc phục tật cận thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không điều tiết thì phải ghép thêm vào mắt một thấu kính
-
A.
phân kì có độ tụ nhỏ
-
B.
phân kì có độ tụ thích hợp
-
C.
hội tụ có độ tụ nhỏ
-
D.
hội tụ có độ tụ thích hợp
Để khắc phục tật viễn thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không điều tiết thì phải ghép thêm vào mắt một thấu kính
-
A.
phân kì có độ tụ nhỏ
-
B.
phân kì có độ tụ thích hợp
-
C.
hội tụ có độ tụ nhỏ
-
D.
hội tụ có độ tụ thích hợp
Khi nhìn thấy vật, bộ phận của mắt có vai trò như phim trong máy ảnh là
-
A.
võng mạc
-
B.
giác mạc.
-
C.
lòng đen.
-
D.
thủy tinh thể.
Khi nhìn vật trên trục của mắt, khoảng cách từ vật thay đổi mà mắt vẫn nhìn được vật là do:
-
A.
tiêu cự của mắt thay đổi do điều tiết, khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến võng mạc không thay đổi.
-
B.
tiêu cự của mắt không thay đổi nhưng do điều tiết nên khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến võng mạc thay đổi.
-
C.
tiêu cự của mắt thay đổi do điều tiết, đồng thời khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến võng mạc cũng thay đổi.
-
D.
tiêu cự của mắt không thay đổi, nhưng do điều tiết làm cho khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến vật thay đổi tương ứng.
Ý kiến nào sau đây đúng về sự điều tiết của mắt?
-
A.
Khi nhìn được vật đặt tại điểm cực cận thì mắt phải điều tiết tối đa.
-
B.
Khi nhìn được vật đặt tại điểm cực viễn thì mắt phải điều tiết tối đa.
-
C.
Khi nhìn được vật đặt tại điểm cực cận thì mắt không phải điều tiết.
-
D.
Khi nhìn được vật đặt tại điểm cực cận thì mắt không phải điều tiết tối đa.
Mắt tốt thì không có biểu hiện
-
A.
nhìn được vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
-
B.
khoảng cực cận của mắt khoảng 25 cm trở lại.
-
C.
nhìn được vật ở vô cực nhưng mắt phải điều tiết.
-
D.
khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt ở võng mạc.
Để nhìn rõ một vật, cần có các điều kiện:
-
A.
Vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt, góc trông vật lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng năng suất phân ly.
-
B.
Vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt, góc trông vật nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng năng suất phân ly.
-
C.
Vật nằm trong khoảng cực cận của mắt, góc trông vật lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng năng suất phân ly.
-
D.
Vật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt, góc trông vật lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng năng suất phân ly.
Người có mắt bị cận thì
-
A.
không thể nhìn được vật trong khoảng nhìn rõ của mắt.
-
B.
nhìn được vật ở vô cực nếu đeo kính hội tụ.
-
C.
có khoảng cực cận lớn hơn ở mắt tốt.
-
D.
có khoảng cực viễn hữu hạn.
Ý kiến nào sau đây không đúng về mắt viễn?
-
A.
Không nhìn được vật ở vô cực nếu mắt không điều tiết.
-
B.
Khoảng cực cận lớn hơn so với mắt tốt.
-
C.
Để nhìn được các vật nhỏ ở gần mắt như mắt tốt thì phải đeo thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp.
-
D.
Nhìn được vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
Khi mắt nhìn rõ vật đặt ở điểm cực cận thì
-
A.
mắt không cần phải điều tiết
-
B.
khoảng cách từ thủy tinh đến võng mạc là ngắn nhất
-
C.
mắt chỉ điều tiết một phần
-
D.
mắt phải điều tiết tối đa
Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Mắt người này
-
A.
không có tật
-
B.
bị tật cận thị
-
C.
bị tật lão thị
-
D.
bị tật viễn thị
Trường hợp nào dưới đây, mắt nhìn thấy vật ở xa vô cực?
-
A.
Mắt không có tật, không điều tiết
-
B.
Mắt không có tật và điều tiết tối đa
-
C.
Mắt cận không điều tiết
-
D.
Mắt viễn không điều tiết
Lời giải và đáp án
Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm:
-
A.
giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, lòng đen (con ngươi), dịch thủy tinh, võng mạc
-
B.
thủy dịch, giác mạc, thể thủy tinh, lòng đen (con ngươi), dịch thủy tinh, võng mạc
-
C.
giác mạc, thủy dịch, lòng đen (con ngươi), thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc
-
D.
lòng đen (con ngươi), giác mạc, thủy dịch, võng mạc, thể thủy tinh, dịch thủy tinh
Đáp án : C
Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm: giác mạc, thủy dịch, lòng đen (con ngươi), thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc
Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt
-
B.
khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt cong dần lên
-
C.
Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống
-
D.
khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống
Đáp án : C
A - sai vì không phải lúc nào mắt cũng có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt
B - sai vì khi nhìn các vật ở xa trên trục của mắt, cơ vòng dãn ra và thủy tinh thể tự xẹp xuống
C - đúng
D - sai vì khi nhìn vật ở gần mắt hơn thì các cơ vòng co lại làm độ cong của thủy tinh thể tăng lên
Để quan sát rõ các vật thì mắt phải điều tiết sao cho
-
A.
độ tụ của mắt luôn giảm xuống
-
B.
ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc
-
C.
độ tụ của mắt luôn tăng lên
-
D.
ảnh của vật nằm giữa thuỷ tinh thể và võng mạc
Đáp án : B
Để quan sát rõ các vật thì mắt phải điều tiết sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
Điểm cực viễn ( Cv) của mắt là:
-
A.
khi mắt không điều tiết, điểm gần nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
-
B.
khi mắt điều tiết tối đa, điểm xa nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
-
C.
khi mắt điều tiết tối đa, điểm gần nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
-
D.
khi mắt không điều tiết, điểm xa nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
Đáp án : D
Điểm cực viễn của mắt là điểm xa nhất mắt có thể nhìn rõ khi không điều tiết, đối với mắt không có tật - điểm cực viễn ở vô cực.
Điểm cực cận ( Cc) của mắt là
-
A.
khi mắt không điều tiết, điểm gần nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
-
B.
khi mắt điều tiết tối đa, điểm gần nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
-
C.
khi mắt điều tiết tối đa, điểm xa nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
-
D.
khi mắt không điều tiết, điểm xa nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc
Đáp án : B
Điểm cực cận ( Cc) của mắt là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ ở trạng thái điều tiết tối đa.
Xét về phương diện quang hình, mắt có tác dụng tương đương với hệ quang học nào sau đây?
-
A.
hệ lăng kính
-
B.
hệ thấu kính hội tụ
-
C.
thấu kính phân kì
-
D.
hệ gương cầu
Đáp án : B
Mắt tương tự như một máy ảnh, trong đó:
+ Thấu kính mắt \( \leftrightarrow \) vật kính
+ Võng mạc \( \leftrightarrow \) phim
=> Xét về phương diện quang hình, mắt có tác dụng tương đương với hệ thấu kính hội tụ.
Khi nói về các tật của mắt, phát biểu nào sau đây là sai?
-
A.
Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần
-
B.
mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật ở xa
-
C.
Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần cũng không nhìn rõ được vật ở xa
-
D.
Mắt lão có khả năng quan sát hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn
Đáp án : D
A, B, C - đúng
D - sai vì mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần cũng không nhìn rõ được các vật ở xa khác với mắt cận và mắt viễn (mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa - chỉ nhìn rõ các vật ở gần, mắt viễn không nhìn rõ các vật ở gần - chỉ nhìn rõ các vật ở xa)
Khi nói về các cách sửa tật của mắt, phát biểu nào sau đây là sai?
-
A.
Muốn sửa tật cận thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính phân kì có độ tụ phù hợp
-
B.
Muốn sửa tật viễn thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hội tụ có độ tụ phù hợp
-
C.
Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hai tròng gồm nửa trên là kính hội tụ, nửa dưới là kính phân kì
-
D.
Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hai tròng gồm nửa trên là kính phân kì, nửa dưới là kính hội tụ
Đáp án : C
A, B, D - đúng
C - sai vì: Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hai tròng gồm nửa trên là kính phân kì, nửa dưới là kính hội tụ
Để khắc phục tật cận thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không điều tiết thì phải ghép thêm vào mắt một thấu kính
-
A.
phân kì có độ tụ nhỏ
-
B.
phân kì có độ tụ thích hợp
-
C.
hội tụ có độ tụ nhỏ
-
D.
hội tụ có độ tụ thích hợp
Đáp án : B
Để khắc phục tật cận thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không điều tiết thì phải ghép thêm vào mắt một thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp.
Để khắc phục tật viễn thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không điều tiết thì phải ghép thêm vào mắt một thấu kính
-
A.
phân kì có độ tụ nhỏ
-
B.
phân kì có độ tụ thích hợp
-
C.
hội tụ có độ tụ nhỏ
-
D.
hội tụ có độ tụ thích hợp
Đáp án : D
khắc phục tật viễn thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không điều tiết thì phải ghép thêm vào mắt một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp.
Khi nhìn thấy vật, bộ phận của mắt có vai trò như phim trong máy ảnh là
-
A.
võng mạc
-
B.
giác mạc.
-
C.
lòng đen.
-
D.
thủy tinh thể.
Đáp án : A
Khi nhìn thấy vật, bộ phận của mắt có vai trò như phim trong máy ảnh là võng mạc.
Khi nhìn vật trên trục của mắt, khoảng cách từ vật thay đổi mà mắt vẫn nhìn được vật là do:
-
A.
tiêu cự của mắt thay đổi do điều tiết, khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến võng mạc không thay đổi.
-
B.
tiêu cự của mắt không thay đổi nhưng do điều tiết nên khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến võng mạc thay đổi.
-
C.
tiêu cự của mắt thay đổi do điều tiết, đồng thời khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến võng mạc cũng thay đổi.
-
D.
tiêu cự của mắt không thay đổi, nhưng do điều tiết làm cho khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến vật thay đổi tương ứng.
Đáp án : A
Khi nhìn vật trên trục của mắt, khoảng cách từ vật thay đổi mà mắt vẫn nhìn được vật là do tiêu cự của mắt thay đổi do điều tiết, khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến võng mạc không thay đổi.
Ý kiến nào sau đây đúng về sự điều tiết của mắt?
-
A.
Khi nhìn được vật đặt tại điểm cực cận thì mắt phải điều tiết tối đa.
-
B.
Khi nhìn được vật đặt tại điểm cực viễn thì mắt phải điều tiết tối đa.
-
C.
Khi nhìn được vật đặt tại điểm cực cận thì mắt không phải điều tiết.
-
D.
Khi nhìn được vật đặt tại điểm cực cận thì mắt không phải điều tiết tối đa.
Đáp án : A
A - đúng
B - sai vì: khi nhìn được vật đặt tại điểm cực viễn thì mắt không phải điều tiết
C, D - sai vì: khi nhìn được vật đặt tại điểm cực cận thì mắt phải điều tiết tối đa
Mắt tốt thì không có biểu hiện
-
A.
nhìn được vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
-
B.
khoảng cực cận của mắt khoảng 25 cm trở lại.
-
C.
nhìn được vật ở vô cực nhưng mắt phải điều tiết.
-
D.
khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt ở võng mạc.
Đáp án : C
A, B, D - là các biểu hiện của mắt tốt
C - nhìn được vật ở vô cực nhưng mắt phải điều tiết là biểu hiện của mắt có tật, không phải là biểu hiện của mắt tốt
Để nhìn rõ một vật, cần có các điều kiện:
-
A.
Vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt, góc trông vật lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng năng suất phân ly.
-
B.
Vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt, góc trông vật nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng năng suất phân ly.
-
C.
Vật nằm trong khoảng cực cận của mắt, góc trông vật lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng năng suất phân ly.
-
D.
Vật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt, góc trông vật lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng năng suất phân ly.
Đáp án : A
Để nhìn rõ một vật, cần có các điều kiện:
+ Vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt
+ Góc trông vật lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng năng suất phân ly
Người có mắt bị cận thì
-
A.
không thể nhìn được vật trong khoảng nhìn rõ của mắt.
-
B.
nhìn được vật ở vô cực nếu đeo kính hội tụ.
-
C.
có khoảng cực cận lớn hơn ở mắt tốt.
-
D.
có khoảng cực viễn hữu hạn.
Đáp án : D
Người có mắt cận thì có khoảng cực viễn hữu hạn
Ý kiến nào sau đây không đúng về mắt viễn?
-
A.
Không nhìn được vật ở vô cực nếu mắt không điều tiết.
-
B.
Khoảng cực cận lớn hơn so với mắt tốt.
-
C.
Để nhìn được các vật nhỏ ở gần mắt như mắt tốt thì phải đeo thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp.
-
D.
Nhìn được vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
Đáp án : D
A, B, C - đúng
D - sai vì với mắt viễn khi nhìn vật ở vô cực mắt vẫn phải điều tiết.
Khi mắt nhìn rõ vật đặt ở điểm cực cận thì
-
A.
mắt không cần phải điều tiết
-
B.
khoảng cách từ thủy tinh đến võng mạc là ngắn nhất
-
C.
mắt chỉ điều tiết một phần
-
D.
mắt phải điều tiết tối đa
Đáp án : D
Khi mắt nhìn rõ vật đặt ở điểm cực cận thì mắt phải điều tiết tối đa
Khi mắt nhìn rõ vật đặt ở điểm cực cận thì mắt phải điều tiết tối đa
Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Mắt người này
-
A.
không có tật
-
B.
bị tật cận thị
-
C.
bị tật lão thị
-
D.
bị tật viễn thị
Đáp án : B
Mắt tốt có điểm cực viễn ở xa vô cực. Người có cực viễn không ở xa vô cực là bị tật cận thị.
Mắt tốt có điểm cực viễn ở xa vô cực. Người có cực viễn cách mắt 50cm nên bị tật cận thị.
Trường hợp nào dưới đây, mắt nhìn thấy vật ở xa vô cực?
-
A.
Mắt không có tật, không điều tiết
-
B.
Mắt không có tật và điều tiết tối đa
-
C.
Mắt cận không điều tiết
-
D.
Mắt viễn không điều tiết
Đáp án : A
Mắt tốt có điểm cực viễn ở xa vô cực khi không điều tiết.
Mắt tốt có điểm cực viễn ở xa vô cực khi không điều tiết.
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp các dạng bài tập về mắt Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 32. Kính lúp Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 33. Kính hiển vi Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 34. Kính thiên văn Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 7 Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Các dạng bài tập thấu kính Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập thấu kính (phần 2) Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tông hợp bài tập thấu kính (phần 1) Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 28. Lăng kính - Bài tập lăng kính Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết