Trắc nghiệm Bài 17. Dòng điện trong chất bán dẫn - Vật Lí 11
Đề bài
Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của chất bán dẫn là không đúng
-
A.
Điện trở suất của chất bán dẫn lớn hơn so với kim loại nhưng nhỏ hơn so với chất điện môi.
-
B.
Điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi nhiệt độ tăng.
-
C.
Điện trở suất của chất bán dẫn tăng mạnh khi nhiệt độ tăng.
-
D.
Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc nhiều vào các tạp chất có mặt trong tinh thể.
Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là:
-
A.
dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường
-
B.
dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường
-
C.
dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường
-
D.
dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường
Câu nào dưới đây nói về phân loại chất bán dẫn là không đúng?
-
A.
Bán dẫn hoàn toàn tinh khiết là bán dẫn trong đó mật độ electron bằng mật độ lỗ trống
-
B.
Bán dẫn tạp chất là bán dẫn trong đó các hạt tải điện chủ yếu được tạo bởi các nguyên tử tạp chất
-
C.
Bán dẫn loại n là bán dẫn trong đó mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ electron
-
D.
Bán dẫn loại p là bán dẫn trong đó mật độ electron tự do nhỏ hơn rất nhiều mật độ lỗ trống
Khi vật dẫn ở trạng thái siêu dẫn, điện trở của nó
-
A.
vô cùng lớn
-
B.
có giá trị âm
-
C.
bằng không
-
D.
có giá trị dương xác định
Ở bán dẫn tinh khiết
-
A.
số electron tự do luôn nhỏ hơn số lỗ trống
-
B.
số electron tự do luôn lớn hơn số lỗ trống
-
C.
số electron tự do và số lỗ trống bằng nhau
-
D.
tổng số electron và lỗ trống bằng 0
Chọn câu đúng?
-
A.
Electron tự do và lỗ trống đều chuyển động ngược chiều điện trường
-
B.
Electron tự do và lỗ trống đều mang điện tích âm
-
C.
Mật độ các hạt tải điện phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, mức độ chiếu sáng
-
D.
Độ linh động của các hạt tải điện hầu như không thay đổi khi nhiệt độ tăng
Phát biểu nào dưới đây không đúng? Bán dẫn tinh khiết khác bán dẫn pha lẫn tạp chất ở chổ
-
A.
bán dẫn tinh khiết có mật độ electron và lỗ trống như nhau
-
B.
cùng một nhiệt độ, mật độ hạt mang điện tự do trong bán dẫn tinh khiết ít hơn trong bán dẫn có pha tạp chất
-
C.
điện trở suất của bán dẫn tinh khiết tăng khi nhiệt độ tăng
-
D.
khi thay dổi nhiệt độ điện trở của bán dẫn tinh khiết thay đổi nhanh hơn điện trở của bán dẫn có pha tạp chất
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Cấu tạo của điốt bán dẫn gồm một lớp tiếp xúc p-n
-
B.
Lớp chuyển tiếp p-n dẫn điện tốt theo một chiều từ n sang p
-
C.
Tia ca tốt mắt thường không nhìn thấy được
-
D.
Độ dẫn điện của chất bán dẫn tăng khi nhiệt độ tăng
Trong các bán dẫn loại nào mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do:
-
A.
bán dẫn tinh khiết
-
B.
bán dẫn loại p
-
C.
bán dẫn loại n
-
D.
hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n
Trong các bán dẫn loại nào mật độ electron tự do lớn hơn mật độ lỗ trống:
-
A.
bán dẫn tinh khiết
-
B.
bán dẫn loại p
-
C.
bán dẫn loại n
-
D.
hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n
Điều kiện để có dòng điện là
-
A.
chỉ cần vật dẫn điện nối liền với nhau thành mạch điện kín
-
B.
chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn
-
C.
chỉ cần có hiệu điện thế
-
D.
chỉ cần có nguồn điện
Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p-n có tác dụng:
-
A.
Tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản
-
B.
Tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn p sang bán dẫn n
-
C.
Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p
-
D.
Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n
Khi lớp tiếp xúc p-n được phân cực thuận, điện trường ngoài có tác dụng
-
A.
tăng cường sự khuếch tán của các không hạt cơ bản
-
B.
tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn n sang bán dẫn p
-
C.
tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p
-
D.
tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n
Điôt bán dẫn có cấu tạo gồm:
-
A.
một lớp tiếp xúc p – n
-
B.
hai lớp tiếp xúc p – n
-
C.
ba lớp tiếp xúc p – n
-
D.
bốn lớp tiếp xúc p – n
Điôt bán dẫn có tác dụng:
-
A.
chỉnh lưu
-
B.
khuếch đại
-
C.
cho dòng điện đi theo hai chiều
-
D.
cho dòng điện đi theo một chiều từ catôt sang anôt
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Điôt bán dẫn có khả năng biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều
-
B.
Điôt bán dẫn có khả năng biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều
-
C.
Điôt bán dẫn có khả năng phát quang khi có dòng điện đi qua
-
D.
Điôt bán dẫn có khả năng ổn định hiệu điện thế giữa hai đầu điôt khi bị phân cực ngược
Hình nào trong các hình dưới đây mô tả đúng sơ đồ mắc điôt bán dẫn với nguồn điện ngoài U khi dòng điện I chạy qua nó theo chiều thuận ?
-
A.
Hình A
-
B.
Hình B
-
C.
Hình C
-
D.
Hình D
Ở nhiệt độ phòng, trong bán dẫn Si tinh khiết có số cặp điện tử – lỗ trống bằng 10-13 lần số nguyên tử Si. Số cặp điện tử - lỗ trống có trong 2 mol nguyên tử Si là:
-
A.
1,205.1011 hạt
-
B.
24,08.1010 hạt
-
C.
6,020.1010 hạt
-
D.
4,816.1011 hạt
Ở nhiệt độ phòng, trong bán dẫn Si tinh khiết, số cặp điện tử - lỗ trống bằng 10-13 số nguyên tử Si. Nếu ta pha P vào Si với tỉ lệ một phần triệu thì số hạt tải điện tăng lên bao nhiêu lần?
-
A.
10.106 lần
-
B.
5.106 lần
-
C.
106 lần
-
D.
1013 lần
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của:
-
A.
các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường.
-
B.
các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường.
-
C.
các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường.
-
D.
các electron ngược chiều điện trường và các lỗ trống cùng chiều điện trường.
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của:
-
A.
các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường.
-
B.
các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường.
-
C.
các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường.
-
D.
các electron ngược chiều điện trường và các lỗ trống cùng chiều điện trường.
Lời giải và đáp án
Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của chất bán dẫn là không đúng
-
A.
Điện trở suất của chất bán dẫn lớn hơn so với kim loại nhưng nhỏ hơn so với chất điện môi.
-
B.
Điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi nhiệt độ tăng.
-
C.
Điện trở suất của chất bán dẫn tăng mạnh khi nhiệt độ tăng.
-
D.
Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc nhiều vào các tạp chất có mặt trong tinh thể.
Đáp án : C
A, B, D - đúng
C- sai vì: Điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi nhiệt độ tăng
Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là:
-
A.
dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường
-
B.
dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường
-
C.
dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường
-
D.
dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường
Đáp án : D
Dòng điện trong bán dẫn là dòng các electron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.
Bản chất dòng điện trong chất bán dẫn là do dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường.
Câu nào dưới đây nói về phân loại chất bán dẫn là không đúng?
-
A.
Bán dẫn hoàn toàn tinh khiết là bán dẫn trong đó mật độ electron bằng mật độ lỗ trống
-
B.
Bán dẫn tạp chất là bán dẫn trong đó các hạt tải điện chủ yếu được tạo bởi các nguyên tử tạp chất
-
C.
Bán dẫn loại n là bán dẫn trong đó mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ electron
-
D.
Bán dẫn loại p là bán dẫn trong đó mật độ electron tự do nhỏ hơn rất nhiều mật độ lỗ trống
Đáp án : C
A, B, D - đúng
C- sai vì: Bán dẫn loại n là bán dẫn trong đó có mật độ lỗ trống nhỏ hơn mật độ electron
Khi vật dẫn ở trạng thái siêu dẫn, điện trở của nó
-
A.
vô cùng lớn
-
B.
có giá trị âm
-
C.
bằng không
-
D.
có giá trị dương xác định
Đáp án : C
Sử dụng lí thuyết về vật siêu dẫn
Khi vật dẫn ở trạng thái siêu dẫn, điện trở của nó bằng không
Ở bán dẫn tinh khiết
-
A.
số electron tự do luôn nhỏ hơn số lỗ trống
-
B.
số electron tự do luôn lớn hơn số lỗ trống
-
C.
số electron tự do và số lỗ trống bằng nhau
-
D.
tổng số electron và lỗ trống bằng 0
Đáp án : C
Ở bán dẫn tinh khiết, số electron và số lỗ trống bằng nhau
Chọn câu đúng?
-
A.
Electron tự do và lỗ trống đều chuyển động ngược chiều điện trường
-
B.
Electron tự do và lỗ trống đều mang điện tích âm
-
C.
Mật độ các hạt tải điện phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, mức độ chiếu sáng
-
D.
Độ linh động của các hạt tải điện hầu như không thay đổi khi nhiệt độ tăng
Đáp án : C
A- sai vì electron chuyển động ngược chiều điện trường và lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường
B- sai vì electron mang điện âm, còn lỗ trống mang điện dương
C- đúng
D- sai vì độ linh động của các hạt tải điện tăng khi nhiệt độ tăng
Phát biểu nào dưới đây không đúng? Bán dẫn tinh khiết khác bán dẫn pha lẫn tạp chất ở chổ
-
A.
bán dẫn tinh khiết có mật độ electron và lỗ trống như nhau
-
B.
cùng một nhiệt độ, mật độ hạt mang điện tự do trong bán dẫn tinh khiết ít hơn trong bán dẫn có pha tạp chất
-
C.
điện trở suất của bán dẫn tinh khiết tăng khi nhiệt độ tăng
-
D.
khi thay dổi nhiệt độ điện trở của bán dẫn tinh khiết thay đổi nhanh hơn điện trở của bán dẫn có pha tạp chất
Đáp án : C
A, B, D - đúng
C- sai vì Điện trở suất của bán dẫn tinh khiết giảm mạnh khi nhiệt độ tăng
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Cấu tạo của điốt bán dẫn gồm một lớp tiếp xúc p-n
-
B.
Lớp chuyển tiếp p-n dẫn điện tốt theo một chiều từ n sang p
-
C.
Tia ca tốt mắt thường không nhìn thấy được
-
D.
Độ dẫn điện của chất bán dẫn tăng khi nhiệt độ tăng
Đáp án : B
A, C, D - đúng
B - sai vì: Lớp chuyển tiếp p-n dẫn điện tốt theo một chiều từ p sang n
Trong các bán dẫn loại nào mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do:
-
A.
bán dẫn tinh khiết
-
B.
bán dẫn loại p
-
C.
bán dẫn loại n
-
D.
hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n
Đáp án : B
Bán loại p có mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do
Trong các bán dẫn loại nào mật độ electron tự do lớn hơn mật độ lỗ trống:
-
A.
bán dẫn tinh khiết
-
B.
bán dẫn loại p
-
C.
bán dẫn loại n
-
D.
hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n
Đáp án : C
Bán loại n có mật độ lỗ trống nhỏ hơn mật độ electron tự do
Điều kiện để có dòng điện là
-
A.
chỉ cần vật dẫn điện nối liền với nhau thành mạch điện kín
-
B.
chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn
-
C.
chỉ cần có hiệu điện thế
-
D.
chỉ cần có nguồn điện
Đáp án : B
Sử dụng lí thuyết về dòng điện trong chất bán dẫn
Điều kiện để có dòng điện là chỉ cần duy trì một hiệu diện thế giữa hai đầu vật dẫn
Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p-n có tác dụng:
-
A.
Tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản
-
B.
Tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn p sang bán dẫn n
-
C.
Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p
-
D.
Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n
Đáp án : D
Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p - n có tác dụng tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n
Khi lớp tiếp xúc p-n được phân cực thuận, điện trường ngoài có tác dụng
-
A.
tăng cường sự khuếch tán của các không hạt cơ bản
-
B.
tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn n sang bán dẫn p
-
C.
tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p
-
D.
tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n
Đáp án : C
Khi lớp tiếp xúc p-n được phân cực thuận, điện trường ngoài có tác dụng tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p
Điôt bán dẫn có cấu tạo gồm:
-
A.
một lớp tiếp xúc p – n
-
B.
hai lớp tiếp xúc p – n
-
C.
ba lớp tiếp xúc p – n
-
D.
bốn lớp tiếp xúc p – n
Đáp án : A
Điốt bán dẫn có cấu tạo gồm một lớp tiếp xúc p-n
Điôt bán dẫn có tác dụng:
-
A.
chỉnh lưu
-
B.
khuếch đại
-
C.
cho dòng điện đi theo hai chiều
-
D.
cho dòng điện đi theo một chiều từ catôt sang anôt
Đáp án : A
Điốt bán dẫn được dùng để lắp mạch chỉnh lưu, biến điện xoay chiều thành điện một chiều.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Điôt bán dẫn có khả năng biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều
-
B.
Điôt bán dẫn có khả năng biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều
-
C.
Điôt bán dẫn có khả năng phát quang khi có dòng điện đi qua
-
D.
Điôt bán dẫn có khả năng ổn định hiệu điện thế giữa hai đầu điôt khi bị phân cực ngược
Đáp án : B
Điốt bán dẫn được dùng để lắp mạch chỉnh lưu, biến điện xoay chiều thành điện một chiều.
Hình nào trong các hình dưới đây mô tả đúng sơ đồ mắc điôt bán dẫn với nguồn điện ngoài U khi dòng điện I chạy qua nó theo chiều thuận ?
-
A.
Hình A
-
B.
Hình B
-
C.
Hình C
-
D.
Hình D
Đáp án : C
Hình vẽ mô tả đúng sơ đồ mắc điot bán dẫn với nguồn điện ngoài U khi dòng điện I chạy qua nó theo chiều thuận là hình :
Ở nhiệt độ phòng, trong bán dẫn Si tinh khiết có số cặp điện tử – lỗ trống bằng 10-13 lần số nguyên tử Si. Số cặp điện tử - lỗ trống có trong 2 mol nguyên tử Si là:
-
A.
1,205.1011 hạt
-
B.
24,08.1010 hạt
-
C.
6,020.1010 hạt
-
D.
4,816.1011 hạt
Đáp án : A
Phương pháp:
Số nguyên tử Si có trong n (mol) là: N = n.NA ; với NA = 6,02.1023 là số A – vô – ga - dro
Cách giải:
Số nguyên tử Si có trong 2 mol chất là:
\({N_{Si}} = n.{N_{A\;}} = 2.6,{023.10^{23}} \approx 1,{205.10^{24}}\)
Số cặp điện tử – lỗ trống bằng 10-13 lần số nguyên tử Si
→ Số cặp điện tử - lỗ trống có trong 2 mol nguyên tử Si là :
\(N = {10^{ - 13}}.{N_{Si}}\; = {10^{ - 13}}.1,{204.10^{24}} = 1,{205.10^{11}}\) (hạt)
Ở nhiệt độ phòng, trong bán dẫn Si tinh khiết, số cặp điện tử - lỗ trống bằng 10-13 số nguyên tử Si. Nếu ta pha P vào Si với tỉ lệ một phần triệu thì số hạt tải điện tăng lên bao nhiêu lần?
-
A.
10.106 lần
-
B.
5.106 lần
-
C.
106 lần
-
D.
1013 lần
Đáp án : B
Gọi N0 là số nguyên tử Si có trong chất bán dẫn
Ở nhiệt độ phòng trong bán dẫn Si tinh khiết, số cặp điện tử - lỗ trống bằng: 10-13.N0
Tức là số hạt tải điện gồm cả điện tử và lỗ trống bằng: N = 2.10-13.N0
Khi pha một nguyên tử P vào bán dẫn Si tinh khiết sẽ tạo ra thêm một electron tự do. Nếu ta pha P vào Si với tỉ lệ một phần triệu, thì số hạt tải điện tăng thêm bằng: ∆N = 10-6.N0
Vậy số hạt tải tăng thêm là: \(\dfrac{{\Delta N}}{N} = \dfrac{{{{10}^{ - 6}}.{N_0}}}{{{{2.10}^{ - 13}}.{N_0}}} = {5.10^6}\)lần
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của:
-
A.
các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường.
-
B.
các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường.
-
C.
các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường.
-
D.
các electron ngược chiều điện trường và các lỗ trống cùng chiều điện trường.
Đáp án : D
Sử dụng định nghĩa dòng điện trong chất bán dẫn.
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các electron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của:
-
A.
các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường.
-
B.
các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường.
-
C.
các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường.
-
D.
các electron ngược chiều điện trường và các lỗ trống cùng chiều điện trường.
Đáp án : D
Sử dụng định nghĩa dòng điện trong chất bán dẫn.
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các electron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 3 Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức BBài 16. Dòng điện trong chân không Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15. Dòng điện trong chất khí Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 14. Dòng điện trong chất điện phân Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 13. Dòng điện trong kim loại Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết