Trắc nghiệm Bài 9. Định luật Ôm đối với toàn mạch - Mắc nguồn điện thành bộ - Vật Lí 11
Đề bài
Công thức nào là định luật Ôm cho mạch điện kín gồm một nguồn điện và một điện trở ngoài:
-
A.
\(I = \frac{E}{{R + r}}\)
-
B.
UAB = ξ – Ir
-
C.
UAB = ξ + Ir
-
D.
UAB = IAB(R + r) – ξ
Cho mạch điện như hình vẽ. Biểu thức nào sau đây đúng:
-
A.
\(I = \frac{E}{{3R}}\)
-
B.
I2 = 2I3
-
C.
2I2 = I3
-
D.
I2 = I1 + I3
Việc ghép nối tiếp các nguồn điện để
-
A.
có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn
-
B.
có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
-
C.
có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
-
D.
có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
Việc ghép song song các nguồn điện giống nhau thì
-
A.
có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.
-
B.
có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn
-
C.
có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
-
D.
có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
Trong một mạch điện kín nếu mạch ngoài thuần điện trở RN thì hiệu suất của nguồn điện có điện trở r được tính bởi biểu thức:
-
A.
\(H = \;\frac{{{R_N}}}{r}.100\% \)
-
B.
\(H = \;\frac{r}{{{R_N}}}.100\% \)
-
C.
\(H = \;\frac{{{R_N}}}{{{R_N} + r}}.100\% \)
-
D.
\(H = \;\frac{{{R_N} + r}}{{{R_N}}}.100\% \)
Một nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với một điện trở ngoài R = r thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch
-
A.
vẫn bằng I
-
B.
bằng 1,5I
-
C.
bằng I/3
-
D.
bằng 0,5I
Một bộ nguồn có ba nguồn giống nhau mắc nối tiếp. Mạch ngoài là một điện trở không đổi. Nếu đảo hai cực của một nguồn thì
-
A.
độ giảm hiệu điện thế ở điện trở trong của bộ nguồn không đổi.
-
B.
cường độ dòng điện trong mạch giảm đi hai lần.
-
C.
hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài giảm đi ba lần.
-
D.
công suất tỏa nhiệt trên mạch ngoài giảm đi bốn lần.
Một bộ nguồn có ba nguồn giống nhau mắc nối tiếp. Mạch ngoài là một điện trở không đổi. Nếu đảo hai cực của một nguồn thì
-
A.
độ giảm hiệu điện thế ở điện trở trong của bộ nguồn không đổi.
-
B.
cường độ dòng điện trong mạch giảm đi hai lần.
-
C.
hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài giảm đi ba lần.
-
D.
công suất tỏa nhiệt trên mạch ngoài giảm đi bốn lần.
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
ξ = 6V, r = 1\(\Omega \), R1 = 0,8\(\Omega \), R2 = 2\(\Omega \), R3 = 3\(\Omega \).
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là?
-
A.
2A
-
B.
1,2 A
-
C.
0,8A
-
D.
1A
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Trong đó: E = 1,2 V, r = 0,1\(\Omega \), R1 = R3 = 2\(\Omega \). R2 = R4 = 4\(\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là:
-
A.
2V
-
B.
1,2 V
-
C.
1,07V
-
D.
1V
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết R2 = 2\(\Omega \),R3 = 3\(\Omega \). Khi K mở, vôn kế chỉ 6V. Khi K đóng vôn kế chỉ 5,6V và ampe kế chỉ 2A.
Điện trở trong của nguồn điện bằng
-
A.
2$\Omega $
-
B.
1$\Omega $
-
C.
0,5$\Omega $
-
D.
0,2$\Omega $
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết R2 = 2\(\Omega \),R3 = 3\(\Omega \). Khi K mở, vôn kế chỉ 6V. Khi K đóng vôn kế chỉ 5,6V và ampe kế chỉ 2A.
Điện trở R1 có giá trị là:
-
A.
1,6$\Omega $
-
B.
2,8$\Omega $
-
C.
0,5$\Omega $
-
D.
1,2$\Omega $
Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết, E = 1,5 V, r = 0,25\(\Omega \), R1 = 12\(\Omega \), R2 = 1\(\Omega \), R3 = 8\(\Omega \), R4 = 4\(\Omega \). Cường độ dòng điện qua R1 là 0,24 A.
Suất điện động và điện trở trong bộ nguồn là?
-
A.
1,5V; 0,5$\Omega $
-
B.
3V; 1$\Omega $
-
C.
6V; 0,5$\Omega $
-
D.
2V; 1$\Omega $
Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết, \(E = 1,5 V\), \(r = 0,25\Omega \), \(R_1= 12\Omega \), \(R_2= 1\Omega \), \(R_3= 8\Omega \), \(R_4= 4\Omega \). Cường độ dòng điện qua \(R_1\) là \(0,24 A\).
Hiệu điện thế \(U_{AB}\) là?
-
A.
1,5V
-
B.
2,4V
-
C.
4V
-
D.
4,8V
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết: E = 1,5 V, r = 1\(\Omega \), R = 6\(\Omega \). Cường độ dòng điện qua mạch chính là?
-
A.
1,5V
-
B.
0,75A
-
C.
4V
-
D.
4,8V
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết, E1 = 20V, r1 = 4\(\Omega \), E2 = 12V, r2 = 2\(\Omega \), R1 = 2\(\Omega \),R2 = 3\(\Omega \), C = 5μF.
Điện tích của tụ C là:
-
A.
3,45 μC
-
B.
6,90 μC
-
C.
34,5 μC
-
D.
69 μC
Một pin có suất điện động 1,5V và điện trở trong là \(0,5\Omega \). Mắc một bóng đèn có điện trở \(2,5\Omega \) vào hai cực của pin này thành mạch điện kín. Cường độ dòng điện chạy qua đèn là
-
A.
2A
-
B.
1A
-
C.
1,5A
-
D.
0,5A
Cho mạch điện như hình bên. Biết \({\xi _1} = 3{\rm{ }}V;{\rm{ }}{r_1} = 1{\rm{ }}\Omega ;{\rm{ }}{\xi _2} = 6{\rm{ }}V;{\rm{ }}{r_2} = 1\Omega ;{\rm{ }}R = 2,5{\rm{ }}\Omega \). Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. Số chỉ của ampe kế là
-
A.
\(0,67 A\).
-
B.
\(2,0 A\).
-
C.
\(2,57 A\).
-
D.
\(4,5 A\).
Một mạch điện kín gồm bộ nguồn có hai pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động \(3 V\), điện trở trong bằng \(1 Ω\) và mạch ngoài là một điện trở \(R = 2 Ω\). Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin là
-
A.
\(1 V\).
-
B.
\(3 V\).
-
C.
\(4 V\).
-
D.
\(1,5 V\).
Một mạch điện kín gồm bộ nguồn có hai pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 3V, điện trở trong bằng 1Ω và mạch ngoài là một điện trở R = 2Ω. Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin là
-
A.
3V
-
B.
1,5V.
-
C.
1V
-
D.
4V
Một mạch điện kín gồm nguồn điện \(E = 12\,\,V;\,\,r = 1\,\,\Omega \). Mạch ngoài gồm bóng đèn có ghi \(\left( {6V - 6W} \right)\) mắc nối tiếp với một biến trở. Để đèn sáng bình thường, biến trở có giá trị bằng
-
A.
\(4\,\,\Omega \).
-
B.
\(6\,\,\Omega \).
-
C.
\(5\,\,\Omega \).
-
D.
\(8\,\,\Omega \).
Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là
-
A.
\(I' = 2I\)
-
B.
\(I' = 1,5I\)
-
C.
\(I' = 2,5I\)
-
D.
\(I' = 3I\)
Có n acquy (E,r) giống nhau nối với điện trở mạch ngoài R. Tìm điều kiện để cường độ dòng điện qua R khi n acquy nối tiếp hoặc song song đều như nhau.
-
A.
R = 2r
-
B.
R = r
-
C.
R = 0,5r
-
D.
R = 3r
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó : E1 = 8V; r1 = 1,2Ω; E2 = 4 V; r2 = 0,4Ω, R = 28,4Ω; hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch đo được là UAB = 6V.
Tính hiệu điện thế : UAC và UBC
-
A.
UAC = 7,6V; UCB = -13,6V
-
B.
UAC = -7,6V; UCB = 13,6V
-
C.
UAC = 13,6V; UCB = -7,6V
-
D.
UAC = -13,6V; UCB = 7,6V
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó : E1 = 8V; r1 = 1,2Ω; E2 = 4 V; r2 = 0,4Ω, R = 28,4Ω; hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch đo được là UAB = 6V.
Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và cho biết chiều của nó.
-
A.
I = 3A, chiều từ A đến B
-
B.
I = 3A, chiều từ B đến A
-
C.
\(I = \frac{1}{3}A\), chiều từ A đến B
-
D.
\(I = \frac{1}{3}A\), chiều từ B đến A
Có 3 điện trở R1, R2, R3. Nếu mắc nối tiếp 3 điện trở, rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch là 1 A; nếu mắc song song 3 điện trở, rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch chính là 9 A; nếu mắc (R1//R2) nt R3, rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch chính là
-
A.
2 ampe (A).
-
B.
1 ampe (A).
-
C.
1,5 ampe (A).
-
D.
3 ampe (A).
Hai pin được ghép với nhau theo các sơ đồ ở hình vẽ. Tìm cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai điểm A, B. Biết hai pin ghép nối tiếp có cùng suất điện động và điện trở trong r1 và r2 khác nhau.
-
A.
\(I = \frac{{2E}}{{{r_1} - {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{E.\left( {{r_2} - {r_1}} \right)}}{{{r_1} + {r_2}}}\)
-
B.
\(I = \frac{{2E}}{{{r_1} + {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{E.\left( {3{r_2} - {r_1}} \right)}}{{{r_1} + 3{r_2}}}\)
-
C.
\(I = \frac{E}{{{r_1} - {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{E.\left( {{r_2} - {r_1}} \right)}}{{{r_1} - {r_2}}}\)
-
D.
\(I = \frac{{2E}}{{{r_1} + {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{E.\left( {{r_2} - {r_1}} \right)}}{{{r_1} + {r_2}}}\)
Ghép song song n nguồn điện giống nhau để tạo thành một bộ nguồn. Gọi E và r là suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn điện, thì bộ nguồn có:
-
A.
suất điện động E và điện trở trong \(\frac{r}{n}\)
-
B.
suất điện động E và điện trở trong nr
-
C.
suất điện động nE và điện trở trong r.
-
D.
Tất cả A, B, C là đúng.
Cho mạch điện như hình vẽ. E =12 V ; r = 4Ω ; R1 =12Ω; R2 =24Ω ; R3= 8Ω. Cường độ dòng điện qua R1 và R3 là:
-
A.
\({R_1} = 0,6A;{R_2} = 0,2{\rm{A}}\)
-
B.
\({R_1} = 0,2A;{R_2} = 0,6{\rm{A}}\)
-
C.
\({R_1} = 0,4A;{R_2} = 0,6{\rm{A}}\)
-
D.
\({R_1} = 0,6A;{R_2} = 0,4{\rm{A}}\)
Có một số điện trở có \(r = 3\,\,\Omega \). Số điện trở \(r\) tối thiểu phải dùng để mắc thành mạch có điện trở \(5\,\,\left( \Omega \right)\) là:
-
A.
\(2\).
-
B.
\(3\).
-
C.
\(4\).
-
D.
\(5\).
Có một số điện trở loại \(12\Omega \), phải dùng ít nhất bao nhiêu điện trở đó để mắc thành mạch có điện trở \(7,5\Omega \)
-
A.
7
-
B.
6
-
C.
4
-
D.
5
Một điện trở \({R_1}\) được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong \(r = 4\Omega \) thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là \({I_1} = 1,2A\). Nếu mắc thêm một điện trở \({R_2} = 2\Omega \) nối tiếp với điện trở \({R_1}\) thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là \({I_2} = 1A\). Trị số của điện trở \({R_1}\) là:
-
A.
\(8\Omega \)
-
B.
\(6\Omega \)
-
C.
\(3\Omega \)
-
D.
\(4\Omega \)
Xét mạch điện gồm điện trở được mắc vào hai đầu một bộ pin có điện trở trong như hình vẽ. Khi đó, cường độ dòng điện chạy trong mạch là 0,5 A. Suất điện động của bộ pin là:
-
A.
1 V
-
B.
4 V
-
C.
5 V
-
D.
6 V
Để xác định suất điện động E của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình bên (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của \(\dfrac{1}{I}\) (nghịch đảo số chỉ của ampe kế A) vào giá trị R của biến trở như hình bên (H2). Giá trị trung bình của E được xác định bởi thí nghiệm này là
-
A.
2,5 V.
-
B.
2,0 V.
-
C.
1,0 V.
-
D.
1,5 V.
Ghép nối tiếp hai nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động và điện trở trong là 9V và \(1\Omega \) thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là
-
A.
\(18{\rm{V}},1\Omega \)
-
B.
\({\rm{9V}},0,5\Omega \)
-
C.
\(9{\rm{V}},2\Omega \)
-
D.
\(18{\rm{V}},2\Omega \)
Ghép nối tiếp hai nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động và điện trở trong là 9V và \(1\Omega \) thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là
-
A.
\(18{\rm{V}},1\Omega \)
-
B.
\({\rm{9V}},0,5\Omega \)
-
C.
\(9{\rm{V}},2\Omega \)
-
D.
\(18{\rm{V}},2\Omega \)
Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong là \(1\Omega .\) Mạch ngoài gồm hai điện trở \(3\Omega \) và \(6\Omega \) mắc nối tiếp. Hiệu suất của nguồn điện là:
-
A.
60 %
-
B.
90 %
-
C.
66,7 %
-
D.
42,8 %
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: \(E = 12V\); \({R_1} = 5\Omega \); \({R_2} = 12\Omega \), bóng đèn Đ: 6V-3W. Bỏ qua điện trở các dây nối. Để đèn sáng bình thường thì điện trở trong r của nguồn có giá trị
-
A.
\(1\Omega \).
-
B.
\(2\Omega \).
-
C.
\(5\Omega \).
-
D.
\(5,7\Omega \).
Ghép song song một bộ 3 pin giống nhau loại \(9V - 1\Omega \) thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là
-
A.
\(27V - 3\Omega \)
-
B.
\(27V - \frac{1}{3}\Omega \)
-
C.
\(9V - 3\Omega \)
-
D.
\(9V - \frac{1}{3}\Omega \)
Một nguồn điện có điện trở trong \(0,1\Omega \) được mắc với điện trở \(4,8\Omega \) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Suất điện động E của nguồn điện là:
-
A.
12,00V.
-
B.
11,75V.
-
C.
14,50V.
-
D.
12,25V.
Cho mạch điện như hình vẽ. Bỏ qua điện trở của dây nối và ampe kế\(E = 30V;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} r = 6\Omega ;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {R_1} = 12\Omega ;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {R_2} = 36\Omega ;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {R_3} = 18\Omega \). Xác định số chỉ ampe kế:
-
A.
\(\frac{{20}}{{27}}A\)
-
B.
\(\frac{2}{3}{\rm{A}}\)
-
C.
0,4A
-
D.
1A
Lời giải và đáp án
Công thức nào là định luật Ôm cho mạch điện kín gồm một nguồn điện và một điện trở ngoài:
-
A.
\(I = \frac{E}{{R + r}}\)
-
B.
UAB = ξ – Ir
-
C.
UAB = ξ + Ir
-
D.
UAB = IAB(R + r) – ξ
Đáp án : A
Biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch kín gồm một nguồn điện và một điện trở ngoài là:
\(I = \frac{E}{{R + r}}\)
Cho mạch điện như hình vẽ. Biểu thức nào sau đây đúng:
-
A.
\(I = \frac{E}{{3R}}\)
-
B.
I2 = 2I3
-
C.
2I2 = I3
-
D.
I2 = I1 + I3
Đáp án : B
+ Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch: \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở tương đương trong đoạn mạch mắc song song
+ Áp dụng biểu thức hiệu điện thế trong mạch song song: U1 = U2 = ....
Ta có:
+ Tổng trở mạch ngoài:
\({R_{ng}} = \dfrac{{R.2R}}{{R + 2{\rm{R}}}} = \dfrac{2}{3}R\)
+ \(I = \dfrac{E}{{\dfrac{2}{3}R + r}}\)
+ \({U_2} = {U_3} \leftrightarrow {I_2}.R = {I_3}.2R \leftrightarrow {I_2} = 2{I_3}\)
+ I = I2 + I3
Việc ghép nối tiếp các nguồn điện để
-
A.
có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn
-
B.
có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
-
C.
có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
-
D.
có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
Đáp án : A
Suất điện động bộ nguồn khi ghép nối tiếp: Eb = E1 + E2 + E3 +…. + En
=> Việc ghép nối tiếp các nguồn sẽ có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn
Việc ghép song song các nguồn điện giống nhau thì
-
A.
có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.
-
B.
có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn
-
C.
có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
-
D.
có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
Đáp án : C
Khi mắc song song các nguồn điện giống nhau, ta có:
- Suất điện động bộ nguồn: Eb = E.
- Điện trở trong bộ nguồn: rb = \(\frac{r}{n}\).
Trong một mạch điện kín nếu mạch ngoài thuần điện trở RN thì hiệu suất của nguồn điện có điện trở r được tính bởi biểu thức:
-
A.
\(H = \;\frac{{{R_N}}}{r}.100\% \)
-
B.
\(H = \;\frac{r}{{{R_N}}}.100\% \)
-
C.
\(H = \;\frac{{{R_N}}}{{{R_N} + r}}.100\% \)
-
D.
\(H = \;\frac{{{R_N} + r}}{{{R_N}}}.100\% \)
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết về hiệu suất của nguồn điện
Mạch ngoài thuần điện trở RN thì hiệu suất của nguồn điện có điện trở r được tính bởi biểu thức:
\(H = \;\frac{{{R_N}}}{{{R_N} + r}}.100\% \)
Một nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với một điện trở ngoài R = r thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch
-
A.
vẫn bằng I
-
B.
bằng 1,5I
-
C.
bằng I/3
-
D.
bằng 0,5I
Đáp án : B
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch
+ Áp dụng biểu thức xác định Eb khi mắc nguồn song song: Eb =E
+ Áp dụng biểu thức xác định rb khi mắc nguồn song song: \({r_b} = \dfrac{r}{n}\)
- Khi mắc với một điện trở ngoài R = r
Cường độ dòng điện
\(I = \dfrac{E}{{R + r}} = \dfrac{E}{{r + r}} = \dfrac{E}{{2{\rm{r}}}}\)
- Khi thay nguồn bằng 3 nguồn điện giống hệt mắc song song: Eb = E
\({r_b} = \dfrac{r}{n} = \dfrac{r}{3}\)
Cường độ dòng điện khi này:
\(I' = \dfrac{{{E_b}}}{{R + {r_n}}} = \dfrac{E}{{r + \dfrac{r}{3}}} = \dfrac{{3E}}{{{\rm{4r}}}}\)
\(\dfrac{{I'}}{I} = \dfrac{3}{2} \to I' = 1,5I\)
Một bộ nguồn có ba nguồn giống nhau mắc nối tiếp. Mạch ngoài là một điện trở không đổi. Nếu đảo hai cực của một nguồn thì
-
A.
độ giảm hiệu điện thế ở điện trở trong của bộ nguồn không đổi.
-
B.
cường độ dòng điện trong mạch giảm đi hai lần.
-
C.
hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài giảm đi ba lần.
-
D.
công suất tỏa nhiệt trên mạch ngoài giảm đi bốn lần.
Đáp án : C
- Khi 3 nguồn mắc nối tiếp: Eb = 3E, rb = 3r
\(I = \frac{{3E}}{{R + 3{\rm{r}}}}\)
- Khi đảo hai cực của một nguồn thì:
\({E_b}' = \left| {{E_1} - {E_2}} \right| + {E_3} = E,{r_b}' = 3{\rm{r,}}I' = \frac{E}{{R + 3{\rm{r}}}}\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài: UN = I.RN
Ta thấy cường độ dòng điện giảm 3 lần
=> Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài giảm đi 3 lần
Một bộ nguồn có ba nguồn giống nhau mắc nối tiếp. Mạch ngoài là một điện trở không đổi. Nếu đảo hai cực của một nguồn thì
-
A.
độ giảm hiệu điện thế ở điện trở trong của bộ nguồn không đổi.
-
B.
cường độ dòng điện trong mạch giảm đi hai lần.
-
C.
hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài giảm đi ba lần.
-
D.
công suất tỏa nhiệt trên mạch ngoài giảm đi bốn lần.
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết về mắc nguồn xung đối
- Khi 3 nguồn mắc nối tiếp: Eb = 3E, rb = 3r
\(I = \frac{{3E}}{{R + 3{\rm{r}}}}\)
- Khi đảo hai cực của một nguồn thì:
\({E_b}' = \left| {{E_1} - {E_2}} \right| + {E_3} = E,{r_b}' = 3{\rm{r,}}I' = \frac{E}{{R + 3{\rm{r}}}}\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài: UN = I.RN
Ta thấy cường độ dòng điện giảm 3 lần
=> Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài giảm đi 3 lần
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
ξ = 6V, r = 1\(\Omega \), R1 = 0,8\(\Omega \), R2 = 2\(\Omega \), R3 = 3\(\Omega \).
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là?
-
A.
2A
-
B.
1,2 A
-
C.
0,8A
-
D.
1A
Đáp án : A
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở tương đương của mạch
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm với toàn mạch
Ta có:
+ Mạch ngoài gồm: R1 nt (R2 // R3)
\(\dfrac{1}{{{R_{23}}}} = \dfrac{1}{{{R_2}}} + \dfrac{1}{{{R_3}}} \to {R_{23}} = \dfrac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = \dfrac{{2.3}}{{2 + 3}} = 1,2\Omega \)
- Điện trở tương đương mạch ngoài: Rtđ = R1 + R23 = 0,8 + 1,2 = 2\(\Omega \).
+ Cường độ dòng điện qua mạch chính I:
\(I = \dfrac{E}{{{R_{t{\rm{d}}}} + r}} = \dfrac{6}{{2 + 1}} = {\rm{ }}2A.\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Trong đó: E = 1,2 V, r = 0,1\(\Omega \), R1 = R3 = 2\(\Omega \). R2 = R4 = 4\(\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là:
-
A.
2V
-
B.
1,2 V
-
C.
1,07V
-
D.
1V
Đáp án : C
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở tương đương của mạch
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm với toàn mạch
Ta có:
+ Mạch ngoài gồm: R4 nt (R3// (R1 nt R2))
R12 = R1 + R2 = 2 + 4 = 6$\Omega $
- Điện trở đoạn MN là:
\({R_{MN}} = \frac{{{R_3}{R_{12}}}}{{{R_3} + {R_{12}}}}{\rm{ = }}1,5\Omega .\)
- Điện trở tương đương của mạch ngoài: R = R4 +RMN = 4 + 1,5 = 5,5$\Omega $
- Dòng điện qua mạch chính:
\(I{\rm{ }} = \frac{E}{{R + r}} = \frac{{1,2}}{{5,5 + 0,1}} = \frac{3}{{14}}{\rm{ }}A.\)
- Hiệu điện thế giữa M, N :
\({U_{MN}} = I.{R_{MN}} = \frac{3}{{14}}.1,5 = \frac{9}{{28}}V\) .
- Cường độ dòng điện qua R2:
\({I_2} = \frac{{{U_{MN}}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{\frac{9}{{28}}}}{6} = \frac{3}{{56}}A\)
- Hiệu điện thế giữa A,N:
\({U_{AN}} = {I_2}.{R_2} = \frac{3}{{56}}.4 = \frac{3}{{14}}V\)
- Hiệu điện thế giữa N và B:
\({U_{NB}} = I.{R_4} = \frac{3}{{14}}.4 = \frac{6}{7}V\) .
- Hiệu điện thế giữa A và B :
\({U_{AB}} = {\rm{ }}{U_{AN}} + {\rm{ }}{U_{NB}} = \frac{3}{{14}} + \frac{6}{7} = 1,07V\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết R2 = 2\(\Omega \),R3 = 3\(\Omega \). Khi K mở, vôn kế chỉ 6V. Khi K đóng vôn kế chỉ 5,6V và ampe kế chỉ 2A.
Điện trở trong của nguồn điện bằng
-
A.
2$\Omega $
-
B.
1$\Omega $
-
C.
0,5$\Omega $
-
D.
0,2$\Omega $
Đáp án : D
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở tương đương của mạch
+ Áp dụng biểu thức độ giảm thế trên đoạn mạch: UN = I.RN = E - I.r
Ta có:
+ Khi k mở, vôn kế chỉ giá trị của suất điện động của nguồn:
Vì : UV = E - I.r có I = 0, vậy E = 6V.
+ Khi k đóng, vôn kế chỉ hiệu điện thế hai đầu nguồn điện:
\({U_V} = E\; - {\rm{ }}I.r\; \to r = \frac{{E - {U_V}}}{I} = \frac{{6 - 5,6}}{2} = 0,2\Omega \)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết R2 = 2\(\Omega \),R3 = 3\(\Omega \). Khi K mở, vôn kế chỉ 6V. Khi K đóng vôn kế chỉ 5,6V và ampe kế chỉ 2A.
Điện trở R1 có giá trị là:
-
A.
1,6$\Omega $
-
B.
2,8$\Omega $
-
C.
0,5$\Omega $
-
D.
1,2$\Omega $
Đáp án : A
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở tương đương của mạch
+ Áp dụng biểu thức độ giảm thế trên đoạn mạch: UN = I.RN = E - I.r
Ta có:
+ Khi k mở, vôn kế chỉ giá trị của suất điện động của nguồn:
Vì : UV = E - I.r có I = 0, vậy E = 6V.
+ Khi k đóng, vôn kế chỉ hiệu điện thế hai đầu nguồn điện:
Theo định luật Ôm, ta có:
\(I{\rm{ }} = \frac{{{U_V}}}{{{R_{td}}}} \to {R_{td}} = \frac{{{U_V}}}{I} = 2,8\Omega \).
Mạch ngoài gồm: R1 nt (R2 // R3)
\({R_{23}} = \frac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = \frac{{2.3}}{{2 + 3}} = 1,2\Omega \)
R1 = Rtđ – R12 = 2,8 - 1,2 = 1,6\(\Omega \).
Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết, E = 1,5 V, r = 0,25\(\Omega \), R1 = 12\(\Omega \), R2 = 1\(\Omega \), R3 = 8\(\Omega \), R4 = 4\(\Omega \). Cường độ dòng điện qua R1 là 0,24 A.
Suất điện động và điện trở trong bộ nguồn là?
-
A.
1,5V; 0,5$\Omega $
-
B.
3V; 1$\Omega $
-
C.
6V; 0,5$\Omega $
-
D.
2V; 1$\Omega $
Đáp án : C
+ Áp dụng biểu thức xác định suất điện động bộ nguồn khi mắc hỗn hợp đối xứng: Eb = m.E.
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong của bộ nguồn khi mắc hỗn hợp đối xứng:
\(\;{r_b} = \frac{{m.r}}{n}\)
Ta có:
- Suất điện động bộ nguồn : Eb = m.E = 4E = 4.1,5 = 6V
- Điện trở trong bộ nguồn :
\(\;{r_b} = \frac{{m.r}}{n} = \frac{{4.0,25}}{2} = 0,5\Omega \).
Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết, \(E = 1,5 V\), \(r = 0,25\Omega \), \(R_1= 12\Omega \), \(R_2= 1\Omega \), \(R_3= 8\Omega \), \(R_4= 4\Omega \). Cường độ dòng điện qua \(R_1\) là \(0,24 A\).
Hiệu điện thế \(U_{AB}\) là?
-
A.
1,5V
-
B.
2,4V
-
C.
4V
-
D.
4,8V
Đáp án : D
+ Áp dụng biểu thức xác định suất điện động bộ nguồn khi mắc hỗn hợp đối xứng: Eb = m.E.
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong của bộ nguồn khi mắc hỗn hợp đối xứng: \(\;{r_b} = \dfrac{{m.r}}{n}\)
Ta có:
- Suất điện động bộ nguồn : \(E_b= m.E = 4E = 4.1,5 = 6V\)
- Điện trở trong bộ nguồn : \(\;{r_b} = \dfrac{{m.r}}{n} = \dfrac{{4.0,25}}{2} = 0,5\Omega \).
- \(I_1 = I_3 = 0,24A\)
\( \to {U_{13}} = {U_1} + {U_3} = {I_1}{R_1} + {I_3}{R_3} = 0,24(12 + 8) = 4,8V\)
- \(U_{AB}= U_{24}=U_{13}=4,8V\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết: E = 1,5 V, r = 1\(\Omega \), R = 6\(\Omega \). Cường độ dòng điện qua mạch chính là?
-
A.
1,5V
-
B.
0,75A
-
C.
4V
-
D.
4,8V
Đáp án : B
+ Áp dụng biểu thức xác định suất điện động bộ nguồn khi mắc hỗn hợp đối xứng: Eb = m.E.
+ Áp dụng biểu thức xác định suất điện động bộ nguồn mắc nối tiếp
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong của bộ nguồn khi mắc hỗn hợp đối xứng: \(\;{r_b} = \frac{{m.r}}{n}\)
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp
+ Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch
Ta có:
- Suất điện động bộ nguồn : Eb = 2E + 3E = 5E = 5.1,5 = 7,5V
- Điện trở trong bộ nguồn :
\(\;{r_b} = \dfrac{{2.r}}{2} + 3{\rm{r}} = 4{\rm{r}} = 4.1 = 4\Omega \).
Cường độ dòng điện trong mạch chính :
\(I = \dfrac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \dfrac{{7,5}}{{6 + 4}} = 0,75A\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết, E1 = 20V, r1 = 4\(\Omega \), E2 = 12V, r2 = 2\(\Omega \), R1 = 2\(\Omega \),R2 = 3\(\Omega \), C = 5μF.
Điện tích của tụ C là:
-
A.
3,45 μC
-
B.
6,90 μC
-
C.
34,5 μC
-
D.
69 μC
Đáp án : C
+ Áp dụng biểu thức xác định suất điện động bộ nguồn khi mắc hỗn hợp đối xứng: Eb = m.E.
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong của bộ nguồn khi mắc hỗn hợp đối xứng: \(\;{r_b} = \frac{{m.r}}{n}\)
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm
+ Áp dụng biểu thức xác định điện tích: Q = CU
- Giả sử dòng điện có chiều như hình vẽ
Ta có:
\(\begin{array}{l}{I_1} = \,\frac{{{U_{NM}} + {E_1}}}{{{r_1}}}\, = \,\frac{{{E_1} - {U_{MN}}}}{{{r_1}}}\\{I_2}\, = \,\frac{{{U_{NM}} + {E_2}}}{{{r_2}}}\, = \,\frac{{{E_2} - {U_{MN}}}}{{r_2^{}}}\\{I_3} = \,\frac{{{U_{MN}}}}{{{R_1} + {R_2}}}\end{array}\)
Tại M ta có; I3 = I1 + I2.
Gọi UMN = U ta có:
\(\frac{U}{{{R_1} + {R_2}}}\, = \,\frac{{{E_1} - U}}{{{r_1}}}\, + \,\frac{{{E_2} - U}}{{{r_2}}}\)
Giải phương trình này ta được U = 11,58V.
Suy ra : I1 = 2,1A
I2 = 0,2A
I3 = 2,3A.
- Vậy chiều dòng điện là đúng với chiều thật của đã chọn.
UR2 = I3.R2 = 6,9V.
- Điện tích của tụ C là: Q = C.UR2 = 5. 6,9 = 34,5μC
Một pin có suất điện động 1,5V và điện trở trong là \(0,5\Omega \). Mắc một bóng đèn có điện trở \(2,5\Omega \) vào hai cực của pin này thành mạch điện kín. Cường độ dòng điện chạy qua đèn là
-
A.
2A
-
B.
1A
-
C.
1,5A
-
D.
0,5A
Đáp án : D
Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch \(I = \dfrac{\xi }{{r + R}}\)
Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch \(I = \dfrac{\xi }{{r + R}} = \dfrac{{1,5}}{{0,5 + 2,5}} = 0,5A\)
Cho mạch điện như hình bên. Biết \({\xi _1} = 3{\rm{ }}V;{\rm{ }}{r_1} = 1{\rm{ }}\Omega ;{\rm{ }}{\xi _2} = 6{\rm{ }}V;{\rm{ }}{r_2} = 1\Omega ;{\rm{ }}R = 2,5{\rm{ }}\Omega \). Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. Số chỉ của ampe kế là
-
A.
\(0,67 A\).
-
B.
\(2,0 A\).
-
C.
\(2,57 A\).
-
D.
\(4,5 A\).
Đáp án : B
Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch \(I = \dfrac{\xi }{{{r_b} + {R_b}}}\)
Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch ta có:
\(I = \dfrac{\xi }{{{r_b} + {R_b}}} = \dfrac{{{\xi _1} + {\xi _2}}}{{{r_1} + {r_2} + R}} = \dfrac{{3 + 6}}{{1 + 1 + 2,5}} = 2A\)
Một mạch điện kín gồm bộ nguồn có hai pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động \(3 V\), điện trở trong bằng \(1 Ω\) và mạch ngoài là một điện trở \(R = 2 Ω\). Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin là
-
A.
\(1 V\).
-
B.
\(3 V\).
-
C.
\(4 V\).
-
D.
\(1,5 V\).
Đáp án : D
Áp dụng công thức tính điện thế giữa hai cực của mỗi pin là: \({U_{pin}} = E - {\rm{Ir}}\)
+ Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin là:
\({U_{1pin}} = {E_1} - {\rm{I}}{{\rm{r}}_1} = 3 - \dfrac{{\overbrace {2{E_1}}^{{E_b}}}}{{R + \underbrace {2r}_{{r_b}}}}.{r_1} = 3 - \left( {\dfrac{6}{4}} \right).1 = 1,5(V)\)
Một mạch điện kín gồm bộ nguồn có hai pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 3V, điện trở trong bằng 1Ω và mạch ngoài là một điện trở R = 2Ω. Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin là
-
A.
3V
-
B.
1,5V.
-
C.
1V
-
D.
4V
Đáp án : C
Áp dụng công thức định luật Ôm \(I = \frac{{{E_b}}}{{r + R}}\)
Hiệu điện thế hai đầu nguồn điện là \(U = E - I.r\)
Cường độ dòng điện chạy trong mạch:
\(I = \dfrac{{{E_b}}}{{r + R}} = \dfrac{6}{{1 + 2}} = 2A\)
Hiệu điện thế hai cực của mỗi pin:
\(U = E - I.r = 3 - 1.2 = {1_{}}V\)
Một mạch điện kín gồm nguồn điện \(E = 12\,\,V;\,\,r = 1\,\,\Omega \). Mạch ngoài gồm bóng đèn có ghi \(\left( {6V - 6W} \right)\) mắc nối tiếp với một biến trở. Để đèn sáng bình thường, biến trở có giá trị bằng
-
A.
\(4\,\,\Omega \).
-
B.
\(6\,\,\Omega \).
-
C.
\(5\,\,\Omega \).
-
D.
\(8\,\,\Omega \).
Đáp án : C
Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \dfrac{E}{{R + {R_d} + r}}\)
Đèn sáng bình thường khi: \({I_d} = {I_{dm}}\)
Điện trở của đèn là: \({R_d} = \dfrac{{{U_{dm}}^2}}{{{P_{dm}}}} = \dfrac{{{6^2}}}{6} = 6\,\,\left( \Omega \right)\)
Cường độ dòng điện định mức của đèn là: \({I_{dm}} = \dfrac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \dfrac{6}{6} = 1\,\,\left( A \right)\)
Cường độ dòng điện trong mạch là: \(I = \dfrac{E}{{R + {R_d} + r}}\)
Để đèn sáng bình thường, ta có:
\(I = {I_{dm}} \Rightarrow \dfrac{E}{{R + {R_d} + r}} = {I_{dm}} \Rightarrow \dfrac{{12}}{{R + 6 + 1}} = 1 \Rightarrow R = 5\,\,\left( \Omega \right)\)
Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là
-
A.
\(I' = 2I\)
-
B.
\(I' = 1,5I\)
-
C.
\(I' = 2,5I\)
-
D.
\(I' = 3I\)
Đáp án : B
Biểu thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)
Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp:
\(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = {E_1} + {E_2} + ... + {E_n}\\{r_b} = {r_1} + {r_2} + ... + {r_n}\end{array} \right.\)
Ban đầu: \(I = \dfrac{E}{{R + r}} = \dfrac{E}{{r + r}} = \dfrac{E}{{2r}}\,\,\left( 1 \right)\)
Sau đó: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = 3E\\{r_b} = 3r\end{array} \right. \Rightarrow I' = \dfrac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \dfrac{{3E}}{{r + 3r}} = \dfrac{{3E}}{{4r}}\,\,\,\left( 2 \right)\)
Lấy (2) chia (1): \(\dfrac{{I'}}{I} = \dfrac{{\dfrac{{3E}}{{4r}}}}{{\dfrac{E}{{2r}}}}\, = 1,5 \Rightarrow I' = 1,5I\)
Có n acquy (E,r) giống nhau nối với điện trở mạch ngoài R. Tìm điều kiện để cường độ dòng điện qua R khi n acquy nối tiếp hoặc song song đều như nhau.
-
A.
R = 2r
-
B.
R = r
-
C.
R = 0,5r
-
D.
R = 3r
Đáp án : B
Phương pháp:
- Biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch: \(I = \frac{{{E_b}}}{{{R_N} + {r_b}}}\)
- Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = {E_1} + {E_2} + ... + {E_n}\\{r_b} = {r_1} + {r_2} + ... + {r_n}\end{array} \right.\)
- Ghép song song n nguồn điện có cùng suất điện động E và điện trở trong r tạo thành một bộ nguồn song song có suất điện động và điện trở trong: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = E\\{r_b} = \frac{r}{n}\end{array} \right.\)
Cách giải:
- Khi n acquy nối tiếp, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = nE\\{r_b} = nr\end{array} \right. \Rightarrow I = \frac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \frac{{nE}}{{R + nr}}\,\,\,\left( 1 \right)\)
- Khi n acquy song song, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = E\\{r_b} = \frac{r}{n}\end{array} \right. \Rightarrow I' = \frac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \frac{E}{{R + \frac{r}{n}}}\,\,\,\left( 2 \right)\)
- Để dòng điện qua R khi n acquy nối tiếp hoặc song song đều như nhau thì:
\(I = I' \Leftrightarrow \frac{{nE}}{{R + nr}} = \frac{E}{{R + \frac{r}{n}}}\,\,\, \Leftrightarrow nR + r = R + nR \Rightarrow R = r\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó : E1 = 8V; r1 = 1,2Ω; E2 = 4 V; r2 = 0,4Ω, R = 28,4Ω; hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch đo được là UAB = 6V.
Tính hiệu điện thế : UAC và UBC
-
A.
UAC = 7,6V; UCB = -13,6V
-
B.
UAC = -7,6V; UCB = 13,6V
-
C.
UAC = 13,6V; UCB = -7,6V
-
D.
UAC = -13,6V; UCB = 7,6V
Đáp án : B
Phương pháp:
Định luật Ôm đối với toàn mạch: \(I = \frac{{{E_b}}}{{{R_N} + {r_b}}}\)
Sử dụng công thức (10.1) trang 55 – SGK Vật Lí 11
Cách giải:
Giả sử dòng điện mạch có chiều từ A đến B. Hiệu điện thế giữa hai đầu A và B là:
\({U_{AB}} = - {E_1} + {E_2} + I\left( {R + {r_1} + {r_2}} \right) \Rightarrow I = \frac{{{U_{AB}} + {E_1} - {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}} = \frac{{6 + 8 - 4}}{{28,4 + 1,2 + 0,4}} = \frac{1}{3}A\)
Vì I > 0 nên chiều dòng điện đã chọn từ A đến B là chiều đúng
Áp dụng định luật Ôm cho các đoạn mạch AC và CB ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{U_{AC}} = I.{r_1} - {E_1} = \frac{1}{3}.1,2 - 8 = - 7,6V\\{U_{CB}} = I.\left( {R + {r_2}} \right) + {E_2} = \frac{1}{3}.\left( {28,4 + 0,4} \right) + 4 = 13,6V\end{array} \right.\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó : E1 = 8V; r1 = 1,2Ω; E2 = 4 V; r2 = 0,4Ω, R = 28,4Ω; hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch đo được là UAB = 6V.
Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và cho biết chiều của nó.
-
A.
I = 3A, chiều từ A đến B
-
B.
I = 3A, chiều từ B đến A
-
C.
\(I = \frac{1}{3}A\), chiều từ A đến B
-
D.
\(I = \frac{1}{3}A\), chiều từ B đến A
Đáp án : C
Phương pháp:
Định luật Ôm đối với toàn mạch: \(I = \frac{{{E_b}}}{{{R_N} + {r_b}}}\)
Sử dụng công thức (10.1) trang 55 – SGK Vật Lí 11
Cách giải:
Giả sử dòng điện mạch có chiều từ A đến B. Hiệu điện thế giữa hai đầu A và B là:
\({U_{AB}} = - {E_1} + {E_2} + I\left( {R + {r_1} + {r_2}} \right) \Rightarrow I = \frac{{{U_{AB}} + {E_1} - {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}} = \frac{{6 + 8 - 4}}{{28,4 + 1,2 + 0,4}} = \frac{1}{3}A\)
Vì I > 0 nên chiều dòng điện đã chọn từ A đến B là chiều đúng
Có 3 điện trở R1, R2, R3. Nếu mắc nối tiếp 3 điện trở, rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch là 1 A; nếu mắc song song 3 điện trở, rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch chính là 9 A; nếu mắc (R1//R2) nt R3, rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch chính là
-
A.
2 ampe (A).
-
B.
1 ampe (A).
-
C.
1,5 ampe (A).
-
D.
3 ampe (A).
Đáp án : A
Điện trở tương đương của mạch nối tiếp: \(R={{R}_{1}}+{{R}_{2}}+{{R}_{3}}+...\)
Điện trở tương đương của mạch song song: \(\frac{1}{R}=\frac{1}{{{R}_{1}}}+\frac{1}{{{R}_{2}}}+\frac{1}{{{R}_{3}}}+...\)
Cường độ dòng điện: \(I=\frac{U}{R}\)
Áp dụng bất đẳng thức Cô – si.
Khi mắc nối tiếp 3 điện trở, cường độ dòng điện trong mạch là:
\({{I}_{nt}}=\frac{U}{{{R}_{nt}}}=\frac{U}{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}+{{R}_{3}}}\Rightarrow {{R}_{1}}+{{R}_{2}}+{{R}_{3}}=\frac{U}{{{I}_{nt}}}=\frac{9}{1}=9\)
Khi mắc song song 3 điện trở, cường độ dòng điện trong mạch là:
\(\begin{gathered}
{I_{//}} = \frac{U}{{{R_{//}}}} = U.\left( {\frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}}} \right) \hfill \\
\Rightarrow \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}} = \frac{U}{{{I_{//}}}} = \frac{9}{9} = 1 \hfill \\
\end{gathered} \)
Áp dụng bất đẳng thức Cô – si, ta có:
\(\begin{gathered}
\left\{ \begin{gathered}
{R_1} + {R_2} + {R_3} \geqslant 3\sqrt[3]{{{R_1}{R_2}{R_3}}} \hfill \\
\frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}} \geqslant 3\sqrt[3]{{\frac{1}{{{R_1}{R_2}{R_3}}}}} \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\Rightarrow \left( {{R_1} + {R_2} + {R_3}} \right).\left( {\frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}}} \right) \geqslant 9 \hfill \\
\end{gathered} \)
(dấu “=” xảy ra \(\Leftrightarrow {{R}_{1}}={{R}_{2}}={{R}_{3}}=3\,\,\Omega \))
Nếu mắc (R1//R2) nt R3, điện trở tương đương của mạch là:
\(R=\frac{{{R}_{1}}{{R}_{2}}}{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}}+{{R}_{3}}=\frac{3.3}{3+3}+3=4,5\,\,\left( \Omega \right)\)
Cường độ dòng điện khi đó là: \(I=\frac{U}{R}=\frac{9}{4,5}=2\,\,\left( A \right)\)
Hai pin được ghép với nhau theo các sơ đồ ở hình vẽ. Tìm cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai điểm A, B. Biết hai pin ghép nối tiếp có cùng suất điện động và điện trở trong r1 và r2 khác nhau.
-
A.
\(I = \frac{{2E}}{{{r_1} - {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{E.\left( {{r_2} - {r_1}} \right)}}{{{r_1} + {r_2}}}\)
-
B.
\(I = \frac{{2E}}{{{r_1} + {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{E.\left( {3{r_2} - {r_1}} \right)}}{{{r_1} + 3{r_2}}}\)
-
C.
\(I = \frac{E}{{{r_1} - {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{E.\left( {{r_2} - {r_1}} \right)}}{{{r_1} - {r_2}}}\)
-
D.
\(I = \frac{{2E}}{{{r_1} + {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{E.\left( {{r_2} - {r_1}} \right)}}{{{r_1} + {r_2}}}\)
Đáp án : D
Phương pháp:
Định luật Ôm đối với toàn mạch: \(I = \frac{{{E_b}}}{{{R_N} + {r_b}}}\)
Sử dụng công thức (10.1) trang 55 – SGK Vật Lí 11
Cách giải:
Chọn chiều dòng điện như hình vẽ:
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_{AB}} = E - I.{r_1}\\{U_{AB}} = - E + I.{r_2}\end{array} \right. \Rightarrow I = \frac{{2E}}{{{r_1} + {r_2}}}\,\)
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa E, r1 ta có:
\({U_{AB}} = E - I.{r_1} = E - \frac{{2E{r_1}}}{{{r_1} + {r_2}}} = \frac{{E.\left( {{r_1} + {r_2}} \right) - 2E{r_1}}}{{{r_1} + {r_2}}} = \frac{{E.\left( {{r_2} - {r_1}} \right)}}{{{r_1} + {r_2}}}\)
Ghép song song n nguồn điện giống nhau để tạo thành một bộ nguồn. Gọi E và r là suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn điện, thì bộ nguồn có:
-
A.
suất điện động E và điện trở trong \(\frac{r}{n}\)
-
B.
suất điện động E và điện trở trong nr
-
C.
suất điện động nE và điện trở trong r.
-
D.
Tất cả A, B, C là đúng.
Đáp án : A
Ghép song song n nguồn điện giống nhau suy ra:
\(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = E\\{r_b} = \dfrac{r}{n}\end{array} \right.\)
Cho mạch điện như hình vẽ. E =12 V ; r = 4Ω ; R1 =12Ω; R2 =24Ω ; R3= 8Ω. Cường độ dòng điện qua R1 và R3 là:
-
A.
\({R_1} = 0,6A;{R_2} = 0,2{\rm{A}}\)
-
B.
\({R_1} = 0,2A;{R_2} = 0,6{\rm{A}}\)
-
C.
\({R_1} = 0,4A;{R_2} = 0,6{\rm{A}}\)
-
D.
\({R_1} = 0,6A;{R_2} = 0,4{\rm{A}}\)
Đáp án : C
+) Ta có: \({R_3}nt\left( {{R_1}//{R_2}} \right)\)
\({R_{12}} = \dfrac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \dfrac{{12.24}}{{12 + 24}} = 8\Omega \)
\({R_N} = {R_{12}} + {R_3} = 8 + 8 = 16\Omega \)
Cường độ dòng điện trong toàn mạch là:
\(I = \dfrac{E}{{{R_N} + r}} = \dfrac{{12}}{{16 + 4}} = 0,6{\rm{A}}\)
+) Ta có: \(I = {I_3} = {I_{12}} = 0,6A\)
\({U_{12}} = {I_{12}}.{R_{12}} = 0,6.8 = 4,8V\)
\({R_1}//{R_2} \Rightarrow {U_{12}} = {U_1} = {U_2} = 4,8V\)
Suy ra: \({I_1} = \dfrac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \dfrac{{4,8}}{{12}} = 0,4A\)
Có một số điện trở có \(r = 3\,\,\Omega \). Số điện trở \(r\) tối thiểu phải dùng để mắc thành mạch có điện trở \(5\,\,\left( \Omega \right)\) là:
-
A.
\(2\).
-
B.
\(3\).
-
C.
\(4\).
-
D.
\(5\).
Đáp án : C
Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: \({R_{nt}} = {R_1} + {R_2} + ...\)
Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song: \(\frac{1}{{{R_{//}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ...\)
Do \({R_{td}} > r \to \) có ít nhất 1 điện trở \(r\) mắc nối tiếp với \({R_x}\)
Ta có: \({R_{td}} = r + {R_x} \Rightarrow {R_x} = {R_{td}} - r = 5 - 3 = 2\,\,\left( \Omega \right)\)
Ta thấy \({R_x} < r \to \) có ít nhất 1 điện trở \(r\) mắc song song với \({R_y}\)
Ta có: \(\frac{1}{{{R_x}}} = \frac{1}{r} + \frac{1}{{{R_y}}} \Rightarrow \frac{1}{2} = \frac{1}{3} + \frac{1}{{{R_y}}} \Rightarrow {R_y} = 6\,\,\left( \Omega \right)\)
Ta thấy \({R_y} = 6\Omega = 2r \to \) đoạn mạch \({R_y}\) gồm \(2\) điện trở \(r\) mắc nối tiếp
Ta có sơ đồ mạch điện:
Vậy cần ít nhất \(4\) điện trở.
Có một số điện trở loại \(12\Omega \), phải dùng ít nhất bao nhiêu điện trở đó để mắc thành mạch có điện trở \(7,5\Omega \)
-
A.
7
-
B.
6
-
C.
4
-
D.
5
Đáp án : D
Ta có:
+ Vì \({R_{t{\rm{d}}}} = 7,5 < R\) nên có một điện trở mắc song song với Rx
Ta có: \(\dfrac{{12.{R_x}}}{{12 + {R_x}}} = 7,5 \Leftrightarrow {R_x} = 20\Omega \)
+ Vì Rx > R nên Rx gồm một điện trở R mắc nối tiếp với Ry.
Ta có: \({R_x} = R + {R_y} \Leftrightarrow {R_y} = 20 - 12 = 8\Omega \)
+ Vì Ry < R nên Ry gồm một điện trở R mắc song song với Rz
Ta có: \(\dfrac{{12.{R_z}}}{{12 + {R_z}}} = 8 \Leftrightarrow {R_z} = 24\Omega \)
+ Vì Rz > R nên Rz gồm một điện trở R mắc nối tiếp với Ra
Ta có: \({R_z} = R + {R_a} \Leftrightarrow {R_a} = 24 - 24 = 12\Omega = R\)
Vậy cần ít nhất 5 điện trở \(R = 12\Omega \) để mắc thành một đoạn mạch có điện trở tương đương là \(7,5\Omega \).
Một điện trở \({R_1}\) được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong \(r = 4\Omega \) thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là \({I_1} = 1,2A\). Nếu mắc thêm một điện trở \({R_2} = 2\Omega \) nối tiếp với điện trở \({R_1}\) thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là \({I_2} = 1A\). Trị số của điện trở \({R_1}\) là:
-
A.
\(8\Omega \)
-
B.
\(6\Omega \)
-
C.
\(3\Omega \)
-
D.
\(4\Omega \)
Đáp án : B
Định luật Ôm đối với toàn mạch: \(I = \dfrac{\xi }{{r + {R_N}}}\)
+ Ban đầu: \({I_1} = \dfrac{\xi }{{r + {R_1}}} \Leftrightarrow \dfrac{\xi }{{4 + {R_1}}} = 1,2A\,\,\left( 1 \right)\)
+ Mắc \({R_2}\,nt\,{R_1} \Rightarrow {R_N} = {R_1} + {R_2} = {R_1} + 2\)
\( \Rightarrow {I_2} = \dfrac{\xi }{{r + {R_N}}} \Leftrightarrow \dfrac{\xi }{{4 + {R_1} + 2}} = 1A\,\,\left( 2 \right)\)
+ Từ (1) và (2) ta có:
\(\begin{array}{l}1,2.\left( {4 + {R_1}} \right) = 1\left( {4 + {R_1} + 2} \right)\\ \Leftrightarrow 4,8 + 1,2{R_1} = 4 + {R_1} + 2 \Rightarrow {R_1} = 6\Omega \end{array}\)
Xét mạch điện gồm điện trở được mắc vào hai đầu một bộ pin có điện trở trong như hình vẽ. Khi đó, cường độ dòng điện chạy trong mạch là 0,5 A. Suất điện động của bộ pin là:
-
A.
1 V
-
B.
4 V
-
C.
5 V
-
D.
6 V
Đáp án : D
Sử dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)
Ta có: \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)
\( \Rightarrow E = I.\left( {R + r} \right) = 0,5.\left( {10 + 2} \right) = 6V\)
Để xác định suất điện động E của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình bên (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của \(\dfrac{1}{I}\) (nghịch đảo số chỉ của ampe kế A) vào giá trị R của biến trở như hình bên (H2). Giá trị trung bình của E được xác định bởi thí nghiệm này là
-
A.
2,5 V.
-
B.
2,0 V.
-
C.
1,0 V.
-
D.
1,5 V.
Đáp án : C
Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị
Công thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{E}{{r + {R_N}}}\)
Từ đồ thị ta thấy có 2 cặp giá trị \(\left( {\dfrac{1}{I};R} \right)\) là (60; 40) và (100; 80)
Ta có công thức định luật Ôm:
\(I = \dfrac{E}{{R + {R_0} + r}} \Rightarrow \dfrac{1}{I} = \dfrac{{R + {R_0} + r}}{E}\)
Thay các cặp giá trị vào công thức, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}60 = \dfrac{{40 + \left( {{R_0} + r} \right)}}{E}\\100 = \dfrac{{80 + \left( {{R_0} + r} \right)}}{E}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{R_0} + r = 20\,\,\left( \Omega \right)\\E = 1\,\,\left( V \right)\end{array} \right.\)
Ghép nối tiếp hai nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động và điện trở trong là 9V và \(1\Omega \) thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là
-
A.
\(18{\rm{V}},1\Omega \)
-
B.
\({\rm{9V}},0,5\Omega \)
-
C.
\(9{\rm{V}},2\Omega \)
-
D.
\(18{\rm{V}},2\Omega \)
Đáp án : D
Sử dụng công thức ghép nguồn điện thành bộ.
Khi có n nguồn giống nhau ghép nối tiếp thì điện trở trong và suất điện động của bộ nguồn là: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{E_b} = nE}\\{{r_b} = nr}\end{array}} \right.\)
Vì có hai nguồn giống nhau nên: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{E_b} = 2E = 2.9 = 18\left( V \right)}\\{{r_b} = 2r = 2.1 = 2\left( \Omega \right)}\end{array}} \right.\)
Ghép nối tiếp hai nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động và điện trở trong là 9V và \(1\Omega \) thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là
-
A.
\(18{\rm{V}},1\Omega \)
-
B.
\({\rm{9V}},0,5\Omega \)
-
C.
\(9{\rm{V}},2\Omega \)
-
D.
\(18{\rm{V}},2\Omega \)
Đáp án : D
Sử dụng công thức ghép nguồn điện thành bộ.
Khi có n nguồn giống nhau ghép nối tiếp thì điện trở trong và suất điện động của bộ nguồn là: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{E_b} = nE}\\{{r_b} = nr}\end{array}} \right.\)
Vì có hai nguồn giống nhau nên: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{E_b} = 2E = 2.9 = 18\left( V \right)}\\{{r_b} = 2r = 2.1 = 2\left( \Omega \right)}\end{array}} \right.\)
Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong là \(1\Omega .\) Mạch ngoài gồm hai điện trở \(3\Omega \) và \(6\Omega \) mắc nối tiếp. Hiệu suất của nguồn điện là:
-
A.
60 %
-
B.
90 %
-
C.
66,7 %
-
D.
42,8 %
Đáp án : B
Sử dụng công thức tính hiệu suất của nguồn điện:
\(H = \frac{{{A_i}}}{{{A_{ip}}}} = \frac{{{U_N}It}}{{EIt}} = \frac{{{U_N}}}{E} = \frac{{{R_N}}}{{{R_N} + r}}\)
Điện trở mạch ngoài là: \({R_N} = 3 + 6 = 9\Omega \)
Hiệu suất của nguồn điện là: \(H = \frac{{{R_N}}}{{{R_N} + r}} = \frac{9}{{9 + 1}} = 0,9 = 90\% \)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: \(E = 12V\); \({R_1} = 5\Omega \); \({R_2} = 12\Omega \), bóng đèn Đ: 6V-3W. Bỏ qua điện trở các dây nối. Để đèn sáng bình thường thì điện trở trong r của nguồn có giá trị
-
A.
\(1\Omega \).
-
B.
\(2\Omega \).
-
C.
\(5\Omega \).
-
D.
\(5,7\Omega \).
Đáp án : A
Để đèn sáng bình thường thì \({U_d} = {U_{dm}}\) và \({I_d} = {I_{dm}}\)
Điện trở của đèn là: \({R_d} = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{6^2}}}{3} = 12\left( {\Omega {\rm{ \;}}} \right)\)
Cường độ dòng định mức của đèn là: \({I_{dm}} = \frac{P}{U} = \frac{3}{6} = 0,5\left( A \right)\)
Điện trở mạch ngoài là:
\({R_N} = \frac{{{R_2}.{R_d}}}{{{R_2} + {R_d}}} + {R_1} = \frac{{12.12}}{{12 + 12}} + 5 = 11\left( {\Omega {\rm{ \;}}} \right)\)
Cường độ dòng điện trong mạch là:
\(I = \frac{E}{{r + {R_N}}} = \frac{{12}}{{11 + r}} = {I_1} = {I_{2d}}\)
Hiệu điện thế hai đầu đèn:
\({U_{2d}} = {I_{2d}}.{R_{2d}} = \frac{{12}}{{11 + r}}.6 = \frac{{72}}{{11 + r}}\)
Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế hai đầu đèn bằng hiệu điện thế định mức
\( \Rightarrow \frac{{72}}{{11 + r}} = 6 \Rightarrow r = 1\Omega \)
Ghép song song một bộ 3 pin giống nhau loại \(9V - 1\Omega \) thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là
-
A.
\(27V - 3\Omega \)
-
B.
\(27V - \frac{1}{3}\Omega \)
-
C.
\(9V - 3\Omega \)
-
D.
\(9V - \frac{1}{3}\Omega \)
Đáp án : D
Sử dụng công thức ghép nguồn điện thành bộ
3 pin ghép song song thì: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{E_b} = E = 9\left( V \right)}\\{{r_b} = \frac{r}{3} = \frac{1}{3}\Omega }\end{array}} \right.\)
Một nguồn điện có điện trở trong \(0,1\Omega \) được mắc với điện trở \(4,8\Omega \) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Suất điện động E của nguồn điện là:
-
A.
12,00V.
-
B.
11,75V.
-
C.
14,50V.
-
D.
12,25V.
Đáp án : D
Áp dụng công thức \(U = E - Ir\) và \(I = \frac{E}{{r + R}}\)
Cường độ dòng điện trong mạch là: \(I = \frac{E}{{r + R}} = \frac{E}{{4,9}}\left( A \right)\)
Suất điện động của nguồn điện là:
\(U = E - Ir \Rightarrow 12 = E - \frac{E}{{4,9}}.0,1 = \frac{{48E}}{{49}} \Rightarrow E = 12,25{\mkern 1mu} \left( V \right)\)
Cho mạch điện như hình vẽ. Bỏ qua điện trở của dây nối và ampe kế\(E = 30V;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} r = 6\Omega ;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {R_1} = 12\Omega ;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {R_2} = 36\Omega ;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {R_3} = 18\Omega \). Xác định số chỉ ampe kế:
-
A.
\(\frac{{20}}{{27}}A\)
-
B.
\(\frac{2}{3}{\rm{A}}\)
-
C.
0,4A
-
D.
1A
Đáp án : B
Vẽ lại mạch điện
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch
Điện trở tương đương của mạch ngoài:
\({R_N} = \frac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} + {R_1} = \frac{{36.18}}{{36 + 18}} + 12 = 24\left( {\Omega {\rm{ \;}}} \right)\)
Cường độ dòng điện trong mạch chính:
\(I = \frac{E}{{r + {R_N}}} = \frac{{30}}{{6 + 24}} = 1\left( A \right) = {I_1} = {I_{23}}\)
Hiệu điện thế \({U_{23}} = {I_{23}}.{R_{23}} = 1.12 = 12\left( V \right)\)
Cường độ dòng điện qua điện trở \({R_2}\) là:
\({I_2} = \frac{{{U_{23}}}}{{{R_2}}} = \frac{{12}}{{36}} = \frac{1}{3}\left( A \right)\)
Ta có: \({I_1} = {I_2} + {I_A} \Rightarrow {I_A} = {I_1} - {I_2} = 1 - \frac{1}{3} = \frac{2}{3}\left( A \right)\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập định luật Ôm Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Định luật Ôm cho mạch chứa tụ điện Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 2 Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập tính điện trở dây dẫn, biến trở Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Điện năng và công suất điện Vật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Đại cương về dòng điện không đổi - Nguồn điệnVật Lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết