Bài 118 : Phép trừ phân số>
Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 39 VBT toán 4 bài 118 : Phép trừ phân số với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất
Bài 1
Tính :
a) \(\displaystyle{5 \over 2} - {3 \over 2}\) b) \(\displaystyle {4 \over 5} - {2 \over 5}\)
c) \(\displaystyle{{13} \over 4} - {7 \over 4}\) d) \(\displaystyle{{27} \over {41}} - {{15} \over {41}}\)
Phương pháp giải:
Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số. Nếu phân số thu được có thể rút gọn được thì ta rút gọn thành phân số tối giản.
Lời giải chi tiết:
a) \(\displaystyle{5 \over 2} - {3 \over 2} = {2 \over 2} = 1\) b) \(\displaystyle {4 \over 5} - {2 \over 5} = {2 \over 5}\)
c) \(\displaystyle{{13} \over 4} - {7 \over 4} = {6 \over 4} = {3 \over 2}\) d) \(\displaystyle{{27} \over {41}} - {{15} \over {41}} = {{12} \over {41}}\)
Bài 2
Rút gọn rồi tính :
a) \(\displaystyle{{16} \over {24}} - {1 \over 3}\) b) \(\displaystyle{4 \over 5} - {{12} \over {60}}\)
Phương pháp giải:
- Rút gọn các phân số thành phân số tối giản (nếu được), sau đó thực hiện phép trừ hai phân số.
- Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.
Lời giải chi tiết:
a) \(\displaystyle{{16} \over {24}} - {1 \over 3} = {2 \over 3} - {1 \over 3} = {1 \over 3}\)
b) \(\displaystyle{4 \over 5} - {{12} \over {60}} = {4 \over 5} - {1 \over 5} = {3 \over 5}\)
Bài 3
Tính rồi rút gọn :
a) \(\displaystyle{{17} \over 6} - {2 \over 6}\) b) \(\displaystyle{{16} \over {15}} - {{11} \over {15}}\) c) \(\displaystyle{{19} \over {12}} - {{13} \over {12}}\)
Phương pháp giải:
Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số. Nếu phân số thu được có thể rút gọn được thì ta rút gọn thành phân số tối giản.
Lời giải chi tiết:
a) \(\displaystyle{{17} \over 6} - {2 \over 6} = {{17 - 2} \over 6} = {{15} \over 6} = {5 \over 2}\)
b) \(\displaystyle{{16} \over {15}} - {{11} \over {15}} = {{16 - 11} \over {15}} = {5 \over {15}} = {1 \over 3}\)
c) \(\displaystyle{{19} \over {12}} - {{13} \over {12}} = {{19 - 13} \over {12}} = {6 \over {12}} = {1 \over 2}\)
Bài 4
Hưởng ứng đợt tiêm chủng cho trẻ em, xã Hòa Bình ngày thứ nhất có \(\displaystyle{8 \over {23}}\) số trẻ em trong xã đã đi tiêm chủng, ngày thứ hai có \(\displaystyle{{11} \over {23}}\) số trẻ em trong xã đi tiêm chủng. Hỏi ngày thứ hai số trẻ em đã đi tiêm chủng nhiều hơn ngày thứ nhất bao nhiêu phần của số trẻ em trong xã ?
Phương pháp giải:
Số trẻ em ngày thứ hai đi tiêm chủng nhiều hơn ngày thứ nhất \(=\) số trẻ em đi tiêm chủng trong ngày thứ hai \(-\) số trẻ em đi tiêm chủng ngày thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Số trẻ em ngày thứ hai tiêm nhiều hơn ngày thứ nhất là:
\(\displaystyle{{11} \over {23}} - {8 \over {23}} = {3 \over {23}}\) (số trẻ em)
Đáp số: \(\displaystyle{3 \over {23}}\) số trẻ em.
Loigiaihay.com
- Bài 119 : Phép trừ phân số (tiếp theo)
- Bài 120 : Luyện tập
- Bài 121 : Luyện tập chung
- Bài 122 : Phép nhân phân số
- Bài 123 : Luyện tập
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục