Bài 1.10 trang 5 SBT Vật Lí 11>
Giải bài 1.10 trang 5 SBT Vật Lí 11. Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, chứa các điện tích cùng dấu q1 và q2, được treo vào chung
Đề bài
Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, chứa các điện tích cùng dấu q1 và q2, được treo vào chung một điểm O bằng hai sợi dây chỉ mảnh, không dãn, dài bằng nhau. Hai quả cầu đẩy nhau và góc giữa hai dây treo là 60°. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau, rồi thả ra thì chúng đẩy nhau mạnh hơn và góc giữa hai dây treo bây giờ là 900. Tính tỉ số \(\dfrac{q_1}{q_2}\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng biểu thức định luật Cu-long: \(F=k{\dfrac{q_1q_2}{r^2}}\)
Lời giải chi tiết
Gọi l là chiều dài của dây treo. Khi chưa trao đổi điện tích với nhau thì khoảng cách giữa hai quả cầu là l. Lực đẩy giữa hai quả cầu là :
\({F_1} = k{\dfrac{q_1q_2}{\ell ^2}}\)
Tương tư như ở Hình 1.1 G, ta có : tan300= \(\dfrac{F_1}{P} = k{\dfrac{q_1q_2}{P\ell ^2}}\) (1) với P là trọng lượng quả cầu.
Khi cho hai quả cầu trao đổi điện tích với nhau thì mỗi quả cầu mang điện tích \(\dfrac{q_1 + q_2}{2}\) .
Chúng vẫn đẩy nhau và khoảng cách giữa chúng bây giờ là \(\ell \sqrt 2 \)
Lực đẩy giữa chúng bây giờ là : \({F_2} = k{\dfrac{(q_1 + q_2)^2}{8\ell ^2}}\)
Tương tự như trên, ta có:
\(\tan {45^0} = \dfrac{F_2}{P} = k{\dfrac{(q_1 + q_2)^2}{8P\ell ^2}}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
\(8\sqrt 3 {q_1}{q_2} = {({q_1} + {q_2})^2}\)
Chia hai vế cho q22 ta có:
\(8\sqrt 3 {\dfrac{q_1}{q_2}} = (\dfrac{q_1}{q_2} + 1)^2\)
Đặt \(\dfrac{q_1}{q_2} = x\) ta có phương trình:
\(\eqalign{
& {x^2} + (2 - 8\sqrt 3 )x + 1 = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^2} - 11,86x + 1 = 0 \cr} \)
Các nghiệm của phương trình này là:
x1 = 11,77 và x2 = 0,085
Vậy tỉ số \(\dfrac{q_1}{q_2} = 11,77 \) hoặc \( 0,0875\)
Loigiaihay.com
- Bài 1.9 trang 5 SBT Vật Lí 11
- Bài 1.8 trang 5 SBT Vật Lí 11
- Bài 1.7 trang 4 SBT Vật Lí 11
- Bài 1.6 trang 4 SBT Vật Lí 11
- Bài 1.4, 1.5 trang 4 SBT Vật Lí 11
>> Xem thêm