Bài 1.1, 1.2, 1.3 trang 3 SBT Vật Lí 11


Giải bài 1.1, 1.2, 1.3 trang 3 SBT Vật Lí 11. Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N. Ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M và N

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1.1

Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N. Ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M và N. Tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xảy ra? 

A. M và N nhiễm điện cùng dấu.

B. M và N nhiễm điện trái dấu.

C. M nhiễm điện, còn N không nhiễm điện.

D. Cả M và N đều không nhiễm điện.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức sự nhiễm điện của các vật. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Lời giải chi tiết:

Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N. Ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M và N. Tình huống chắc chắn không thể xảy ra là M và N nhiễm điện trái dấu. Vì nếu M,N nhiễm điện trái dấu thì khi đưa thanh nhựa lại gần thanh nhựa sẽ hút một vật và đẩy một vật.

Chọn đáp án : B

Bài 1.2

Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tinh huống nào dưới đây có thể xảy ra ?

A. Ba điện tích cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.

B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.

D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức sự nhiễm điện của các vật. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Lời giải chi tiết:

Trong các tình huống trên, tình huống có thể xảy ra là: Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

Chọn đáp án : D

Bài 1.3

Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ

A. Tăng lên 3 lần.

B. Giảm đi 3 lần.

C. Tăng lên 9 lần.

D. Giảm đi 9 lần.

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức định luật culong: \( F=\dfrac{Kq_1q_2}{r^2}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \( F=\dfrac{Kq_1q_2}{r^2}\)

=> Nếu tăng khoảng cách lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện sẽ giảm đi \( 3^2 =9 lần\)

Chọn đáp án: D

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.5 trên 13 phiếu
  • Bài 1.4, 1.5 trang 4 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 1.4, 1.5 trang 4 SBT Vật Lí 11. Đồ thị nào trong Hình 1.1 có thể biểu diễn sự phụ thuộc của lực tương tác giữa hai điện tích điểm vào

  • Bài 1.6 trang 4 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 1.6 trang 4 SBT Vật Lí 11. a) Tính lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân trong nguyên tử heli với một êlectron trong lớp vỏ nguyên

  • Bài 1.7 trang 4 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 1.7 trang 4 SBT Vật Lí 11. Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại, có khối lượng 5 g, được treo vào cùng một điểm O bằng hai

  • Bài 1.8 trang 5 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 1.8 trang 5 SBT Vật Lí 11. Một hệ điện tích có cấu tạo gồm một ion dương +e và hai ion âm giống nhau nằm cân bằng.

  • Bài 1.9 trang 5 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 1.9 trang 5 SBT Vật Lí 11. Một hệ gồm ba điện tích dương q giống nhau và một điện tích Q nằm cân bằng. Ba điện tích q nằm tại ba đỉnh

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 11 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí