Văn bản Năng lực sáng tạo (Phan Đình Diệu)


[...] Khó tìm được một định nghĩa rõ ràng nào cho khái niệm sáng tạo và năng lực sáng tạo. Các từ điển thường chỉ cho ta một vài hiểu biết khái quát và phiến diện về nội dung phong phú của các khái niệm đó.

Năng lực sáng tạo

(trích)

Phan Đình Diệu

[...] Khó tìm được một định nghĩa rõ ràng nào cho khái niệm sáng tạo và năng lực sáng tạo. Các từ điển thường chỉ cho ta một vài hiểu biết khái quát và phiến diện về nội dung phong phú của các khái niệm đó. Ta biết hoạt động sáng tạo là một loại hoạt động tinh thần riêng có của con người, mà sản phẩm của nó thường là những phát minh hoặc phát hiện mới mẻ, độc đáo của tư duy và trí tưởng tượng. Có người nói “... sáng tạo là nhìn cùng một việc như mọi người nhung nghĩ về một điều nào đó khác”. Tính mới, tính độc đáo là những tính chất cốt yếu của kết quả sáng tạo; khả năng tư duy và trí tưởng tượng là những năng lực cần thiết cho sáng tạo; có nhà khoa học đã tổng kết thành công thúc “thiên tài sáng tạo là bằng ý thức đổi mới, không lệ thuộc nếp cũ nhân với bình phương của trí tưởng tượng và khả năng trừu tượng hoá” (F. Ba-li-ba – F. Balibar, nhà vật lí Pháp, khi nói về thiên tài của A. Anh-xtanh – A. Einstein). Điều cốt lõi trong một tiến trình sáng tạo là việc xuất hiện các ý tưởng (ideas) từ trong suy nghĩ và tưởng tượng của nhà nghiên cứu. Nhà khoa học nổi tiếng H. Poanh-ca-rê (H. Poincaré) từng nói “trong sáng tạo khoa học, ý tưởng chỉ là những ánh chớp, nhung ảnh chớp đó là tất cả”. Và ta hiểu, ánh chớp không xuất hiện trong trời yên biển lặng, ánh chớp sáng tạo cũng chỉ có thể loé lên một cách đột biến và tức thời như sự bùng phát của những tích tụ trí tuệ đến tột cùng. Mỗi chúng ta, dù là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc hay nhà mĩ thuật, là người làm toán hay vật lí, sinh học, nhà kinh tế hay quản lí, trong cuộc đời trải nghiệm sáng tạo của mình hẳn đã có lúc bất ngờ được hưởng hạnh phúc cảm nhận ánh hào quang xuất hiện những ánh chớp như vậy. Vâng, những ánh chớp ý tưởng có ý tưởng, có nhiều ý tưởng là sẽ có kết quả sáng tạo; nhà nghiên cứu không thể đặt kế hoạch cho sự xuất hiện các ánh chớp mà chỉ có thể bằng lao động cần mẫn của mình tạo nên trạng thái tích tụ những “gió mây giông bão” trí tuệ để hi vọng một lúc bất thần nào đó xuất hiện các ánh chớp mà thôi.

Xưa nay, khi nói đến sáng tạo, thường ta chỉ xem đó là hoạt động riêng của một lớp người được gọi là “trí thức”, như các nhà khoa học, các nhà thơ, nhà văn, các nghệ sĩ,... Và bây giờ, bỗng nhiên ta nghe nói đến “kinh tế tri thức”, đến năng lực sáng tạo như là yếu tố quyết định của khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế đó. Và phải chăng khả năng cạnh tranh đó chỉ có thể tạo nên bởi các “nhà” trí thức? Sức cạnh tranh của một nền kinh tế phải được tạo nên trước hết từ những lực lượng trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, trong những lực lượng đó tất nhiên là có, nhưng không phải chỉ có, các nhà trí thức. Vậy thì, cái năng lực sáng tạo để làm nên sự giàu có và sức cạnh tranh của nền kinh tế mới phải là từ mọi thành phần của nền kinh tế đó, tức là từ mọi người trong xã hội. Trong nền kinh tế mới, mọi người đều tham gia sáng tạo, và mọi người đều có năng lực sáng tạo, đó là điểm mới đầu tiên mà tôi nhận thức được trong quá trình đổi mới tư duy của mình. Nói mọi người đều sáng tạo thì có vẻ khó tin, nhưng “đổi mới tư duy” ở đây đòi hỏi trước hết phải xác lập niềm tin đó: anh là người sáng tạo, tôi là người sáng tạo, mỗi người đều sáng tạo; sáng tạo, có năng lực sáng tạo là thuộc tính tự nhiên của con người. Trong danh sách mười chìa khoá hàng đầu để phát triển năng lực sáng tạo cá nhân do tổ chức CoachVille đề xuất, điều tin rằng mình là người sáng tạo được xem là chìa khoá quan trọng số một. Chín chìa khoá tiếp theo là: hãy mở rộng những điều mà mình quan tâm để có thêm nhiều nhận thức mới, kinh nghiệm mới; hãy thu thập thêm nhiều rung cảm, ấn tượng, nhiều thông tin mới chuẩn bị cho sáng tạo; hãy tìm kiếm các mối quan hệ liên kết, kể cả các mối liên hệ ít ngờ nhất; từ bỏ những thói quen thường ngăn cản ta đến với những điều mới; tạo cho mình một môi trường thoải mái theo sở thích; bố trí thời gian thuận tiện cho mọi hoạt động, có nghỉ ngơi thư giãn, có suy nghĩ, nhớ rằng có những quãng thời gian dài không nghĩ được gì, nhưng cũng có thể có những “năm phút” làm nên sự khác biệt; cần có đức kiên trì; mở rộng mọi giác quan để tiếp nhận mọi tri thức trực giác; và cuối cùng là biết quên đi nhiều điều mà mình đã biết để luôn có một trí tuệ nguyên lành với đôi mắt tươi sáng.

[….] Cái chung nhất của sáng tạo là tìm kiếm những cái mới, một tri thức mới hay một cách vận dụng mới của những tri thức đã có, một phương pháp mới hay một giải pháp mới cho một vấn đề tưởng rằng đã cũ, nói gọn lại là tìm những đóng góp mới để giải quyết các vấn đề mà con người gặp phải trong cuộc sống. Có những sáng tạo lớn làm nên những tên tuổi lẫy lừng, nhưng phải chẳng đối với đại đa số con người bình thường chúng ta, phấn đấu trở thành người sáng tạo, chúng ta không hi vọng sẽ có tên tuổi được thế giới thừa nhận, mà chỉ mong được vui hưởng chút hạnh phúc thầm lặng của một sự thoả mãn tinh thần, của một đời sống có ý nghĩa mà thôi.

Sáng tạo là một loại lao động phức tạp và vất vả. Ta nhớ câu nói nổi tiếng của nhà phát minh Ê-đi-xơn (Edison): “Trong mỗi phát minh có 1% cảm hứng và 99% việc đổ mồ hôi”. Vậy để con người có thể hăng say sáng tạo hẳn phải có những động lực mạnh mẽ. Ham hiểu biết, tìm kiếm cái hay cái đẹp đã từng là động lực thúc đẩy sự nghiệp sáng tạo của biết bao thế hệ các nhà bác học, văn nhân, nghệ sĩ. Rồi kinh tế thị trường xuất hiện cùng với chủ nghĩa tư bản, và thị trường với cơ chế cạnh tranh ngày càng khốc liệt dần trở thành nguồn động lực cho sáng tạo, sáng tạo trong sản xuất, trong phát triển công nghệ, trong quản lí kinh doanh,... Và đến ngày nay, kinh tế thế giới đã phát triển đến giai đoạn của “kinh tế tri thức” toàn cầu hoá với một thị trường mở rộng ra phạm vi toàn thế giới, yếu tố “năng lục sáng tạo” trở thành chìa khoá chính cho mọi quốc gia đi vào tiến trình hội nhập, thì việc chăm lo tạo dụng và phát huy năng lực sáng tạo không còn là việc của từng cá nhân, mà trở thành vấn đề chiến lược của mọi quốc gia. ...

Sáng tạo cho đến nay vẫn là năng lực riêng có của con người. Sáng tạo thường là việc riêng của từng bộ óc, từng con người. Nhưng sự tiếp xúc, trao đổi giữa các bộ óc, thường giúp cho các ý tưởng gặp gỡ, đối sánh, chọn lựa, ý tưởng làm nẩy sinh ý tưởng.... cho nên sáng tạo cũng có thể được coi là kết quả của tập thể. Ngoài ra còn có sự tham gia đắc lực của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung cấp các kho thông tin và tri thức ngày càng phong phú và các phương tiện xử lí tri thức ngày càng tinh tế. Đó là sự cộng năng sức mạnh của công nghệ tri thức hiện đại với trí tuệ sáng tạo riêng có của con người để làm nên năng lực sáng tạo chung của dân tộc. Năng lực sáng tạo là vấn đề hung vong của quốc gia, đất nước; nó cũng là vấn đề thành bại của mỗi tổ chức, doanh nghiệp; và cũng là vấn đề sống còn của mỗi cá nhân. Lợi ích chung và lợi ích riêng hoà hợp một cách hữu cơ trong cùng một nhiệm vụ là nâng cao năng lực sáng tạo chung đó. Ta hi vọng là với tiềm năng vốn có, với những nhận thúc mới về cuộc sống mới và thế giới mới, với những hiểu biết mới về những yêu cầu đối với tri thức trong thời đại mới, chúng ta sẽ tạo dụng được một năng lục sáng tạo hùng hậu, đủ đưa đất nước ta tiến kịp thế giới, tiến cùng thế giới, trong thời đại mới.

(Nhiều tác giả, Một góc nhìn của trí thức, tập bốn, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004, tr. 200 – 205)


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD