Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức>
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong các câu thơ sau Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong các câu thơ sau
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 51 SGK Văn 12 Kết nối tri thức
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong các câu thơ sau:
a. Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
(Quang Dũng, Tây Tiến)
b. Trời thu thay áo mới
Trong biếc, nói cười thiết tha
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức Ngữ văn, vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ nhân hóa, dựa vào những dấu hiệu để xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a. Biện pháp tu từ:
Nhân hóa:
- "Thác gầm thét": gán cho thác hành động "gầm thét" như con người, thể hiện sự dữ dội, hùng vĩ của thiên nhiên.
- "Cọp trêu người": gán cho cọp hành động "trêu người", thể hiện sự nguy hiểm, hoang vu của núi rừng.
Tác dụng:
- Khắc họa sinh động cảnh thiên nhiên Tây Bắc
- Thể hiện tâm trạng con người: Sợ hãi trước thiên nhiên hoang vu, hiểm trở.
b. Biện pháp tu từ:
Nhân hóa:
- "Trời thu thay áo mới": gán cho "trời thu" hành động "thay áo mới", thể hiện sự thay đổi của đất trời.
- "Trong biếc, nói cười thiết tha": gán cho "trời thu" trạng thái "trong biếc" và hành động "nói cười thiết tha", thể hiện sự tươi đẹp, rực rỡ và sức sống của đất nước.
Tác dụng:
- Khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa thu sinh động
- Thể hiện niềm tự hào, yêu mến đất nước
a. Phép nhân hóa: “thác gầm thét”, “cọp trêu người” được tác giả nhân hóa hành động như con người => miêu tả sự hiểm trở của núi rừng Tây Tiến.
b. Phép nhân hóa: “thay áo mới”, “nói cười thiết tha” => vẻ đẹp của mùa thu trong trẻo, miêu tả không khí của những ngày giao mùa.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 51 SGK Văn 12 Kết nối tri thức
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong các câu thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(Quang Dũng, Tây Tiến)
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức Ngữ văn, vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ ẩn dụ, dựa vào những dấu hiệu để xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Hình ảnh ẩn dụ “dữ oai hùm” được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ cốt cách ngang tàng, kiêu dũng của người lính Tây Tiến. Bất chấp hình hài tiểu tuỵ, xanh xao vì căn bệnh sốt rét rừng, phong thái của họ vẫn hùng dũng, oai nghiêm như chúa sơn lâm.
- Hình ảnh “dáng kiều thơm”ẩn dụ cho vẻ đẹp duyên dáng, yêu kiều, sang trọng của những thiếu nữ Hà thành. Qua đó, nhà thơ không chỉ thể hiện nỗi nhớ quê nhà, khát vọng tình yêu mà còn làm nổi bật được tâm hồn mơ mộng, lãng mạn của người lính Tây Tiến.
- “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” => ốm nên da dẻ xanh xao, nhưng đối diện với quân thù thì vẫn hùng dũng, hiên ngang.
- “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” => những người lính ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc khi còn trẻ, trong lòng có những bóng dáng nàng thơ.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 51 SGK Văn 12 Kết nối tri thức
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong các câu thơ sau:
a. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
b. Tiếng ghi ta nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
Tiếng ghi ta ròng ròng
Máu chảy
(Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lor-ca)
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức Ngữ văn, vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ điệp ngữ, dựa vào những dấu hiệu để xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a. Các điệp ngữ trong đoạn thơ (dốc, ngàn thước) có tác dụng nhấn mạnh sự hùng vĩ, hiểm trở của núi non vùng Tây Bắc với những con dốc tiếp nối nhau như không bao giờ hết; những đỉnh núi cao ngất trời và vực sâu thăm thẳm.
b. Điệp ngữ tiếng ghi ta có tác dụng liệt kê, nhấn mạnh những ấn tượng về tiếng đàn, về nghệ thuật và tâm hồn người nghệ sĩ Lor-ca; đồng thời tạo nhịp điệu, giai điệu cho các câu thơ, đoạn thơ.
a. Điệp: “dốc”, “ngàn thước” => diễn tả sự hiểm trở và những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn, hiểm trở của núi rừng Tây Bắc.
b. Điệp: “tiếng ghi ta” => như tiếng nấc nghẹn, nghẹn ngào, đau xót trước một người nghệ sĩ đã cống hiến hết mình cho tình yêu nghệ thuật.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 51 SGK Văn 12 Kết nối tri thức
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các câu thơ sau:
a. Gặp thời đổ điếu công thành dễ,
Lỡ vận anh hùng hận xót xa
Phò chúa dốc lòng nâng trục đất
Tẩy binh khôn lối kéo Ngân Hà.
(Đặng Dung, Cảm hoài, Nguyễn Khắc Phi dịch)
b. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về biện pháp tu từ đối
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a. Biện pháp tu từ đối ở bốn câu thơ (gặp thời – lỡ vận, đồ điếu – anh hùng, công thành dễ – hận xót xa; phò chúa – tẩy binh, dốc lòng – khôn lối, nâng trục đất – kéo Ngân Hà) có tác dụng nhấn mạnh những “trải nghiệm” đau đớn và bày tỏ nỗi niềm bi phẫn của nhân vật trữ tình.
Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa có tác dụng nhấn mạnh sự tương phản giữa hoài bão lớn lao, khát vọng phi thường của nhân vật trữ tình và thực tại phũ phàng, nghiệt ngã; đồng thời thể hiện cảm giác bất lực, tâm trạng đau xót, cay đắng của người anh hùng lỡ thời, thất thế.
b. Biện pháp tu từ đối được sử dụng một cách linh hoạt (đối từ ngữ là địa danh (Sài Khao – Mường Lát), miêu tả trạng thái của cảnh vật (sương lấp, hoa về) có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên miền sơn cước: vừa hiểm trở, hoang vu, giá lạnh vừa thơ mộng, tình tứ.
a. Đối: “Gặp thời đồ điếu công thành dễ” >< “Lỡ vận anh hùng hận xót xa”
=> quan niệm về thời thế => những người anh hùng tuy chí cao nhưng lỡ vận thì cũng đành ôm hận xót xa.
b. Đối từ ngữ là địa danh (Sài Khao – Mường Lát), miêu tả trạng thái của cảnh vật (sương lấp, hoa về) có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên miền sơn cước: vừa hiểm trở, hoang vu, giá lạnh vừa thơ mộng, tình tứ.
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Nói và nghe: Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Bài thơ số 28 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Đàn ghi ta của Lor - ca SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay