Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức>
Tìm đọc một bài thơ trung đại Việt Nam, nêu đề tài, chủ đề, thể thơ và chỉ ra một vài biểu hiện của phong cách cổ điển thể hiện trong bài thơ. Giới thiệu một bài thơ có phong cách lãng mạn và chỉ ra một số biểu hiện nổi bật của phong cách đó trong thơ.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 59 SGK Văn 12 Kết nối tri thức
Tìm đọc một bài thơ trung đại Việt Nam, nêu đề tài, chủ đề, thể thơ và chỉ ra một vài biểu hiện của phong cách cổ điển thể hiện trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Tùy vào hiểu biết của cá nhân, vận dụng tri thức Ngữ văn để tìm hiểu và phân tích ngữ liệu em chọn đọc.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tìm đọc bài thơ “Truyện Kiều”
1. Đề tài:
- Tình yêu: Tình yêu đôi lứa, tình yêu thương gia đình, tình bạn.
- Số phận con người: Bi kịch cuộc đời con người, đặc biệt là những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
- Lên án xã hội phong kiến: Xã hội bất công, thối nát, tàn bạo.
2. Chủ đề:
- Ca ngợi vẻ đẹp con người: Vẻ đẹp tài sắc, phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Phê phán xã hội phong kiến: Xã hội bất công, thối nát, tàn bạo.
- Khẳng định giá trị nhân đạo: đề cao giá trị con người, hướng con người đến cái thiện, cái đẹp.
3. Thể thơ:
- Thể thơ lục bát uyển chuyển, du dương, mượt mà.
4. Biểu hiện phong cách cổ điển:
- Cách xây dựng nhân vật: Nhân vật điển hình, mang tính ước lệ.
- Cách sử dụng ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, điển tích, ẩn dụ, điển cố.
- Cách miêu tả cảnh vật: Cảnh vật hòa quyện với tâm trạng con người.
Bài thơ |
Đề tài |
Chủ đề |
Thể thơ |
Biểu hiện của phong cách cổ điển |
Thu điếu - Nguyễn Khuyến |
Vẻ đẹp của mùa thu |
thể hiện sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của mùa thu đất Bắc và tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương của tác giả; qua đó bày tỏ niềm ưu tư trước thời cuộc. |
Thất ngôn bát cú |
Mượn điển cố: Người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc nghĩ về một Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy nghìn năm về trước. Chỉ có một tiếng cá đớp động sau tiếng lá thu đưa vèo, đó là tiếng thu của làng quê xưa. |
Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Lối sống, phong cách sống |
khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. |
Thất ngôn bát cú biến thể |
Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: coi phú quý tựa như chiêm bao |
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 59 SGK Văn 12 Kết nối tri thức
Giới thiệu một bài thơ có phong cách lãng mạn và chỉ ra một số biểu hiện nổi bật của phong cách đó trong thơ.
Phương pháp giải:
Tùy vào hiểu biết của cá nhân, vận dụng tri thức Ngữ văn để tìm hiểu và phân tích ngữ liệu em chọn đọc.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Giới thiệu bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" và biểu hiện phong cách lãng mạn:
- Cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng lãng mạn, thể hiện qua nỗi buồn thương da diết và tình yêu say đắm của tác giả.
- Hình ảnh thơ:
+ Hình ảnh thơ mơ hồ, ảo ảnh: "vườn ai", "khóm trúc", "thuyền ai", "tiếng chuông", "bóng trăng".
+ Hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm: "hoa bắp lay", "sông trăng", "con đò", "ánh trăng tan".
- Giọng điệu: Giọng điệu tha thiết, bâng khuâng, thể hiện nỗi buồn thương da diết của tác giả.
- Ngôn ngữ thơ:
+ Sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm, giàu sức gợi hình.
+ Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa.
- Bài thơ Vì sao (Xuân Diệu)
- Biểu hiện nổi bật của phong cách:
+ Ngôn từ tình cảm
+ Mạch cảm xúc mãnh liệt muốn bày tỏ tình yêu
+ Hình ảnh, chi tiết lãng mạn
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 59 SGK Văn 12 Kết nối tri thức
Tìm đọc một bài thơ có yếu tố siêu thực. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của một số hình ảnh siêu thực trong bài thơ đó.
Phương pháp giải:
Tùy vào hiểu biết của cá nhân, vận dụng tri thức Ngữ văn để tìm hiểu và phân tích ngữ liệu em chọn đọc.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ: Đàn ghi ta của Lor - ca
“Giọt nước mắt vầng trăng” là một hình ảnh siêu thực, đa tầng nghĩa. Hình ảnh đó được bắt nguồn từ cái chết thương tâm của Lor-ca, một cái chết đơn đau đến mức vầng trăng trong sáng ấy cũng phải rơi lệ. Cũng có thể hiểu, Lor-ca mang tâm hồn cao cả, ánh trăng là sự hóa thân, sự thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 59 SGK Văn 12 Kết nối tri thức
Hãy so sánh, đánh giá hình tượng người lính được thể hiện trong tác phẩm Tây Tiến và một bài thơ cùng đề tài mà bạn biết hoặc đọc thêm.
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức Ngữ văn để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Cách 1
So sánh hình ảnh đoàn quân trong 2 đoạn thơ Tây Tiến và Việt Bắc
- Giống nhau: đều khắc họa hình ảnh người lính vừa hào hùng, lãng mạn, bay bổng, toát lên vẻ đẹp người lính và tinh thần yêu nước nồng nàn.
- Khác nhau:
+ Đoạn thơ trong "Tây Tiến" khắc họa đoàn quân mang vẻ đẹp bi tráng nhưng cũng hào hoa lãng mạn, cùng sự ước mơ về một cuộc sống hòa bình.
+ Đoạn thơ trong "Việt Bắc" khắc họa vẻ đẹp đoàn quân trong kháng chiến lãng mạn gắn liền với hiện thực.
+ Nhận xét về phong cách thơ của hai tác giả: Quang Dũng là một chàng trai rất hào hoa, nên thơ ông có cái lãng mạn rất riêng. Còn Tố Hữu, thơ ông là thơ trữ tình cách mạng mang vẻ đẹp của thể thơ 6-8 và luôn có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào cách mạng.
So sánh hình tượng người lính Tây Tiến với người lính trong bài Đồng chí - Chính Hữu:
- Lính - Tây Tiến: xuất hiện với hình ảnh hào hùng, hào hoa, bi tráng; xuất thân từ những sinh viên nên mơ mộng và hài hước.
- Lính - Đồng chí: xuất hiện với hình ảnh chất phác, kiên cường; xuất thân từ những người nông dân nghèo nên lãm lũ hơn.
- Soạn bài Bài thơ số 28 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Nói và nghe: Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Đàn ghi ta của Lor - ca SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay