Văn bản Bước vào đời (Đào Duy Anh)>
Đến buổi xế chiều của cuộc đời, những đêm khó ngủ tôi thường nhớ lại những ngày mình mới vào đời, không thể không nhớ đến cái sự kiện có thể nói là đã định hướng cho cả cuộc đời của tôi từ trước đến sau, tức là cuộc đón tiếp cụ Phan Bội Châu ở Đồng Hới một buổi trưa cuối năm 1925.
Bước vào đời
(Trích Nhớ nghĩ chiều hôm)
Đào Duy Anh
Đến buổi xế chiều của cuộc đời, những đêm khó ngủ tôi thường nhớ lại những ngày mình mới vào đời, không thể không nhớ đến cái sự kiện có thể nói là đã định hướng cho cả cuộc đời của tôi từ trước đến sau, tức là cuộc đón tiếp cụ Phan Bội Châu ở Đồng Hới một buổi trưa cuối năm 1925.
Tôi dạy ở trường tiểu học tỉnh lị Quảng Bình, từ năm 1923 chỉ biết chăm chỉ dạy học và đọc sách mà học thêm để mở mang tri thức, mong một ngày kia có thể kiếm được công việc gì khác ở một nơi trung tâm văn hoá chính trị có cuộc sinh hoạt rộng rãi hơn tỉnh hẻo lánh này. Ở đây thành phần trí thức chỉ vẻn vẹn mấy chục người công chúc của bốn năm cơ quan lệ thuộc chính phủ thực dân và chưa đến mười người quan lại của hai dinh Bố chính, Án sát lệ thuộc vào triều đình Việt Nam.
Ngoài thì giờ làm việc ở công sở, ngày nghỉ và ban tối, người ta thường rủ nhau lụm năm tụm bảy mà đánh bạc, chỉ lác đác có mấy người qua lại trụ sở Hội Quảng trị) để uể oải giả xem vài tờ báo hằng ngày cho đỡ buồn, hay ngày nghỉ và buổi chiều tụ tập ở quanh sân quần vợt do Hội Quảng tri mới xây được để trao đổi chuyện phiếm hằng ngày mà chờ phiên mình chơi. Ngoài ra còn có một nhóm văn nghệ nhỏ thỉnh thoảng họp nhau ngâm thơ và dạy nhau đánh đàn, nhóm ấy có cả thành phần công chức và thành phần quan lại tham dự.
Ở cái bầu không khí êm đềm uể oải ấy, mãi đến năm 1925 mới thỉnh thoảng được các báo xuất bản ở Hà Nội và Sài Gòn đem đến một vài tin tức có tính chất chính trị gây nên một ít chấn động nhẹ nhàng, ví như tin Nguyễn An Ninh du học ở Pháp về cho ra tờ báo Tiếng chuông rạn (La cloche felée) để đả kích chế độ thực dân, tin Phan Châu Trinh bị an trí ở Pa-ri trong mười lăm năm trở về Sài Gòn được đồng bào hoan nghênh nhiệt liệt, tin Phan Bội Châu bốn tẩu cách mạng ở nước ngoài hai chục năm bỗng bị bọn mật thám bắt ở Thượng Hải đem về Hà Nội giam ở nhà lao Hoả Lò.
Sau những sự kiện ấy báo chí ở Hà Nội và Sài Gòn bỗng đổi hướng mà chú trọng bình luận về chính trị. Hội Quảng trị Đồng Hới quyết định mua thêm báo chí, chỉnh đốn tủ sách và phòng đọc cho nên trụ sở của Hội cũng được người ta và có thể nói là có sức hấp dẫn mạnh hơn những đám đánh bạc, chỉ còn họp được những tay cờ bạc bất trị chẳng biết đến trời đất ở ngoài thế giới của thần đỏ đen. Đến mùa đông năm 1925, những tin tức của báo Hà Nội đăng hằng ngày về cuộc xử án Phan Bội Châu ở trước Hội đồng Đề hình không thể không lôi cuốn sự chú ý hăm hở của giới trí thức Đồng Hới, đã bắt đầu nhận thấy ngoài những người công chức và quan lại ngoan ngoãn làm việc hằng ngày để bảo vệ nổi gạo, còn có những người không sợ cái sống nguy hiểm của đời hoạt động cách mạng. Những bài biện hộ của hai trạng sư Bộ-na (Bona) và La-rơ (Larre) cùng những lời tự biện của Phan Bội Châu lại tới đông hơn trước, vạch lại trước mắt mọi người những bước đường cách mạng của cụ ở trong nước, ở Nhật Bản và ở Trung Quốc trong suốt phần tư đầu thế kỉ XX.
Cuộc xử án Phan Bội Châu biến thành cuộc xử án chế độ thực dân có tác dụng nhắc cho quốc dân biết rằng trong khi thực dân Pháp và bọn quan lại tay sai hoành hành áp bức bóc lột nhân dân ta, thì có những nhà ái quốc mà Phan Bội Châu là người tiêu biểu nhất, hi sinh tất cả để đi tìm đường cách mạng cứu nước cứu dân. Cái tin Phan Bội Châu bị kết án tử hình khiến quốc dân sôi lòng căm phẫn và trong cả nước nổi lên phong trào đòi “ân xá” Phan Bội Châu, buộc Chính phủ Pháp phải dùng chính sách mị dân cử một đảng viên Đảng Xã hội làm Toàn quyền để thực hiện việc “ân xá”. Để hạn chế ảnh hưởng của nhà ái quốc vĩ đại, chính phủ thực dân muốn đem an trí cụ ở Huế, nơi mà tình hình chính trị trầm trầm và sự tồn tại của triều đình bù nhìn khiến chúng tưởng có thể dễ hạn chế tầm ảnh hưởng của cụ hơn.
Chúng có biết đâu rằng sự có mặt của cụ Phan ở đây là đủ nhắc nhở cho quốc dân, nhất là giới thanh niên, nhận thức nhiệm vụ của mình phải làm thế nào để tiếp tục được sự nghiệp cách mạng mà ông cha mình còn bỏ dở.
Phan Bội Châu được “ân xá”, chính phủ thực dân định đưa ngay cụ từ nhà lao Hoả Lò thẳng về Huế, không dám để cho cụ tự do ở Hà Nội tiếp xúc nhân dân. Nhưng trước sự đấu tranh của nhân dân Hà Nội, chúng phải để cho cụ Phan được tự do ngay ở Hà Nội và dùng xe riêng do nhân dân Hà Nội chuẩn bị mà về Huế. Trên đường đi thế nào xe cũng phải nghỉ trưa ở Đồng Hới, được tin ấy chúng tôi, một số những người tích cực ở Đồng Hới, bàn nhau lấy danh nghĩa Hội Quảng trị để đón tiếp cụ và mời cụ dùng cơm trưa. Thế là lòng khao khát được thấy cụ Phan của chúng tôi đã được thoả mãn.
Sau khi dùng cơm trưa xong với một số ít đại biểu, cụ Phan đến dự cuộc đón tiếp thân mật ở hội quán Hội Quảng trị. Mặc dầu có một số hội viên dè dặt sợ bọn cầm quyền người Pháp chú ý không dám tham dụ, số người đến dự cuộc đón tiếp, cả công chức và nhân dân, ngồi chật cả phòng hội quán. Cụ Phan mặc áo dài Trung Quốc, bộ áo cụ vẫn mặc trong thời hoạt động ở nước ngoài. Người cụ cao lớn vượt lên trên cử loạ, cái trán cao, cái đầu hỏi, cái mặt chữ điền với lông mày rậm và chòm râu đen, khiến thấy rõ phong thái của một bậc vừa hiền giả vừa chí sĩ, mà hai mắt sáng quắc ở sau cặp kính trắng gọng đen có vẻ rất dịu hiền nhìn mọi người một cách rất trìu mến, cho thấy được cả tấm lòng thương nhớ của nhà ái quốc đã xa cách đồng bào mấy chục năm nay.
Giọng nói của cụ sang sáng như chuộng nổi lên giữa bầu không khí lặng phắc khiến mọi người như nín thở mà hớp lấy từng lời. Ngoài cái ấn tượng, cái cảm xúc mà từ nhỏ đến bây giờ tôi chưa từng có, tôi không nhớ rõ cụ đã nói những gì, duy còn mường tượng cụ có nhắc đến tập sách cụ viết ở hải ngoại, đề là Dư cửu niên lại sở trì chi chủ nghĩ có chương Súc chủng đãi thời, để khuyên chúng tôi là hội viên Hội Quảng tri nên học cho nhiều để hấp thụ nhiều kiến thức mới mà nước nhà sẽ phải cần đến để bước lên cõi văn minh.
Đêm hôm ấy tôi thao thức không ngủ được. Tôi vốn không có ý ở mãi Đồng Hới mà chôn vùi tuổi thanh niên của mình trong cái nghề gọi là “gõ đầu trẻ” ở một nơi hẻo lánh như thế, nhưng còn chờ thi bằng Tú tài để có thể cầm tay được cái lợi khí tương đối khá mà kiếm ăn, rồi mới đi tìm việc làm ở Hà Nội hay Sài Gòn. Đến bây giờ thì cảm thấy mình không chờ được nữa mà phải thoát ngay chốn ao tù để tìm nơi trời cao biển rộng hơn. Tôi quyết định đi Sài Gòn để viết báo. Ngoài những báo La cloche felée bấy giờ đã bị đóng cửa, nhờ các báo chữ Pháp tiến bộ ở Sài Gòn như báo L'Echo Annanti toi" của Nguyễn Phan Long tôi được biết qua tình hình ngôn luận ở Sài Gòn mà nhận thấy nó có phần hấp dẫn hơn tình hình ngôn luận ở Hà Nội còn bị đè nén dưới ách kiểm duyệt. Thi thoảng tôi được một người bạn đang dạy học tư ở Sài Gòn gửi cho một số báo Việt Nam hồn xuất bản ở Pa-ri. Tiếp đó, cuộc vận động bầu cử Viện Nhân dân đại biểu ở Trung Kì dẫn đến cuộc thắng lợi của các phần tử tiến bộ lại làm vững thêm quyết tâm của tôi. Trong số những vị dân biểu tiến bộ ấy có những nhà Nho ái quốc mới từ Côn Lôn về. Đứng đầu là cụ Huỳnh Thúc Kháng và mấy người công chức và quan lại từ chức để ra hoạt động kinh tế và chính trị trong số những người này có ông Nguyễn Đơn Quý [Nguyễn Đan Quế] người Thanh Hoá tôi được quen từ hồi trước, ông này vốn làm huấn đạo, đã không nhận đổi sang làm công chức sau khi chính phủ thực dân bỏ nền giáo dục chữ Hán, tự nguyện từ chức về nông thôn ở Sóc Sơn huyện Vĩnh Lộc, tự tay cày bừa vỡ đất hoang để làm ăn như một người nông dân thường, chú không phải vỡ dồn điền mà bóc lột nông dân đâu. Sau ông tham gia Việt Nam Cách mạng đồng chí hội, trở thành Đảng Tân Việt từ năm 1928.
Tiếp sau nữa lại đến lễ tang Phan Châu Trinh được cử hành long trọng và rầm rộ ở Sài Gòn cùng lễ truy điệu cử hành ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và nhiều tỉnh khác kể cả Đồng Hới nhỏ bé của chúng tôi. Được đọc bài văn tế của cụ Phan Bội Châu viết trong dịp truy điệu cùng bao nhiêu câu đối ca tụng nhà chí sĩ ái quốc ấy, ở Đồng Hới chúng tôi cũng nhân cơ hội ấy mà có những trao đổi ý kiến về tình hình chính trị hiện thời. Những câu của bài văn tế như:
Cá chậu chim lồng vơ vẩn thế, ủng công danh thôi cất lối tầm thường. Rồng mây cọp gió lạ lùng chị, miền thanh khí thủ hô người trùng ngoại. Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cường quyền trông gió cũng vui ghê. Một ngòi lông mà trống mì chiêng, của dân chủ khêu đèn thêm sáng chói, lại thúc giục lòng tôi muốn di xa.
(Đào Duy Anh, Nhớ nghĩ chiều hôm, NXB Hà Nội, 2020, tr. 9 – 12)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay