Lý thuyết Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số - Phương pháp giản đồ FRE-NEN>
Mỗi dao động điều hòa được biểu diễn bằng một vectơ quay.
TỔNG HỢP HAI DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA CÙNG PHƯƠNG, CÙNG TẦN SỐ
PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐỒ FRE-NEN
I. Lý thuyết cơ bản
1. Mỗi dao động điều hòa được biểu diễn bằng một vectơ quay. Véc tơ này có:
+ gốc tại gốc tọa độ của trục Ox
+ có độ dài bằng biên độ dao động A
+ hợp với trục Ox một góc bằng pha ban đầu \(\varphi\) (chọn chiều dương là chiều dương của vòng tròn lượng giác).
2. Phương pháp giản đồ Fre-nen: Lần lượt vẽ hai vec tơ quay biểu diễn hai phương trình dao động thành phần. Vectơ tổng của hai vectơ thành phàn biểu diễn phương trình của dao động tổng hợp (Hình 5.1).
3. Nếu một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với các phương trình:
\(x_1=A_1 cos(ωt + \varphi _{1}\)) và \(x_2=A_2 cos(ωt + \varphi _{2}\))
Thì dao động tổng hợp sẽ là: \(x = x_1 + x_2 = Acos(ωt + \varphi\)) với A và \(\varphi\) được xác định bởi:
\({A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}{\rm{cos}}\left( {{\varphi _2} - {\varphi _1}} \right)\)
\(tan\varphi =\dfrac{A_{1}sin\varphi _{1}+A_{2}sin\varphi _{2}}{A_{1}cos\varphi _{1}+A_{2}sos\varphi _{2}}.\)
4. Ảnh hưởng của độ lệch pha
- Từ công thức trên ta thấy biên độ của dao động tổng hợp phụ thuộc vào các biên độ \({A_1},{A_2}\) và độ lệch pha \(\left( {{\varphi _2} - {\varphi _1}} \right)\) của dao động thành phần.
- Nếu các dao động thành phần cùng pha, tức \(\Delta \varphi = {\varphi _2} - {\varphi _1} = 2n\pi ,\left( {n = 0, \pm 1, \pm 2,...} \right)\) thì biên độ dao động tổng hợp lớn nhất và bằng tổng hai biên độ: \(A = {A_1} + {A_2}\)
- Nếu các dao động thành phần ngược pha, tức \(\Delta \varphi = {\varphi _2} - {\varphi _1} = (2n + 1)\pi ,\left( {n = 0, \pm 1, \pm 2,...} \right)\) thì biên độ dao động tổng hợp nhỏ nhất nhất và bằng hiệu hai biên độ: \(A = \left| {{A_1} - {A_2}} \right|\)
II. Sơ đồ tư duy về tổng hợp dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen
- Câu C1 trang 22 SGK Vật lý 12
- Câu C2 trang 23 SGK Vật lý 12
- Bài 1 trang 25 SGK Vật lí 12
- Bài 2 trang 25 SGK Vật lí 12
- Bài 3 trang 25 SGK Vật lí 12
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phương pháp giải bài tập phân hạch - nhiệt hạch
- Phương pháp giải bài tập về phóng xạ
- Phương pháp giải bài tâp phản ứng hạt nhân
- Phương pháp giải bài tập của chuyển động electron quang điện trong điện trường đều và từ trường đều
- Phương pháp giải bài tập về cường độ dòng quang điện bão hòa và hiệu suất lượng tử
- Phương pháp giải bài tập phân hạch - nhiệt hạch
- Phương pháp giải bài tập về phóng xạ
- Phương pháp giải bài tâp phản ứng hạt nhân
- Phương pháp giải bài tập của chuyển động electron quang điện trong điện trường đều và từ trường đều
- Phương pháp giải bài tập về cường độ dòng quang điện bão hòa và hiệu suất lượng tử