Lý thuyết Năng lượng và sự truyền năng lượng KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống


Lý thuyết Năng lượng và sự truyền năng lượng KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG

I. Năng lượng

- Mọi biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.

- Chúng ta không nhìn thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của nó.

- Ví dụ:

+ Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng. Năng lượng được lấy từ năng lượng dự trữ trong thức ăn.

+ Cây cối lớn lên ra hoa, kết trái được là nhờ hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời.

+ Khi lắp pin vào đèn pin và bật công tắc thì bóng đèn pin phát ra ánh sáng. Ánh sáng được tạo ra là nhờ có năng lượng dự trữ trong pin.

II. Năng lượng và tác dụng lực

- Một vật có năng lượng thì có khả năng tác dụng lực lên vật khác. Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

+ Khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.

+ Khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.

- Đơn vị năng lượng là jun, kí hiệu là: J.

+ 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1m.

+ 1 kJ = 1000 J

+ \(1cal\left( {calo} \right) \approx 4,2J\)

III. Sự truyền năng lượng

Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt.

Ví dụ:

+ Qua tác dụng lực: gió truyền năng lượng cho cánh quạt quay.

+ Qua truyền nhiệt: năng lượng từ bếp truyền cho ấm nước làm cho nhiệt độ của ấm nước tăng lên.

 

Sơ đồ tư duy về năng lượng và sự truyền năng lượng - KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

 



Bình chọn:
4.6 trên 20 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí