Lý thuyết Đo khối lượng KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Lý thuyết Đo khối lượng KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Đơn vị khối lượng
- Khối lượng là số đo lượng chất của vật. Mọi vật đều có khối lượng.
- Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.
- Ngoài ra, người ta còn dùng một số đơn vị khác thường gặp như: tấn, tạ, yến, lạng, gam, miligam:
1 miligam (mg) = 0,001 g
1 gam (g) = 0,001 kg
1 hectôgam (1 lạng) = 100 g
1 yến = 10 kg
1 tạ = 100 kg
1 tấn = 1000 kg
II. Dụng cụ đo khối lượng
- Người ta dùng cân để đo khối lượng.
- Một số cân thường dùng là: cân đòn, cân tạ, cân đồng hồ, cân tiểu li, cân y tế, cân Rô-béc-van,…
- Công dụng của một số loại cân:
+ Cân Roberval: cân các vật có khối lượng từ vài trăm gam đến vài chục kilôgam.
+ Cân đồng hồ: cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài chục gam đến vài kilôgam.
+ Cân điện tử (dùng trong phòng thực hành): cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài miligam đến vài trăm gam với độ chính xác cao.
III. Cách đo khối lượng
1. Dùng cân đồng hồ
Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân
Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo khi cân ổn định.
2. Dùng cân điện tử
Bước 1: Ước lượng khối lượng cần đo để chọn đơn vị thích hợp
Bước 2: Đặt mẫu vật cần cân nhẹ nhàng trên đĩa cân
Bước 3: Sử dụng kẹp hoặc găng tay để đặt bình đựng hóa chất/ dụng cụ đựng vật mẫu lên đĩa cân, bàn cân.
Lưu ý: Tùy vào từng loại cân mà chúng ta có các cách sử dụng khác nhau.
Sơ đồ tư duy về đo khối lượng
- Trả lời Câu hỏi mở đầu bài 6 trang 20 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời hoạt động 1 mục II trang 20 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời hoạt động 2 mục II trang 20 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Trả lời hoạt động mục III trang 21 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Theo em, cần lưu ý điều gì để thu kết quả đo chính xác hơn? Tại sao?
-
Trả lời câu hỏi mục III trang 21 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Các thao tác nào dưới đây là sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử? Nêu cách khắc phục để thu được kết quả đo chính xác.
a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng
b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ
c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân
d) Để vật lệch một bên trên đĩa cân
e) Đọc kết quả khi cân ổn định.
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Steam - Làm đèn lava - Ứng dụng của nhũ tương KHTN 6 - Kết nối tri thức
- Steam - Mô hình máy lọc nước KHTN 6 Kết nối tri thức
- Steam - Bàn tay lửa KHTN 6 Kết nối tri thức
- Trả lời câu hỏi 3 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời câu hỏi 1 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Steam - Làm đèn lava - Ứng dụng của nhũ tương KHTN 6 - Kết nối tri thức
- Steam - Mô hình máy lọc nước KHTN 6 Kết nối tri thức
- Steam - Bàn tay lửa KHTN 6 Kết nối tri thức
- Trả lời câu hỏi 3 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời câu hỏi 2 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống