Đề kiểm tra 45 phút chương 2 phần Đại số 6 - Đề số 2
Giải đề kiểm tra 45 phút chương 2: Số nguyên đề số 2 trang 111 VBT lớp 6 tập 1 có đáp án, lời giải chi tiết kèm phương pháp giải đầy đủ tất cả các bài
Đề bài
Câu 1 (2 điểm) Điền dấu (+,-) vào chỗ trống (…) sao cho thích hợp:
a)6<...8b)...15>...23c)...32>...12d)...16<24.
Câu 2 (2 điểm). Tính các tổng sau:
a)200−(120−154)+23−156b)666−111+32−59−(312−248)
Câu 3 (2 điểm). Tìm số nguyên a biết:
a)|a|=7b)|a−15|=5
Câu 4 (2 điểm). Tính tổng của các số nguyên x thỏa mãn:
a)−16<x<14b)−25<x<28
Câu 5 (2 điểm). Tìm số nguyên n biết:
a)n=32.(132−247)−132.(32−247)
b)3n+6 chia hết cho n+1
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Phương pháp:
Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a bé hơn số nguyên b. Như vậy:
- Mọi số dương đều lớn hơn số 0;
- Mọi số âm đều bé hơn số 0 và mọi số nguyên bé hơn 0 đều là số âm;
- Mỗi số âm đều bé hơn mọi số dương.
Lời giải:
a)6<+8b)15>−23hoặc−15>−23c)+32>+12hoặc+32>−12d)+16<24hoặc−16<24
Câu 2:
Phương pháp:
Thực hiện các phép tính trong ngoặc trước, sau đó thực hiện các phép tính từ trái sang phải.
Lời giải:
a)200−(120−154)+23−156=200−(−34)+23−156=200+34+23−156=234+23−156=257−156=101b)666−111+32−59−(312−248)=555+32−59−64=587−59−64=528−64=464
Câu 3:
Phương pháp:
|a|=[akhia≥0−akhia<0
Lời giải:
a)|a|=7
⇒a=7 hoặc a=−7.
b)|a−15|=5
⇒a−15=5 hoặc a−15=−5
a=5+15 a=(−5)+15
a=20 a=10
Câu 4:
Phương pháp:
Liệt kê tất cả các giá trị x thỏa mãn rồi tính tổng của tất cả các số nguyên đó.
Lời giải:
a)−16<x<14
Các giá trị x thỏa mãn là −15;−14;−13;...;0;...;10;11;12;13.
Tổng các số nguyên x thỏa mãn −16<x<14 là:
(−15)+(−14)+(−13)+...+0+..+12+13=(−15)+(−14)+[(−13)+13]+...+[(−1)+1]=(−15)+(−14)=−(15+14)=−29
b)−25<x<28
Các giá trị x thỏa mãn là −24;−23;...0;...;24;25;26;27.
Tổng các số nguyên x thỏa mãn −25<x<28 là:
(−24)+(−23)+...+0+...+24+25+26+27=[(−24)+24]+...[(−1)+1]+25+26+27=25+26+27=78.
Câu 5:
Phương pháp:
a) Áp dụng tính chất nhân phân phối giữa phép nhân với phép cộng.
ab+ac=a(b+c)
b) 3n+6=3(n+1)+3 do đó để 3n+6 chia hết cho n+1 thì 3 chia hết cho n+1 .
Lời giải:
a)32.(132−247)−132.(32−247)=32.132+32.(−247)+(−132).32+(−132).(−247)=[32.132+(−132).32]+[32.(−247)+(−132).(−247)]=32.[132+(−132)]+(−247).[32+(−132)]=32.0+(−247).(−100)=24700
Vậy n=24700.
b) 3n+6=3(n+1)+3
Do đó 3n+6n+1=3(n+1)+3n+1=3+3n+1
Để 3n+6 chia hết cho n+1 thì 3 chia hết cho n+1 hay n+1 là ước của 3.
Ư(3) ={−3;−1;1;3}
+)n+1=−3⇒n=(−3)−1=−4+)n+1=−1⇒n=(−1)−1=−2+)n+1=1⇒n=1−1=0+)n+1=3⇒n=3−1=2.
Vậy n∈{−4;−2;0;2}.
Loigiaihay.com


- Đề kiểm tra 45 phút chương 2 phần Đại số 6 - Đề số 1
- Bài 67 trang 109 Vở bài tập toán 6 tập 1
- Bài 66 trang 109 Vở bài tập toán 6 tập 1
- Bài 65 trang 108 Vở bài tập toán 6 tập 1
- Bài 64 trang 108 Vở bài tập toán 6 tập 1
>> Xem thêm