Đề thi học kì 1 Hóa 11 - Đề số 4
Đề bài
Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:
-
A.
(NH4)2SO4.
-
B.
Ca(H2PO4)2.
-
C.
KCl.
-
D.
KNO3
Phát biểu nào sau đây là sai ?
-
A.
Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
-
B.
Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.
-
C.
Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
-
D.
Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.
Trong công nghiệp thì Nitơ được điều chế bằng phương pháp :
-
A.
chưng cất phân đoạn không khí lỏng
-
B.
nhiệt phân NH4NO2 bão hoà
-
C.
dùng photpho để đốt cháy hết oxi trong không khí được Nitơ
-
D.
cho không khí đi qua CuO/t0
Dung dịch amoniac trong nước có chứa các ion nào sau đây (bỏ qua sự phân li của nước) :
-
A.
NH4+, NH3.
-
B.
NH4+, NH3, H+.
-
C.
NH4+, NH3, OH-.
-
D.
NH4+, OH-.
Cacbon phản ứng với tất cả các chất nào sau đây?
-
A.
Al, HNO3 đặc, KClO3
-
B.
Na2O, NaOH, HCl
-
C.
NH4Cl, KOH, AgNO3
-
D.
Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3
Cách để nhận biết dung dịch có chứa muối amoni là dùng thuốc thử:
-
A.
HCl.
-
B.
AgNO3.
-
C.
quỳ tím.
-
D.
KOH.
Silic tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường
-
A.
O2
-
B.
F2
-
C.
Cl2
-
D.
Br2
Có 4 dung dịch có nồng độ bằng nhau : HCl ( pH = a) ; H2SO4 (pH = b) ; NH4Cl (pH = c); NaOH ( pH = d). Kết quả nào sau đây đúng :
-
A.
d < c < a < b
-
B.
a < b < c < d
-
C.
c < a < d < b
-
D.
b < a < c < d
Khí NH3 có lẫn hơi nước. Hóa chất dùng để làm khô khí NH3 là
-
A.
P2O5.
-
B.
H2SO4 đặc.
-
C.
CaO.
-
D.
cả A, B, C đều đúng.
Hợp chất CH2=CH2 có tên thay thế là
-
A.
etan.
-
B.
eten.
-
C.
etin.
-
D.
etilen.
Chất điện li mạnh có độ điện li (α)
-
A.
α = 0
-
B.
α = 1
-
C.
0 < α <1
-
D.
α > 1
Khoáng vật chính của P trong tự nhiên là
-
A.
Apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2.
-
B.
Apatit Ca(H2PO4)2.
-
C.
Photphorit Ca3(PO4)2.
-
D.
cả A và C.
Công thức đơn giản nhất là công thức
-
A.
biểu thị tỉ lệ tối đa các nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
-
B.
biểu thị tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
-
C.
biểu diễn số lượng nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
-
D.
biểu thị tỉ lệ tối giản các nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích lần lượt là :
-
A.
1 : 1
-
B.
2 : 3
-
C.
3 : 1
-
D.
1 : 3
Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3; CuO; MgO; Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là
-
A.
Al2O3, Cu, Mg, Fe.
-
B.
Al, Fe, Cu, Mg.
-
C.
Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
-
D.
Al2O3, Cu; MgO; Fe.
Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
-
A.
3CO + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$3CO2 + 2Fe
-
B.
CO + Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ COCl2
-
C.
3CO + Al2O3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$2Al + 3CO2
-
D.
2CO + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2
Chất có tính lưỡng tính là:
-
A.
NaHSO4
-
B.
NaOH
-
C.
NaHCO3
-
D.
NaCl
Nồng độ ion H+ trong dung dịch thay đổi như thế nào để pH của dung dịch tăng lên 1 đơn vị:
-
A.
giảm 10 lần.
-
B.
tăng thêm 1 mol/l.
-
C.
tăng 10 lần.
-
D.
giảm đi 1 mol/l.
Dung dịch HCl có pH = 3, số lần cần pha loãng dung dịch để thu được dung dịch HCl có pH = 4 là:
-
A.
30
-
B.
40
-
C.
70
-
D.
10
Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42- . Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Tổng khối lượng muối có trong 300 ml dung dịch X ?
-
A.
71,4 gam.
-
B.
86,2 gam.
-
C.
119 gam.
-
D.
23,8 gam.
Cho hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với hiđro là 8. Dẫn hỗn hợp đi qua H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần trăm (%) theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là :
-
A.
25% N2, 25% H2 và 50% NH3.
-
B.
25% NH3, 25% H2 và 50% N2.
-
C.
25% N2, 25% NH3 và 50% H2.
-
D.
15% N2, 35% H2 và 50% NH3.
Thể tích N2 thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2 là
-
A.
1,12 lít
-
B.
11,2 lít
-
C.
0,56 lít
-
D.
5,6 lít
Hoà tan hết m gam Al vào dung dịch HNO3 dư được 0,01 mol NO và 0,015 mol N2O là các sản phẩm khử của N+5. Giá trị của m là
-
A.
5,4 gam
-
B.
2,7 gam
-
C.
1,35 gam
-
D.
8,1 gam
Trộn 200 ml dung dịch Ca(H2PO4)2 1M với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Khối lượng kết tủa thu được là:
-
A.
31 gam.
-
B.
45 gam.
-
C.
54,4 gam.
-
D.
54 gam.
Thể tích khí NO2 thoát ra ở đktc khi cho 0,12 gam cacbon tác dụng hết với HNO3 đặc nguội (coi phản ứng xảy ra hoàn toàn) là
-
A.
0,896 lít
-
B.
0,672 lít
-
C.
0,448 lít
-
D.
0.336 lít
Khi nung 200 kg đá vôi chứa 10% tạp chất. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 90% thì lượng vôi sống thu được là
-
A.
90,72 kg.
-
B.
10,8 kg.
-
C.
100,8 kg.
-
D.
112 kg.
Cho 3,36 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của MgO trong X là
-
A.
80%.
-
B.
60%.
-
C.
20%.
-
D.
40%.
Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau đây biểu diễn sự phụ thuộc giữa số mol kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2.
Giá trị x, y tương ứng là
-
A.
0,2 và 0,05.
-
B.
0,4 và 0,05.
-
C.
0,2 và 0,10.
-
D.
0,1 và 0,05.
Trộn dung dịch X chứa OH- (0,17 mol), Na+ (0,02 mol) và Ba2+ với dung dịch Y chứa CO32- (0,03 mol), Na+ (0,1 mol) và HCO3- thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
-
A.
14,775.
-
B.
7,880.
-
C.
5,910.
-
D.
13,790.
Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với đung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
-
A.
0,30.
-
B.
0,10.
-
C.
0,20.
-
D.
0,05.
Lời giải và đáp án
Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:
-
A.
(NH4)2SO4.
-
B.
Ca(H2PO4)2.
-
C.
KCl.
-
D.
KNO3
Đáp án : D
Phân bón hóa học kép là KNO3, vì chứa đồng thời 2 dinh dưỡng K và N
Phát biểu nào sau đây là sai ?
-
A.
Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
-
B.
Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.
-
C.
Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
-
D.
Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.
Đáp án : C
Phát biểu sai là: Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
Vì cùng khối lượng phân tử nhưng có thể khác nhau về thành phần nguyên tử (ví dụ C5H10 và C3H5CHO)
Trong công nghiệp thì Nitơ được điều chế bằng phương pháp :
-
A.
chưng cất phân đoạn không khí lỏng
-
B.
nhiệt phân NH4NO2 bão hoà
-
C.
dùng photpho để đốt cháy hết oxi trong không khí được Nitơ
-
D.
cho không khí đi qua CuO/t0
Đáp án : A
Trong công nghiệp thì Nitơ được điều chế bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng
Dung dịch amoniac trong nước có chứa các ion nào sau đây (bỏ qua sự phân li của nước) :
-
A.
NH4+, NH3.
-
B.
NH4+, NH3, H+.
-
C.
NH4+, NH3, OH-.
-
D.
NH4+, OH-.
Đáp án : D
NH4OH → NH4+ + OH-
Cacbon phản ứng với tất cả các chất nào sau đây?
-
A.
Al, HNO3 đặc, KClO3
-
B.
Na2O, NaOH, HCl
-
C.
NH4Cl, KOH, AgNO3
-
D.
Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3
Đáp án : A
B loại Na2O
C loại NH4Cl, KOH, AgNO3
D loại Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3
Cách để nhận biết dung dịch có chứa muối amoni là dùng thuốc thử:
-
A.
HCl.
-
B.
AgNO3.
-
C.
quỳ tím.
-
D.
KOH.
Đáp án : D
Dựa vào tính chất hóa học muối amoni.
Để nhận biết dung dịch có chứa muối amoni ta dùng KOH vì
PT rút gọn: NH4+ + OH– \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) NH3↑ + H2O
Phản ứng trên sinh ra khí mùi khai đặc trưng của NH3, từ đó ta nhận ra được muối amoni ban đầu.
Silic tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường
-
A.
O2
-
B.
F2
-
C.
Cl2
-
D.
Br2
Đáp án : B
Silic tác dụng được với F2 ở nhiệt độ thường.
Có 4 dung dịch có nồng độ bằng nhau : HCl ( pH = a) ; H2SO4 (pH = b) ; NH4Cl (pH = c); NaOH ( pH = d). Kết quả nào sau đây đúng :
-
A.
d < c < a < b
-
B.
a < b < c < d
-
C.
c < a < d < b
-
D.
b < a < c < d
Đáp án : D
Cùng nồng độ mol => H2SO4 sinh ra nhiều H+ nhất => có pH thấp nhất
Khí NH3 có lẫn hơi nước. Hóa chất dùng để làm khô khí NH3 là
-
A.
P2O5.
-
B.
H2SO4 đặc.
-
C.
CaO.
-
D.
cả A, B, C đều đúng.
Đáp án : C
Hóa chất dùng để làm khô khí NH3 là chất không tác dụng được với NH3 => chất đó là CaO
A loại vì P2O5 khi tác dụng với nước thu được H3PO4 phản ứng được với NH3
B loại vì H2SO4 phản ứng được với NH3
Hợp chất CH2=CH2 có tên thay thế là
-
A.
etan.
-
B.
eten.
-
C.
etin.
-
D.
etilen.
Đáp án : B
Tên thay thế = Tên phần thế + tên mạch C chính + tên phần định chức
CH2 = CH2 : et + en = eten
Chất điện li mạnh có độ điện li (α)
-
A.
α = 0
-
B.
α = 1
-
C.
0 < α <1
-
D.
α > 1
Đáp án : B
Dựa vào khái niệm chất điện li mạnh: Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion.
Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion (tức α=1).
Khoáng vật chính của P trong tự nhiên là
-
A.
Apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2.
-
B.
Apatit Ca(H2PO4)2.
-
C.
Photphorit Ca3(PO4)2.
-
D.
cả A và C.
Đáp án : D
Khoáng vật chính của P trong tự nhiên là apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2 và photphorit Ca3(PO4)2
Công thức đơn giản nhất là công thức
-
A.
biểu thị tỉ lệ tối đa các nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
-
B.
biểu thị tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
-
C.
biểu diễn số lượng nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
-
D.
biểu thị tỉ lệ tối giản các nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
Đáp án : D
Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản các nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích lần lượt là :
-
A.
1 : 1
-
B.
2 : 3
-
C.
3 : 1
-
D.
1 : 3
Đáp án : D
Xem lại lí thuyết axit nitric và muối nitrat
Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích 1 : 3
Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3; CuO; MgO; Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là
-
A.
Al2O3, Cu, Mg, Fe.
-
B.
Al, Fe, Cu, Mg.
-
C.
Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
-
D.
Al2O3, Cu; MgO; Fe.
Đáp án : D
CO khử được các oxit của KL đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.
CO khử được các oxit CuO, Fe2O3 nên sau phản ứng thu được chất rắn là: Al2O3, Cu, MgO, Fe.
Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
-
A.
3CO + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$3CO2 + 2Fe
-
B.
CO + Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ COCl2
-
C.
3CO + Al2O3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$2Al + 3CO2
-
D.
2CO + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2
Đáp án : C
Phản ứng hóa học sai là 3CO + Al2O3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$2Al + 3CO2 vì CO không khử được Al2O3
Chất có tính lưỡng tính là:
-
A.
NaHSO4
-
B.
NaOH
-
C.
NaHCO3
-
D.
NaCl
Đáp án : C
Chất có tính lưỡng tính là: NaHCO3
Nồng độ ion H+ trong dung dịch thay đổi như thế nào để pH của dung dịch tăng lên 1 đơn vị:
-
A.
giảm 10 lần.
-
B.
tăng thêm 1 mol/l.
-
C.
tăng 10 lần.
-
D.
giảm đi 1 mol/l.
Đáp án : A
[H+] = 10-pH
Từ đó xác định tỉ số [H+] trước và sau và chọn được đáp án đúng
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{{[{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}]}_{truoc}} = {{10}^{ - pH}}}\\{{{[{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}]}_{sau}} = {{10}^{ - \left( {pH + 1} \right)}}}\end{array}} \right. \Rightarrow \dfrac{{{{[{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}]}_{sau}}}}{{{{[{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}]}_{truoc}}}} = \dfrac{{{{10}^{ - \left( {pH + 1} \right)}}}}{{{{10}^{ - pH}}}} = \dfrac{1}{{10}}\)
⟹ [H+] sau = 1/10 [H+] trước
⟹ giảm 10 lần
Dung dịch HCl có pH = 3, số lần cần pha loãng dung dịch để thu được dung dịch HCl có pH = 4 là:
-
A.
30
-
B.
40
-
C.
70
-
D.
10
Đáp án : D
Số mol chất tan không đổi nên nồng độ tỉ lệ nghịch với thể tích. Nồng độ giảm bao nhiêu lần thì thể tích tăng bấy nhiêu lần.
pH tăng 1 => Nồng độ H+ giảm 10 lần => Thể tích tăng 10 lần
Do đó cần pha loãng 10 lần để từ dung dịch HCl pH = 3 thu được dung dịch HCl pH = 4.
Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42- . Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Tổng khối lượng muối có trong 300 ml dung dịch X ?
-
A.
71,4 gam.
-
B.
86,2 gam.
-
C.
119 gam.
-
D.
23,8 gam.
Đáp án : A
Từ nCO2 => nCO32- ; nBaSO4 => nSO42- ;nNH3 => nNH4+
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích => nNa+
=> m muối khan có trong X
- 100 ml dung dịch X tác dụng với HCl ta xác định được lượng CO32- do phản ứng:
2H+ + CO32- → H2O + CO2
0,1 ← 0,1 (mol)
- 100 ml dung dịch X tác dụng với BaCl2 dư thu được kết tủa gồm BaCO3 (0,1 mol) và BaSO4 => mBaSO4 = 43 – 0,1.197 = 23,3 gam
=> nSO42- = nBaSO4 = 23,3 : 233 = 0,1 mol
- 200 ml dung dịch X tác dụng với NaOH xác định được lượng NH4+ do phản ứng:
NH4+ + OH- → NH3 + H2O
0,4 ← 0,4 (mol)
=> 100 ml dung dịch X chứa 0,2 mol NH4+
- Bảo toàn điện tích cho 100 ml dung dịch X ta có: nNa+ + nNH4+ = 2nCO32- + 2nSO42-
=> nNa+ = 0,1.2 + 0,1.2 – 0,2 = 0,2 mol
Vậy 100 ml dung dịch X chứa: Na+ (0,2 mol); NH4+ (0,2 mol); CO32- (0,1 mol); SO42- (0,1 mol)
Khối lượng muối trong 100ml chất tan là: 0,2.23 + 0,2.18 + 0,1.60 + 0,1.96 = 23,8 gam
=> Khối lượng muối trong 300ml chất tan là: 23,8.3 = 71,4 gam
Cho hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với hiđro là 8. Dẫn hỗn hợp đi qua H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần trăm (%) theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là :
-
A.
25% N2, 25% H2 và 50% NH3.
-
B.
25% NH3, 25% H2 và 50% N2.
-
C.
25% N2, 25% NH3 và 50% H2.
-
D.
15% N2, 35% H2 và 50% NH3.
Đáp án : A
+)NH3 có tính bazơ nên sẽ bị H2SO4 đặc hấp thụ
+) Theo giả thiết thì sau khi đi qua dung dịch H2SO4 đặc thì thể tích khí còn lại một nửa nên ta coi V(NH3)=1
=>V(N2) + V(H2) =1.
+) Kết hợp với phương trình liên quan đến tỉ khối
=> V(N2), V(H2), V(NH3)
Khi cho hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì toàn bộ NH3 bị hấp thụ.
Theo giả thiết thì sau khi đi qua dung dịch H2SO4 đặc thì thể tích khí còn lại một nửa
=> Coi V(NH3 )=1 thì V(N2) +V(H2)=1 (1)
$\frac{{1*17 + {V_{{N_2}}}*28 + {V_{{H_2}}}*2}}{2}*100\% = 8*2$ (2)
Giải (1) và (2) ta có V (N2)=0,5, V(NH3)=0,5
%N2 = %VH2= $\frac{{0,5}}{2}*100\% = 25\% $
%NH3 =50%
Thể tích N2 thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2 là
-
A.
1,12 lít
-
B.
11,2 lít
-
C.
0,56 lít
-
D.
5,6 lít
Đáp án : D
Đổi số mol NH4NO2 = ?
Tính số mol N2 thoát ra theo phương trình:
NH4NO2 → N2 + H2O
nNH4NO2 = 16 : 64 = 0,25 mol
\(\eqalign{
& N{H_4}N{O_2}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow {N_2} + 2{H_2}O \cr
& \,\,\,\,\,0,25\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to 0,25 \cr} \)
=> V N2 = 0,25.22.4 = 5,6 lít
Hoà tan hết m gam Al vào dung dịch HNO3 dư được 0,01 mol NO và 0,015 mol N2O là các sản phẩm khử của N+5. Giá trị của m là
-
A.
5,4 gam
-
B.
2,7 gam
-
C.
1,35 gam
-
D.
8,1 gam
Đáp án : C
Sử dụng bảo toàn e: 3.nAl = 3.nNO + 8.nN2O
Xét quá trình cho – nhận e:
$\begin{align}& Al\to \overset{+3}{\mathop{Al}}\,\,+\,3e~~~~~~\,\,\,\,\,~~\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,\,+\text{ 3}e\to \overset{+2}{\mathop{\,N}}\,O \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\overset{+5}{\mathop{2N}}\,\,\,+\text{ 8}e\to \overset{+1}{\mathop{\,{{N}_{2}}}}\,O \\ \end{align}$
Bảo toàn e: 3.nAl = 3.nNO + 8.nN2O => nAl = (3.0,01 + 8.0,015) / 3 = 0,05 mol
=> m = 0,05.27 = 1,35 gam
Trộn 200 ml dung dịch Ca(H2PO4)2 1M với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Khối lượng kết tủa thu được là:
-
A.
31 gam.
-
B.
45 gam.
-
C.
54,4 gam.
-
D.
54 gam.
Đáp án : C
Thứ tự các phản ứng xảy ra:
H2PO4- + OH- → HPO42- + H2O
Ca2+ + HPO42- → CaHPO4↓
Tính toán lần lượt theo các phương trình hóa học xảy ra để tính khối lượng kết tủa thu được.
Ta có: nH2PO4- = 0,4 mol; nCa2+ = 0,4 mol và nOH- = 0,4 mol
Phản ứng trung hòa:
H2PO4- + OH- → HPO42- + H2O
0,4 0,4 0,4 mol
Phản ứng tạo kết tủa:
Ca2+ + HPO42- → CaHPO4↓
0,4 0,4 0,4 mol
mCaHPO4v = 0,4 . 136 = 54,4 gam
Thể tích khí NO2 thoát ra ở đktc khi cho 0,12 gam cacbon tác dụng hết với HNO3 đặc nguội (coi phản ứng xảy ra hoàn toàn) là
-
A.
0,896 lít
-
B.
0,672 lít
-
C.
0,448 lít
-
D.
0.336 lít
Đáp án : A
Viết quá trình cho - nhận e => sử dụng bảo toàn e để tính số mol NO2
Quá trình cho – nhận e:
\(C\,\, \to \,\,\mathop C\limits^{ + 4} \,\, + \,\,4e\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\mathop N\limits^{ + 5} \,\, + \,\,1e\,\, \to \,\,\mathop N\limits^{ + 4} \)
0,01 → 0,04 0,04 → 0,04
=> VNO2 = 0,04.22,4 = 0,896 lít
Khi nung 200 kg đá vôi chứa 10% tạp chất. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 90% thì lượng vôi sống thu được là
-
A.
90,72 kg.
-
B.
10,8 kg.
-
C.
100,8 kg.
-
D.
112 kg.
Đáp án : A
Tính theo PTHH: CaCO3\(\xrightarrow{{{t^o}}}\)CaO + CO2
nCaCO3 = 200.90% = 180 kg
PTHH: CaCO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)CaO + CO2
100 kg → 56 kg
180 kg → 100,8 kg
Do hiệu suất phản ứng là 90% nên lượng vôi sống thực tế thu được là: 100,8.90% = 90,72 kg
Cho 3,36 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của MgO trong X là
-
A.
80%.
-
B.
60%.
-
C.
20%.
-
D.
40%.
Đáp án : D
Khi cho CO qua hỗn hợp CuO và MgO chỉ có CuO phản ứng. Viết PTHH xảy ra, tính mol CuO theo mol CO, từ đó tính được % CuO và suy ra được %MgO còn lại.
nCO(đktc) = 3,36 :22,4 = 0,15 (mol)
Khi cho CO qua hỗn hợp CuO và MgO chỉ có CuO phản ứng
CO + CuO \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Cu + H2O
0,15 → 0,15 (mol)
nCuO = 0,15 (mol) => mCuO = 0,15.80 = 12 (g)
%CuO = (mCuO : mhh).100% = (12 : 20).100% = 60%
=> %MgO = 100% -%CuO = 40%.
Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau đây biểu diễn sự phụ thuộc giữa số mol kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2.
Giá trị x, y tương ứng là
-
A.
0,2 và 0,05.
-
B.
0,4 và 0,05.
-
C.
0,2 và 0,10.
-
D.
0,1 và 0,05.
Đáp án : A
- Tại V = 0,3 thì lượng BaCO3 đạt cực đại và không đổi. Khi đó:
+ nBaCO3 max = nCO32- max = nNaHCO3 = x
+ BTNT "Ba": nBaCO3 = nBa(OH)2 + nBaCl2 => y
- Tại V = 0,3 thì lượng BaCO3 đạt cực đại và không đổi. Khi đó:
+ nBaCO3 max = nCO32- max = nNaHCO3 = x = 0,2 mol
+ BTNT "Ba": nBaCO3 = nBa(OH)2 + nBaCl2 hay 0,2 = 0,3.0,5 + y => y = 0,05 mol
Trộn dung dịch X chứa OH- (0,17 mol), Na+ (0,02 mol) và Ba2+ với dung dịch Y chứa CO32- (0,03 mol), Na+ (0,1 mol) và HCO3- thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
-
A.
14,775.
-
B.
7,880.
-
C.
5,910.
-
D.
13,790.
Đáp án : D
+Bảo toàn điện tích để tìm được ${{n}_{B{{a}^{2+}}}};\text{ }{{n}_{HCO_{3}^{-}}}$
+ Viết phương trình ion rút gọn khi trộn dd X với Y, tính toán theo chất phản ứng hết:
OH- + HCO3- → CO32- + H2O
Ba2+ + CO32- → BaCO3↓
Bảo toàn điện tích với dd X ta có:
$0,17.1=0,02.1+2.{{n}_{B{{a}^{2+}}}}\Rightarrow {{n}_{B{{a}^{2+}}}}~=0,075\text{ }\left( mol \right)$
Bảo toàn điện tích với dd Y ta có:
$2.0,03+1.{{n}_{HCO_{3}^{-}}}~=0,1.1\Rightarrow {{n}_{HCO_{3}^{-}}}~=0,04\text{ }\left( mol \right)$
Trộn dd X với Y xảy ra phản ứng:
OH- + HCO3- → CO32- + H2O
0,04 →0,04 → 0,04 (mol)
Ba2+ + CO32- → BaCO3↓
0,07 ←(0,03+0,04) → 0,07 (mol)
=> ${{m}_{\downarrow }}~={{m}_{BaC{{O}_{3}}}}=0,07.197=13,79\text{ }(gam)$
Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với đung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
-
A.
0,30.
-
B.
0,10.
-
C.
0,20.
-
D.
0,05.
Đáp án : B
Khi cho từ từ dd chứa HCO3- và CO32- vào dd HCl sẽ xảy ra phản ứng:
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
Gọi x và y là số mol khi tham gia phản ứng với HCl với tỉ lệ này trùng với tỉ lệ HCO3- và CO32- ban đầu.
Bảo toàn nguyên tố C
Bảo toàn điện tích
Bảo toàn nguyên tố K
TH1: Nếu trong dd X có OH- dư => dd X chứa OH- dư, CO32-, K+
Khi cho từ từ 100 ml dd X vào 0,15 mol HCl
OH- + H+ → H2O
CO32- + 2H+ → CO2 ↑+ H2O
=> ${{n}_{{{H}^{+}}}}~={{n}_{O{{H}^{-}}}}+2{{n}_{C{{O}_{2}}}}~>0,12.2=0,24\text{ }\left( mol \right)$
=> loại vì ${{n}_{{{H}^{+}}}}=0,15\left( mol \right)$
Vậy dd X không chứa OH- dư
TH2: dd X không chứa OH- dư ta có sơ đồ bài toán như trên
Khi cho từ từ 100ml dd X vào 0,15 mol HCl có phản ứng:
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
x → x → x (mol)
CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
y → 2y → y (mol)
Gọi x và y là số mol khi tham gia phản ứng với HCl với tỉ lệ $\frac{x}{y}=\frac{a}{b}$
Ta có:
$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\sum {{n_{C{O_2}}} = x + y = 0,12} }\\{\sum {{n_{HCl}} = x + 2y = 0,15} }\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0,09\left( {mol} \right)}\\{y = 0,03\left( {mol} \right)}\end{array}} \right. \Rightarrow \frac{a}{b} = \frac{x}{y} = \frac{3}{1} = > a = 3b{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} (1)$
BTNT C: ${{n}_{BaC{{O}_{3}}}}$ = a + b = 0,2 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,15 và b = 0,05 (mol)
Trong 200 ml dd X: ${{n}_{HCO_{3}^{-}}}~=0,3\left( mol \right);\,{{n}_{CO_{3}^{2-}}}~=0,1\left( mol \right)$
Bảo toàn điện tích đối với dd X : nK+ = 0,3 + 0,1.2 = 0,5 (mol)
BTNT C: ${{n}_{CO2(b)}}+{{n}_{{{K}_{2}}C{{O}_{3}}}}={{n}_{HCO_{3}^{-}}}+{{n}_{CO_{3}^{2-}}}~$=> 0,2 + y = 0,3 + 0,1 => y = 0,2 (mol)
BTNT K: ${{n}_{K+}}={{n}_{KOH}}+2{{n}_{{{K}_{2}}C{{O}_{3}}}}=>{{n}_{KOH}}=0,52.0,2=0,1\left( mol \right)$
=> x = 0,1 (mol)
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1