Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương I - Hóa học 11>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 3 - Chương I - Hóa học 11.
Đề bài
Câu 1: Khi pha loãng dd axit axetic, không thay đổi nhiệt độ, thấy độ điện li của nó tăng. Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Hằng số phân li của axit (Ka) giảm.
B. Ka tăng.
C. Ka không đổi.
D. Không xác định được.
Câu 2: Chọn câu đúng:
A. Chỉ có hợp chất ion mới bị điện li khi hoà tan trong nước.
B. Độ điện li chỉ phụ thuộc vào bản chất chất điện li.
C. Độ điện li của chất điện li yếu có thể bằng 1.
D. Với chất điện li yếu, độ điện li bị giảm khi nồng độ tăng.
Câu 3: Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: NaCl, CaO, SO3, C6H12O6, CH3COOH, C2H5OH, Al2(SO4)3. Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 4: Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch CH3COOH 1M thì độ điện li a của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào ?
A. Tăng
B. Gỉam
C. Không đổi
D. Lúc đầu tăng, sau đó giảm
Câu 5: Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,01M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,01M
B. [H+] > [NO2-]
C. [H+] < 0,01M
D. [NO2-] > 0,01M
Câu 6: Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dịch mới là
A. 1,5M.
B. 2M.
C. 1M.
D. 1,75M.
Câu 7: Tính nồng độ mol của CH3COOH, CH3COO− và H+ trong dung dịch CH3COOH 0,056M, biết rằng độ điện li $\alpha $ của CH3COOH bằng 20%.
A. \({\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,048M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,012M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,012M\)
B. \({\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,0112M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,0112M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,0112M\)
C. \({\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,056M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,0112M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,0112M\)
D. \({\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,0448M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,0112M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,0112M\)
Câu 8: Một dung dịch chứa x mol Na+, y mol Ca2+, z mol HCO3-, t mol Cl-. Hệ thức quan hệ giữa x, y , z, t được xác định là:
A. x + 2z = y + 2t.
B. z + 2x = y + t.
C. x + 2y = z + 2t.
D. x + 2y = z + t.
Câu 9: Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol; Mg2+ 0,3 mol; Cl− 0,4 mol; HCO3− y mol. Cô cạn dung dịch ta thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 49,8
B. 49,4
C. 37,4
30,5
Câu 10: Cho 200 ml dung dịch HNO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,3M được 400 ml dung dịch X có pH = a. Cô cạn dung dịch X được 7,66 gam chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 1
B. 2
C. 12
D. 13
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Ka là hằng số phân ly axit. Giá trị Ka chỉ phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ.
Nhiệt độ không đổi và vẫn axit đó nên Ka không thay đổi.
Đáp án C
Câu 2:
A sai vì hợp chất cộng hóa trị cũng có thể bị phân ly khi hòa tan trong nước, ví dụ như HCl,...
B sai vì độ điện ly phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ dung dịch, bản chất của chất tan và dung môi.
C sai vì chất điện ly yếu phân ly không hoàn toàn thành ion nên độ điện ly luôn nhỏ hơn 1 và lớn hơn 0.
Đáp án D
Câu 3:
Các dung dịch có khả năng dẫn điện là các dung dịch tan trong nước phân li ra các ion
Đó là : NaCl; CaO; SO3; CH3COOH; Al2(SO4)3
CaO và SO3 tan vào nước xảy ra phản ứng:
CaO + H2O → Ca(OH)2 ; dd Ca(OH)2 thu được là bazo mạnh nên dẫn được điện
SO3 + H2O → H2SO4; dd H2SO4 thu được là axit mạnh nên dẫn được điện
Đáp án A
Câu 4:
\(C{H_3}COOH\underset {} \leftrightarrows C{H_3}CO{O^ - } + {H^ + }\,\,\,(1)\)
NaOH → Na+ + OH-
Cho OH- do NaOH phân li ra sẽ kết hợp với H+ làm cho nồng độ H+ giảm cân bằng (1) chuyển dịch về chiều thuận, làm tăng khả năng phân li của CH3COOH.
Đáp án A
Câu 5:
\(HN{O_2}\underset {} \leftrightarrows {H^ + } + N{O_2}^ - \)
HNO2 là axit yếu nên độ điện li $\alpha $ < 1
=> [H+] < 0,01M
Đáp án C
Câu 6:
\({n_{MgC{l_2}}} = 0,15 \times 0,5 = 0,075mol\); \({n_{NaCl}} = 0,05 \times 1 = 0,05mol\)
MgCl2 và NaCl là các chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành các ion:
MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-
0,075 → 0,15 (mol)
NaCl → Na+ + Cl-
0,05 → 0,05 (mol)
=> \(n_{{Cl}^-}\) = 0,15 + 0,05 = 0,2 mol
\[{\text{[}}C{l^ - }{\text{]}} = \dfrac{n}{V} = \frac{{0,2}}{{0,15 + 0,05}} = 1M\]
Đáp án C
Câu 7:
\(C{H_3}COOH\underset {} \leftrightarrows C{H_3}CO{O^ - } + {H^ + }\)
Nồng độ ban đầu(mol/l) 0,056 0 0
Nồng độ phân li (mol/l) x x x
Nồng độ cân bằng(mol/l) 0,056-x x x
Độ điện li : \(\alpha $= $\dfrac{x}{{0,056}}.100\% = 20\% \)
=> X=0,0112( M) => [CH3COO-] = 0,0112M; [H+] = 0,0112M
[CH3COOH] = 0,056 - 0,0112 = 0,0448M
Đáp án D
Câu 8:
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích trong một dung dịch ta có:
n (+) = n (-) => \({n_{N{a^ + }}} + 2{n_{C{a^{2 + }}}} = {n_{HCO_3^ - }} + {n_{C{l^ - }}}\)
=> x + 2y = z + t
Đáp án D
Câu 9:
Áp dụng ĐLBTĐT => 0,1.2 + 0,3.2 = 0,4.1 + y.1 => y = 0,4
Khi cô cạn: 2HCO3− → CO32− + H2O + CO2
\({n_{C{O_3}^{2 - }}} = \frac{1}{2}{\text{ }}{n_{HC{O_3}^ - }} = \frac{1}{2}.0,4 = 0,2{\text{ }}(mol)\)
\( = > {m_{muối}} = {m_{C{a^{2 + }}}} + {\text{ }}{m_{M{g^{2 + }}}}{\text{ }} + {\text{ }}{m_{C{l^ - }}}{\text{ }} + {\text{ }}{m_{C{O_3}^{2 - }}}{\text{ = 0,1}}{\text{.40 + 0,3}}{\text{.24 + 0,4}}{\text{.35,5 + 0,2}}{\text{.60 = 37,4 (g)}}\)
Đáp án C
Câu 10:
nNaOH = 0,04 mol; nKOH = 0,06 mol
Nếu H+ dư thì dung dịch sau phản ứng gồm NaNO3 (0,04 mol) và KNO3 (0,06 mol) (vì HNO3 bị bay hơi khi cô cạn).
=> m chất rắn = 0,04.85 + 0,06.101 = 9,46 gam ≠ 7,66 gam
Vậy OH- dư
Dung dịch sau phản ứng gồm:
Na+: 0,04 mol
K+: 0,06 mol
NO3-: x
OH- dư: y
*m chất rắn = 7,66 gam => 62x + 17y + 0,04.23 + 0,06.39 = 7,66 hay 62x + 17y = 4,4 (1)
*BTĐT: nNa+ + nK+ = nNO3- + nOH- => x + y = 0,1 (2)
Giải (1) và (2) => x = 0,06 và y = 0,04
=> [OH-] = n/V = 0,04:0,4 = 0,1M
=> pOH = -log[OH-] = 1 => pH = 13
Đáp án D
Loigiaihay.com