Steam - Làm nến thơm Hóa học 11>
Steam - Làm nến thơm Hóa học 11
Steam - Làm nến thơm
I. Mục tiêu
- Nêu được khái niệm ankan (parafin)
- Nêu được thuộc tính của parafin, sáp nến: điểm nóng chảy, điểm đông đặc, khả năng cháy...
- Học sinh nêu và tiến hành được các bước thí nghiệm. Quan sát, giải thích và rút ra hiện tượng
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận
II. Chuẩn bị
1. Nguyên liệu
- Sáp đậu nành, sáp ong, sáp bơ, sáp cọ...: 200g
- Tinh dầu (tùy mùi tùy thích): hoa hồng, lavender, bưởi...: 15ml
2. Dụng cụ
- Bấc (tim) nến
- Cốc thủy tinh
- Đũa
- Bếp và nồi
III. Tiến hành
Bước 1: Đun chảy sáp ong hoặc sáp đậu nành, khuấy đều hỗn hợp. Một cốc nến cần dùng khoảng 150g sáp.
Lưu ý: Không để nước bắn vào sáp
Bước 2: Trong lúc chờ sáp tan chảy, hãy chuẩn bị cốc và bấc nến để tiết kiệm thời gian. Cố định bấc nến vào đáy cốc bằng 1 ít sáp đã đun chảy hoặc keo, đầu còn lại dùng một cây kẹp hoặc một đôi đũa để cố định bấc nến thẳng đứng.
- Học sinh có thể cho phẩm màu khi đun xong sáp nóng chảy, khuấy đều
Bước 3: Chờ sáp nguội đến khoảng 70 độ, sau đó đổ sáp lỏng vào cốc.
Bước 4: Cho tinh dầu yêu thích vào. Với 150g sáp thì cần khoảng 15ml tinh dầu. Khuấy nhẹ nhàng tránh tạo bọt khí.
- Khi sáp nến đông mềm thì có thể trang khí nến bằng hoa khô
Bước 5: Sau đó đợi đến khi hỗn hợp nguội dùng kéo cắt phần bấc nến còn thừa. Nên cắt bấc nến còn 0,3 - 0,5cm. Để nến nghỉ 2 - 7 ngày trước khi đốt để tạo mùi hương tốt nhất.
IV. Thu hoạch
- Sản phẩm nến thơm thu được đạt yêu cầu về độ cứng, tốc độ cháy, khi thắp nến tỏa mùi thơm, không tạo khói đen, mịn.
- Lý thuyết ankan
- Bài 1 trang 115 SGK Hóa học 11
- Bài 2 trang 115 SGK Hóa học 11
- Bài 3 trang 115 SGK Hóa học 11
- Bài 4 trang 116 SGK Hóa học 11
>> Xem thêm