Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 11 có đáp án và lời giải chi tiết>
Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học I - Hóa học 11 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
Phần 1: Trắc nghiệm (2,5 điểm)
Câu 1: Cho dãy các chất sau: HCl, H2SO4, H3PO4, NaOH, C2H5OH, Ba(OH)2, Fe(NO3)3, NH4Cl, KAlO2. Số chất điện li mạnh là:
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 2: Cho các chất sau: KOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2 và Pb(OH)2. Số chất có tính chất lưỡng tính là:
A. 2.
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 3: Khi trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,125M với 400 ml dung dịch HCl 0,05M thu được dung dịch có pH là:
A. 2
B. 6
C. 10
D. 12
Câu 4: Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. NH4+, NO3-, HCO3-, OH-
B. K+, H+, SO42-, OH-
C. Na+, NH4+, H+, CO32-
D. Ca2+, Fe2+, NO3-, Cl-
Câu 5: Thể tích dung dịch HNO3 0,3M vừa đủ để trung hòa 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là
A. 100 ml
B. 150 ml
C. 200 ml
D. 250 ml
Câu 6: Cho phản ứng hóa học NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn với phản ứng trên?
A. 2KOH + FeCl2→ Fe(OH)2 + 2KCl
B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O
D. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O
Câu 7: Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:
A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.
B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.
C. Nước phun vào bình và không có màu.
D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2(đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là:
A. 37,8 gam
B. 18,9 gam
C. 28,35 gam
D. 39,8 gam
Câu 9: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là:
A. 33,8 gam
B. 28,5 gam
C. 29,5 gam
D. 31,3 gam
Câu 10: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100 ml dung dịch gồm HNO30,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
A. 0,448
B. 0,792
C. 0,672
D. 0,746
Phần II: Tự luận. 7,5 điểm
Câu 1: (2,0 điểm)
Chỉ dùng một hóa chất, hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau đụng trong các lọ mất nhãn sau: NH4Cl, (NH4)2SO4 và KNO3. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 2: (2,0 điểm)
Viết phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có)
NH4NO2 → N2 → NH3→ NO → NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → O2
Câu 3: (3,5 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 23,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào dung dịch HNO3 2M (dư), thu được dung dịch A và 7,84 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc)
1. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
2. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A.
3. Tính thể tích của dung dịch HNO3ban đầu (biết rằng dùng dư 10% so với lượng cần phản ứng)
Lời giải chi tiết
Đáp án:
1. B |
2. C |
3. D |
4. D |
5. A |
6. D |
7.B |
8.D |
9. A |
10.C |
Hướng dẫn giải chi tiết
I. Trắc nghiệm
Câu 1:
Các chất thuộc loại điện li mạnh là: axit mạnh, kiềm, hầu hết các muối
Các chất điện li mạnh trong dãy chất trên là: HCl, H2SO4, NaOH, Ba(OH)2, Fe(NO3)3, NH4Cl, KAlO2.
Đáp án B
Câu 2:
Chất lưỡng tính là những chất có khả năng điện li theo kiểu axit và bazo
Các chất thuộc loại lưỡng tính là: Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2 và Pb(OH)2
Đáp án C
Câu 3:
n OH- = 2 n Ba(OH)2 = 0,125 . 0,1 . 2 = 0,025 mol
n H+ = n HCl = 0,4 . 0,05 = 0,02 mol
Ta có phương trình:
H+ + OH- → H2O
(1) sau phản ứng OH- còn dư
=> n OH- dư = 0,025 – 0,02 = 0,005 mol
=> [OH-] = 0,005 : (0,1 + 0,4) = 0,01 M
=> pH = 12
Đáp án D
Câu 4:
Các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là các ion không có khả năng tác dụng với nhau
A sai,
NH4+ + OH- NH3 + H2O
HCO3- + OH- CO32- + H2O
B sai
H+ + OH- H2O
C sai
H+ + CO32- HCO3-
Đáp án D
Câu 5:
n OH- có trong hỗn hợp dung dịch kiềm
= n NaOH + 2 . n Ba(OH)2 = 0,1 . 0,1 + 0,1 . 0,1 . 2 = 0,03 mol
=> n H+ = n HNO3 = 0,03 mol
=> V HNO3 = n : CM = 0,03 : 0,3 = 0,1 lít
Đáp án A
Câu 6:
Đáp án D
Câu 7:
Đáp án B
Câu 8:
n Zn = 13 : 65 = 0,2 mol
n N2 = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron
2 . n Zn = 10 n N2 + 8 n NH4NO3
=> n NH4NO3 = (0,2 . 2 – 0,02 . 10) : 8 = 0,025 mol
Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
m Zn(NO3)2 + m NH4NO3 = 0,2 . 189 + 0,025 . 80 = 39,8 gam
Đáp án D
Câu 9:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
n Na+ + n K+ = n HCO3- + 2 . n CO32- + 2 . n SO42-
=> a = 0,35 mol
=> Khối lượng muối có trong dung dich X là: 33,8 gam
Đáp án A
Câu 10:
n Cu = 3,2 : 64 = 0,05 mol
n H+ = 0,8 . 0,1 + 0,2 . 2 . 0,1 = 0,12 mol
n NO3- = 0,08 mol
Ta có phương trình ion:
3Cu + 8H+ + 2NO3- 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Khảo sát phương trình trên ta thấy, H+ phản ứng hết
=> n NO = ¼ n H+ = 0,03 mol
V NO = 0,672 lít
Đáp án C
Phần 2: Tự luận
Câu 1:
Dung dịch gồm có : NH4Cl, (NH4)2SO4, KNO3
Lấy lần lượt mỗi dung dịch trên cho tác dụng với Ba(OH)2
Chất tác dụng với Ba(OH)2 cho khí bay lên => Đó là NH4Cl
Chất tác dụng với Ba(OH)2 cho khí bay lên và tạo kết tủa là (NH4)2SO4
Chất không có hiện tượng gì là KNO3
Ta có phương trình phản ứng:
Ba(OH)2 + 2NH4Cl BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
Câu 2:
(1) NH4NO2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}},xt}\)N2 + 2H2O
(2) N2 + 3H2 \(\overset{{{t}^{0}},Pt}{leftrightarrows}\) 2NH3
(3) NH3 + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}},xt}\) NO + H2O
(4) NO + 1/2 O2 → NO2
(5) NO2 + ½ O2 + H2O → HNO3
(6) CuO + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
(7) Cu(NO3)2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}},xt}\) CuO + 2NO2 + ½ O2
Câu 3:
a, n NO = 7,84 : 22,4 = 0,35 mol
Gọi số mol của Cu, Fe lần lượt là x, y mol
Theo đề bài, tổng khối lượng kim loại là 23,6
=> 64x + 56y = 23,6 (I)
Áp dụng định luật bảo toàn electron
=> 2 . n Cu + 3 . n Fe = 3 . n NO
2x + 3y = 0,35 . 3 (II)
Từ (I) và (II)
=> x = 0,15 ; y = 0,25
%m Cu = (0,15 . 64) : 23,6 . 100% = 40,68%
%m Fe = 100% - 40,68% = 59,32%
b, Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
m Cu(NO3)2 + m Fe(NO3)3 = 0,15 . 188 + 0,25 . 242 = 88,7 gam
c, n HNO3 phản ứng = 4 . n NO = 4 . 0,35 = 1,4 mol
Theo đề bài, lượng axit dùng dư 10%
=> n HNO3 đã dùng là: 1,4 + 1,4 . 10% = 1,54 mol
Loigiaihay.com