Đề thi học kì 1 Hóa 10 - Đề số 2
Đề bài
Cấu hình electron nào sau đây viết không đúng?
-
A.
1s2 2s2.
-
B.
1s2 2s2 2p5.
-
C.
1s2 2s2 2p6.
-
D.
1s2 2s2 2p7
Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng
-
A.
số proton và nơtron.
-
B.
số nơtron.
-
C.
số khối.
-
D.
số proton.
Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxit cao nhất của R và công thức hợp chất với hiđro là
-
A.
R2O5 và RH3.
-
B.
RO2 và RH4.
-
C.
R2O7 và RH.
-
D.
RO3 và RH2
Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là
-
A.
Br, F, I, Cl.
-
B.
F, Cl, Br, I.
-
C.
I, Br, F, Cl.
-
D.
I, Br, Cl, F.
Cho các nguyên tố: X (Z= 11), Y (Z= 17). Liên kết hoá học giữa X và Y thuộc loại...
-
A.
liên kết kim loại.
-
B.
iên kết ion.
-
C.
liên kết cộng hoá trị có cực.
-
D.
liên kết cộng hoá trị không có cực.
Chọn cấu hình electrron của nguyên tố khí hiếm trong số các cấu hình electron của nguyên tử sau:
-
A.
1s22s22p63s23p1
-
B.
1s22s22p63s23p3
-
C.
1s22s22p63s23p6
-
D.
1s22s22p63s23p4
Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA có cấu hình electron là
-
A.
1s22s22p63s2.
-
B.
1s22s22p63s1.
-
C.
1s22s22p63p2.
-
D.
1s22s22p6.
Sắt là yếu tố quan trọng cấu tạo nên Hemoglobin, một dạng protein là thành phần chính tạo nên hồng cầu. Chính sắt có trong hemoglobin làm nên màu đỏ của máu, một thành phần quan trọng của cơ thể.Cấu hình electron của 26Fe là
-
A.
1s22s22p63s23p64s23d6
-
B.
1s22s22p63s23p63d84s2
-
C.
1s22s22p63s23p63d10
-
D.
1s22s22p63s23p63d64s2
Obitan nguyên tử là
-
A.
khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là lớn nhất (90%).
-
B.
khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó không chứa electron.
-
C.
khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là 20%.
-
D.
khu vực không gian cách xa hạt nhân.
Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 6. A và B là các nguyên tố:
-
A.
Al và Br
-
B.
Al và Cl
-
C.
Si và Cl
-
D.
Si và Ca
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng…
-
A.
số lớp electron
-
B.
số electron ở lớp ngoài cùng
-
C.
số electron
-
D.
số electron hóa trị
Các hạt cấu tạo của hầu hết các nguyên tử là...
-
A.
proton, nơtron và electron.
-
B.
proton, nơtron.
-
C.
proton và electron.
-
D.
nơtron và electron.
Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là:
-
A.
Magie
-
B.
Cacbon
-
C.
Nitơ
-
D.
Photpho
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng
-
A.
1 electron chung.
-
B.
sự cho nhận proton.
-
C.
1 hay nhiều cặp electron chung.
-
D.
lực hút tĩnh điện.
Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nhôm và nhóm nitrat (NO3-) là:
-
A.
Al(NO3)2
-
B.
Al(NO3)3
-
C.
Al3NO3
-
D.
AlNO3
Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử:
-
A.
Tạo ra chất kết tủa
-
B.
Tạo ra chất khí
-
C.
Có sự thay đổi màu sắc của các chất
-
D.
Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:
-
A.
Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
-
B.
Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì truớc.
-
C.
Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).
-
D.
Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi:
-
A.
Giảm dần
-
B.
Tăng dần
-
C.
Không đổi
-
D.
Tăng giảm không theo quy luật
Ion nào là ion đơn nguyên tử?
-
A.
NH4+
-
B.
NO3-
-
C.
Cl-
-
D.
OH-
Cho dãy các chất sau: Na, SO2, FeO, N2, HCl. Số chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
2
Hiđro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị \({}_1^2H\)trong 1 ml nước (cho rằng trong nước chỉ có 2 đồng vị \({}_1^2H,\,\,{}_1^1H\)), cho M = 18, khối lượng riêng của nước là 1 g/ml ?
-
A.
5,344.1020 nguyên tử.
-
B.
6,626.1022 nguyên tử.
-
C.
5,344.1022 nguyên tử.
-
D.
6,626.1020 nguyên tử
Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 culông. Tên nguyên tử X là
-
A.
Na
-
B.
K
-
C.
Ba
-
D.
Ca
Nguyên tố ở chu kỳ 5, nhóm VIA có cấu hình electron hóa trị là
-
A.
4s24p4.
-
B.
4s24p5.
-
C.
5s25p5.
-
D.
5s25p4.
Trong một hợp chất oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm A, oxi chiếm 60% về khối lượng. Hãy cho biết nguyên tố đó ở nhóm nào ? (biết số hạt nơtron bằng số hạt proton)
-
A.
IIA.
-
B.
IVA.
-
C.
VA.
-
D.
VIA.
Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion K+ (Z = 19) là:
-
A.
4s1.
-
B.
4s2.
-
C.
4s24p6.
-
D.
3s23p6.
Cho các chất và ion sau: NH4+, NH3, NO3–, N2O5, N2O, NO, NO2, NO2–. Số oxi hoá của nitơ trong các chất và ion trên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
-
A.
NH4+ < N2 < N2O < NO < NO2– < NO2 < NO3– .
-
B.
NH3 < N2 < N2O < NO < NO2– < NO2 < NO3–
-
C.
NH4+ < N2 < N2O < NO < NO2– < NO2 < N2O5
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O.
Các hệ số a,b,c,d,e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a+b) bằng:
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
5
-
D.
6
Thể tích khí Cl2 (đktc) cần dùng để phản ứng vừa hết với 5,6 gam Fe là
-
A.
2,24 lít.
-
B.
4,48 lít.
-
C.
3,36 lít.
-
D.
5,60 lít
Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16. Số khối của X là
-
A.
27
-
B.
35.
-
C.
37.
-
D.
31.
Phân tử M2X tạo thành từ M+ và X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt cơ bản là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23. Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt. Công thức hóa học của M2X là
-
A.
Na2O.
-
B.
K2S.
-
C.
Na2S.
-
D.
K2O.
Lời giải và đáp án
Cấu hình electron nào sau đây viết không đúng?
-
A.
1s2 2s2.
-
B.
1s2 2s2 2p5.
-
C.
1s2 2s2 2p6.
-
D.
1s2 2s2 2p7
Đáp án : D
Cấu hình e viết sai là: 1s2 2s2 2p7 vì phân lớp p chứa tối đa 6 e
Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng
-
A.
số proton và nơtron.
-
B.
số nơtron.
-
C.
số khối.
-
D.
số proton.
Đáp án : D
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân( số proton, số nơtron)
Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxit cao nhất của R và công thức hợp chất với hiđro là
-
A.
R2O5 và RH3.
-
B.
RO2 và RH4.
-
C.
R2O7 và RH.
-
D.
RO3 và RH2
Đáp án : D
Nguyên tố R thuộc nhóm VIA => công thức oxit cao nhất của R là RO3 (R có hóa trị VI)
R có hóa trị = 8 – 6 = 2 khi tạo hợp chất với hiđro => RH2
Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là
-
A.
Br, F, I, Cl.
-
B.
F, Cl, Br, I.
-
C.
I, Br, F, Cl.
-
D.
I, Br, Cl, F.
Đáp án : D
Dựa vào quy luật biến đổi tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
- Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
- Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
Ta thấy các nguyên tố trên đều thuộc nhóm VIIA. Mà trong trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần nên ta có sự sắp xếp tính phi kim của các nguyên tố như sau: I < Br < Cl < F
Cho các nguyên tố: X (Z= 11), Y (Z= 17). Liên kết hoá học giữa X và Y thuộc loại...
-
A.
liên kết kim loại.
-
B.
iên kết ion.
-
C.
liên kết cộng hoá trị có cực.
-
D.
liên kết cộng hoá trị không có cực.
Đáp án : B
Bước 1: Xác định tính kim loại, phi kim của X, Y
Viết cấu hình đầy đủ của X, Y. Từ cấu hình xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.
Bước 2: Xác định liên kết giữa X, Y
- Liên kết giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình là liên kết ion
- Liên kết giữa 2 nguyên tử giống hệt nhau là liên kết cộng hóa trị không phân cực
- Liên kết giữa hai nguyên tố phi kim khác nhau thường thuộc liên kết CHT có cực.
Bước 1: Xác định tính kim loại, phi kim của X, Y
11X: 1s22s22p63s1 => X là kim loại điển hình (nhóm IA)
17Y: 1s22s22p63s23p5 => Y là phi kim điển hình (nhóm VIIA)
Bước 2: Xác định liên kết giữa X, Y
Như vậy liên kết giữa X và Y là liên kết ion
Chọn cấu hình electrron của nguyên tố khí hiếm trong số các cấu hình electron của nguyên tử sau:
-
A.
1s22s22p63s23p1
-
B.
1s22s22p63s23p3
-
C.
1s22s22p63s23p6
-
D.
1s22s22p63s23p4
Đáp án : C
Khí hiếm có cấu hình dạng ns2np6 (ngoài ra có He là 1s2)
1s22s22p63s23p6 là cấu hình của khí hiếm.
Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA có cấu hình electron là
-
A.
1s22s22p63s2.
-
B.
1s22s22p63s1.
-
C.
1s22s22p63p2.
-
D.
1s22s22p6.
Đáp án : A
Chu kì = số lớp e
Số thứ tự nhóm (đối với nhóm A) = số e lớp ngoài cùng
Chu kì 3 => 3 lớp electron
Nhóm IIA => có 2e lớp ngoài cùng
Sắt là yếu tố quan trọng cấu tạo nên Hemoglobin, một dạng protein là thành phần chính tạo nên hồng cầu. Chính sắt có trong hemoglobin làm nên màu đỏ của máu, một thành phần quan trọng của cơ thể.Cấu hình electron của 26Fe là
-
A.
1s22s22p63s23p64s23d6
-
B.
1s22s22p63s23p63d84s2
-
C.
1s22s22p63s23p63d10
-
D.
1s22s22p63s23p63d64s2
Đáp án : D
Dựa vào cách viết cấu hình e nguyên tử:
1 - Phân bố các e vào các phân lớp theo mức năng lượng từ thấp đến cao
2 - Sắp xếp lại các phân mức theo thứ tự từ trong ra ngoài
1 - Phân mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d6
2 - Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d64s2
Obitan nguyên tử là
-
A.
khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là lớn nhất (90%).
-
B.
khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó không chứa electron.
-
C.
khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là 20%.
-
D.
khu vực không gian cách xa hạt nhân.
Đáp án : A
Obitan nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là lớn nhất (90%).
Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 6. A và B là các nguyên tố:
-
A.
Al và Br
-
B.
Al và Cl
-
C.
Si và Cl
-
D.
Si và Ca
Đáp án : C
Viết cấu hình e của nguyên tử nguyên tố A sao cho tổng số e trong phân lớp p bằng 8.
=> ZA => A
Số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt mang điện của A là 6 => 2ZB – 2ZA = 6 => ZB
=> số hiệu nguyên tử của B => B
Cấu hình e của nguyên tử nguyên tố A là: 1s22s22p63s23p2
=> ZA = 14 => A là Si
Số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt mang điện của A là 6 => 2ZB – 2ZA = 6 hay ZB – ZA = 3
=> ZB = 17 => B là Cl
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng…
-
A.
số lớp electron
-
B.
số electron ở lớp ngoài cùng
-
C.
số electron
-
D.
số electron hóa trị
Đáp án : D
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron hóa trị.
Các hạt cấu tạo của hầu hết các nguyên tử là...
-
A.
proton, nơtron và electron.
-
B.
proton, nơtron.
-
C.
proton và electron.
-
D.
nơtron và electron.
Đáp án : A
Có 3 loại hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là p, n, e
Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là:
-
A.
Magie
-
B.
Cacbon
-
C.
Nitơ
-
D.
Photpho
Đáp án : B
Hóa trị của một nguyên tố nhóm A trong oxit cao nhất bằng số thứ tự nhóm của nguyên tố đó.
Trong RO2, R có hóa trị IV => R thuộc nhóm IVA => Cacbon
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng
-
A.
1 electron chung.
-
B.
sự cho nhận proton.
-
C.
1 hay nhiều cặp electron chung.
-
D.
lực hút tĩnh điện.
Đáp án : C
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron chung.
Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nhôm và nhóm nitrat (NO3-) là:
-
A.
Al(NO3)2
-
B.
Al(NO3)3
-
C.
Al3NO3
-
D.
AlNO3
Đáp án : B
Công thức của hợp chất tạo bởi nhôm và nhóm nitrat là Al(NO3)3
Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử:
-
A.
Tạo ra chất kết tủa
-
B.
Tạo ra chất khí
-
C.
Có sự thay đổi màu sắc của các chất
-
D.
Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử
Đáp án : D
Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:
-
A.
Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
-
B.
Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì truớc.
-
C.
Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).
-
D.
Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
Đáp án : C
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do: Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).
Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi:
-
A.
Giảm dần
-
B.
Tăng dần
-
C.
Không đổi
-
D.
Tăng giảm không theo quy luật
Đáp án : B
Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi tăng dần
Ion nào là ion đơn nguyên tử?
-
A.
NH4+
-
B.
NO3-
-
C.
Cl-
-
D.
OH-
Đáp án : C
Ion đơn nguyên tử là ion được cấu tạo từ 1 nguyên tử.
Cl- là ion đơn nguyên tử.
Cho dãy các chất sau: Na, SO2, FeO, N2, HCl. Số chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
2
Đáp án : B
Những chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là những chất vừa có khả năng cho và nhận e.
Na: chỉ có tính khử
SO2: S có số oxi hóa +4 là số oxi hóa trung gian => có tính khử và oxi hóa
FeO: Fe có số oxi hóa +2 là số oxi hóa trung gian => có tính khử và oxi hóa
N2: N có số oxi hóa 0 là số oxi hóa trung gian => có tính khử và oxi hóa
HCl: H có số oxi hóa +1 có thể nhận e để lên 0, Cl có số oxi hóa -1 có thể cho e để lên mức oxi hóa cao hơn => có tính khử và oxi hóa
Hiđro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị \({}_1^2H\)trong 1 ml nước (cho rằng trong nước chỉ có 2 đồng vị \({}_1^2H,\,\,{}_1^1H\)), cho M = 18, khối lượng riêng của nước là 1 g/ml ?
-
A.
5,344.1020 nguyên tử.
-
B.
6,626.1022 nguyên tử.
-
C.
5,344.1022 nguyên tử.
-
D.
6,626.1020 nguyên tử
Đáp án : A
+) Từ khối lượng riêng tính được số mol H2O => số phân tử H2O => số nguyên tử H
Đặt x và y lần lượt là số nguyên tử \({}_1^2H\)và \({}_1^1H\)
+) Từ tổng số nguyên tử H => lập pt (1)
+) Từ nguyên tử khối của H => lập pt (2)
Áp dụng công thức: m = D.V => \({m_{{H_2}O}} = 1{\rm{ }}gam => {n_{{H_2}O}} = \frac{1}{{18}}\,mol\)
=> số phân tử H2O $ = \frac{{6,{{02.10}^{23}}}}{{18}} = 3,{34.10^{22}}$
=> Tổng số nguyên tử H = 2 . số phân tử H2O
Đặt x và y lần lượt là số nguyên tử \({}_1^2H\)và \({}_1^1H\)
=> x + y = 6,68.1022
+) Nguyên tử khối trung bình của H là 1,008
Mà trong 6,68.1022 nguyên tử H gồm ${}_{1}^{2}H$và ${}_{1}^{1}H$
=> Khối lượng của 6,68.1022 nguyên tử H là: 2x + y = 1,008.6,68.1022
=> x = 5,344.1020 và y = 6,626.1022 nguyên tử
Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 culông. Tên nguyên tử X là
-
A.
Na
-
B.
K
-
C.
Ba
-
D.
Ca
Đáp án : B
+) Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 C nên nguyên tử X cũng có điện tích hạt nhân là 30,4.10-19 C.
+) Mỗi hạt proton có điện tích là 1,6.10-19 C
+) Theo giả thiết : Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 C nên nguyên tử X cũng có điện tích hạt nhân là 30,4.10-19 C (điện tích hạt nhân của ion và điện tích hạt nhân của nguyên tử là như nhau)
+) Mặt khác mỗi hạt proton có điện tích là 1,6.10-19 C nên suy ra số proton trong hạt nhân của X là :
$Số \,p = \frac{{30,{{4.10}^{ - 19}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 19$ hạt
Vậy nguyên tử X là Kali (K).
Nguyên tố ở chu kỳ 5, nhóm VIA có cấu hình electron hóa trị là
-
A.
4s24p4.
-
B.
4s24p5.
-
C.
5s25p5.
-
D.
5s25p4.
Đáp án : D
+) Từ chu kì => số lớp electron
+) Từ số nhóm A => số electron lớp ngoài cùng
Nguyên tố ở chu kỳ 5 => số lớp electron là 5
Nguyên tố thuộc nhóm VIA => có 6e lớp ngoài cùng
=> cấu hình electron hóa trị là 5s25p4.
Trong một hợp chất oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm A, oxi chiếm 60% về khối lượng. Hãy cho biết nguyên tố đó ở nhóm nào ? (biết số hạt nơtron bằng số hạt proton)
-
A.
IIA.
-
B.
IVA.
-
C.
VA.
-
D.
VIA.
Đáp án : D
+) Oxit chiếm 60% về khối lượng => $\frac{16n}{2{{A}_{\text{R}}}+16n}.100%=60%\,$
+) Với n = 3 => AR
+) Với n = 6 => AR
vì số n = số p => số p => số e
Gọi oxit là R2On (R có hóa trị cao nhất là n)
+) Oxi chiếm 60% về khối lượng => $\frac{16n}{2{{A}_{\text{R}}}+16n}.100\%=60\%\,\,=>\,\,{{A}_{R}}=\frac{16}{3}n$
+) Với n = 3 => AR = 16
Vì trong R có số p = số n => 2p = 16 => p = 8 (Oxi => loại vì oxi có hóa trị cao nhất là 2)
+) Với n = 6 => AR = 32
Trong R có số p = số n => 2p = 32 => p = 16 (S, thỏa mãn vì S có số oxi hóa cao nhất là 6)
=> nguyên tố ở nhóm VIA
Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion K+ (Z = 19) là:
-
A.
4s1.
-
B.
4s2.
-
C.
4s24p6.
-
D.
3s23p6.
Đáp án : D
+) Viết cấu hình e của K (Z = 19)
+) Nguyên tử K cho 1e để tạo thành ion K+ => Cấu hình e của ion K+
=> Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion K+
Cấu hình e của K (Z = 19) là: 1s22s22p63s23p64s1
Nguyên tử K cho 1e để tạo thành ion K+
=> Cấu hình e của ion K+ là: 1s22s22p63s23p6
=> Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion K+ : 3s23p6.
Cho các chất và ion sau: NH4+, NH3, NO3–, N2O5, N2O, NO, NO2, NO2–. Số oxi hoá của nitơ trong các chất và ion trên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
-
A.
NH4+ < N2 < N2O < NO < NO2– < NO2 < NO3– .
-
B.
NH3 < N2 < N2O < NO < NO2– < NO2 < NO3–
-
C.
NH4+ < N2 < N2O < NO < NO2– < NO2 < N2O5
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án : D
\(\overset{-3}{\mathop{N}}\,{{H}_{4}}^{+},\text{ }\overset{-3}{\mathop{N}}\,{{H}_{3}},\text{ }\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}^{-},\text{ }{{\overset{+5}{\mathop{N}}\,}_{2}}{{O}_{5}},\text{ }{{\overset{+1}{\mathop{N}}\,}_{2}}O,\text{ }\overset{+2}{\mathop{N}}\,O,\text{ }\overset{+4}{\mathop{N}}\,{{O}_{2}},\text{ }\overset{+3}{\mathop{N}}\,{{O}_{2}}^{-}\)
=> cả 3 đáp án đều sắp xếp theo chiều tăng số oxi hóa của nitơ trong các chất và ion
Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O.
Các hệ số a,b,c,d,e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a+b) bằng:
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
5
-
D.
6
Đáp án : C
Cân bằng phương trình bằng phương pháp ion electron
=> tổng hệ số a +b = 1 +4 = 5
Thể tích khí Cl2 (đktc) cần dùng để phản ứng vừa hết với 5,6 gam Fe là
-
A.
2,24 lít.
-
B.
4,48 lít.
-
C.
3,36 lít.
-
D.
5,60 lít
Đáp án : C
+) Cl2 phản ứng với Fe tạo muối Fe3+
$\begin{align} & C{{l}_{2}}\,\,\,+\,\,\,2\text{e}\to 2C{{l}^{-}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,F\text{e}\to\overset{+3}{\mathop{F\text{e}}}\,+3\text{e} \\ & 0,15\,\leftarrow \,0,3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\,\,\,\,\,\,\to \,\,\,\,0,3 \\ \end{align}$
nFe = 0,1 mol
Cl2 phản ứng với Fe tạo muối Fe3+
Xét quá trình cho – nhận e:
$\begin{align} & C{{l}_{2}}\,\,\,+\,\,\,2\text{e}\to 2\overset{-1}{\mathop{Cl}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,F\text{e}\to\overset{+3}{\mathop{F\text{e}}}\,+3\text{e} \\ & 0,15\,\leftarrow \,0,3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\,\,\,\,\,\,\to \,\,\,\,0,3 \\ \end{align}$
=> VCl2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít
Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16. Số khối của X là
-
A.
27
-
B.
35.
-
C.
37.
-
D.
31.
Đáp án : B
Phân tử MX3 gồm 1 nguyên tử M và 3 nguyên tử X nên tổng số hạt là:
(2.ZM + NM) + 3.(2.ZX + NX) = 196 (1)
Trong phân tử MX3, số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 60 nên:
2.ZM + 3.2.ZX – (NM + 3.NX) = 60 (2)
Từ (1) và (2) => ZM + 3.ZX = 64 (3) và NM + 3.NX = 68 (4)
Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8
=> AX – AM = 8 => ZX + NX – (ZM + NM) = 8 (5)
Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16 nên: 2ZX + NX + 1 – (2.ZM + NM – 3) = 16 (6)
Phân tử MX3 gồm 1 nguyên tử M và 3 nguyên tử X nên tổng số hạt là:
(2.ZM + NM) + 3.(2.ZX + NX) = 196 (1)
Trong phân tử MX3, số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 60 nên:
2.ZM + 3.2.ZX – (NM + 3.NX) = 60 (2)
Từ (1) và (2) => ZM + 3.ZX = 64 (3) và NM + 3.NX = 68 (4)
Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8
=> AX – AM = 8 => ZX + NX – (ZM + NM) = 8 (5)
Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16 nên: 2ZX + NX + 1 – (2.ZM + NM – 3) = 16 (6)
Từ (5) và (6) => ZX – ZM = 4 (7) và NX – NM = 4 (8)
Từ (3) và (7) => ZX = 17 và ZM = 13
Từ (4) và (8) => NX = 18 và NM = 14
=> số khối của X là AX = ZX + NX = 17 + 18 = 35
Phân tử M2X tạo thành từ M+ và X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt cơ bản là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23. Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt. Công thức hóa học của M2X là
-
A.
Na2O.
-
B.
K2S.
-
C.
Na2S.
-
D.
K2O.
Đáp án : D
Gọi số hạt trong M là: pM, eM và nM
Số hạt trong X là pX, eX, nX
+) Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M2X là 140 => PT (1)
+) Trong M2X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44
=> PT (2)
Từ (1) và (2) => PT (3) ẩn pM và pX
+) Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23 => PT (5)
+) Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt
=> PT (6)
Từ (5) và (6) => PT (7) ẩn pM và pX
=> pM và pX => M và X
Gọi số hạt trong M là: pM, eM và nM
Số hạt trong X là pX, eX, nX
+) Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M2X là 140
=> 2.(pM + eM + nM) + (pX + eX + nX) = 140
Vì pM = eM và pX = eX => 2.(2.pM + nM) + (2.pX + nX) = 140
=> 4.pM + 2.pX + 2.nM + nX = 140 (1)
+) Trong M2X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44
=> 2.(pM + eM) + (pX + eX) – (2.nM + nX) = 44
Vì pM = eM và pX = eX => 2.2.pM + 2.pX – 2.nM – nX = 44
=> 4.pM + 2.pX – (2.nM + nX) = 44 (2)
Từ (1) và (2) => $\left\{ \begin{gathered}4.{p_M} + 2.{p_X} = 92\,\,\,(3) \hfill \\2.{n_M} + {n_X} = 48\,\,\,(4) \hfill \\ \end{gathered} \right.$
+) Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23 => pM + nM – (pX + nX) = 23 (5)
+) Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt
=> pM + eM + nM -1 – (pX + eX + nX + 2) = 31
=> 2.pM + nM – 2.pX – nX = 34 (6)
Từ (5) và (6) => $\left\{ \begin{gathered}{p_M} - {p_X} = 11\,\,\,(7) \hfill \\{n_M} - {n_X} = 12 \hfill \\ \end{gathered} \right.$
Từ (3) và (7) => pM = 19; pX = 8
=> M là K và X là O
=> Công thức hợp chất cần tìm là K2O
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 5: Nhóm Halogen - Đề số 3
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Đề số 1
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Đề số 2
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 10 chương 1: Nguyên tử - Đề số 1
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Đề số 3
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Đề số 2
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Đề số 1
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 5: Nhóm Halogen - Đề số 3
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 5: Nhóm Halogen - Đề số 2