Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 1: Nguyên tử - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Các hạt cấu tạo của hầu hết các nguyên tử là...

  • A.
    proton, nơtron và  electron.     
  • B.
    proton, nơtron.
  • C.
    proton và electron. 
  • D.
    nơtron và electron.
Câu 2 :

Số electron tối đa trên các phân lớp s,p,d,f lần lượt là 

  • A.
    2, 4, 6, 10        
  • B.
    2, 6, 10, 14      
  • C.
    14, 10, 6, 2      
  • D.
    2, 10, 6, 14
Câu 3 :

Nguyên tử của nguyên tố hóa học nào sau đây có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s1

  • A.

    Ca (Z = 20).

  • B.

    K (Z = 19).     

  • C.

    Mg (Z = 12).

  • D.

    Na (Z = 11).

Câu 4 :

Trong các câu sau đây, câu nào sai ?

  • A.

    Electron là hạt mang điện tích âm.

  • B.

    Electron có khối lượng 9,1094.10-28 gam.

  • C.

    Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.

  • D.

    Electron có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử.

Câu 5 :

Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 6. A và B là các nguyên tố:

  • A.
    Al và Br          
  • B.
    Al và Cl 
  • C.
    Si và Cl 
  • D.
    Si và Ca
Câu 6 :

Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A.
    Các đồng vị có cùng điện tích hạt nhân.         
  • B.
    Các đồng vị có số electron khác nhau.
  • C.
    Các đồng vị có số khối khác nhau.     
  • D.
    Các đồng vị có số nơtron khác nhau.
Câu 7 :

Nguyên tố có Z = 11 thuộc loại nguyên tố:

  • A.
    d
  • B.
    f
  • C.
    s
  • D.
    p
Câu 8 :

Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron:

  • A.
    \({}_{19}^{39}K\)
  • B.
    \({}_{17}^{37}Cl\)
  • C.
    \({}_{18}^{40}Ar\)
  • D.
    \({}_{19}^{40}K\)
Câu 9 :

Cho Zn có số hiệu nguyên tử bằng 30. Cấu hình của ion Zn2+

  • A.

    1s22s22p63s23p63d10.

  • B.

    1s22s22p63s23p63d84s2.         

  • C.

    1s22s22p63s23p63d94s2.

  • D.

    1s22s22p63s23p63d94s1

Câu 10 :

Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 77, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cho các phát biểu sau:

(a) Nguyên tử X có số khối là 53.                                          

(b) Nguyên tử X có 7 electron s.

(c) Lớp M của nguyên tử X có 13 electron.                           

(d) X là nguyên tố s.

(e) X là nguyên tố kim loại.                                                    

(f) X có 4 lớp electron.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A.
    5
  • B.
    6
  • C.
    3
  • D.
    4

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Các hạt cấu tạo của hầu hết các nguyên tử là...

  • A.
    proton, nơtron và  electron.     
  • B.
    proton, nơtron.
  • C.
    proton và electron. 
  • D.
    nơtron và electron.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Có 3 loại hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là p, n, e

Câu 2 :

Số electron tối đa trên các phân lớp s,p,d,f lần lượt là 

  • A.
    2, 4, 6, 10        
  • B.
    2, 6, 10, 14      
  • C.
    14, 10, 6, 2      
  • D.
    2, 10, 6, 14

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Phân lớp s có tối đa 2e

- Phân lớp p có tối đa 6e

- Phân lớp d có tối đa 10e

- Phân lớp f có tối đa 14e

Lời giải chi tiết :

Số e tối đa trên các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 2, 6, 10, 14.

Câu 3 :

Nguyên tử của nguyên tố hóa học nào sau đây có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s1

  • A.

    Ca (Z = 20).

  • B.

    K (Z = 19).     

  • C.

    Mg (Z = 12).

  • D.

    Na (Z = 11).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Số Z = số e

Lời giải chi tiết :

Tổng số e = 2 + 2 + 6 + 2 + 6 + 1 = 19 = Z

=> K (Z = 19)

Câu 4 :

Trong các câu sau đây, câu nào sai ?

  • A.

    Electron là hạt mang điện tích âm.

  • B.

    Electron có khối lượng 9,1094.10-28 gam.

  • C.

    Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.

  • D.

    Electron có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu sai là: Electron có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử.

Vì electron có khối lượng rất nhỏ bé so với proton và nơtron

Câu 5 :

Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 6. A và B là các nguyên tố:

  • A.
    Al và Br          
  • B.
    Al và Cl 
  • C.
    Si và Cl 
  • D.
    Si và Ca

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết cấu hình e của nguyên tử nguyên tố A sao cho tổng số e trong phân lớp p bằng 8.

=> ZA => A

Số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt mang điện của A là 6 => 2ZB – 2ZA = 6 => ZB

=> số hiệu nguyên tử của B => B

Lời giải chi tiết :

Cấu hình e của nguyên tử nguyên tố A là: 1s22s22p63s23p2

=> ZA = 14 => A là Si

Số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt mang điện của A là 6 => 2ZB – 2ZA = 6 hay ZB – ZA = 3

=> ZB = 17 => B là Cl

Câu 6 :

Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A.
    Các đồng vị có cùng điện tích hạt nhân.         
  • B.
    Các đồng vị có số electron khác nhau.
  • C.
    Các đồng vị có số khối khác nhau.     
  • D.
    Các đồng vị có số nơtron khác nhau.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về đồng vị: Đồng vị là các nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau về số n.

Lời giải chi tiết :

Đồng vị là các nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau về số n.

A. Đúng vì có cùng số p

B. Sai vì có cùng số e

C. Đúng vì số n khác nhau, số p giống nhau => A khác nhau

D. Đúng

Câu 7 :

Nguyên tố có Z = 11 thuộc loại nguyên tố:

  • A.
    d
  • B.
    f
  • C.
    s
  • D.
    p

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết cấu hình e nguyên tử. Electron cuối cùng được điền vào phân lớp nào thì nguyên tử thuộc họ nguyên tố đó.

Lời giải chi tiết :

Cấu hình e nguyên tử : 1s22s22p63s1

Ta thấy e cuối cùng được điền vào phân lớp s nên nguyên tố thuộc họ nguyên tố s.

Câu 8 :

Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron:

  • A.
    \({}_{19}^{39}K\)
  • B.
    \({}_{17}^{37}Cl\)
  • C.
    \({}_{18}^{40}Ar\)
  • D.
    \({}_{19}^{40}K\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Z = số p = số e;

A = Z + N

Kí hiệu hóa học có dạng:\({}_Z^AX\)

Lời giải chi tiết :

Z = số p = số e = 19;                                       A = Z + N = 19 + 20 = 39

Kí hiệu hóa học của nguyên tử đó là: \({}_{19}^{39}K\)

Câu 9 :

Cho Zn có số hiệu nguyên tử bằng 30. Cấu hình của ion Zn2+

  • A.

    1s22s22p63s23p63d10.

  • B.

    1s22s22p63s23p63d84s2.         

  • C.

    1s22s22p63s23p63d94s2.

  • D.

    1s22s22p63s23p63d94s1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết cấu hình e của Zn => bỏ 2e ở lớp ngoài cùng ta được cấu hình e của Zn2+

Lời giải chi tiết :

Cấu hình e của Zn (Z = 30) là: 1s22s22p63s23p63d104s2

Ion Zn2+ mất 2e => cấu hình e của Zn2+ là: 1s22s22p63s23p63d10

Câu 10 :

Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 77, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cho các phát biểu sau:

(a) Nguyên tử X có số khối là 53.                                          

(b) Nguyên tử X có 7 electron s.

(c) Lớp M của nguyên tử X có 13 electron.                           

(d) X là nguyên tố s.

(e) X là nguyên tố kim loại.                                                    

(f) X có 4 lớp electron.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A.
    5
  • B.
    6
  • C.
    3
  • D.
    4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

\(\left\{ \begin{gathered}
2Z + N = 77 \hfill \\
2Z - N = 19 \hfill \\
\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}
Z = 24 \hfill \\
N = 29 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)

(a) A = Z + N = 24+29 = 53 => Đúng

(b) X: 1s22s22p63s23p63d54s1 có 2 + 2 + 2 + 1 = 7 electron s => Đúng

(c) Lớp M (lớp 3) có 2 + 6 + 5 = 13 e => Đúng

(d) Electron cuối cùng được điền vào phân lớp d nên X là nguyên tố d => Sai

(e) Đúng

(f) Đúng

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.