Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn - Đề số 2
Đề bài
Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là
-
A.
Br, F, I, Cl.
-
B.
F, Cl, Br, I.
-
C.
I, Br, F, Cl.
-
D.
I, Br, Cl, F.
Ion Y2+ có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
-
A.
chu kì 4, nhóm IA.
-
B.
chu kì 3, nhóm IIA.
-
C.
chu kì 4, nhóm IIA.
-
D.
chu kì 3, nhóm VIA.
Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là:
-
A.
Magie
-
B.
Cacbon
-
C.
Nitơ
-
D.
Photpho
Nhóm nguyên tố là
-
A.
tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.
-
B.
tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hoá học giống nhau và được xếp thành một cột.
-
C.
tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
-
D.
tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hoá học giống nhau và được xếp cùng một cột.
Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit biến đổi như thế nào?
-
A.
Giảm dần
-
B.
Giảm dần sau đó tăng dần
-
C.
Tăng dần sau đó giảm dần
-
D.
Tăng dần
Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống thì
-
A.
độ âm điện tăng dần, tính kim loại tăng dần.
-
B.
độ âm điện tăng dần, tính phi kim tăng dần.
-
C.
độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
-
D.
độ âm điện giảm dần, tính kim loại tăng dần.
Chu kì là
-
A.
dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
-
B.
dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số khối tăng dần.
-
C.
dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần
-
D.
dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số nơtrron tăng dần.
Độ âm điện đặc trưng cho khả năng
-
A.
nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
-
B.
tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
-
C.
nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
-
D.
hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
Tổng số hạt p, n, e, của nguyên tử X là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu hóa học và vị trí của X (chu kỳ, nhóm) là
-
A.
Mg, chu kỳ 3, nhóm IIA
-
B.
F, chu kỳ 2, nhóm VIIA
-
C.
Na, chu kỳ 3, nhóm IA
-
D.
Ne, chu kỳ 2, nhómVIIIA
Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R thuộc nhóm IVA có chứa 25% hiđro về khối lượng. Công thức oxit cao nhất của R là
-
A.
SO2
-
B.
NO2
-
C.
CO2
-
D.
SO3
Lời giải và đáp án
Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là
-
A.
Br, F, I, Cl.
-
B.
F, Cl, Br, I.
-
C.
I, Br, F, Cl.
-
D.
I, Br, Cl, F.
Đáp án : D
Dựa vào quy luật biến đổi tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
- Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
- Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
Ta thấy các nguyên tố trên đều thuộc nhóm VIIA. Mà trong trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần nên ta có sự sắp xếp tính phi kim của các nguyên tố như sau: I < Br < Cl < F
Ion Y2+ có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
-
A.
chu kì 4, nhóm IA.
-
B.
chu kì 3, nhóm IIA.
-
C.
chu kì 4, nhóm IIA.
-
D.
chu kì 3, nhóm VIA.
Đáp án : C
1. Từ cấu hình e của ion ta suy ra cấu hình e của nguyên tử
2. Từ cấu hình e nguyên tử suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
+ Số lớp e = số thứ tự chu kì
+ Số e lớp ngoài cùng = số thứ tự nhóm (đối với nhóm A)
Y2+ có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6 => Cấu hình e của Y: 1s22s22p63s23p64s2
=> Y ở chu kì 4, nhóm IIA
Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là:
-
A.
Magie
-
B.
Cacbon
-
C.
Nitơ
-
D.
Photpho
Đáp án : B
Hóa trị của một nguyên tố nhóm A trong oxit cao nhất bằng số thứ tự nhóm của nguyên tố đó.
Trong RO2, R có hóa trị IV => R thuộc nhóm IVA => Cacbon
Nhóm nguyên tố là
-
A.
tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.
-
B.
tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hoá học giống nhau và được xếp thành một cột.
-
C.
tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
-
D.
tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hoá học giống nhau và được xếp cùng một cột.
Đáp án : C
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit biến đổi như thế nào?
-
A.
Giảm dần
-
B.
Giảm dần sau đó tăng dần
-
C.
Tăng dần sau đó giảm dần
-
D.
Tăng dần
Đáp án : D
Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e lớp ngoài cùng (số e hóa trị) và:
Số thứ tự của nhóm = số e lớp ngoài cùng = số e hóa trị
Vậy theo thứ tự nhóm A từ IA đến VIIA ứng với cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1 và ns2np5 thì số e hóa trị tăng từ 1 đến 7.
=> Trong 1 chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố trong oxit tăng lần lượt từ 1 đến 7.
Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống thì
-
A.
độ âm điện tăng dần, tính kim loại tăng dần.
-
B.
độ âm điện tăng dần, tính phi kim tăng dần.
-
C.
độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
-
D.
độ âm điện giảm dần, tính kim loại tăng dần.
Đáp án : D
Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống thì độ âm điện giảm dần, tính kim loại tăng dần.
Chu kì là
-
A.
dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
-
B.
dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số khối tăng dần.
-
C.
dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần
-
D.
dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số nơtrron tăng dần.
Đáp án : C
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần
Độ âm điện đặc trưng cho khả năng
-
A.
nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
-
B.
tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
-
C.
nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
-
D.
hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
Đáp án : D
Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
Tổng số hạt p, n, e, của nguyên tử X là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu hóa học và vị trí của X (chu kỳ, nhóm) là
-
A.
Mg, chu kỳ 3, nhóm IIA
-
B.
F, chu kỳ 2, nhóm VIIA
-
C.
Na, chu kỳ 3, nhóm IA
-
D.
Ne, chu kỳ 2, nhómVIIIA
Đáp án : C
1. Đặt số p = số e = Z; số n = N
- Tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, và electron): 2Z + N
- Số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện: 2Z – N
2. Viết cấu hình e nguyên tử của X
3. Từ cấu hình e nguyên tử suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn:
- Số thứ tự chu kì bằng số lớp e
- Số thứ tự nhóm bằng số e lớp ngoài cùng
Đặt số p = số e = Z; số n = N
- Tổng số hạt p, n, e, của nguyên tử X là 34: 2Z + N = 34 (1)
- Số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10: 2Z – N = 10 (2)
Giải (1) và (2) thu được Z = 11 và N = 12
=> X là Na
Cấu hình e của nguyên tử Na là: 1s22s22p63s1
*KHHH: Na
*Vị trí trong BTH:
- Chu kì 3 vì có 3 lớp e
- Nhóm IA vì có 1e lớp ngoài cùng
Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R thuộc nhóm IVA có chứa 25% hiđro về khối lượng. Công thức oxit cao nhất của R là
-
A.
SO2
-
B.
NO2
-
C.
CO2
-
D.
SO3
Đáp án : C
+) Xác định công thức khí của R với H
+) Xác định R theo CT: $\frac{\%R}{\%H}=\frac{{{M}_{R}}}{4{{M}_{H}}}=>\text{ }{{M}_{R}}=\frac{\%R.4{{M}_{H}}}{\%H}$
R có hóa trị IV, công thức hợp chất khí với hiđro là RH4
$\frac{\%R}{\%H}=\frac{{{M}_{R}}}{4{{M}_{H}}}=>\text{ }{{M}_{R}}=\frac{\%R.4{{M}_{H}}}{\%H}=\frac{75.4}{25}=12$
=> Cacbon
Công thức oxit cao nhất là: CO2
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 5: Nhóm Halogen - Đề số 3
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Đề số 1
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Đề số 2
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 10 chương 1: Nguyên tử - Đề số 1
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Đề số 3
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Đề số 2
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Đề số 1
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 5: Nhóm Halogen - Đề số 3
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 5: Nhóm Halogen - Đề số 2