Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:

  • A.

    tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.        

  • B.

    giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

  • C.

    tăng theo chiều tăng của tính kim loại.

  • D.

    A và C đều đúng.

Câu 2 :

Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA có cấu hình electron là

  • A.
    1s22s22p63s2
  • B.
    1s22s22p63s1
  • C.
    1s22s22p63p2
  • D.
    1s22s22p6.
Câu 3 :

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng…

  • A.
    số lớp electron   
  • B.
    số electron ở lớp ngoài cùng    
  • C.
    số electron
  • D.
    số electron hóa trị
Câu 4 :

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:

  • A.

    Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

  • B.

    Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì truớc.

  • C.

    Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

  • D.

    Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A.
    Số nguyên tố trong chu kì 2 và 3 lần lượt là 8 và 18.
  • B.
    Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
  • C.
    Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
  • D.
    Bảng tuân hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
Câu 6 :

Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức  RO2. Nguyên tố R  đó là:

  • A.
    Magie
  • B.
    Cacbon
  • C.
    Nitơ
  • D.
    Photpho
Câu 7 :

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hoá học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có:

  • A.
    Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.   
  • B.
    Số electron như nhau.
  • C.
    Số lớp electron như nhau.                   
  • D.
    Cùng số electron s hay p.
Câu 8 :

Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là

  • A.
    Br, F, I, Cl.                 
  • B.
    F, Cl, Br, I.                 
  • C.
    I, Br, F, Cl.                 
  • D.
    I, Br, Cl, F.
Câu 9 :

Cation R+ có cấu tạo như hình. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là 

  • A.
    chu kì 3, nhóm VIIA    
  • B.
    chu kì 3, nhóm IA
  • C.
    chu kì 4, nhóm IA
  • D.
    chu kì 3, nhóm VIA
Câu 10 :

Hòa tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,224 lít khí hiđro (đktc). X và Y là những nguyên tố hóa học nào sau đây ?

  • A.

    Na và K.       

  • B.

    Li và Na.

  • C.

    K và Rb.  

  • D.

    Rb và Cs.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:

  • A.

    tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.        

  • B.

    giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

  • C.

    tăng theo chiều tăng của tính kim loại.

  • D.

    A và C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố: tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân hay tăng theo chiều tăng của tính kim loại.

Câu 2 :

Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA có cấu hình electron là

  • A.
    1s22s22p63s2
  • B.
    1s22s22p63s1
  • C.
    1s22s22p63p2
  • D.
    1s22s22p6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chu kì = số lớp e

Số thứ tự nhóm (đối với nhóm A) = số e lớp ngoài cùng

Lời giải chi tiết :

Chu kì 3 => 3 lớp electron

Nhóm IIA => có 2e lớp ngoài cùng

Câu 3 :

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng…

  • A.
    số lớp electron   
  • B.
    số electron ở lớp ngoài cùng    
  • C.
    số electron
  • D.
    số electron hóa trị

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron hóa trị.

Câu 4 :

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:

  • A.

    Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

  • B.

    Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì truớc.

  • C.

    Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

  • D.

    Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do: Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A.
    Số nguyên tố trong chu kì 2 và 3 lần lượt là 8 và 18.
  • B.
    Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
  • C.
    Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
  • D.
    Bảng tuân hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A sai vì chu kì 2 và chu kì 3 là hai chu kì nhỏ chỉ có 8 nguyên tố.

Câu 6 :

Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức  RO2. Nguyên tố R  đó là:

  • A.
    Magie
  • B.
    Cacbon
  • C.
    Nitơ
  • D.
    Photpho

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hóa trị của một nguyên tố nhóm A trong oxit cao nhất bằng số thứ tự nhóm của nguyên tố đó.

Lời giải chi tiết :

Trong RO2, R có hóa trị IV => R thuộc nhóm IVA => Cacbon

Câu 7 :

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hoá học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có:

  • A.
    Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.   
  • B.
    Số electron như nhau.
  • C.
    Số lớp electron như nhau.                   
  • D.
    Cùng số electron s hay p.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Những nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có số e lớp ngoài cùng như nhau nên có tính chất tương tự nhau.

Câu 8 :

Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là

  • A.
    Br, F, I, Cl.                 
  • B.
    F, Cl, Br, I.                 
  • C.
    I, Br, F, Cl.                 
  • D.
    I, Br, Cl, F.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quy luật biến đổi tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

- Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

- Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy các nguyên tố trên đều thuộc nhóm VIIA. Mà trong trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần nên ta có sự sắp xếp tính phi kim của các nguyên tố như sau: I < Br < Cl < F

Câu 9 :

Cation R+ có cấu tạo như hình. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là 

  • A.
    chu kì 3, nhóm VIIA    
  • B.
    chu kì 3, nhóm IA
  • C.
    chu kì 4, nhóm IA
  • D.
    chu kì 3, nhóm VIA

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đếm số e của cation R+ => cấu hình e của R => vị trí

Lời giải chi tiết :

Ta thấy R+ có 10e => R có 11e

Cấu hình e của R là: 1s22s22p63s1

=> R ở chu kì 3, nhóm IA

Câu 10 :

Hòa tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,224 lít khí hiđro (đktc). X và Y là những nguyên tố hóa học nào sau đây ?

  • A.

    Na và K.       

  • B.

    Li và Na.

  • C.

    K và Rb.  

  • D.

    Rb và Cs.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Gọi kim loại trung bình là R

+) Vì 2 kim loại thuộc nhóm IA => có hóa trị I => Viết PTHH 

+) \(n_R=2 n_{H_2}\)=> ${{M}_{R}}=\dfrac{m\text{ }}{n_{R}}$

Lời giải chi tiết :

+) Gọi kim loại trung bình là R

2R + 2H2O → 2ROH + H2

+) Theo phương trình: \(n_R=2 n_{H_2}\)= 2.0,01 = 0,02 mol

=> MR = 0,3 / 0,02 = 15

=> 2 kim loại kiềm cần tìm là Li và Na

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.