Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hiđro là thể hiện

  • A.

    Tính oxi hóa

  • B.

    Tính khử

  • C.

    Cả tính oxi hóa và khử

  • D.

    Tính kim loại

Câu 2 :

Cặp kim loại nào dưới đây thụ động trong H2SO4 đặc, nguội ?

  • A.

    Zn, Al.

  • B.

    Al, Fe.

  • C.

    Zn, Fe.

  • D.

    Cu, Fe.

Câu 3 :

SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2

  • A.

    S có mức oxi hóa trung gian.

  • B.

    S có mức oxi hóa cao nhất.

  • C.

    S có mức oxi hóa thấp nhất.

  • D.

    S còn có một đôi electron tự do.

Câu 4 :

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?

  • A.

    KCl.

  • B.

    NaNO3.

  • C.

    H2SO4.

  • D.

    Ba(OH)2.

Câu 5 :

Trong không khí, oxi chiếm:

  • A.

    20% về khối lượng.

  • B.

    25% về thể tích.          

  • C.

    20% về thể tích.

  • D.

    10% về thể tích.

Câu 6 :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của oxi là:

  • A.

    2s22p3.

  • B.

    2s22p5.

  • C.

    2s22p4.

  • D.

    2s22p6.

Câu 7 :

Trong acquy chì chứa dung dịch axit sunfuric. Khi sử dụng acquy lâu ngày thường acquy bị “cạn nước”. Để bổ sung nước cho acquy, người ta cho thêm vào acquy chất nào sau đây?

  • A.

    nước cất.

  • B.

    nước mưa.      

  • C.

    dung dịch H2SO­4 loãng.

  • D.

    nước muối loãng.

Câu 8 :

Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong khí oxi dư thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã phản ứng là

  • A.

    8,96 lít.

  • B.

    4,48 lít.           

  • C.

    17,92 lít.

  • D.

    11,20 lít.

Câu 9 :

Cho khí X đi qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu xanh. X là khí nào sau đây?

  • A.

    N2.      

  • B.

    O2.      

  • C.

    O3.

  • D.

    CO2.

Câu 10 :

Thể tích khí SO2 (đktc) lớn nhất cần cho vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M để thu được 15 gam kết tủa là

  • A.

    2,80 lít.           

  • B.

    5,60 lít.

  • C.

    3,36 lít.

  • D.

    6,16 lít.

Câu 11 :

Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng muối sunfat khan tạo thành là:

  • A.

    5,33 gam             

  • B.

    5,21 gam              

  • C.

    3,52 gam            

  • D.

    5,68 gam.

Câu 12 :

Hòa tan hoàn toàn 2,975 gam hỗn hợp Zn, Al bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 1,904 lít SO2 và 0,16 gam S. Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là

  • A.

    54,62%.          

  • B.

    45,38%.

  • C.

    24,58%.

  • D.

    35,24%.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hiđro là thể hiện

  • A.

    Tính oxi hóa

  • B.

    Tính khử

  • C.

    Cả tính oxi hóa và khử

  • D.

    Tính kim loại

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hiđro là thể hiện tính oxi hóa

Ví dụ: $\mathop S\limits^0 {\text{ }} + {\text{ }}\mathop {Fe}\limits^0 \xrightarrow{{{t^o}}}F{\text{e}}\mathop S\limits^{ - 2} $

Câu 2 :

Cặp kim loại nào dưới đây thụ động trong H2SO4 đặc, nguội ?

  • A.

    Zn, Al.

  • B.

    Al, Fe.

  • C.

    Zn, Fe.

  • D.

    Cu, Fe.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cặp kim loại thụ động trong H2SO4 đặc, nguội là Al và Fe

Câu 3 :

SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2

  • A.

    S có mức oxi hóa trung gian.

  • B.

    S có mức oxi hóa cao nhất.

  • C.

    S có mức oxi hóa thấp nhất.

  • D.

    S còn có một đôi electron tự do.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2 thì S có mức oxi hóa trung gian.

Câu 4 :

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?

  • A.

    KCl.

  • B.

    NaNO3.

  • C.

    H2SO4.

  • D.

    Ba(OH)2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Axit làm quỳ chuyển đỏ

Lời giải chi tiết :
Câu 5 :

Trong không khí, oxi chiếm:

  • A.

    20% về khối lượng.

  • B.

    25% về thể tích.          

  • C.

    20% về thể tích.

  • D.

    10% về thể tích.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được thành phần các chất trong không khí

Lời giải chi tiết :

Trong không khí, oxi chiếm 20% về thể tích.

Câu 6 :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của oxi là:

  • A.

    2s22p3.

  • B.

    2s22p5.

  • C.

    2s22p4.

  • D.

    2s22p6.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của oxi là: 2s22p4.

Câu 7 :

Trong acquy chì chứa dung dịch axit sunfuric. Khi sử dụng acquy lâu ngày thường acquy bị “cạn nước”. Để bổ sung nước cho acquy, người ta cho thêm vào acquy chất nào sau đây?

  • A.

    nước cất.

  • B.

    nước mưa.      

  • C.

    dung dịch H2SO­4 loãng.

  • D.

    nước muối loãng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để bổ sung nước cho acquy, người ta cho thêm vào acquy dung dịch H2SO­4 loãng.

Câu 8 :

Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong khí oxi dư thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã phản ứng là

  • A.

    8,96 lít.

  • B.

    4,48 lít.           

  • C.

    17,92 lít.

  • D.

    11,20 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng:  ${m_{KL}} + {m_{{O_2}}} = {m_{oxit}} = > {m_{{O_2}}}$

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn khối lượng: ${m_{KL}} + {m_{{O_2}}} = {m_{oxit}} = > {m_{{O_2}}} = 30,2 - 17,4 = 12,8\,\,gam$

$ = > {\text{ }}{n_{{O_2}}} = 0,4{\text{ }}mol = > \,\,{V_{{O_2}}} = 8,96$ lít

Câu 9 :

Cho khí X đi qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu xanh. X là khí nào sau đây?

  • A.

    N2.      

  • B.

    O2.      

  • C.

    O3.

  • D.

    CO2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

2KI + O3 + H2O →  I2 + 2KOH + O2 (dung dịch thu được làm xanh hồ tinh bột)

Câu 10 :

Thể tích khí SO2 (đktc) lớn nhất cần cho vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M để thu được 15 gam kết tủa là

  • A.

    2,80 lít.           

  • B.

    5,60 lít.

  • C.

    3,36 lít.

  • D.

    6,16 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn nguyên tố Ca:  ${n_{Ca{{(OH)}_2}}} = {n_{CaS{O_3}}} + {n_{Ca{{(H{\text{S}}{O_3})}_2}}} = > {n_{Ca{{(H{\text{S}}{O_3})}_2}}}$

+) Bảo toàn nguyên tố S:  ${n_{S{O_2}}} = {n_{CaS{O_3}}} + 2.{n_{Ca{{(H{\text{S}}{O_3})}_2}}}$

Lời giải chi tiết :

${n_{Ca{{\left( {OH} \right)}_2}}} = 0,2{\text{ }}mol;{\text{ }}{n_{CaS{O_3}}} = 0,125{\text{ }}mol$

Thể tích SO2 cần dùng là lớn nhất => phản ứng sinh ra 2 muối CaSO3 và Ca(HSO3)2

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

2SO2 + Ca(OH)2 → Ca(HSO3)2

Bảo toàn nguyên tố Ca:  ${n_{Ca{{(OH)}_2}}} = {n_{CaS{O_3}}} + {n_{Ca{{(H{\text{S}}{O_3})}_2}}} = > {n_{Ca{{(H{\text{S}}{O_3})}_2}}} = 0,2 - 0,125 = 0,075\,\,mol$

Bảo toàn nguyên tố S:  ${n_{S{O_2}}} = {n_{CaS{O_3}}} + 2.{n_{Ca{{(H{\text{S}}{O_3})}_2}}} = 0,125 + 2.0,075 = 0,275\,\,mol$

=> VSO2 = 0,275.22,4 = 6,16 lít

Câu 11 :

Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng muối sunfat khan tạo thành là:

  • A.

    5,33 gam             

  • B.

    5,21 gam              

  • C.

    3,52 gam            

  • D.

    5,68 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng tăng giảm khối lượng

Đổi 1 mol O2- lấy 1 mol SO42- khối lượng tăng = 96 – 16 = 80 gam

=> 0,03 mol O2- lấy 0,03 mol SO42- => khối lượng tăng 

=> mmuối = khối lượng oxit + khối lượng tăng

Lời giải chi tiết :

Đổi 1 mol O2- lấy 1 mol SO42- khối lượng tăng = 96 – 16 = 80 gam

=> 0,03 mol O2- lấy 0,03 mol SO42- khối lượng tăng = 0,03.80 = 2,4 gam

=> mmuối = 2,81 + 2,4 = 5,21 gam

Câu 12 :

Hòa tan hoàn toàn 2,975 gam hỗn hợp Zn, Al bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 1,904 lít SO2 và 0,16 gam S. Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là

  • A.

    54,62%.          

  • B.

    45,38%.

  • C.

    24,58%.

  • D.

    35,24%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Gọi nZn = x mol; nAl  = y mol → mhỗn hợp  =PT(1)

+) Bảo toàn e: ne cho  = 0,2 mol → PT(2)

Lời giải chi tiết :

+) Gọi nZn = x mol; nAl  = y mol → mhỗn hợp  = 65x + 27y = 2,975         (1)

${n_{S{O_2}}} = \,\,\frac{{1,904}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,085\,\,mol;\,\,\,\,{n_S}\, = \,\,\frac{{0,16}}{{32}}\,\, = \,\,0,005\,\,mol$

Xét quá trình cho – nhận e:

+) Bảo toàn e: ne cho  = 0,2 mol → 2x + 3y = 0,2    (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,025 mol; y = 0,05 mol

→ %mZn = $\frac{{0,025.65}}{{2,975}}.100\% = 54,62\%  \to \% {m_{Al}}= 100\%  - 54,62\%  = 45,38\% $

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.