Đề thi học kì 1 Hóa 10 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Nhóm nguyên tố là

  • A.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.

  • B.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hoá học  giống nhau và được xếp thành một cột.

  • C.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

  • D.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hoá học giống nhau và được xếp cùng một cột.

Câu 2 :

Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron:

  • A.
    \({}_{19}^{39}K\)
  • B.
    \({}_{17}^{37}Cl\)
  • C.
    \({}_{18}^{40}Ar\)
  • D.
    \({}_{19}^{40}K\)
Câu 3 :

Phân lớp nào sau đây bán bão hòa?

  • A.
    4s2
  • B.
    4p6
  • C.
    4d5
  • D.
    4f4
Câu 4 :

Nhận định nào sau đây là đúng về điện hoá trị:

  • A.

    Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng tích của điện tích và chỉ số của ion đó.

  • B.

    Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion đó.

  • C.

    Điện hoá trị luôn là số dương và được viết số trước dấu sau.

  • D.

    Điện hoá trị luôn là số âm và được viết số trước dấu sau.

Câu 5 :

Dãy nào sau đây chỉ gồm những phân tử không phân cực?

  • A.
    N2, CO2, Cl2, H2.
  • B.
    N2, Cl2, H2, HF.          
  • C.
    N2, H2O, Cl2, O2.        
  • D.
    Cl2, HCl, N2, F2.
Câu 6 :

Các nguyên tử kết hợp lại với nhau nhằm mục đích tạo thành cấu trúc mới

  • A.

    giống cấu trúc ban đầu.                     

  • B.

    tương tự cấu trúc ban đầu.

  • C.

    bền vững hơn cấu trúc ban đầu.

  • D.

    kém bền hơn cấu trúc ban đầu.

Câu 7 :

Những electron có năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một…Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

  • A.
    nhóm
  • B.
    lớp
  • C.
    phân lớp                      
  • D.
    chu kì
Câu 8 :

Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử:

  • A.
    Tạo ra chất kết tủa                   
  • B.
    Tạo ra chất khí
  • C.
    Có sự thay đổi màu sắc của các chất   
  • D.
    Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử
Câu 9 :

Kết luận nào sau đây không đúng?

Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

  • A.

    tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.                      

  • B.

    năng lượng ion hóa giảm dần.

  • C.

    độ âm điện giảm dần.

  • D.

    tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần.

Câu 10 :

Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là

  • A.

    Kim loại và kim loại.

  • B.

    Phi kim và kim loại.

  • C.

    Kim loại và khí hiếm.

  • D.

    Khí hiếm và kim loại.

Câu 11 :

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:

  • A.

    Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

  • B.

    Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì truớc.

  • C.

    Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

  • D.

    Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Câu 12 :

Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A.

    Chu kỳ gồm các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau.

  • B.

    Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được xếp theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.

  • C.

    Các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau xếp cùng một hàng.

  • D.

    Các nguyên tử có số electron hoá trị bằng nhau xếp cùng một cột.

Câu 13 :

Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử:

  • A.
    có cùng số proton nhưng khác số electron.
  • B.
    có cùng số proton nhưng khác số notron.
  • C.
    có cùng số notron nhưng khác số proton.
  • D.
    có cùng số notron nhưng khác số electron.
Câu 14 :

Kiểu liên kết tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung được gọi là

  • A.
    liên kết cộng hóa trị.    
  • B.
    liên kết ion.      
  • C.
    liên kết hidro.             
  • D.
    liên kết kim loại.
Câu 15 :

Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nhôm và nhóm nitrat (NO3-) là: 

  • A.
    Al(NO3)2        
  • B.
    Al(NO3)3           
  • C.
    Al3NO3
  • D.
    AlNO3
Câu 16 :

Ion nào là ion đơn nguyên tử?

  • A.
    NH4+
  • B.
    NO3-
  • C.
    Cl-
  • D.
    OH-
Câu 17 :

Cho phản ứng: \(aF{\rm{e}}O + bHN{O_3} \to cF{\rm{e}}{(N{O_3})_3} + dNO + e{H_2}O\). Với a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng (c + d + e) bằng ?

  • A.

    8

  • B.

    9

  • C.

    12

  • D.

    13

Câu 18 :

Cho Na (Z=11) và Cl (Z=17). Liên kết trong phân tử NaCl là

  • A.
    liên kết cộng hóa trị không cực      
  • B.
    liên kết cộng hóa trị có cực
  • C.
    liên kết ion
  • D.
    liên kết cộng hóa trị
Câu 19 :

Lớp M (hay lớp thứ 3) có số electron tối đa là:

  • A.
    18
  • B.
    14
  • C.
    19
  • D.
    17
Câu 20 :

Sắt là yếu tố quan trọng cấu tạo nên Hemoglobin, một dạng protein là thành phần chính tạo nên hồng cầu. Chính sắt có trong hemoglobin làm nên màu đỏ của máu, một thành phần quan trọng của cơ thể.Cấu hình electron của 26Fe là      

  • A.
    1s22s22p63s23p64s23d6
  • B.
    1s22s22p63s23p63d84s2
  • C.
    1s22s22p63s23p63d10
  • D.
    1s22s22p63s23p63d64s2
Câu 21 :

Cho các nhận xét sau:

(1) Một nguyên tử có điện tích hạt nhân là +1,6a.10-19 culong thì số proton trong hạt nhân là a.

(2) Trong một nguyên tử thì số proton luôn bằng số nơtron.

(3) Khi bắn phá hạt nhân người ta tìm thấy một loại hạt có khối lượng gần bằng khối lượng của proton, hạt đó là electron.

(4) Trong nguyên tử bất kì thì điện tích của lớp vỏ luôn bằng điện tích của hạt nhân nhưng ngược dấu.

Số nhận xét đúng là:

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4
Câu 22 :

Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO3. Công thức hợp chất khí với hidro là:

  • A.
    RH4       
  • B.
    RH3     
  • C.
    RH2       
  • D.
    RH
Câu 23 :

Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X là 112. Số proton trong X là

  • A.
    112
  • B.
    56
  • C.
    48
  • D.
    55
Câu 24 :

Ion dương M2+ có tổng số hạt là 91và tỉ lệ \(\frac{e}{n} = \frac{{27}}{{35}}\). Số electron trong M là:

  • A.
    64
  • B.
    35
  • C.
    29
  • D.
    27
Câu 25 :

Đồng có 2 đồng vị \({}_{29}^{63}Cu\)và \({}_{29}^{65}Cu\). Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị là

  • A.

    73% \({}_{29}^{63}Cu\)và 27% \({}_{29}^{65}Cu\)

  • B.

    67% \({}_{29}^{63}Cu\)và 33% \({}_{29}^{65}Cu\)

  • C.

    27% \({}_{29}^{63}Cu\)và 73% \({}_{29}^{65}Cu\)       

  • D.

    65% \({}_{29}^{63}Cu\)và 35% \({}_{29}^{65}Cu\)

Câu 26 :

Trong tự nhiên brom có 2 đồng vị bền: 79Br chiếm 50,69% số nguyên tử và 81Br chiếm 49,31% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của brom bằng:

  • A.
    79,99.  
  • B.
    79,97.  
  • C.
    80,00.  
  • D.
    80,01.
Câu 27 :

Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?

  • A.

    Lớp K.

  • B.

    Lớp L.

  • C.

    Lớp M.

  • D.

    Lớp N.

Câu 28 :

Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là

  • A.

    Ne.     

  • B.

    Cl.

  • C.

    O.       

  • D.

    S.

Câu 29 :

Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là

  • A.
    \({}_{19}^{38}K\)
  • B.
    \({}_{19}^{39}K\)
  • C.
    \({}_{20}^{39}K\)
  • D.
    \({}_{20}^{38}K\)
Câu 30 :

Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị n). Chia A làm hai phần bằng nhau:

Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lít khí H2.

Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lít khí SO2.  

Các khí đo ở đktc. Tên kim loại M là

  • A.

    Zn

  • B.

    Cu

  • C.

    Al

  • D.

    Mg

Câu 31 :

Chất nào sau đây chứa liên kết ion?

  • A.
    N2
  • B.
    CH4
  • C.
    KCl. 
  • D.
    NH3.
Câu 32 :

Công thức cấu tạo phân tử O2

  • A.

    O – O     

  • B.

    O = O  

  • C.

    O ≡ O    

  • D.

    O – – O

Câu 33 :

Ngâm một thanh Zn dư trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng thanh Zn

  • A.

    giảm 0,755 gam.     

  • B.

    tăng 1,08 gam.

  • C.

    tăng 0,755 gam.  

  • D.

    tăng 7,55 gam.

Câu 34 :

Hòa tan hoàn toàn 2,16 gam kim loại M hóa trị III bởi lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,688 lít khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). M là

  • A.

    Fe 

  • B.

    Cu

  • C.

    Zn 

  • D.

    Al

Câu 35 :

Hòa tan hết 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Số mol Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

  • A.

    0,02 và 0,03

  • B.

    0,01 và 0,02

  • C.

    0,01 và 0,03

  • D.

    0,02 và 0,04

Câu 36 :

Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp gồm Al và Zn bằng H2SO4 đặc nóng thu được 7,616 lít SO2 (đktc), 0,64 gam S và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là:

  • A.

    50,3 gam         

  • B.

    30,5 gam     

  • C.

    35,0 gam    

  • D.

    30,05 gam

Câu 37 :

Ở nhiệt độ 20oC, khối lượng riêng của kim loại X bằng 10,48 g/cm3 và bán kính nguyên tử X là 1,446.10-8 cm. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử X có dạng hình cầu và có độ rỗng là 26%. Biết số Avogadro NA=6,022.1023. Kim loại X là

  • A.
    Fe.                   
  • B.
    Cu.
  • C.
    Ag.
  • D.
    Cr.
Câu 38 :

Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Al và 0,2 mol Zn tác dụng với 500 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 47,35 gam chất rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi. Nồng độ của AgNO3 trong hỗn hợp Y là:

  • A.

    0,25

  • B.

    0,2

  • C.

    0,4                                 

  • D.

    0,8

Câu 39 :

Một hợp chất có công thức là MAx, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n – p= 4, trong hạt nhân của A có n’= p’. Tổng số proton trong MAx là 58. Xác định nguyên tố, số hạt proton trong nguyên tử M, A và công thức của MAx?

  • A.
    M là Fe, nguyên tử có 26 proton; A là S, nguyên tử có 16 proton, công thức phân tử FeS  
  • B.
    M là Fe, nguyên tử có 26 proton; A là S, nguyên tử có 16 proton, công thức phân tử FeS2
  • C.
    M là Mg, nguyên tử có 12 proton; A là S, nguyên tử có 16 proton, công thức phân tử MgS
  • D.
    M là Na, nguyên tử có 11 proton; A là S, nguyên tử có 16 proton, công thức phân tử NaS
Câu 40 :

Trong tự nhiên sắt gồm 4 đồng vị 54Fe chiếm 5,8%, 56Fe chiếm 91,72%, 57Fe chiếm 2,2% và 58Fe chiếm 0,28%. Brom là hỗn hợp hai đồng vị 79Br chiếm 50,69% và 81Br chiếm 49,31%. Tính thành phần % khối lượng của 56Fe trong FeBr3 là?

  • A.
    17,36%
  • B.
    18,92%
  • C.
    27,03%
  • D.
    27,55%

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhóm nguyên tố là

  • A.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.

  • B.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hoá học  giống nhau và được xếp thành một cột.

  • C.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

  • D.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hoá học giống nhau và được xếp cùng một cột.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

Câu 2 :

Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron:

  • A.
    \({}_{19}^{39}K\)
  • B.
    \({}_{17}^{37}Cl\)
  • C.
    \({}_{18}^{40}Ar\)
  • D.
    \({}_{19}^{40}K\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Z = số p = số e;

A = Z + N

Kí hiệu hóa học có dạng:\({}_Z^AX\)

Lời giải chi tiết :

Z = số p = số e = 19;                                       A = Z + N = 19 + 20 = 39

Kí hiệu hóa học của nguyên tử đó là: \({}_{19}^{39}K\)

Câu 3 :

Phân lớp nào sau đây bán bão hòa?

  • A.
    4s2
  • B.
    4p6
  • C.
    4d5
  • D.
    4f4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân lớp bán bão hòa là phân lớp có số e bằng 1 nửa số e bão hòa của phân lớp đó.

Lời giải chi tiết :

Do phân lớp d có tối đa 10e  (d10) là bão hòa nên phân lớp d5 sẽ là bán bão hòa.

Câu 4 :

Nhận định nào sau đây là đúng về điện hoá trị:

  • A.

    Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng tích của điện tích và chỉ số của ion đó.

  • B.

    Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion đó.

  • C.

    Điện hoá trị luôn là số dương và được viết số trước dấu sau.

  • D.

    Điện hoá trị luôn là số âm và được viết số trước dấu sau.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

Lời giải chi tiết :

Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

=> Nhận định đúng về điện hóa trị là: B

Câu 5 :

Dãy nào sau đây chỉ gồm những phân tử không phân cực?

  • A.
    N2, CO2, Cl2, H2.
  • B.
    N2, Cl2, H2, HF.          
  • C.
    N2, H2O, Cl2, O2.        
  • D.
    Cl2, HCl, N2, F2.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A. Đúng 

B. Sai vì loại HF

C. Sai vì loại H2O

D. Sai vì loại HCl

Câu 6 :

Các nguyên tử kết hợp lại với nhau nhằm mục đích tạo thành cấu trúc mới

  • A.

    giống cấu trúc ban đầu.                     

  • B.

    tương tự cấu trúc ban đầu.

  • C.

    bền vững hơn cấu trúc ban đầu.

  • D.

    kém bền hơn cấu trúc ban đầu.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tử kết hợp lại với nhau nhằm mục đích tạo thành cấu trúc mới bền vững hơn cấu trúc ban đầu.

Câu 7 :

Những electron có năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một…Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

  • A.
    nhóm
  • B.
    lớp
  • C.
    phân lớp                      
  • D.
    chu kì

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức sắp xếp vào cùng lớp, phân lớp, nhóm, chu kì

Lời giải chi tiết :

Những electron có năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một phân lớp.

Câu 8 :

Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử:

  • A.
    Tạo ra chất kết tủa                   
  • B.
    Tạo ra chất khí
  • C.
    Có sự thay đổi màu sắc của các chất   
  • D.
    Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố

Câu 9 :

Kết luận nào sau đây không đúng?

Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

  • A.

    tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.                      

  • B.

    năng lượng ion hóa giảm dần.

  • C.

    độ âm điện giảm dần.

  • D.

    tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu không đúng là tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần.

Câu 10 :

Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là

  • A.

    Kim loại và kim loại.

  • B.

    Phi kim và kim loại.

  • C.

    Kim loại và khí hiếm.

  • D.

    Khí hiếm và kim loại.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Viết cấu hình e của X và Y

+) Dựa vào kiến thức (các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử kim loại (trừ H, He, B), các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử phi kim)

=> Đáp án

Lời giải chi tiết :

Y có mức năng lượng 3p và có 1 electron lớp ngoài cùng

=> Cấu hình electron Y: 4s1

=> Cấu hình của Y là [Ar]4s1

=> ZY = 19.

=>  có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Y là kim loại.

Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2 và mức năng lượng cao nhất của X là 3p. => ZX = 19-2 =17

=> Cấu hình của X là [Ne]3s23p5

=> có 7 electron ở lớp ngoài cùng => X là phi kim.

Câu 11 :

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:

  • A.

    Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

  • B.

    Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì truớc.

  • C.

    Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

  • D.

    Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do: Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

Câu 12 :

Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A.

    Chu kỳ gồm các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau.

  • B.

    Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được xếp theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.

  • C.

    Các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau xếp cùng một hàng.

  • D.

    Các nguyên tử có số electron hoá trị bằng nhau xếp cùng một cột.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhận định không đúng: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được xếp theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.

Câu 13 :

Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử:

  • A.
    có cùng số proton nhưng khác số electron.
  • B.
    có cùng số proton nhưng khác số notron.
  • C.
    có cùng số notron nhưng khác số proton.
  • D.
    có cùng số notron nhưng khác số electron.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

=>B

Câu 14 :

Kiểu liên kết tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung được gọi là

  • A.
    liên kết cộng hóa trị.    
  • B.
    liên kết ion.      
  • C.
    liên kết hidro.             
  • D.
    liên kết kim loại.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

Câu 15 :

Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nhôm và nhóm nitrat (NO3-) là: 

  • A.
    Al(NO3)2        
  • B.
    Al(NO3)3           
  • C.
    Al3NO3
  • D.
    AlNO3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Công thức của hợp chất tạo bởi nhôm và nhóm nitrat là Al(NO3)3

Câu 16 :

Ion nào là ion đơn nguyên tử?

  • A.
    NH4+
  • B.
    NO3-
  • C.
    Cl-
  • D.
    OH-

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ion đơn nguyên tử là ion được cấu tạo từ 1 nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Cl- là ion đơn nguyên tử.

Câu 17 :

Cho phản ứng: \(aF{\rm{e}}O + bHN{O_3} \to cF{\rm{e}}{(N{O_3})_3} + dNO + e{H_2}O\). Với a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng (c + d + e) bằng ?

  • A.

    8

  • B.

    9

  • C.

    12

  • D.

    13

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cân bằng phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng e

Lời giải chi tiết :

\(3F{\rm{e}}O + 10HN{O_3} \to 3F{\rm{e}}{(N{O_3})_3} + NO + 5{H_2}O\)

Tổng (c + d + e) = 3 + 1 + 5 = 9

Câu 18 :

Cho Na (Z=11) và Cl (Z=17). Liên kết trong phân tử NaCl là

  • A.
    liên kết cộng hóa trị không cực      
  • B.
    liên kết cộng hóa trị có cực
  • C.
    liên kết ion
  • D.
    liên kết cộng hóa trị

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết ion.

Câu 19 :

Lớp M (hay lớp thứ 3) có số electron tối đa là:

  • A.
    18
  • B.
    14
  • C.
    19
  • D.
    17

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 20 :

Sắt là yếu tố quan trọng cấu tạo nên Hemoglobin, một dạng protein là thành phần chính tạo nên hồng cầu. Chính sắt có trong hemoglobin làm nên màu đỏ của máu, một thành phần quan trọng của cơ thể.Cấu hình electron của 26Fe là      

  • A.
    1s22s22p63s23p64s23d6
  • B.
    1s22s22p63s23p63d84s2
  • C.
    1s22s22p63s23p63d10
  • D.
    1s22s22p63s23p63d64s2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cách viết cấu hình e nguyên tử:

1 - Phân bố các e vào các phân lớp theo mức năng lượng từ thấp đến cao

2 - Sắp xếp lại các phân mức theo thứ tự từ trong ra ngoài

Lời giải chi tiết :

1 - Phân mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d6

2 - Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d64s2

Câu 21 :

Cho các nhận xét sau:

(1) Một nguyên tử có điện tích hạt nhân là +1,6a.10-19 culong thì số proton trong hạt nhân là a.

(2) Trong một nguyên tử thì số proton luôn bằng số nơtron.

(3) Khi bắn phá hạt nhân người ta tìm thấy một loại hạt có khối lượng gần bằng khối lượng của proton, hạt đó là electron.

(4) Trong nguyên tử bất kì thì điện tích của lớp vỏ luôn bằng điện tích của hạt nhân nhưng ngược dấu.

Số nhận xét đúng là:

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm về điện tích và khối lượng của các loại hạt proton, nơtron và electron để tìm nhận xét đúng.

Lời giải chi tiết :

+ 1 proton có điện tích là +1,6.10-19 C → Một nguyên tử có điện tích hạt nhân là +1,6.a.10-19 culong thì số proton trong hạt nhân là (1,6.a.10-19): (1,6.10-19) = a → Nhận xét (1) đúng.

+ Trong 1 nguyên tử thì số proton luôn bằng số electron → Nhận xét (2) sai.

+ Trong hạt nhân gồm proton và nơtron nên bắn phá hạt nhân sẽ không thấy hạt electron → Nhận xét (3) sai.

+ Trong 1 nguyên tử bất kì số p = số e, nếu điện tích của lớp vỏ mang điện tích âm (-Z) thì điện tích của hạt nhân là +Z → Nhận xét (4) đúng.

Vậy có 2 nhận xét đúng.

Câu 22 :

Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO3. Công thức hợp chất khí với hidro là:

  • A.
    RH4       
  • B.
    RH3     
  • C.
    RH2       
  • D.
    RH

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tổng hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất với H và trong oxi cao nhất có giá trị bằng 8.

Lời giải chi tiết :

Trong oxit cao nhất RO3 thì R có hóa trị VI nên trong hợp chất khí với H, R có hóa trị II.

=> RH2

Câu 23 :

Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X là 112. Số proton trong X là

  • A.
    112
  • B.
    56
  • C.
    48
  • D.
    55

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong nguyên tử, các loại hạt mang điện là hạt p và hạt e.

Số p = Số e = Z => Tổng hạt mang điện là: 2Z

Lời giải chi tiết :

Trong nguyên tử, các loại hạt mang điện là hạt p và hạt e.

Số p = Số e = Z => Tổng hạt mang điện là: 2Z = 112 => Z = 56

Câu 24 :

Ion dương M2+ có tổng số hạt là 91và tỉ lệ \(\frac{e}{n} = \frac{{27}}{{35}}\). Số electron trong M là:

  • A.
    64
  • B.
    35
  • C.
    29
  • D.
    27

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi p, n, e là số proton, notron, electron của nguyên tử M.

Ion dương M2+ có tổng số hạt là S ⟹ p + n + e – 2 = S ⟹ 2p + n = S + 2. (1)

Tỉ lệ \(\frac{e}{n} = B\). (2) Giải hệ 2 phương trình (1) và (2) ⟹ p, n, e.

⟹ Số e trong M2+

Lời giải chi tiết :

Gọi số hạt trong M lần lượt là p, n, e

Ion dương M2+ có tổng số hạt là 91 ⟹ p + n + (e – 2) = 91 ⟹ 2p + n =93 (1)

tỉ lệ \(\frac{{e - 2}}{n} = \frac{{27}}{{35}}\) mà p = e nên \(\frac{{p - 2}}{n} = \frac{{27}}{{35}} \Rightarrow 35p - 27n = 70\) (2)

Từ (1) và (2): p = 29, n = 35 ⟹ Số hạt e trong M là 29.

Câu 25 :

Đồng có 2 đồng vị \({}_{29}^{63}Cu\)và \({}_{29}^{65}Cu\). Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị là

  • A.

    73% \({}_{29}^{63}Cu\)và 27% \({}_{29}^{65}Cu\)

  • B.

    67% \({}_{29}^{63}Cu\)và 33% \({}_{29}^{65}Cu\)

  • C.

    27% \({}_{29}^{63}Cu\)và 73% \({}_{29}^{65}Cu\)       

  • D.

    65% \({}_{29}^{63}Cu\)và 35% \({}_{29}^{65}Cu\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Công thức tính nguyên tử khối trung bình: \(\bar A = \frac{{63{\rm{a}} + 65.(100 - a)}}{{100}} = 63,54\)

Lời giải chi tiết :

Gọi phần trăm đồng vị \({}_{29}^{63}Cu\)là a% => phần trăm đồng vị \({}_{29}^{65}Cu\) là (100 – a)%

Ta có : \(\bar A = \frac{{63{\rm{a}} + 65.(100 - a)}}{{100}} = 63,54\,\,\, =  > a = 73\)

Vậy phần trăm mỗi đồng vị là 73% \({}_{29}^{63}Cu\)và 27% \({}_{29}^{65}Cu\)

Câu 26 :

Trong tự nhiên brom có 2 đồng vị bền: 79Br chiếm 50,69% số nguyên tử và 81Br chiếm 49,31% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của brom bằng:

  • A.
    79,99.  
  • B.
    79,97.  
  • C.
    80,00.  
  • D.
    80,01.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình:

\(\overline {{A_X}}  = \frac{{A.x + B.y}}{{100}}\) 

Trong đó đồng vị A có x% số nguyên tử, đồng vị B có y% số nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử khối trung bình của brom bằng:

\(\overline {{A_{Br}}}  = \dfrac{{79.50,69 + 81.49,31}}{{100}} = 79,99\) 

Câu 27 :

Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?

  • A.

    Lớp K.

  • B.

    Lớp L.

  • C.

    Lớp M.

  • D.

    Lớp N.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lớp e liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất là lớp e ở gần hạt nhân nhất

Lời giải chi tiết :

Electron thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất vì lớp K gần với hạt nhân nhất, các electron mang điện (–) bị các proton mang điện (+) trong hạt nhân hút mạnh nhất.

Câu 28 :

Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là

  • A.

    Ne.     

  • B.

    Cl.

  • C.

    O.       

  • D.

    S.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Viết phân mức năng lượng, sau đó điền các e vào các phân lớp p cho đến khi đủ 10e ở phân lớp p => cấu hình e

Lời giải chi tiết :

X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10

Vì lớp thứ 2 chỉ có 6e ở phân lớp p => X có 3 lớp e

=> cấu hình e của X : 1s22s22p63s23p4  

=> X có 16e, 16p => X là S

Câu 29 :

Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là

  • A.
    \({}_{19}^{38}K\)
  • B.
    \({}_{19}^{39}K\)
  • C.
    \({}_{20}^{39}K\)
  • D.
    \({}_{20}^{38}K\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặt số p = số e = Z; số n = N

- Tổng hạt: 2Z + N = 58

- Hạt p ít hơn hạt n: N – Z = 1

Giải hệ tìm được Z, N => A = Z + N

Kí hiệu của nguyên tố: \({}_Z^AX\)

Lời giải chi tiết :

Đặt số p = số e = Z; số n = N

- Tổng hạt: 2Z + N = 58

- Hạt p ít hơn hạt n: N – Z = 1

Giải hệ tìm được Z = 19, N = 20 => A = Z + N = 19 + 20 = 39

Kí hiệu của nguyên tố: \({}_{19}^{39}K\)

Câu 30 :

Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị n). Chia A làm hai phần bằng nhau:

Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lít khí H2.

Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lít khí SO2.  

Các khí đo ở đktc. Tên kim loại M là

  • A.

    Zn

  • B.

    Cu

  • C.

    Al

  • D.

    Mg

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Fe  +  2HCl  →  FeCl2  +  H2

 x                                         x

2M  +  2nHCl  →  2MCln  +  nH2

 y                                          0,5ny

=> nH2 = PT (1)

Phần 2:

2Fe  +  6H2SO4 (đặc) $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe2(SO4)3  +  3SO2 ↑ + 6H2O

 x                                                                1,5x

2M  +  2nH2SO4 (đặc) $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ M2(SO4)n  +  nSO2↑ +  2nH2O

 y                                                                 0,5nx

=> nSO2 = PT(2)

+) 56x + My = 2,78 => My 

+)$\frac{M}{n}=\frac{{{M}_{Y}}}{{{n}_{Y}}}=9$ 

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol trong mỗi phần: Fe = x mol; M = y mol.

Phần 1:

Fe  +  2HCl  →  FeCl2  +  H2

 x                                         x

2M  +  2nHCl  →  2MCln  +  nH2

 y                                          0,5ny

=> nH2 = 0,07 nên x + 0,5ny = 0,07  (1)

Phần 2:

2Fe  +  6H2SO4 (đặc) $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe2(SO4)3  +  3SO2 ↑ + 6H2O

 x                                                                1,5x

2M  +  2nH2SO4 (đặc) $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ M2(SO4)n  +  nSO2↑ +  2nH2O

 y                                                                 0,5nx

=> nSO2 = 0,09 nên 1,5x + 0,5ny = 0,09  (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,04 và ny = 0,06

+) Mặt khác: 56x + My = 2,78 nên My = 0,54.

+) Vậy $\frac{M}{n}=\frac{{{M}_{Y}}}{{{n}_{Y}}}=9$  hay M = 9n.

Ta lập bảng sau:

n

1

2

3

M

9 (loại)

18 (loại)

27 (nhận)

Vậy M là Al.

Câu 31 :

Chất nào sau đây chứa liên kết ion?

  • A.
    N2
  • B.
    CH4
  • C.
    KCl. 
  • D.
    NH3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên kết giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình là liên kết ion.

Lời giải chi tiết :

Liên kết giữa K và Cl là liên kết ion.

Câu 32 :

Công thức cấu tạo phân tử O2

  • A.

    O – O     

  • B.

    O = O  

  • C.

    O ≡ O    

  • D.

    O – – O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định cấu hình electron các nguyên tử

Bước 2: Xác định số e thiếu để đạt cấu hình bền của khí hiếm => số e góp chung = số e thiếu

Bước 3: Viết công thức electron thỏa mãn quy tắc bát tử

Lời giải chi tiết :

Oxi có cấu hình e: 1s22s22p4 => mỗi nguyên tử góp chung 2e tạo cấu hình bền

$:\overset{.\,\,.}{\mathop{O}}\,:\,\,+\,\,:\overset{.\,\,.}{\mathop{O}}\,:\,\,\,\to \,\,\,:\overset{.\,\,.}{\mathop{O}}\,::\overset{.\,\,.}{\mathop{O}}\,:$

=> Công thức cấu tạo phân tử O2 là O = O

Câu 33 :

Ngâm một thanh Zn dư trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng thanh Zn

  • A.

    giảm 0,755 gam.     

  • B.

    tăng 1,08 gam.

  • C.

    tăng 0,755 gam.  

  • D.

    tăng 7,55 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Xét quá trình phản ứng có Zn cho e và Ag+ nhận e

$\overset{+1}{\mathop{Ag}}\,\,\,\,\,+\,\,\,\,1\text{e}\,\,\,\,\,\to \,\,\,\,Ag$

0,01 →   0,01 →      0,01

$\overset{{}}{\mathop{Zn}}\,\,\,\,\to \overset{+2}{\mathop{Zn}}\,\,\,\,+\,\,\,\,2\text{e}$

0,005    ←              0,01

+) ∆mthanh Zn = mAg sinh ra – mZn phản ứng

Lời giải chi tiết :

Xét quá trình phản ứng có Zn cho e và Ag+ nhận e

$\overset{+1}{\mathop{Ag}}\,\,\,\,\,+\,\,\,\,1\text{e}\,\,\,\,\,\to \,\,\,\,Ag$

0,01 →   0,01 →      0,01

$\overset{{}}{\mathop{Zn}}\,\,\,\,\to \overset{+2}{\mathop{Zn}}\,\,\,\,+\,\,\,\,2\text{e}$

0,005    ←              0,01

=> ∆mthanh Zn = mAg sinh ra – mZn phản ứng = 0,01.108 – 0,005.65 = 0,755 gam

=> khối lượng thanh Zn tăng 0,755 gam

Câu 34 :

Hòa tan hoàn toàn 2,16 gam kim loại M hóa trị III bởi lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,688 lít khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). M là

  • A.

    Fe 

  • B.

    Cu

  • C.

    Zn 

  • D.

    Al

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Xét quá trình cho – nhận e và áp dụng bảo toàn e:

\(\begin{array}{l}M \to \mathop M\limits^{ + 3}  + 3{\rm{e}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\mathop S\limits^{ + 6} \,\,\, + \,\,\,2{\rm{e}} \to \mathop S\limits^{ + 4} \\0,08\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,\,0,24\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{\rm{   }}0,24 \leftarrow \,0,12\end{array}\)

\( + ){\rm{ }}{M_M} = \dfrac{{{m_M}}}{{{n_M}}}\)

Lời giải chi tiết :

Xét quá trình cho – nhận e và áp dụng bảo toàn e:

\(\begin{array}{l}M \to \mathop M\limits^{ + 3}  + 3{\rm{e}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\mathop S\limits^{ + 6} \,\,\, + \,\,\,2{\rm{e}} \to \mathop S\limits^{ + 4} \\0,08\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,\,0,24\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{\rm{   }}0,24 \leftarrow \,0,12\end{array}\)

\( =  > {\rm{ }}{n_M} = 0,08{\rm{ }}mol =  > {M_M} = \dfrac{{2,16}}{{0,08}} = 27\)

=> M là kim loại Al

Câu 35 :

Hòa tan hết 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Số mol Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

  • A.

    0,02 và 0,03

  • B.

    0,01 và 0,02

  • C.

    0,01 và 0,03

  • D.

    0,02 và 0,04

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi số mol Cu và Fe là a, b (mol)

Ta có: 64a + 56b = 1,84 (1)

Bte: 2nCu + 3nFe = 3nNO + nNO2 <=> 2a + 3b = 0,01.3 + 0,04.1 (2)

Giải hpt => a, b

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol Cu và Fe là a, b (mol)

Ta có: 64a + 56b = 1,84 (1)

Bte: 2nCu + 3nFe = 3nNO + nNO2 <=> 2a + 3b = 0,01.3 + 0,04.1 (2)

Từ (1)(2) =>a = 0,02; b = 0,01

Câu 36 :

Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp gồm Al và Zn bằng H2SO4 đặc nóng thu được 7,616 lít SO2 (đktc), 0,64 gam S và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là:

  • A.

    50,3 gam         

  • B.

    30,5 gam     

  • C.

    35,0 gam    

  • D.

    30,05 gam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

${{n}_{S{{O}_{2}}}}=0,34\,\,mol;\,\,{{n}_{S}}=0,02\,\,mol$

Nhận e: $\overset{+6}{\mathop{S}}\,$ + 2e  → $\overset{+4}{\mathop{S}}\,$ (SO2)        $\overset{+6}{\mathop{S}}\,$ + 6e   → $\overset{0}{\mathop{S}}\,$

                   0,68 ← 0,34                        0,12 ← 0,02

Bảo toàn e: ne cho = ne nhận  = 2.nSO2 + 6.nS = 0,68 + 0,12 = 0,8 mol

=> ${{m}_{SO_{4}^{2-}}}$ trong muối kim loại = $\frac{{{n}_{e\text{ }cho}}}{2}$ = 0,4 mol

=> mmuối = mKL + mgốc SO4 = 11,9 + 0,4.96 = 50,3 gam

Câu 37 :

Ở nhiệt độ 20oC, khối lượng riêng của kim loại X bằng 10,48 g/cm3 và bán kính nguyên tử X là 1,446.10-8 cm. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử X có dạng hình cầu và có độ rỗng là 26%. Biết số Avogadro NA=6,022.1023. Kim loại X là

  • A.
    Fe.                   
  • B.
    Cu.
  • C.
    Ag.
  • D.
    Cr.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thể tích 1 nguyên tử X là: \({V_{ngtu}} = \dfrac{4}{3}\pi {r^3}\)

Thể tích nguyên tử (phần đặc) trong 1cm3 tinh thể là: 1.(100%-26%) = 0,74 cm3

1cm3 tinh thể có số nguyên tử là: 0,74 : \(\dfrac{4}{3}\pi {r^3}\) = 5,843.1022 nguyên tử

Khối lượng 1 nguyên tử: 10,48 : 5,843.1022 = 1,79.10-22 (g)

Khối lượng 1 mol nguyên tử: 1,79.10-22.6,022.1023 = 108 g/mol

=> X là Ag

Câu 38 :

Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Al và 0,2 mol Zn tác dụng với 500 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 47,35 gam chất rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi. Nồng độ của AgNO3 trong hỗn hợp Y là:

  • A.

    0,25

  • B.

    0,2

  • C.

    0,4                                 

  • D.

    0,8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng bảo toàn e và tính theo PTHH. Tổng số mol của X bằng tổng số mol muối trong B + số mol Zn trong rắn A (vì muối là Al(NO3)3 và Zn(NO3)2)

Lời giải chi tiết :

Vì dung dịch khi cho X tác dụng với Y chỉ chưa 2 muối nên 2 muối đó là Al(NO3)3 và Zn(NO3)2

 và 3 kim loại thu được là Ag, Cu, Zn

Ta có 

Al → Al+3+ 3e   

Zn  → Zn+2+ 2e

Cu+2+ 2e → Cu

Ag+1+ 1e → Ag

A tác dụng với HCl thì Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Suy ra số mol H2 = số mol Zn dư và bằng 0,15 mol

Suy ra tổng só mol Al và Zn trong dd B là 0,4 - 0,15 =0,25 mol trong đó có 0,2 mol Al và 0,05 mol Zn

Trong A thì khối lượng Cu và Ag là 47,35 – 0,15.65 = 37,6 g

Đặt số mol Cu và Ag trong dd Y ban đầu là x và y thì 64x + 108y = 37,6

Theo bảo toàn e thì 2x + y = 0,2.3 + 0,05.2 = 0,7 suy ra x = 0,25 và y = 0,2

Nên nồng độ của Ag(NO3) trong hỗn hợp Y là 0,2 : 0,5 = 0,4 M

Câu 39 :

Một hợp chất có công thức là MAx, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n – p= 4, trong hạt nhân của A có n’= p’. Tổng số proton trong MAx là 58. Xác định nguyên tố, số hạt proton trong nguyên tử M, A và công thức của MAx?

  • A.
    M là Fe, nguyên tử có 26 proton; A là S, nguyên tử có 16 proton, công thức phân tử FeS  
  • B.
    M là Fe, nguyên tử có 26 proton; A là S, nguyên tử có 16 proton, công thức phân tử FeS2
  • C.
    M là Mg, nguyên tử có 12 proton; A là S, nguyên tử có 16 proton, công thức phân tử MgS
  • D.
    M là Na, nguyên tử có 11 proton; A là S, nguyên tử có 16 proton, công thức phân tử NaS

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong hợp chất MAx thì M chiếm 46,67% về khối lượng nên ta có:

\({M \over {xA}} = {{46,67} \over {53,33}} \to {{n + p} \over {x(n' + p')}} = {7 \over 8}(1)\) 

Thay n – p = 4 và n’ = p’ vào (1) ta có:  \({{2p + 4} \over {2xp'}} = {7 \over 8}\)

Tổng số proton trong MAx là 58 nên p +xp’= 58 (2)

Giải hệ trên tìm được p và xp’

Dựa vào điều kiện của A để tìm x và p’

Khi đó tìm được M và A.

Lời giải chi tiết :

Trong hợp chất MAx thì M chiếm 46,67% về khối lượng nên ta có:

\({M \over {xA}} = {{46,67} \over {53,33}} \to {{n + p} \over {x(n' + p')}} = {7 \over 8}(1)\)  

Thay n – p = 4 và n’ = p’ vào (1) ta có:  \({{2p + 4} \over {2xp'}} = {7 \over 8}\)

Tổng số proton trong MAx là 58 nên p +xp’= 58 (2)

Giải (1) và (2) ta có p= 26 và xp’ = 32

Do A là phi kim ở chu kì 3 nên 15 ≤ p’≤17.

Vậy x=2 và p’=16 thỏa mãn

Vậy M là Fe và A là S. Công thức phân tử FeS2.

Câu 40 :

Trong tự nhiên sắt gồm 4 đồng vị 54Fe chiếm 5,8%, 56Fe chiếm 91,72%, 57Fe chiếm 2,2% và 58Fe chiếm 0,28%. Brom là hỗn hợp hai đồng vị 79Br chiếm 50,69% và 81Br chiếm 49,31%. Tính thành phần % khối lượng của 56Fe trong FeBr3 là?

  • A.
    17,36%
  • B.
    18,92%
  • C.
    27,03%
  • D.
    27,55%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ đề bài tìm nguyên tử khối trung bình của sắt và brom.

Thành phần % khối lượng của 56Fe trong FeBr3 được tính theo công thức:  \({{56.0,9172} \over {{M_{FeBr3}}}}.100\% \)

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử khối trung bình của Fe là

\(\overline {{A_{Fe}}}  = {{5,8.54 + 91,72.56 + 2,2.57 + 0,28.58} \over {100}} = 55,9116\) 

Nguyên tử khối trung bình của Br là:

\(\overline {{A_{Br}}}  = {{79.50,69 + 81.49,31} \over {100}} = 79,9862\) 

Phần trăm khối lượng của 56Fe trong FeBr3 là %m56Fe= \({{0,9172.56} \over {55,9116 + 3.79,9862}}.100\%  = 17,36\% \) 

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.