Đề thi giữa kì 2 Hóa 11 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:

  • A.
    CnH2n (n ≥ 0, n nguyên).
  • B.
    CnH2n+2 (n ≥ 1, n nguyên).
  • C.
    CnH2n-2 (n ≥ 2, n nguyên).
  • D.
    CnH2n-1 (n ≥ 1, n nguyên).
Câu 2 :

Hợp chất (CH3)2C=CHC(CH3)2CH=CHBr có danh pháp IUPAC là

  • A.

    1 – brom-3,5-trimetylhexa–1,4–đien

  • B.

    3, 3, 5 – trimetylhexa–1,4–đien–1–brom

  • C.

    2, 4, 4 – trimetylhexa-2,5–đien–6–brom

  • D.

    1–brom-3, 3, 5 – trimetylhexa–1,4–đien

Câu 3 :

Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?

  • A.

    CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3

  • B.

    C2H5OH và CH3CH(OH)CH2CH­3

  • C.

    CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH2CH­3 

  • D.

    C2H5OH và CH3CH(OH)CH3

Câu 4 :

Áp dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp vào trường hợp nào sau đây ?

  • A.

    Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.

  • B.

    Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.              

  • C.

    Phản ứng trùng hợp của anken.         

  • D.

    Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 5 :

Đime hóa axetilen trong điều kiện thích hợp thu được chất nào sau đây ?

  • A.

    buta-1,3-đien.

  • B.

    đivinyl.

  • C.

    vinylaxetilen.

  • D.

    but-1-in.

Câu 6 :

Ứng với công thức phân tử C4H8 có bao nhiêu anken ?

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    6

Câu 7 :

Phân tử metan không tan trong nư­ớc vì lí do nào sau đây ?

  • A.

    Metan là chất khí.                  

  • B.

    Phân tử metan không phân cực.

  • C.

    Metan không có liên kết đôi. 

  • D.

    Phân tử khối của metan nhỏ.

Câu 8 :

Số liên kết xíchma có trong mỗi phân tử etilen, axetilen, buta-1,3-đien lần lượt là

  • A.

    3; 5; 9.

  • B.

    5; 3; 9.

  • C.

    4; 2; 6.

  • D.

    4; 3; 6.

Câu 9 :

Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây ?

  • A.

    Nước.                         

  • B.

     Benzen.

  • C.

    Dung dịch axit HCl. 

  • D.

    Dung dịch NaOH.

Câu 10 :

Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng của etilen ?

  • A.

    điều chế PE    

  • B.

    điều chế rượu etylic và axit axetic

  • C.

    điều chế khí ga

  • D.

    dùng để ủ trái cây mau chín

Câu 11 :

Để điều chế C2H6 có thể nung hỗn hợp chất X với “vôi tôi – xút”, X là

  • A.

    CH3COONa

  • B.

    C2H5COOK

  • C.

    Al4C3

  • D.

    HCOOK

Câu 12 :

Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan?

  • A.

    C2H2, C3H4, C4H6, C5H8.       

  • B.

    CH4, C2H2, C3H4, C4H10.

  • C.

    CH4, C4H4, C4H10, C5H12.      

  • D.

    C2H6, C3H8, C5H12, C6H14.

Câu 13 :

Số đồng phân cấu tạo (mạch hở) có công thức phân tử C5H8

  • A.

    6

  • B.

    7

  • C.

    8

  • D.

    9

Câu 14 :

Cho hỗn hợp but-1-in và hiđro dư qua xúc tác Pd/PbCO3 đun nóng, sản phẩm tạo ra là

  • A.

    butan.

  • B.

    but-1-en.

  • C.

    but-2-en.

  • D.

    isobutilen.

Câu 15 :

Chất nào sau đây làm mất màu nước brom?

  • A.

    propan

  • B.

    metan

  • C.

    propen

  • D.

    cacbonđioxit

Câu 16 :

Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là

1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.                    

2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.

3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.

5. dễ bay hơi, khó cháy.                                   

6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.

Nhóm các ý đúng là:

  • A.

    4, 5, 6.                    

  • B.

    1, 2, 3.          

  • C.

    1, 3, 5.        

  • D.

    2, 4, 6.

Câu 17 :

Phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A.

    Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

  • B.

    Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.

  • C.

    Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

  • D.

    Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.

Câu 18 :

Cho dãy chuyển hóa sau:

\(C{H_4} \to A \to B \to C \to \) cao su buna

Công thức phân tử của B là

  • A.

    C4H6

  • B.

    C2H5OH

  • C.

    C4H4

  • D.

    C4H10

Câu 19 :

Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. CTĐGN của X là

  • A.

    C2H4

  • B.

    C3H6O

  • C.

    C4H8

  • D.

    C5H10O

Câu 20 :

Cho các chất :

Tên thông thường của các ankan sau đây có tên tương ứng là :

  • A.

    X) : iso-butan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-butan ; (Q) : n-pentan.

     

  • B.

    (X) : iso-pentan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-propan ; (Q) : n-pentan.

     

  • C.

    (X) : iso-pentan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-butan ; (Q) : n-hexan.

     

  • D.

    (X) : iso-pentan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-butan ; (Q) : n-pentan.

Câu 21 :

Cho 5,6 lít ankan thể tích đo ở 27,3oC và 2,2 atm tác dụng hết với clo ngoài ánh sáng thu được một dẫn xuất clo duy nhất có khối lượng 49,5 gam. Công thức phân tử của ankan là:

  • A.
    C4H10 
  • B.
    C3H8    
  • C.
    CH4
  • D.
    C2H6
Câu 22 :

Có bao nhiêu ankan là chất khí ở điều kiện thường khi phản ứng với clo (có ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) tạo ra 2 dẫn xuất monoclo ?

  • A.

    4.

  • B.

    2.

  • C.

    5.

  • D.

    3.

Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp gồm C2H6 và C3H8 (đkc) rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dd nước vôi trong có dư thì thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 tăng 2,2 gam. Tính m.

  • A.

    3,5

  • B.

    4,5        

  • C.

    5,4        

  • D.

    7,2

Câu 24 :

Cracking ankan X thu được hỗn hợp khí Y gồm 2 ankan và 2 anken có tỉ khối so với H2 là 14,5. Công thức phân tử của X là

  • A.

    C4H10

  • B.

    C5H12

  • C.

    C3H8

  • D.

    C6H14

Câu 25 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp, dẫn sản phẩm cháy qua hệ thống bình thí nghiệm, bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Thấy bình 1 tăng 19,8 gam, bình 2 có 80 gam kết tủa. Phần trăm theo thể tích hidrocacbon có số C nhỏ hơn là:

  • A.

    33,33%.          

  • B.

    66,67%.

  • C.

    25%.

  • D.

    75%.

Câu 26 :

X là anken trong phân tử có 3 nguyên tử cacbon no. Số công thức cấu tạo của X là

  • A.

    3.

  • B.

    4.      

  • C.

    6.

  • D.

    5.

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là

  • A.

    2,24.

  • B.

    3,36.

  • C.

    4,48.

  • D.

    1,68.

Câu 28 :

2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là:

  • A.

    etilen

  • B.

    but-2-en.         

  • C.

    but-1-en.            

  • D.

    2,3-đimetylbut-2-en.

Câu 29 :

Từ 3,36 lít etan (đktc), tiến hành phản ứng đề hiđro hóa thu được V lít etilen (đktc), biết H = 60%. Giá trị của V là

  • A.

    3,360.

  • B.

    5,600.

  • C.

    2,016.

  • D.

    6,720.

Câu 30 :

Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankađien thu được H2O và CO2 có tổng khối lượng là 25,2 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, được 45 gam kết tủa. V có giá trị là

  • A.

    6,72 lít 

  • B.

    2,24 lít 

  • C.

    4,48 lít

  • D.

    3,36 lít

Câu 31 :

Từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết, người ta tiến hành điều chế polibutađien. Số giai đoạn phản ứng tối thiểu phải thực hiện là

  • A.

    3

  • B.

    5

  • C.

    4

  • D.

    2

Câu 32 :

Nhiệt phân 7m3 CH4 (đktc) ở 1500oC rồi làm lạnh nhanh thu được V m3 C2H2 (đktc). Biết H = 60%. Giá trị của V là

  • A.

    2,10 m3.

  • B.

    5,85 m3.

  • C.

    3,50 m3.

  • D.

    4,20 m3.

Câu 33 :

Một hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Tính số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13 gam hỗn hợp trên thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O

  • A.

    1,0 mol

  • B.

    0,75 mol

  • C.

    0,50 mol

  • D.

    1,25 mol

Câu 34 :

Dẫn 11,2 lít hỗn hợp khí X gồm axetilen và propin vào dung dịch AgNO3/NH3 dư (các phản ứng xảy ra hoàn toàn), sau phản ứng thu được 92,1 gam kết tủa. Phần trăm số mol axetilen trong X là

  • A.

    70%.

  • B.

    30%.

  • C.

    60%.

  • D.

    40%.

Câu 35 :

Dãy nào sau đây chứa các chất làm nhạt màu dung dịch nước brom và thuốc tím?

  • A.

    SO2, C2H2, C2H4

  • B.

    C2H4, C2H6, C3H8

  • C.

    SO2, NH3, CO2

  • D.

    CO2, NH3, H2

Câu 36 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm metan, axetilen, buta-1,3-đien và vinyl axetilen thu được 24,2 gam CO2 và 7,2 gam nước. Biết a mol hỗn hợp X làm mất màu tối đa 112 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

  • A.
    0,2
  • B.
    0,4
  • C.
    0,1
  • D.
    0,3
Câu 37 :

Hỗn hợp A chứa 3 ankin với tổng số mol là 0,1 mol. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1, thu 2,34g nước . Phần 2 tác dụng với vừa đủ 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M trong NH3 tạo ra 4,55g kết tủa . Hãy gọi tên và phần trăm khối lượng của từng chất trong hỗn hợp A, biết rằng ankin có phân tử khối nhỏ nhất chiếm 40% về số mol.

  • A.

    Propin 33,1% ; but – 1 – in 22,3% ; but – 2 – in 44,6%

  • B.

    Etin 22,3 % ; propin 33,1% ; but – 2 – in 44,6%

  • C.

    Etin 22,3 % ; propin 33,1% ; but – 1 – in 44,6%       

  • D.

    Propin 33,1% ; but – 2 – in 22,3% ; but – 1 – in 44,6%

Câu 38 :

Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:

  • A.

    CH3CH=CHCH3                                              

  • B.

    CH2=CHCH2CH3.                             

  • C.

    CH2=C(CH3)2.

  • D.

    CH2=CH2.

Câu 39 :

Cracking 8,8 gam propan trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp Y gồm CH4, C2H4, C3H6, H2 và C3H8 ( biết có 90% C3H8 đã phản ứng). Nếu cho hỗn hợp Y qua nước brom dư thì còn lại hỗn hợp Z có tỉ khối so với H2 bằng 7,3. Xác định khối lượng hiđrocacbon có khối lượng mol phân tử nhỏ nhất trong Z?

  • A.
    1,92 g
  • B.
    0,88 g
  • C.
    0,96 g
  • D.
    1,76 g
Câu 40 :

Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 12,32 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,05 mol H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.
    Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau.
  • B.
    Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X.
  • C.
    Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học.
  • D.
    X phản ứng được với NH3 trong AgNO3.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:

  • A.
    CnH2n (n ≥ 0, n nguyên).
  • B.
    CnH2n+2 (n ≥ 1, n nguyên).
  • C.
    CnH2n-2 (n ≥ 2, n nguyên).
  • D.
    CnH2n-1 (n ≥ 1, n nguyên).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi đốt cháy ankan ta luôn thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2.

Lời giải chi tiết :

Khi đốt cháy ankan ta luôn thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2. Do đó, hỗn hợp đó thuộc dãy đồng đẳng của ankan có công thức chung là: CnH2n+2 (n ≥ 1, n nguyên)

Câu 2 :

Hợp chất (CH3)2C=CHC(CH3)2CH=CHBr có danh pháp IUPAC là

  • A.

    1 – brom-3,5-trimetylhexa–1,4–đien

  • B.

    3, 3, 5 – trimetylhexa–1,4–đien–1–brom

  • C.

    2, 4, 4 – trimetylhexa-2,5–đien–6–brom

  • D.

    1–brom-3, 3, 5 – trimetylhexa–1,4–đien

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết mở đầu về hóa hữu cơ

Lời giải chi tiết :

Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC:

a) Tên gốc – chức = Tên phần gốc + tên phần định chức

b) Tên thay thế = Tên phần thế + tên mạch C chính + tên phần định chức

Trong công thức: (CH3)2C=CHC(CH3)2CH=CHBr ta đánh số mạch C từ phải sang trái

Tên của hợp chất trên là: 1- brom –3, 3, 5 – trimetylhexa–1,4–đien

Câu 3 :

Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?

  • A.

    CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3

  • B.

    C2H5OH và CH3CH(OH)CH2CH­3

  • C.

    CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH2CH­3 

  • D.

    C2H5OH và CH3CH(OH)CH3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử nhưng có công thức cấu tạo khác nhau.

Lời giải chi tiết :

Công thức phân tử của các chất trong đáp án lần lượt là

Đáp án A là C3H8O và C3H8O

Đáp án B là C2H6O và C4H10O

Đáp án C là C3H8O và C4H10O

Đáp án D là C2H6O và C3H8O

Các chất trong đáp án A có cùng công thức phân tử nên là đồng phân của nhau

Câu 4 :

Áp dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp vào trường hợp nào sau đây ?

  • A.

    Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.

  • B.

    Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.              

  • C.

    Phản ứng trùng hợp của anken.         

  • D.

    Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quy tắc Mac-côp-nhi-côp được dùng trong phản ứng cộng HX và anken bất đối xứng (xem ưu tiên X vào C nào…)

Câu 5 :

Đime hóa axetilen trong điều kiện thích hợp thu được chất nào sau đây ?

  • A.

    buta-1,3-đien.

  • B.

    đivinyl.

  • C.

    vinylaxetilen.

  • D.

    but-1-in.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng đime hóa: 2CH≡CH $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ CH2=CH–C≡CH

=> thu được vinylaxetilen

Câu 6 :

Ứng với công thức phân tử C4H8 có bao nhiêu anken ?

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    6

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :
  1. CH3-CH2-CH=CH2

2,3. CH3-CH=CH-CH3 (có đồng phân hình học)

  1. (CH3)2C=CH2
Câu 7 :

Phân tử metan không tan trong nư­ớc vì lí do nào sau đây ?

  • A.

    Metan là chất khí.                  

  • B.

    Phân tử metan không phân cực.

  • C.

    Metan không có liên kết đôi. 

  • D.

    Phân tử khối của metan nhỏ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết ankan

Lời giải chi tiết :

Phân tử metan không tan trong nư­ớc vì phân tử metan không phân cực.

Câu 8 :

Số liên kết xíchma có trong mỗi phân tử etilen, axetilen, buta-1,3-đien lần lượt là

  • A.

    3; 5; 9.

  • B.

    5; 3; 9.

  • C.

    4; 2; 6.

  • D.

    4; 3; 6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong 1 liên kết đôi chứa 2 liên kết pi và 1 liên kết xích ma

Lời giải chi tiết :

etilen: CH2=CH2 có 5 liên kết δ (1C-C và 4C-H)

axetilen: CH≡CH có 3 liên kết δ (1C-C và 2C-H)

buta-1,3-đien: CH2=CH-CH=CH2 có 9 liên kết δ (3C-C và 6C-H)

Câu 9 :

Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây ?

  • A.

    Nước.                         

  • B.

     Benzen.

  • C.

    Dung dịch axit HCl. 

  • D.

    Dung dịch NaOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết ankan

Lời giải chi tiết :

Ankan hoà tan tốt trong dung môi hữu cơ => tan tốt trong benzen

Câu 10 :

Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng của etilen ?

  • A.

    điều chế PE    

  • B.

    điều chế rượu etylic và axit axetic

  • C.

    điều chế khí ga

  • D.

    dùng để ủ trái cây mau chín

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại phần ứng dụng của anken.

Lời giải chi tiết :

Ứng dụng không phải của etilen là điều chế khí ga.

Câu 11 :

Để điều chế C2H6 có thể nung hỗn hợp chất X với “vôi tôi – xút”, X là

  • A.

    CH3COONa

  • B.

    C2H5COOK

  • C.

    Al4C3

  • D.

    HCOOK

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

2C2H5COOK + 2NaOH \(\xrightarrow{{CaO,{t^o}}}\) 2C2H6 + Na2CO3 + K2CO3

Câu 12 :

Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan?

  • A.

    C2H2, C3H4, C4H6, C5H8.       

  • B.

    CH4, C2H2, C3H4, C4H10.

  • C.

    CH4, C4H4, C4H10, C5H12.      

  • D.

    C2H6, C3H8, C5H12, C6H14.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Công thức chung của dãy đồng đẳng ankan là CnH2n+2 (n ≥ 1)

Lời giải chi tiết :

Dãy các chất thuộc đồng đẳng của metan có công thức phân tử dạng: CnH2n+2 (khác CH4)

C2H2, C3H4, C4Hkhông có công thức dạng CnH2n+2

=> C2H2, C3H4, C4Hkhông thuộc dãy đồng đẳng ankan

=> loại A, B và C

Câu 13 :

Số đồng phân cấu tạo (mạch hở) có công thức phân tử C5H8

  • A.

    6

  • B.

    7

  • C.

    8

  • D.

    9

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đồng phân cấu tạo mạch hở có công thức phân tử C5H8 có thể là ankadien hoặc ankin.

Lời giải chi tiết :
  • H2C=C=CH-CH2-CH3
  • H2C=CH-CH=CH-CH3
  • H2C=CH-CH2-CH=CH2
  • H3C-CH=C=CH-CH3
  • H2C=C=C(CH3)-CH3
  • H2C=C(CH3)-CH=CH2
  • CH≡C-CH2-CH2-CH3
  • H3C-C≡C-CH2-CH3
  • CH≡C-C(CH3)-CH3

Có tất cả 9 đồng phân mạch hở ứng với CTPT C5H8

Câu 14 :

Cho hỗn hợp but-1-in và hiđro dư qua xúc tác Pd/PbCO3 đun nóng, sản phẩm tạo ra là

  • A.

    butan.

  • B.

    but-1-en.

  • C.

    but-2-en.

  • D.

    isobutilen.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

CH≡C–CH2–CH+  H2 $\xrightarrow{Pd/PbC{{O}_{3}}}$ CH2=CH–CH2–CH3

Câu 15 :

Chất nào sau đây làm mất màu nước brom?

  • A.

    propan

  • B.

    metan

  • C.

    propen

  • D.

    cacbonđioxit

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa anken

Lời giải chi tiết :

Các anken phản ứng được với dung dịch brom => propen làm mất màu nước brom

Câu 16 :

Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là

1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.                    

2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.

3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.

5. dễ bay hơi, khó cháy.                                   

6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.

Nhóm các ý đúng là:

  • A.

    4, 5, 6.                    

  • B.

    1, 2, 3.          

  • C.

    1, 3, 5.        

  • D.

    2, 4, 6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết mở đầu về hóa hữu cơ

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là

1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.                    

2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.

3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

Câu 17 :

Phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A.

    Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

  • B.

    Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.

  • C.

    Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

  • D.

    Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là: Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

Vì cùng khối lượng phân tử nhưng có thể khác nhau về thành phần nguyên tử (ví dụ C5­H10 và C3H5CHO)

Câu 18 :

Cho dãy chuyển hóa sau:

\(C{H_4} \to A \to B \to C \to \) cao su buna

Công thức phân tử của B là

  • A.

    C4H6

  • B.

    C2H5OH

  • C.

    C4H4

  • D.

    C4H10

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng cộng ankin

Lời giải chi tiết :

\(\begin{gathered}C{H_4}\xrightarrow{{ - {H_2},{{1500}^o}C}}CH \equiv CH\xrightarrow{{\dim ehoa}}C{H_2} = CH - C \equiv CH \hfill \\\xrightarrow{{ + {H_2}(Pd/PbC{O_3})}}C{H_2} = CH - CH = C{H_2}\xrightarrow{{{t^o},xt,p}}{\left( { - C{H_2} - CH = CH - C{H_2} - } \right)_n} \hfill \\ \end{gathered} \)

Vậy Y là C4H4

Câu 19 :

Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. CTĐGN của X là

  • A.

    C2H4

  • B.

    C3H6O

  • C.

    C4H8

  • D.

    C5H10O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng: \({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = {m_A} + {m_{{O_2}}}\)

+) Bảo toàn nguyên tố C: nC = nCO2

+) Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2.nH2O

+) Bảo toàn nguyên tố O: nO (trong A) + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

Þ nC : nH : nO  => CTĐGN của X

Lời giải chi tiết :

Theo giả thiết: 1,88 gam A + 0,085 mol O2  ®  a mol CO2 + a mol H2O

Bảo toàn khối lượng: \({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = {m_A} + {m_{{O_2}}} = 5,8 + 0,4.32 = 18,6\,gam\)

=>  44.a + 18.a = 18,6 => a = 0,3 mol

Bảo toàn nguyên tố C: nC = nCO2 = a = 0,3 mol

Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2.nH2O = a.2 = 0,6 mol

Bảo toàn nguyên tố O: nO (trong A) + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO (trong A) = a.2 + a - 0,4.2 = 0,1 mol

Þ nC : nH : nO  =  0,3 : 0,6 : 0,1  =  3 : 6 : 1

Vậy công thức của chất hữu cơ A là C3H6O

Câu 20 :

Cho các chất :

Tên thông thường của các ankan sau đây có tên tương ứng là :

  • A.

    X) : iso-butan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-butan ; (Q) : n-pentan.

     

  • B.

    (X) : iso-pentan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-propan ; (Q) : n-pentan.

     

  • C.

    (X) : iso-pentan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-butan ; (Q) : n-hexan.

     

  • D.

    (X) : iso-pentan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-butan ; (Q) : n-pentan.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ công thức cấu tạo thu gọn nhất => viết công thức cấu tạo đầy đủ và gọi tên ankan

Lời giải chi tiết :
Câu 21 :

Cho 5,6 lít ankan thể tích đo ở 27,3oC và 2,2 atm tác dụng hết với clo ngoài ánh sáng thu được một dẫn xuất clo duy nhất có khối lượng 49,5 gam. Công thức phân tử của ankan là:

  • A.
    C4H10 
  • B.
    C3H8    
  • C.
    CH4
  • D.
    C2H6

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Số mol ankan bằng số mol dẫn xuất và bằng: \(n = \frac{{PV}}{{RT}}\). (Hằng số \({\rm{R }} = \frac{{{\rm{22,4}}}}{{{\rm{273}}}} \approx 0,082.\))

Công thức dẫn xuất là CnH2n+2-xClx có khối lượng phân tử: 14n + 2 - x + 35,5x = 99.

=> x, n

Lời giải chi tiết :

Số mol ankan bằng số mol dẫn xuất và bằng: \(n = \frac{{PV}}{{RT}} = \frac{{5,6.2,2}}{{\frac{{22,4}}{{273}}.(273 + 27,3)}} = 0,5\). (Hằng số \({\rm{R }} = \frac{{{\rm{22,4}}}}{{{\rm{273}}}} \approx 0,082.\))

Công thức dẫn xuất là CnH2n+2-xClx có khối lượng phân tử: 14n + 2 - x + 35,5x = 99.

Vậy x = 2, n = 2 là phù hợp.

Câu 22 :

Có bao nhiêu ankan là chất khí ở điều kiện thường khi phản ứng với clo (có ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) tạo ra 2 dẫn xuất monoclo ?

  • A.

    4.

  • B.

    2.

  • C.

    5.

  • D.

    3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Xác định các ankan là chất khí

Ankan có từ 1C dến 4C là chất khí ở điều kiện thường

- Viết các phản ứng => Đáp án 

Lời giải chi tiết :

- Các ankan là chất khí ở điều kiện thường là: CH4, C2H6, CH3CH2CH3, CH3CH2CH2CH3, (CH3)2CHCH3 (ankan có từ 1C dến 4C)

=> có 3 ankan tạo ra 2 dân xuất monoclo là CH3CH2CH3, CH3CH2CH2CH3, (CH3)2CHCH3

Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp gồm C2H6 và C3H8 (đkc) rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dd nước vôi trong có dư thì thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 tăng 2,2 gam. Tính m.

  • A.

    3,5

  • B.

    4,5        

  • C.

    5,4        

  • D.

    7,2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nankan = nH2O  –  nCO2

Lời giải chi tiết :

Bình 1 chứa H2O; bình 2 chứa CO2

nCO2 = 2,2: 44 = 0,05 mol

Đốt cháy ankan ta có nankan = nH2O  –  nCO2=> nH2O  = nankan + nCO2   = 0,2 + 0,05 = 0,25 mol
=> mH2O = 0,25. 18= 4,5 gam

Câu 24 :

Cracking ankan X thu được hỗn hợp khí Y gồm 2 ankan và 2 anken có tỉ khối so với H2 là 14,5. Công thức phân tử của X là

  • A.

    C4H10

  • B.

    C5H12

  • C.

    C3H8

  • D.

    C6H14

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) số mol ankan = số mol anken

+) CnH2n+2 → CaH2a+2 + CbH2b (a + b = n)

+) BTKL → MCnH2n+2 → n

Lời giải chi tiết :

Nhận thấy cracking ankan X luôn cho số mol ankan = số mol anken

CnH2n+2 \( \to\) CaH2a+2 + CbH2b (với a + b = n)

Gọi số mol của ankan là 1 mol \( \to\) số mol của anken là 1 mol \( \to\) số mol của X là 1 mol

Áp dụng bảo toàn khối lượng \( \to\) ${M_{{C_n}{H_{2n + 2}}}} = \dfrac{{29.2}}{1} = 58 \to X:{C_4}{H_{10}}$

Câu 25 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp, dẫn sản phẩm cháy qua hệ thống bình thí nghiệm, bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Thấy bình 1 tăng 19,8 gam, bình 2 có 80 gam kết tủa. Phần trăm theo thể tích hidrocacbon có số C nhỏ hơn là:

  • A.

    33,33%.          

  • B.

    66,67%.

  • C.

    25%.

  • D.

    75%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm công thức chung của 2 hidrocabon đồng đẳng kế tiếp.

+) Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng nước => nH2O

+) Kết tủa bình 2 CaCOlà => nCO2

+) Khi đốt cháy ankan thì : nankan = nH2O – nCO2

Lời giải chi tiết :

H2SO4  đặc có tính hút nước =>mbinh 1 tăng = mH2O = 19,8 gam

=> nH2O = 1,1 mol

Kết tủa ở bình 2 là CaCO=> nCaCO3 = nCO2 = 0,8 mol

nH2O > nCO2 => hiđrocacbon là ankan

 => nankan = nH2O – nCO2 = 0,3 mol

Gọi công thức ankan là CnH2n+2

CnH2n+2 → n CO2

0,3mol       0,8mol

=> Số C trung bình: n = 2,67.

Mà 2 ankan đồng đẳng kế tiếp => 2 hiđrocacbon là C2H6 (x mol) ; C3H8 (y mol)

=>  x + y = 0,3 mol (1)

BT số mol C: nCO2 =2*nC2H6 +3* nC3H8 =2x+3y = 0,8 (2)

Giải hệ phương trình ta có x = 0,1 ; y = 0,2

=> %VC2H6 = 33,33%

Câu 26 :

X là anken trong phân tử có 3 nguyên tử cacbon no. Số công thức cấu tạo của X là

  • A.

    3.

  • B.

    4.      

  • C.

    6.

  • D.

    5.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Anken X có 3 nguyên tử C no và 2 nguyên tử C không no (2C ở nối đôi) => X là anken có 5C => X là C5H10

=> số công thức cấu tạo của X là 5

1. C=C-C-C-C

2. C-C=C-C-C

3. C=C(C)-C-C

4. (C)2C=C-C

5. (C)2C-C=C

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là

  • A.

    2,24.

  • B.

    3,36.

  • C.

    4,48.

  • D.

    1,68.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi số mol CH4 và C2H4 là a, b

BTNT: 

 

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol CH4 và C2H4 là a, b

BTNT: 

V= (0,05+ 0,05). 22,4 = 2,24 lít

Câu 28 :

2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là:

  • A.

    etilen

  • B.

    but-2-en.         

  • C.

    but-1-en.            

  • D.

    2,3-đimetylbut-2-en.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nanken = nBr2 => Manken => CTPT của anken

+) Vì hiđrat hóa A chỉ thu được 1 ancol duy nhất => CTCT của anken

Lời giải chi tiết :

nBr2 = 0,05 mol => nanken = nBr2 = 0,05 mol

=> Manken = 2,8 / 0,05 = 56

=> anken có CTPT là C4H8

Vì hiđrat hóa A chỉ thu được 1 ancol duy nhất => A là CH3-CH=CH-CH3 (but-2-en)

Câu 29 :

Từ 3,36 lít etan (đktc), tiến hành phản ứng đề hiđro hóa thu được V lít etilen (đktc), biết H = 60%. Giá trị của V là

  • A.

    3,360.

  • B.

    5,600.

  • C.

    2,016.

  • D.

    6,720.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) VC2H4 lí thuyết = VC2H6

+) H = 60% => nC2H4 thực tế = VC2H4 lí thuyết . 60%

Lời giải chi tiết :

C2H6 → C2H4 + H2

Theo lí thuyết: VC2H4 lí thuyết = VC2H6 = 3,36 lít

H = 60% => nC2H4 thực tế = 3,36.60/100 = 2,016 lít

Câu 30 :

Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankađien thu được H2O và CO2 có tổng khối lượng là 25,2 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, được 45 gam kết tủa. V có giá trị là

  • A.

    6,72 lít 

  • B.

    2,24 lít 

  • C.

    4,48 lít

  • D.

    3,36 lít

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi CTPT của ankadien là CnH2n-2

+) CnH2n-2  +  \(\frac{{3n - 1}}{2}\) O2  → nCO2  + (n-1) H2O

\(\begin{array}{l}{m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 25,2\\{n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}}} = 0,45(mol)\\ \to {n_{{H_2}O}}\\{n_{ankadien}} = {n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}\end{array}\)

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của ankadien là CnH2n-2

+) CnH2n-2  +  \(\frac{{3n - 1}}{2}\) O2  → nCO2  + (n-1) H2O

\({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 25,2\)

Ta có: \({n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}}} = 0,45(mol)\)

\(\begin{array}{l} \to {n_{{H_2}O}} = \dfrac{{25,2 - 0,45.44}}{{18}} = 0,3(mol)\\{n_{ankadien}} = {n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}} = 0,15(mol)\\V = 0,15.22,4 = 3,36(l)\end{array}\)

Câu 31 :

Từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết, người ta tiến hành điều chế polibutađien. Số giai đoạn phản ứng tối thiểu phải thực hiện là

  • A.

    3

  • B.

    5

  • C.

    4

  • D.

    2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quá trình điều chế: CH4 → C2H2 → C4H4 → C4H6 → cao su buna

=> phải qua 4 giai đoạn

Câu 32 :

Nhiệt phân 7m3 CH4 (đktc) ở 1500oC rồi làm lạnh nhanh thu được V m3 C2H2 (đktc). Biết H = 60%. Giá trị của V là

  • A.

    2,10 m3.

  • B.

    5,85 m3.

  • C.

    3,50 m3.

  • D.

    4,20 m3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính số mol C2H2 lí thuyết theo số mol CH4 => nhân hiệu suất tính số mol C2H2 thực tế

Lời giải chi tiết :

2CH4 $\xrightarrow[l\ln ]{{{1500}^{o}}C}$ C2H2 + 3H2

2 mol               1 mol

7 m3        →     3,5 m3

 VC2H2 lí thuyết = 3,5 m3 => VC2H2 thực tế = 3,5.60/100 = 2,1 m

Câu 33 :

Một hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Tính số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13 gam hỗn hợp trên thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O

  • A.

    1,0 mol

  • B.

    0,75 mol

  • C.

    0,50 mol

  • D.

    1,25 mol

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) hh X: C2H2 và C4H4 có cùng CTĐGN là CH => đốt cháy X thu được nCO2 = 2.nH2O

+) Bảo toàn khối lượng trong X: nX = nCO2 + 2.nH2O

+) Bảo toàn nguyên tố O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

Lời giải chi tiết :

hh X: C2H2 và C4H4 có cùng CTĐGN là CH => đốt cháy X thu được nCO2 = 2.nH2O

Gọi nCO2 = 2a mol => nH2O = a mol

Bảo toàn khối lượng trong X: mX = mC + mH = 12nCO2 + 2.nH2O => 12.2a + 2a = 13 => a = 0,5 mol

Bảo toàn nguyên tố O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO2 = (2.2.0,5 + 0,5) / 2 = 1,25 mol

Câu 34 :

Dẫn 11,2 lít hỗn hợp khí X gồm axetilen và propin vào dung dịch AgNO3/NH3 dư (các phản ứng xảy ra hoàn toàn), sau phản ứng thu được 92,1 gam kết tủa. Phần trăm số mol axetilen trong X là

  • A.

    70%.

  • B.

    30%.

  • C.

    60%.

  • D.

    40%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

nkết tủa = nankin

Lời giải chi tiết :

Gọi nC2H2 = x mol;  nC3H4 = y mol

=> x + y = 0,5  (1)

nkết tủa = nankin => nAg2C2 = x mol; nC3H3Ag = y mol

=> 240x + 147y = 92,1  (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,2;  y = 0,3

=> %nC2H2 = 40%

Câu 35 :

Dãy nào sau đây chứa các chất làm nhạt màu dung dịch nước brom và thuốc tím?

  • A.

    SO2, C2H2, C2H4

  • B.

    C2H4, C2H6, C3H8

  • C.

    SO2, NH3, CO2

  • D.

    CO2, NH3, H2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại phản ứng cộng của ankin

Lời giải chi tiết :

Các chất làm nhạt màu dung dịch nước brom và thuốc tím là SO2, C2H2, C2H4

Câu 36 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm metan, axetilen, buta-1,3-đien và vinyl axetilen thu được 24,2 gam CO2 và 7,2 gam nước. Biết a mol hỗn hợp X làm mất màu tối đa 112 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

  • A.
    0,2
  • B.
    0,4
  • C.
    0,1
  • D.
    0,3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đặt công thức chung của các chất là CnHm

Từ số mol CO2 và H2O suy ra giá trị của n và m

- Tính giá trị độ bất bão hòa dựa theo công thức: Độ bất bão hòa: k = (2C + 2 - H)/2

X + k Br2 → ...

Từ số mol Br2 phản ứng suy ra số mol của X.

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,55 mol; nH2O = 0,4 mol

Đặt công thức chung của các chất là CnHm

CnHm → nCO2 + 0,5mH2O

0,2 →        0,2n →   0,1m

+ nCO2 = 0,2n = 0,55 => n = 2,75

+ nH2O = 0,1m = 0,4 => m = 4

Vậy công thức trung bình của hỗn hợp X là C2,75H4

Độ bất bão hòa: k = (2C + 2 - H)/2 = (2.2,75 + 2 - 4)/2 = 1,75

Khi cho a mol X tác dụng với Br2: nBr2 = 112 : 160 = 0,7 mol

C2,75H4+ 1,75Br2 → ...

0,4 ←       0,7

Vậy a = 0,4

Câu 37 :

Hỗn hợp A chứa 3 ankin với tổng số mol là 0,1 mol. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1, thu 2,34g nước . Phần 2 tác dụng với vừa đủ 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M trong NH3 tạo ra 4,55g kết tủa . Hãy gọi tên và phần trăm khối lượng của từng chất trong hỗn hợp A, biết rằng ankin có phân tử khối nhỏ nhất chiếm 40% về số mol.

  • A.

    Propin 33,1% ; but – 1 – in 22,3% ; but – 2 – in 44,6%

  • B.

    Etin 22,3 % ; propin 33,1% ; but – 2 – in 44,6%

  • C.

    Etin 22,3 % ; propin 33,1% ; but – 1 – in 44,6%       

  • D.

    Propin 33,1% ; but – 2 – in 22,3% ; but – 1 – in 44,6%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Xét phần 1 : nA1 = nA2 = ½ nA = 0,05 mol

Từ số mol H2O => số mol H trong A1 => Số H trung bình (A)

- Xét phần 2 : Biện luận các chất trong A dựa vào mối tương quan giữa số mol AgNO3 và số mol ankin (Có chất nào không phản ứng hay không ? Có CH≡CH hay không ? )

CH≡CH + 2AgNO3 → Ag2C2

- Dựa vào Số H trung bình tính được ở A1 biện luận các chất trong A

=> số mol các chất trong A và % theo khối lượng.

Lời giải chi tiết :

- Xét phần 1 : nA1 = nA2 = ½ nA = 0,05 mol

nH(H2O) = nH(A1) = 2nH2O = 2.2,34 : 18 = 0,26 mol

=> Số H trung bình (A) = 0,26 : 0,05 = 5,2

- Xét phần 2 : nAgNO3 = 0,25.0,12 = 0,03 mol < nA2 = 0,05 mol

=> trong A có ankin không phản ứng với AgNO3 => But-2-in

+) Không thể có CH≡CH trong A vì : nC2H2 = nA.40% = 0,02 mol (C2H2 có M nhỏ nhất trong A)

CH≡CH + 2AgNO3 → Ag2C2

   0,02   →   0,04 mol > 0,03 (Vô lý)

- Dựa vào Số H trung bình = 5,2 => A phải chứa C3H4 (propin)

=> Bộ 3 ankin phù hợp là propin (0,02 mol) ; but-1-in ; but-2-in

- Tổng quát : RC≡CH + AgNO3 → RC≡CAg ↓

=> nankin = npropin + nbut-1-in = nAgNO3 = 0,03 => nbut-1-in = 0,03 – 0,02 = 0,01 mol

=> nbut-2-in = nA2 – npropin – nbut-1-in = 0,05 – 0,02 – 0,01 = 0,02 mol

=> mA2 = 0,02.MC3H4  + 0,02.MC4H6 + 0,01.MC4H6 = 2,42g

=> %mbut-2-in = 0,02.54 : 2,42 = 44,6%

Câu 38 :

Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:

  • A.

    CH3CH=CHCH3                                              

  • B.

    CH2=CHCH2CH3.                             

  • C.

    CH2=C(CH3)2.

  • D.

    CH2=CH2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Do anken + HBr cho 1 sản phẩm duy nhất => loại B và C

+) \({\bar M_Y} = {M_{{H_2}}}.{d_{Y/{H_2}}} = 26\) => anken hết, H2 dư => Y có H2 và ankan

+) Gọi anken là CnH2n (n ≥ 2)

+) Đặt nX = 1 mol; do mX = m­Y  

+) n = nX - nY = nanken

+) mX = mH2 + mX

Lời giải chi tiết :

Do anken + HBr cho 1 sản phẩm duy nhất

Quan sát đáp án => có A và D thỏa mãn vì anken đối xứng cộng HBr thu được sản phẩm duy nhất

 => anken hết, H2 dư => Y có H2 và ankan

=> Mankan > 26 (do MH2 < 26)

Gọi anken là CnH2n (n ≥ 2)

Đặt nX = 1 mol; do mX = m­Y \( =  > \,\,\dfrac{{{n_X}}}{{{n_Y}}} = \dfrac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}}\,\, =  > \,\,{n_Y} = 1.\dfrac{{9,1.2}}{{26}} = 0,7\,\,mol\)

=> n = nX - nY = nanken = 1 – 0,7 = 0,3 mol => nH2 (X) = 0,7

mX = 1.9,1.2 = mH2 + mX  => n = 4

Vậy anken là CH3CH=CHCH3        

Câu 39 :

Cracking 8,8 gam propan trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp Y gồm CH4, C2H4, C3H6, H2 và C3H8 ( biết có 90% C3H8 đã phản ứng). Nếu cho hỗn hợp Y qua nước brom dư thì còn lại hỗn hợp Z có tỉ khối so với H2 bằng 7,3. Xác định khối lượng hiđrocacbon có khối lượng mol phân tử nhỏ nhất trong Z?

  • A.
    1,92 g
  • B.
    0,88 g
  • C.
    0,96 g
  • D.
    1,76 g

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đặt nH2 = x mol; nCH4 = y mol

Từ n C3H8 phản ứng và khối lượng mol trung bình của hỗn hợp Z => x và y.

Từ đó tính được khối lượng hiđrocacbon có khối lượng mol phân tử nhỏ nhất trong Z.

Lời giải chi tiết :

Cracking 0,2 mol C3H8 → Hỗn hợp Y gồm CH4, C2H4, C3H6, H2 và C3H8 dư (90% C3H8 phản ứng).

Hỗn hợp Y đi qua nước brom dư thì còn lại hỗn hợp Z có dZ/H2 = 7,3

Đặt nH2 = x mol; nCH4 = y mol

Ta có: nC3H8 phản ứng = nH2 + nCH4 = x + y = 0,2. 90% = 0,18 mol

Hỗn hợp Z gồm x mol H2, y mol CH4 và 0,02 mol C3H8 dư.

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 0,18\\\frac{{2x + 16y + 44.0,02}}{{x + y + 0,02}} = 7,3.2\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}x = 0,06\\y = 0,12\end{array} \right.\)

Vậy mCH4 = 0,12.16 = 1,92 gam

Câu 40 :

Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 12,32 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,05 mol H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.
    Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau.
  • B.
    Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X.
  • C.
    Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học.
  • D.
    X phản ứng được với NH3 trong AgNO3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính nBa(OH)2 = 0,2 mol; nCO2+H2O = 0,55 mol

X mạch hở, phản ứng được với NaOH nên X chức chức este hay axit.

Như vậy ta luôn có: nCO2 ≥ nH2O => nCO2 ≥ 0,55:2 = 0,275 mol

*Hấp thụ CO2 vào Ba(OH)2:

Tỉ lệ: nOH- : nCO2 ≤ 0,4 : 0,275 = 1,45 do đó khi cho CO2 tác dụng với Ba(OH)2 có thể xảy ra 2 trường hợp sau:

- TH1: Tạo muối Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ nOH- : nCO2 ≤ 1)

- TH2: Tạo muối BaCO3 và Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ 1 < nOH- : nCO2 < 2)

Theo đề bài thì khối lượng dung dịch giảm chứng tỏ phản ứng có sinh ra BaCO3 => loại TH1

Vậy khi dẫn CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được BaCO3 và Ba(HCO3)2

Đặt nCO2 = x; nH2O = y; nBaCO3 = z (mol)

BTNT "Ba" => nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 - nBaCO3 = 0,2 - z (mol)

+ nCO2 + H2O =>(1)

+ BTNT "C": nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 => (2)

+ m dd giảm = mBaCO3 - (mCO2 + mH2O) => (3)

Giải hệ (1) (2) (3) thu được x, y, z

*Phản ứng đốt X:

BTNT: nC = nCO2 ; nH = 2nH2O

BTNT "O": nO(X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2

Lập tỉ lệ C : H : O và suy ra CTPT của X

Dựa vào các dữ kiện đề bài viết CTCT thỏa mãn của X.

Lời giải chi tiết :

nBa(OH)2 = 0,2 mol; nCO2+H2O = 12,32/22,4 = 0,55 mol

X mạch hở, phản ứng được với NaOH nên X là este hoặc axit.

Như vậy ta luôn có: nCO2 ≥ nH2O => nCO2 ≥ 0,55:2 = 0,275 mol

*Hấp thụ CO2 vào Ba(OH)2:

Tỉ lệ: nOH- : nCO2 ≤ 0,4 : 0,275 = 1,45 do đó khi cho CO2 tác dụng với Ba(OH)2 có thể xảy ra 2 trường hợp sau:

- TH1: Tạo muối Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ nOH- : nCO2 ≤ 1)

- TH2: Tạo muối BaCO3 và Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ 1 < nOH- : nCO2 < 2)

Theo đề bài thì khối lượng dung dịch giảm chứng tỏ phản ứng có sinh ra BaCO3 => loại TH1

Vậy khi dẫn CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được BaCO3 và Ba(HCO3)2

Đặt nCO2 = x; nH2O = y; nBaCO3 = z (mol)

BTNT "Ba" => nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 - nBaCO3 = 0,2 - z (mol)

+ nCO2 + H2O = x + y = 0,55 (1)

+ BTNT "C": nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 => x = z + 2(0,2 - z) (2)

+ m dd giảm = mBaCO3 - (mCO2 + mH2O) => 197z - (44x  +18y) = 2 (3)

Giải hệ (1) (2) (3) thu được x = 0,3; y = 0,25; z = 0,1

*Phản ứng đốt X:

nC = nCO2 = 0,3 mol

nH = 2nH2O = 0,5 mol

BTNT "O": nO(X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 2.0,3 + 0,25 - 2.0,3 = 0,25 mol

=> C : H : O = 0,3 : 0,5 : 0,25 = 6 : 10 : 5

Do CTPT của X trùng với CTĐGN nên CTPT X là C6H10O5

nX = 0,3 : 6 = 0,05 mol

Tỉ lệ: nNaOH : nX = 0,1 : 0,05 = 2 và nX : nH2O = 0,05 : 0,05 = 1:1 (X có 1 nhóm -COOH)

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2 tạo thành 1 mol H2O và 1 chất hữu cơ Y nên có 2 trường hợp thỏa mãn là:

TH1: (X) HO-CH2-CH2-COOCH2-CH2-COOH; (Y) HO-CH2-CH2-COONa

TH2: (X) HO-CH(CH3)-COOCH(CH3)-COOH; (Y) HO-CH(CH3)-COONa

A đúng vì đốt HO-CH2-CH2-COONa hay đốt HO-CH(CH3)-COONa ta đều thu được số mol CO2 bằng H2O

B sai vì có 2 công thức phù hợp với X

C đúng vì tách nước HO-CH2-CH2-COONa hay HO-CH(CH3)-COONa đều thu được CH2=CH-COONa không có đồng phân hình học

D đúng vì X chứa nhóm -COOH có thể phản ứng với NH3

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.