Đề thi giữa kì 2 Hóa 11 - Đề số 3
Đề bài
Cho các phương trình hóa học
(1) \(C{H_3} - C \equiv CH + {H_2}O\xrightarrow{{H{g^{2 + }},{t^0}}}C{H_3}C{H_2}CHO\) (spc)
(2) \(C{H_3} - C \equiv CH + AgN{O_3} + N{H_3}\xrightarrow{{{t^0}}}C{H_3} - C \equiv CAg + N{H_4}N{O_3}\)
(3) \(C{H_3} - C \equiv CH + 2{H_2}\xrightarrow{{Ni,{t^0}}}C{H_3}C{H_2}C{H_3}\)
(4) \(3C{H_3} - C \equiv CH\xrightarrow{{xt,{t^0},p}}\)
Các phương trình hóa học viết sai là
-
A.
(3)
-
B.
(1)
-
C.
(1), (3)
-
D.
(3), (4)
Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của:
-
A.
ankan.
-
B.
ankin.
-
C.
ankađien.
-
D.
anken.
Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là:
-
A.
xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en
-
B.
but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.
-
C.
xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.
-
D.
2-metylpropen, cis -but-2-en và xiclobutan.
Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2-đimetylpropan là :
(1) (CH3)3CCH2Cl (2) CH3C(CH2Cl)2CH3 (3) CH3ClC(CH3)3
-
A.
(1) và (2).
-
B.
(2) và (3).
-
C.
(2).
-
D.
(1).
Trùng hợp propen, sản phẩm thu được có cấu tạo là
-
A.
(-CH2=CH(CH3)-)n
-
B.
(-CH2-CH(CH3)-)n
-
C.
(-CH=C(CH3)-)n
-
D.
(-CH3-CH2(CH3)-)n
Trong phân tử ankin X, hiđro chiếm 12,2% về khối lượng. Có bao nhiêu ankin phù hợp với X?
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
7
-
D.
3
Hiđro hóa hoàn toàn ankin X (xt Pd, PbCO3) thu được anken Y có công thức phân tử là C5H10. Vậy Y không thể là anken nào sau đây?
-
A.
2-metylbut-1-en
-
B.
3-metylbut-1-en
-
C.
pent-1-en
-
D.
pent-2-en
Cho propen, propin, đivinyl tác dụng với HCl (tỉ lệ 1 : 1), số sản phẩm thu được lần lượt là
-
A.
2, 2, 3.
-
B.
2, 3, 4.
-
C.
2, 4, 3.
-
D.
2, 3, 2.
Trùng hợp 60 kg propilen thu được m kg polime, biết H = 70%. Giá trị của m là
-
A.
42,0 kg.
-
B.
29,4 kg.
-
C.
84,0 kg.
-
D.
60,0 kg.
Số đồng phân cấu tạo (mạch hở) có công thức phân tử C5H8 là
-
A.
6
-
B.
7
-
C.
8
-
D.
9
Có bao nhiêu ankađien có công thức phân tử C4H6 ?
-
A.
2.
-
B.
3.
-
C.
4
-
D.
1
Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
-
A.
Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất
-
B.
Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
-
C.
Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
-
D.
Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất
Gọi tên chất: \(C{H_3} - CH(C{H_3}) - C \equiv C - C{H_2} - C{H_3}\)
-
A.
2-metylhex-3-en
-
B.
2-metylhex-3-in
-
C.
etylisopropylaxetilen
-
D.
B và C đúng.
Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu anken ?
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
6
-
D.
7
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Y từ dung dịch X.
X có thể chứa
-
A.
dung dịch KMnO4 và HCl đặc.
-
B.
dung dịch NaCl và H2SO4 đặc.
-
C.
dung dịch NH4Cl và NaOH.
-
D.
dung dịch C2H5OH và H2SO4 đặc.
Liên kết đôi do những liên kết nào hình thành ?
-
A.
Liên kết \(\sigma \)
-
B.
Liên kết π
-
C.
Liên kết \(\sigma \) và π
-
D.
Hai liên kết \(\sigma \)
Phân tử metan không tan trong nước vì lí do nào sau đây ?
-
A.
Metan là chất khí.
-
B.
Phân tử metan không phân cực.
-
C.
Metan không có liên kết đôi.
-
D.
Phân tử khối của metan nhỏ.
Để điều chế C2H6 có thể nung hỗn hợp chất X với “vôi tôi – xút”, X là
-
A.
CH3COONa
-
B.
C2H5COOK
-
C.
Al4C3
-
D.
HCOOK
Kết luận nào sau đây là đúng ?
-
A.
Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.
-
B.
Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.
-
C.
Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.
-
D.
Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.
Cho các chất sau: pentan; hex-1-en, etilen, metan, propen, isobutan. Số các chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở ngay điều kiện thường là
-
A.
4.
-
B.
3.
-
C.
2.
-
D.
1
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là :
-
A.
C4H9N.
-
B.
C3H7N.
-
C.
C2H7N.
-
D.
C3H9N.
Một chất có CTĐGN là CH3. CTPT chất đó là
-
A.
C3H8.
-
B.
C2H6.
-
C.
C3H6.
-
D.
C4H10.
Ứng với công thức phân tử C6H14 có bao nhiêu đồng phân mạch cacbon ?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là:
-
A.
2,2-đimetylhexan.
-
B.
2,2-đimetylpropan.
-
C.
2,2,3-trimetylpentan.
-
D.
isopentan.
Cho ankan X có CTPT là C6H14, biết rằng khi cho X tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 thu được 2 sản phẩm thế monoclo. CTCT đúng của X là
-
A.
2,3-đimetylbutan
-
B.
Hexan
-
C.
2-metylpentan
-
D.
2,2-đimetylbutan.
Cho hỗn hợp 2 ankan A và B ở thể khí, có tỉ lệ số mol trong hỗn hợp nA : nB = 1 : 4. Khối lượng phân tử trung bình là 52,4. Công thức phân tử của hai ankan A và B lần lượt là :
-
A.
C2H6 và C4H10.
-
B.
C5H12 và C6H14.
-
C.
C2H6 và C3H8.
-
D.
C4H10 và C3H8
Đốt cháy 4,4 gam hỗn hợp CH4, C2H4, C3H6, C4H10 cần a mol O2 thu được b mol CO2 và 7,2 gam H2O. Giá trị a, b lần lượt là
-
A.
0,5 và 0,3
-
B.
0,6 và 0,3
-
C.
0,5 và 0,8
-
D.
0,5 và 0,4
Thực hiện phản ứng đề hiđro hóa một hiđrocacbon M thuộc dãy đồng đẳng của metan thu được một hỗn hợp gồm H2 và 3 hiđrocacbon N, P, Q. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí N hoặc P, hoặc Q đều thu được 17,92 lít CO2 và 14,4 gam H2O (thể tích các khí ở đktc). Công thức cấu tạo của M là
-
A.
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3
-
B.
CH3-CH2-CH(CH3)2
-
C.
CH3-CH(CH3)2
-
D.
CH3-CH2-CH2-CH3
Thực hiện phản ứng crackinh m gam isobutan, thu được hỗn hợp A gồm các hiđrocacbon. Dẫn hỗn hợp A qua bình nước brom có hòa tan 6,4 gam brom. Nước brom mất màu hết, có 4,704 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm các hiđrocacbon thoát ra. Tỉ khối hơi B so với hiđro bằng 117/7 . Giá trị của m là:
-
A.
8,7 gam
-
B.
5,8 gam
-
C.
6,96 gam
-
D.
10,44gam
Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ (xích ma) và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là:
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
2
-
D.
5
Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
-
A.
2,24.
-
B.
3,36.
-
C.
4,48.
-
D.
1,68.
Hỗn hợp X gồm C2H4 và H2 có tỷ lệ mol 1:1. Cho hỗn hợp X qua Ni, t0 thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch brom dư thu được hỗn hợp khí Z. Tỷ khối của Z so với H2 là 11,5. Vậy hiệu suất phản ứng hiđro hóa là
-
A.
80%
-
B.
70%
-
C.
85%
-
D.
75%
Đốt cháy hoàn toàn ankin A thu được 19,8 gam CO2 và 5,4 gam nước. Ankin A là
-
A.
C2H2.
-
B.
C3H4.
-
C.
C4H6.
-
D.
C5H8.
Hỗn hợp X gồm 3 khí C3H4, C2H2 và H2 cho vào bình kín dung tích 8,96 lít (đktc) chứa bột Ni, nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Biết tỉ khối của X so với Y là 0,75. Số mol H2 tham gia phản ứng là:
-
A.
0,75 mol
-
B.
0,30 mol
-
C.
0,10 mol
-
D.
0,60 mol
Hỗn hợp khí X gồm axetilen và propilen. Cho V lít hỗn hợp X đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 96 gam kết tủa. Mặt khác V lít hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 20,16 lít H2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là
-
A.
11,20.
-
B.
5,60.
-
C.
13,44.
-
D.
8,96.
Một hiđrocacbon A mạch thẳng có công thức phân tử là C6H6. Khi cho A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được hợp chất hữu cơ B có MB – MA = 214 đvC. Công thức cấu tạo của X có thể là
-
A.
\(CH \equiv C - C{H_2} - C{H_2} - C \equiv CH\)
-
B.
\(C{H_3} - C \equiv C - C{H_2} - C \equiv CH\)
-
C.
\(CH \equiv C - CH(C{H_3}) - C \equiv CH\)
-
D.
\(C{H_3} - C{H_2} - C \equiv C - C \equiv CH\)
Dãy nào sau đây chứa các chất làm nhạt màu dung dịch nước brom và thuốc tím?
-
A.
SO2, C2H2, C2H4
-
B.
C2H4, C2H6, C3H8
-
C.
SO2, NH3, CO2
-
D.
CO2, NH3, H2
Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 12 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?
-
A.
0,35 mol.
-
B.
0,15 mol.
-
C.
0,25 mol.
-
D.
0,30 mol.
Trong bình kín (ở 210oC) đựng hỗn hợp A (gồm 2 ankin X và Y là đồng đẳng liên tiếp, MX < MY). Thêm một lượng không khí vừa đủ (khi đó áp suất trong bình đạt 0,81 atm) rồi bật tia lửa điện để đốt cháy hết X và Y rồi đưa bình về 210oC, thấy áp suất trong bình = 0,836 atm. Biết trong không khí chứa 80% thể tích N2, còn lại là O2. CTPT của Y là
-
A.
C2H2
-
B.
C3H4
-
C.
C6H10
-
D.
C4H6
Hỗn hợp X gồm hai anken là chất khí ở điều kiện thường. Hiđrat hóa X thu được hỗn hợp Y gồm bốn ancol (không có ancol bậc III). Anken trong X là
-
A.
. propilen và isobutilen.
-
B.
propen và but-1-en.
-
C.
etilen và propilen
-
D.
propen và but-2-en.
Lời giải và đáp án
Cho các phương trình hóa học
(1) \(C{H_3} - C \equiv CH + {H_2}O\xrightarrow{{H{g^{2 + }},{t^0}}}C{H_3}C{H_2}CHO\) (spc)
(2) \(C{H_3} - C \equiv CH + AgN{O_3} + N{H_3}\xrightarrow{{{t^0}}}C{H_3} - C \equiv CAg + N{H_4}N{O_3}\)
(3) \(C{H_3} - C \equiv CH + 2{H_2}\xrightarrow{{Ni,{t^0}}}C{H_3}C{H_2}C{H_3}\)
(4) \(3C{H_3} - C \equiv CH\xrightarrow{{xt,{t^0},p}}\)
Các phương trình hóa học viết sai là
-
A.
(3)
-
B.
(1)
-
C.
(1), (3)
-
D.
(3), (4)
Đáp án : B
Xem lại phản ứng hóa học của ankin
Phản ứng (1) viết sai: CH3-C≡CH + H2O \(\xrightarrow{{H{g^{2 + }},{t^o}}}\) CH3-CO-CH3
Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của:
-
A.
ankan.
-
B.
ankin.
-
C.
ankađien.
-
D.
anken.
Đáp án : A
+) Gọi công thức phân tử của hiđrocacbon cần tìm là (CnH2n+1)a
+) Trong phân tử một hiđrocacbon bất kì luôn chẵn nên k chắn
=> k có thể là 2
=> Công thức phân tử
Gọi CTPT của hidrocacbon là ${({C_n}{H_{2n}}_{ + 1})_{a\,\,\,}}$
Vì số H luôn là số chẵn nên a = 2
=> CTPT: C2nH4n+2
Đặt m = 2n => CTPT là CmH2m+2
=> Ankan hidrocacbon thuộc dãy đồng đẳng ankan
Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là:
-
A.
xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en
-
B.
but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.
-
C.
xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.
-
D.
2-metylpropen, cis -but-2-en và xiclobutan.
Đáp án : A
Xiclobutan cộng H2 mở vòng tạo butan
2-metylpropen cộng H2 tạo thành 2-metylpropan
but-1-en cộng H2 tạo thành butan
cis-but-2-en cộng H2 tạo thành butan
2-metylbut-2-en cộng H2 tạp thành 2-metylbutan
=> Dãy các chất cộng H2 cho cùng 1 sản phẩm là: xiclobutan, but-1-en, cis-but-2-en
Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2-đimetylpropan là :
(1) (CH3)3CCH2Cl (2) CH3C(CH2Cl)2CH3 (3) CH3ClC(CH3)3
-
A.
(1) và (2).
-
B.
(2) và (3).
-
C.
(2).
-
D.
(1).
Đáp án : D
Xem lại lí thuyết phản ứng halogen hóa của ankan
2,2-đimetylpropan: (CH3)3C-CH3 => chỉ có 1 vị trí thế Cl
(CH3)3C-CH3 + Cl2 → (CH3)3C-CH2Cl + HCl
Trùng hợp propen, sản phẩm thu được có cấu tạo là
-
A.
(-CH2=CH(CH3)-)n
-
B.
(-CH2-CH(CH3)-)n
-
C.
(-CH=C(CH3)-)n
-
D.
(-CH3-CH2(CH3)-)n
Đáp án : B
Xem lại lý thuyết phản ứng trùng hợp của anken
Trong phân tử ankin X, hiđro chiếm 12,2% về khối lượng. Có bao nhiêu ankin phù hợp với X?
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
7
-
D.
3
Đáp án : C
Xem lại lí thuyết ankin
Gọi công thức phân tử ankin là CnH2n-2 (n ≥ 2)
\(\% {m_H} = \dfrac{{2n - 2}}{{14n - 2}}.100\% = 12,2\% \to n \approx 6\)
CTPT của ankin X là C6H10
CTCT:
- CH≡C-CH2-CH2-CH2-CH3
- CH3-C≡C-CH2-CH2-CH3
- CH3-CH2-C≡C-CH2-CH3
- CH≡C-CH(CH3)-CH2-CH3
- CH≡C-CH2-CH(CH3)2
- CH≡C-C(CH3)3
-
\(C{H_3} - C \equiv C - CH{(C{H_3})_2}\)
Hiđro hóa hoàn toàn ankin X (xt Pd, PbCO3) thu được anken Y có công thức phân tử là C5H10. Vậy Y không thể là anken nào sau đây?
-
A.
2-metylbut-1-en
-
B.
3-metylbut-1-en
-
C.
pent-1-en
-
D.
pent-2-en
Đáp án : A
Xem lại lí thuyết phản ứng cộng ankin
Y không thể là 2-metylbut-1-en vì khi đó X sẽ có công thức là : khi đó C bị thừa hóa trị
Cho propen, propin, đivinyl tác dụng với HCl (tỉ lệ 1 : 1), số sản phẩm thu được lần lượt là
-
A.
2, 2, 3.
-
B.
2, 3, 4.
-
C.
2, 4, 3.
-
D.
2, 3, 2.
Đáp án : B
Xem lại lí thuyết phản ứng cộng ankin, cộng anken và ankađien
Propen: CH2=CH-CH3 + HCl → CH3-CHCl-CH3 + CH2Cl-CH2-CH3
Propin: CH≡C-CH3 + HCl → CH2=CCl-CH3 + CHCl=CH-CH3 (có đphh)
=> propin thu được 3 sản phẩm
Đivinyl: CH2=CH-CH=CH2 có 2 kiểu cộng 1,2 và cộng 1,4 (xem lại lí thuyết ankađien)
CH2=CH-CH=CH2 + HCl → CH2=CH-CH2-CH2Cl + CH2=CH-CHCl-CH3
CH2=CH-CH=CH2 + HCl → CH3-CH=CH-CHCl (có đphh)
=> đivinyl thu được 4 sản phẩm
Trùng hợp 60 kg propilen thu được m kg polime, biết H = 70%. Giá trị của m là
-
A.
42,0 kg.
-
B.
29,4 kg.
-
C.
84,0 kg.
-
D.
60,0 kg.
Đáp án : A
Bảo toàn khối lượng: mpolime lí thuyết = mpropilen
=> nhân hiệu suất tính mpolime thực tế
nCH2=CH-CH3 → (-CH2-CH(CH3)-)n
Theo lí thuyết: mpolime = mpropilen = 60 kg => mpolime thực tế = 60.70/100 = 42 kg
Số đồng phân cấu tạo (mạch hở) có công thức phân tử C5H8 là
-
A.
6
-
B.
7
-
C.
8
-
D.
9
Đáp án : D
Đồng phân cấu tạo mạch hở có công thức phân tử C5H8 có thể là ankadien hoặc ankin.
- H2C=C=CH-CH2-CH3
- H2C=CH-CH=CH-CH3
- H2C=CH-CH2-CH=CH2
- H3C-CH=C=CH-CH3
- H2C=C=C(CH3)-CH3
- H2C=C(CH3)-CH=CH2
- CH≡C-CH2-CH2-CH3
- H3C-C≡C-CH2-CH3
- CH≡C-C(CH3)-CH3
Có tất cả 9 đồng phân mạch hở ứng với CTPT C5H8
Có bao nhiêu ankađien có công thức phân tử C4H6 ?
-
A.
2.
-
B.
3.
-
C.
4
-
D.
1
Đáp án : A
+) Đặt 1 nối đôi C=C cố định ở đầu => di chuyển nối đôi còn lại để tạo thành các đồng phân
1. CH2=C=CH-CH3
2. CH2=CH-CH=CH2
Mạch nhánh không có đồng phân ankađien vì thừa liên kết hóa trị của C
Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
-
A.
Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất
-
B.
Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
-
C.
Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
-
D.
Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất
Đáp án : B
Công thức đơn giản nhất của axetilen: CH
Công thức đơn giản nhất của benzen: CH
=> 2 chất khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất
Gọi tên chất: \(C{H_3} - CH(C{H_3}) - C \equiv C - C{H_2} - C{H_3}\)
-
A.
2-metylhex-3-en
-
B.
2-metylhex-3-in
-
C.
etylisopropylaxetilen
-
D.
B và C đúng.
Đáp án : D
Quy tắc:
1. Mạch chính là mạch cacbon dài nhất chứa nối ba.
2. Đánh số Cacbon từ đầu gần nối ba nhất.
\(C{H_3} - CH(C{H_3}) - C \equiv C - C{H_2} - C{H_3}\)có tên gọi là 2-metylhex-3-in hoặc etylisopropylaxetilen
Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu anken ?
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
6
-
D.
7
Đáp án : C
Số đồng phân anken bao gồm đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học
Các đồng phân của C5H10
- H2C=CH-CH2-CH2-CH3
2,3. H2C-CH=CH-CH2-CH3 (có đồng phân hình học)
- H2C=C(CH3)-CH2-CH3
- (CH3)2C=CH-CH3
- (CH3)2CH-CH=CH2
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Y từ dung dịch X.
X có thể chứa
-
A.
dung dịch KMnO4 và HCl đặc.
-
B.
dung dịch NaCl và H2SO4 đặc.
-
C.
dung dịch NH4Cl và NaOH.
-
D.
dung dịch C2H5OH và H2SO4 đặc.
Đáp án : D
Khí Y điều chế bằng phương pháp đẩy nước → Y không tan hoặc ít tan trong nước và không có phản ứng với nước → chọn được phương trình điều chế Y thích hợp
Khí Y điều chế bằng phương pháp đẩy nước → Y không tan hoặc ít tan trong nước
A. 2KMnO4 + 16HCl đặc 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O → loại vì Cl2 phản ứng với nước.
B. Không có pư
C. NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O → loại vì NH3 tan nhiều trong nước.
D. C2H5OH \(\buildrel {{H_2}S{O_4}\,đặc,{t^0}} \over\longrightarrow \) C2H4 + H2O → chọn vì C2H4 không tan trong nước và không có pư với H2O
Liên kết đôi do những liên kết nào hình thành ?
-
A.
Liên kết \(\sigma \)
-
B.
Liên kết π
-
C.
Liên kết \(\sigma \) và π
-
D.
Hai liên kết \(\sigma \)
Đáp án : C
Xem lại lí thuyết cấu trúc phân tử HCHC
Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon gồm một liên kết \(\sigma \) và một liên kết p
Phân tử metan không tan trong nước vì lí do nào sau đây ?
-
A.
Metan là chất khí.
-
B.
Phân tử metan không phân cực.
-
C.
Metan không có liên kết đôi.
-
D.
Phân tử khối của metan nhỏ.
Đáp án : B
Xem lại lí thuyết ankan
Phân tử metan không tan trong nước vì phân tử metan không phân cực.
Để điều chế C2H6 có thể nung hỗn hợp chất X với “vôi tôi – xút”, X là
-
A.
CH3COONa
-
B.
C2H5COOK
-
C.
Al4C3
-
D.
HCOOK
Đáp án : B
2C2H5COOK + 2NaOH \(\xrightarrow{{CaO,{t^o}}}\) 2C2H6 + Na2CO3 + K2CO3
Kết luận nào sau đây là đúng ?
-
A.
Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.
-
B.
Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.
-
C.
Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.
-
D.
Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.
Đáp án : D
Câu đúng là: Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.
Cho các chất sau: pentan; hex-1-en, etilen, metan, propen, isobutan. Số các chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở ngay điều kiện thường là
-
A.
4.
-
B.
3.
-
C.
2.
-
D.
1
Đáp án : B
Các anken phản ứng được với dung dịch KMnO4 ở ngay điều kiện thường
=> hex-1-en, etilen, propen
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là :
-
A.
C4H9N.
-
B.
C3H7N.
-
C.
C2H7N.
-
D.
C3H9N.
Đáp án : D
+) Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}$
+) Bảo toàn nguyên tố H: $\,{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}$
+) Bảo toàn nguyên tố N: ${{n}_{N}}=2.{{n}_{{{N}_{2}}}}$
+) Tính $ {{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{N}}$ => CTPT
Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{16,8}{22,4}=0,75\,\,mol$
Bảo toàn nguyên tố H: $\,{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\frac{20,25}{18}=2,25\,\,mol$
Bảo toàn nguyên tố N: ${{n}_{N}}=2.{{n}_{{{N}_{2}}}}=2.\frac{2,8}{22,4}=0,25\,\,mol$
$\Rightarrow {{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{N}}=0,75:2,25:0,25=3:9:1$
Căn cứ vào các phương án ta thấy CTPT của X là C3H9N
Một chất có CTĐGN là CH3. CTPT chất đó là
-
A.
C3H8.
-
B.
C2H6.
-
C.
C3H6.
-
D.
C4H10.
Đáp án : B
Công thức phân tử của chất có dạng là CnH3n
Mặt khác trong hidrocacbon ta luôn có: H ≤ 2C + 2 và H là số chẵn.
Tìm điều kiện của n.
Công thức phân tử của chất có dạng là CnH3n
Mặt khác trong hidrocacbon ta luôn có: H ≤ 2C + 2
=> 3n ≤ 2n + 2 => n ≤ 2
Mà số H chẵn nên ta suy ra n = 2
=> CTPT C2H6
Ứng với công thức phân tử C6H14 có bao nhiêu đồng phân mạch cacbon ?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Đáp án : C
- Đồng phân mạch thẳng: C – C – C – C – C – C
- Đồng phân mạch nhánh:
+ cắt 1C:
+ cắt 2C:
Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là:
-
A.
2,2-đimetylhexan.
-
B.
2,2-đimetylpropan.
-
C.
2,2,3-trimetylpentan.
-
D.
isopentan.
Đáp án : B
Công thức dẫn xuất monobrom là CnH2n+1Br. Từ khối lượng phân tử của dẫn xuất xác định được giá trị của n.
M = 75,5.2 = 151 => \({M_{{C_n}{H_{2n + 1}}Br}}\) = 14n + 81 = 151 => n = 5
=> CTPT ankan là C5H12
Do brom hóa ankan chỉ thu được 1 dẫn xuất monobrom duy nhất => CTCT thỏa mãn: C(CH3)4
Cho ankan X có CTPT là C6H14, biết rằng khi cho X tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 thu được 2 sản phẩm thế monoclo. CTCT đúng của X là
-
A.
2,3-đimetylbutan
-
B.
Hexan
-
C.
2-metylpentan
-
D.
2,2-đimetylbutan.
Đáp án : A
- Viết đồng phân ankan
- Xét các vị trí thế clo của mỗi đồng phân
2,2-đimetylbutan |
Có 3 vị trí thế Cl (C1, C3, C4) vì vị trí C1, C5, C6 là giống nhau và vị trí C2 không có H |
2-metylpentan |
Có 4 vị trí thế Cl (C1, C2, C3, C4) vì vị trí C1 và C5 là giống nhau |
n-hexan CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3 |
Có 3 vị trí thế Cl (C1, C2, C3) |
2,3-đimetylbutan |
Có 2 vị trí thế Clo (C1 và C2) vì C2 và C3 giống nhau; C1, C4, C5, C6 giống nhau |
Cho hỗn hợp 2 ankan A và B ở thể khí, có tỉ lệ số mol trong hỗn hợp nA : nB = 1 : 4. Khối lượng phân tử trung bình là 52,4. Công thức phân tử của hai ankan A và B lần lượt là :
-
A.
C2H6 và C4H10.
-
B.
C5H12 và C6H14.
-
C.
C2H6 và C3H8.
-
D.
C4H10 và C3H8
Đáp án : A
Gọi công thức phân tử trong bình là ${{C}_{{\bar{n}}}}{{H}_{2\bar{n}+2}}$
+) Từ khối lượng phân tử trung bình => tính n trung bình
Giả sử A đúng => số mol mỗi chất $=>\,\bar{C}$
Giả sử D đúng => số mol mỗi chất $=>\,\bar{C}$
Gọi công thức phân tử trong bình là ${{C}_{{\bar{n}}}}{{H}_{2\bar{n}+2}}$
$=>14\bar{n}+2=52,4\,\,=>\,\bar{n}=3,6$ => loại B vì 2 chất có số C > 3,6 và loại C vì 2 chất đều có số C < 3,6
Giả sử A đúng => nC2H6 = 1 mol ; nC4H10 = 4 mol $=>\,\,\bar{C}=\frac{2.1+4.4}{1+4}=3,6$ (thỏa mãn)
Giả sử D đúng => nC4H10 = 1 mol ; nC3H8 = 4 mol $=>\,\,\bar{C}=\frac{4.1+3.4}{1+4}=3,2$ (loại)
Đốt cháy 4,4 gam hỗn hợp CH4, C2H4, C3H6, C4H10 cần a mol O2 thu được b mol CO2 và 7,2 gam H2O. Giá trị a, b lần lượt là
-
A.
0,5 và 0,3
-
B.
0,6 và 0,3
-
C.
0,5 và 0,8
-
D.
0,5 và 0,4
Đáp án : A
+) Bảo toàn khối lượng: mankan = mC + mH
+) Bảo toàn nguyên tố: nC = nCO2 ; nH = 2.nH2O ; 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
nH2O = 0,4 mol => BTNT H: nH = 2.nH2O = 0,8 mol
BTKL: mankan = mC + mH <=> mC = 4,4 – 0,8 = 3,6 gam => nC = 0,3 mol
BTNT C=> nCO2 = nC = 0,3 mol
BTNT O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => 2a = 0,3. 2 + 0,4 => a = 0,5 mol
Thực hiện phản ứng đề hiđro hóa một hiđrocacbon M thuộc dãy đồng đẳng của metan thu được một hỗn hợp gồm H2 và 3 hiđrocacbon N, P, Q. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí N hoặc P, hoặc Q đều thu được 17,92 lít CO2 và 14,4 gam H2O (thể tích các khí ở đktc). Công thức cấu tạo của M là
-
A.
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3
-
B.
CH3-CH2-CH(CH3)2
-
C.
CH3-CH(CH3)2
-
D.
CH3-CH2-CH2-CH3
Đáp án : D
+) nH2O = nCO2 => hiđrocacbon đốt cháy là anken
CnH2n + O2 → nCO2 + nH2O
+) Từ số mol CO2 => tính n => CTPT của anken
+) Khi đốt cháy N hoặc P hoặc Q đều cho số mol CO2 và H2O giống nhau
CH3-CH2-CH2-CH3 (1)
CH3-CH(CH3)-CH3 (2)
+) Trong 2 đồng phân trên chỉ có (1) tách hiđro cho 3 sản phẩm là đồng phân của nhau
nN = 0,2mol; nCO2 = 0,8 mol ; nH2O = 0,8 mol
Ta thấy: nH2O = nCO2 => hiđrocacbon N là anken
CnH2n + O2 → nCO2 + nH2O
0,2 0,8
=> 0,2n = 0,8 => n = 4 => anken là C4H8
=> N, P, Q là các đồng phân của nhau và cùng CTPT là C4H8
CH3-CH2-CH2-CH3 (1) CH3-CH(CH3)-CH3 (2)
Trong 2 đồng phân trên chỉ có (1) tách hiđro cho 3 sản phẩm là đồng phân của nhau
CH3-CH2-CH2-CH3 à CH3-CH=CH-CH3 + H2
(cis-trans)
CH3-CH2-CH2-CH3 à CH2=CH-CH2-CH3 + H2
Thực hiện phản ứng crackinh m gam isobutan, thu được hỗn hợp A gồm các hiđrocacbon. Dẫn hỗn hợp A qua bình nước brom có hòa tan 6,4 gam brom. Nước brom mất màu hết, có 4,704 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm các hiđrocacbon thoát ra. Tỉ khối hơi B so với hiđro bằng 117/7 . Giá trị của m là:
-
A.
8,7 gam
-
B.
5,8 gam
-
C.
6,96 gam
-
D.
10,44gam
Đáp án : A
+) Từ \(\bar{M}\)hh khí xét xem khí ra khỏi dung dịch brom là những khí nào
+) nC3H6 phản ứng = nBr2
+) Bảo toàn khối lượng ta có: mC4H10 = mC3H6 phản ứng + mhh khí
nBr2 = 0,04 mol; nhh khí = 0,21 mol
Khi dẫn hỗn hợp A gồm các hiđrocacbon qua dung dịch brom, brom bị mất màu hết => anken trong hỗn hợp A có thể còn dư.
\(\bar{M}\)hh khí = $\frac{117}{7}$.2 = $\frac{234}{7}$ ≈ 33,43 < MC3H6 = 42
=> khí đi ra khỏi dung dịch brom có C3H6 => nC3H6 phản ứng = nBr2 = 0,04 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mC4H10 = mC3H6 phản ứng + mhh khí = 0,04.42 + $\frac{234}{7}$.0,21 = 8,7 (g)
Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ (xích ma) và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là:
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
2
-
D.
5
Đáp án : C
+) Số nguyên tử $C = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}}$
+ X chỉ chứa liên kết σ (xích ma) => CTPT của X
+) Trong X có 2 nguyên tử C bậc 3 => CTCT của X
X là hiđrocacbon mạch hở chỉ chứa liên kết σ → X là ankan
Số nguyên tử $C = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{{V_{C{O_2}}}}}{{{V_X}}} = 6 \to X:{C_6}{H_{14}}$
Trong X có 2 nguyên tử C bậc 3 nên X là: ${(C{H_3})_2}CH - CH{(C{H_3})_2}$ (2,3-đimetylbutan)
Ta có:
${(C{H_3})_2}CH - CH{(C{H_3})_2}\,\,\, + \,\,\,C{l_2}\,\,\,\,\xrightarrow[{ - HCl}]{{as}}\,\,\,\left\{ \begin{gathered}C{H_2}Cl - CH(C{H_3}) - CH{(C{H_3})_2} \hfill \\{(C{H_3})_2}CCl - CH{(C{H_3})_2} \hfill \\ \end{gathered} \right.\,\,\,$
Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
-
A.
2,24.
-
B.
3,36.
-
C.
4,48.
-
D.
1,68.
Đáp án : A
Gọi số mol CH4 và C2H4 là a, b
BTNT:
Gọi số mol CH4 và C2H4 là a, b
BTNT:
V= (0,05+ 0,05). 22,4 = 2,24 lít
Hỗn hợp X gồm C2H4 và H2 có tỷ lệ mol 1:1. Cho hỗn hợp X qua Ni, t0 thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch brom dư thu được hỗn hợp khí Z. Tỷ khối của Z so với H2 là 11,5. Vậy hiệu suất phản ứng hiđro hóa là
-
A.
80%
-
B.
70%
-
C.
85%
-
D.
75%
Đáp án : D
C2H4 + H2 → C2H6
Ban đầu 1 1
Phản ứng x x x
Cân bằng 1-x 1-x x
Hỗn hợp Y: C2H4 dư, H2 dư, C2H6
=> hỗn hợp Z: C2H6, H2 dư
\({d_{Z/H{ _2}}} = 11,5 \to {M_Z} = 23\)
Từ đó tính ra x và hiệu suất phản ứng.
C2H4 + H2 → C2H6
Ban đầu 1 1
Phản ứng x x x
Cân bằng 1-x 1-x x
Hỗn hợp Y: C2H4 dư, H2 dư, C2H6
=> hỗn hợp Z: C2H6, H2 dư
\(\begin{gathered}{d_{Z/H{ _2}}} = 11,5 \to {M_Z} = 23 \hfill \\\frac{{30x + 2(1 - x)}}{{1 - x + x}} = 23 \to x = 0,75 \hfill \\ H = \frac{{0,75}}{1}.100\% = 75\% \hfill \\ \end{gathered} \)
Đốt cháy hoàn toàn ankin A thu được 19,8 gam CO2 và 5,4 gam nước. Ankin A là
-
A.
C2H2.
-
B.
C3H4.
-
C.
C4H6.
-
D.
C5H8.
Đáp án : B
+) Đốt cháy ankin ta có: nankin = nCO2 – nH2O
+) số C trong A = nCO2 / nankin
nCO2 = 0,45 mol; nH2O = 0,3 mol
Đốt cháy ankin ta có: nankin = nCO2 – nH2O = 0,45 – 0,3 = 0,15 mol
=> số C trong A = nCO2 / nankin = 0,45 / 0,15 = 3
=> ankin A là C3H4
Hỗn hợp X gồm 3 khí C3H4, C2H2 và H2 cho vào bình kín dung tích 8,96 lít (đktc) chứa bột Ni, nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Biết tỉ khối của X so với Y là 0,75. Số mol H2 tham gia phản ứng là:
-
A.
0,75 mol
-
B.
0,30 mol
-
C.
0,10 mol
-
D.
0,60 mol
Đáp án : C
+) \(\frac{{{{\overline M }_X}}}{{{{\overline M }_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\)
+) \({n_{{H_2}}}\)phản ứng = ngiảm = nX – nY
nX = 0,4 mol
Ta có: \({d_{X/Y}} = \frac{{{{\overline M }_X}}}{{{{\overline M }_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}} = \frac{{{n_Y}}}{{0,4}} = 0,75 \Rightarrow {n_Y} = 0,3{\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} (mol)\)
=> \({n_{{H_2}}}\)phản ứng = ngiảm = nX – nY = 0,4 – 0,3 = 0,1 mol
Hỗn hợp khí X gồm axetilen và propilen. Cho V lít hỗn hợp X đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 96 gam kết tủa. Mặt khác V lít hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 20,16 lít H2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là
-
A.
11,20.
-
B.
5,60.
-
C.
13,44.
-
D.
8,96.
Đáp án : A
+) Chỉ có C2H2 phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 => số mol C2H2
+) Từ phản ứng cộng H2 => tính số mol C3H6
$\begin{array}{l}{n_{{C_2}A{g_2}}}\,\, = \,\,\frac{{96}}{{240}}\,\, = \,\,0,4\,\,mol\,\, \to \,\,{n_{{C_2}{H_2}}}\,\, = \,\,0,4\,\,mol\\{n_{{H_2}}}\,\, = \,\,\frac{{20,16}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,9\,\,mol\end{array}$
C2H2 + 2H2 → C2H6
0,4 → 0,8
Số mol H2 phản ứng với C3H6: 0,9 – 0,8 = 0,1 mol
C3H6 + H2 → C3H8
0,1 ← 0,1
→ V = (0,4 + 0,1).22,4 = 11,2 lít
Một hiđrocacbon A mạch thẳng có công thức phân tử là C6H6. Khi cho A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được hợp chất hữu cơ B có MB – MA = 214 đvC. Công thức cấu tạo của X có thể là
-
A.
\(CH \equiv C - C{H_2} - C{H_2} - C \equiv CH\)
-
B.
\(C{H_3} - C \equiv C - C{H_2} - C \equiv CH\)
-
C.
\(CH \equiv C - CH(C{H_3}) - C \equiv CH\)
-
D.
\(C{H_3} - C{H_2} - C \equiv C - C \equiv CH\)
Đáp án : A
C6H6 → C6H6-xAgx
MB – MA = 78 + 107x – 78 = 214 => x
A mạch thẳng tạo kết tủa với AgNO3 => A có liên kết ba đầu mạch
C6H6 → C6H6-xAgx
MB – MA = 78 + 107x – 78 = 214 => x = 2
Dãy nào sau đây chứa các chất làm nhạt màu dung dịch nước brom và thuốc tím?
-
A.
SO2, C2H2, C2H4
-
B.
C2H4, C2H6, C3H8
-
C.
SO2, NH3, CO2
-
D.
CO2, NH3, H2
Đáp án : A
Xem lại phản ứng cộng của ankin
Các chất làm nhạt màu dung dịch nước brom và thuốc tím là SO2, C2H2, C2H4
Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 12 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?
-
A.
0,35 mol.
-
B.
0,15 mol.
-
C.
0,25 mol.
-
D.
0,30 mol.
Đáp án : C
+) Bảo toàn khối lượng: mhh ban đầu = mhh X
+) n khí giảm = nH2 phản ứng
+) n C2H2 dư = nAg2C2
+) Bảo toàn liên kết π: n π trong Y = np ban đầu – nH2 – 2.nC2H2 dư
+) n Br2 pư với Y = nπ trong Y
Số mol hỗn hợp ban đầu = 0,35 + 0,65 = 1 mol
Khối lượng hỗn hợp ban đầu = 0,35. 26 + 0,65.2 = 10,4 gam
Số mol liên kết π = 0,35.2 = 0,7 mol
Bảo toàn khối lượng: mhh ban đầu = mhh X =10,4 gam => nX = 10,4/16 = 0,65 mol
n khí giảm = nH2 phản ứng = 0,35 mol
Ta có: n C2H2 dư = nAg2C2 = 0,05 mol
Bảo toàn liên kết π : n π trong Y = np ban đầu – nH2 – 2.nC2H2 dư = 0,7 – 0,35 – 0,05.2 = 0,25 mol
=> nBr2 pư với Y = nπ trong Y = 0,25 mol
Trong bình kín (ở 210oC) đựng hỗn hợp A (gồm 2 ankin X và Y là đồng đẳng liên tiếp, MX < MY). Thêm một lượng không khí vừa đủ (khi đó áp suất trong bình đạt 0,81 atm) rồi bật tia lửa điện để đốt cháy hết X và Y rồi đưa bình về 210oC, thấy áp suất trong bình = 0,836 atm. Biết trong không khí chứa 80% thể tích N2, còn lại là O2. CTPT của Y là
-
A.
C2H2
-
B.
C3H4
-
C.
C6H10
-
D.
C4H6
Đáp án : C
+) Gọi nCO2 = a mol; nH2O = b mol
+) nankin = nCO2 – nH2O => nankin = a – b
+) Bảo toàn O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O
+) nhh trước pứ = nankin + nO2 + nN2
+) nhh sau phản ứng = nCO2 + nH2O + nN2
Từ công thức $pV = n.R.T{\rm{ }} = > \frac{{{p_t}}}{{{p_s}}} = \frac{{{n_t}}}{{{n_s}}}\,\,$
Ở 210oC, nước ở thể hơi => coi như là 1 khí gây áp suất trong bình
Vì lượng không khí dùng vừa đủ => hỗn hợp sau phản ứng gồm CO2, H2O và N2
Gọi nCO2 = a mol; nH2O = b mol
=> nankin = nCO2 – nH2O => nankin = a – b
Bảo toàn O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO2 = a + 0,5b
Trong không khí: nN2 = 4.nO2 = 4a + 2b
=> nhh trước pứ = nankin + nO2 + nN2 = a – b + a + 0,5b + 4a + 2b = 6a + 1,5b
nhh sau phản ứng = nCO2 + nH2O + nN2 = a + b + 4a + 2b = 5a + 3b
Từ công thức $pV = n.R.T{\rm{ }} = > \frac{{{p_t}}}{{{p_s}}} = \frac{{{n_t}}}{{{n_s}}}\,\, = > \,\,\frac{{0,81}}{{0,836}} = \frac{{6a + 1,5b}}{{5a + 3b}}\,\, = > \,a = 1,21b$
=> nankin = a – b = 1,21b – b = 0,21b mol
=> số C trung bình = nCO2 / nankin = 1,21 / 0,21 = 5,76
=> 2 ankin X và Y là C5H8 và C6H10
Hỗn hợp X gồm hai anken là chất khí ở điều kiện thường. Hiđrat hóa X thu được hỗn hợp Y gồm bốn ancol (không có ancol bậc III). Anken trong X là
-
A.
. propilen và isobutilen.
-
B.
propen và but-1-en.
-
C.
etilen và propilen
-
D.
propen và but-2-en.
Đáp án : B
CH2=CH2 + H2O → CH3-CH2-OH
CH2=CH-CH3 + H2O → CH2(OH)-CH2-CH3 hoặc CH3-CH(OH)-CH3
CH2=CH-CH2-CH3 + H2O → CH3-CH(OH)-CH2-CH3 hoặc CH2(OH)-CH2-CH2-CH3
CH3-CH=CH-CH3 + H2O → CH3-CH2-CH(OH)-CH3
=> hỗn hợp X gồm propilen và but-1-en thỏa mãn.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1