Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 - Đề số 4
Đề bài
Dung dịch HCl có thể phản ứng với tất cả ion hay các chất rắn nào dưới đây
-
A.
Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO, CuO, Ag
-
B.
OH- , CO32-, Na+, K+
-
C.
HSO3- , HCO3-, S2- , AlO2-
-
D.
CaCO3, NaCl, Ba(HCO3)2
Ion NH4+ có tên gọi:
-
A.
Cation amoni
-
B.
Cation nitric
-
C.
Cation amino
-
D.
Cation hidroxyl
Dãy chất nào sau đây có môi trường bazơ (pH>7) ?
-
A.
Na2CO3, NaOH, NH4NO3, Na2S.
-
B.
Na2CO3, NH4NO3, KOH, Ba(OH)2.
-
C.
Na2CO3, Na2S, NaClO, NaOH.
-
D.
LiOH, NaOH, Ba(OH)2, HNO3.
Chất nào sau đây khi tan trong nước không phân li ra ion?
-
A.
HCl
-
B.
NaOH
-
C.
NaCl
-
D.
C2H5OH (rượu)
Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,01M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?
-
A.
[H+] = 0,01M
-
B.
[H+] > [NO2-]
-
C.
[H+] < 0,01M
-
D.
[NO2-] > 0,01M
Chọn câu đúng:
-
A.
Chỉ có hợp chất ion mới bị điện li khi hoà tan trong nước.
-
B.
Độ điện li chỉ phụ thuộc vào bản chất chất điện li.
-
C.
Độ điện li của chất điện li yếu có thể bằng 1.
-
D.
Với chất điện li yếu, độ điện li bị giảm khi nồng độ tăng.
Cho hai muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau :
X + Y → không xảy ra phản ứng
X + Cu → không xảy ra phản ứng
Y + Cu → không xảy ra phản ứng
X + Y + Cu → xảy ra phản ứng
X, Y là muối nào dưới đây ?
-
A.
NaNO3 và NaHCO3.
-
B.
NaNO3 và NaHSO4.
-
C.
Fe(NO3)3 và NaHSO4.
-
D.
Mg(NO3)2 và KNO3.
Nồng độ ion H+ trong 200 ml dung dịch H2SO4 0,25M là (coi như H2SO4 là chất điện li hoàn toàn):
-
A.
[H+] = 0,25M.
-
B.
[H+] = 0,05M.
-
C.
[H+] = 0,1M.
-
D.
[H+] = 0,5M.
HNO3 chỉ thể hiện tính axit khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?
-
A.
CaCO3, Ca(OH)2, Fe(OH)2, FeO.
-
B.
CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.
-
C.
Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3.
-
D.
KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.
NH3 thể hiện tính bazơ trong phản ứng
-
A.
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4.
-
B.
2NH3 + 3CuO $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 3Cu + N2 + 3H2O.
-
C.
4NH3 + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}},\,\,p}$ 4NO + 6H2O.
-
D.
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.
Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn 1 mol chất rắn nào sau đây mà khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là lớn nhất ?
-
A.
Mg(NO3)2.
-
B.
NH4NO3.
-
C.
NH4NO2.
-
D.
KNO3.
Cho sơ đồ sau: X + Y → CaCO3 + BaCO3 + H2O
X,Y có thể là
-
A.
Ba(AlO2)2 và Ca(OH)2
-
B.
Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2
-
C.
Ba(OH)2 và CO2
-
D.
BaCl2 và Ca(HCO3)2
Muối trung hoà là :
-
A.
Muối mà dung dịch có pH = 7.
-
B.
Muối không còn hiđro trong phân tử.
-
C.
Muối có anion gốc axit trong muối không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+
-
D.
Muối không còn hiđro có khả năng bị thay thế bởi kim loại.
Khi nung chất rắn X ở nhiệt độ cao, người ta thu được một oxit của nitơ và hơi nước. Cho X vào dung dịch NaOH thấy có khí mùi khai thoát ra. X là
-
A.
(NH4)2SO4.
-
B.
NH4NO2.
-
C.
NH4HCO3.
-
D.
NH4NO3.
Điểm giống nhau giữa N2 và CO2 là
-
A.
Đều tan tốt trong nước.
-
B.
Đều có tính oxi hóa và tính khử.
-
C.
Đều không duy trì sự cháy và sự sống.
-
D.
Tất cả đều đúng.
Cho 20 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng thu được sản phẩm khử duy nhất NO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn còn dư 3,2 gam Fe. Thể tích NO thu được ở đktc là :
-
A.
2,24 lít.
-
B.
11,2 lít.
-
C.
4,48 lít.
-
D.
6,72 lít.
Cho N (Z = 7). Cấu hình electron của Nitơ là?
-
A.
1s22s22p4.
-
B.
1s22s22p6.
-
C.
1s22s22p3 .
-
D.
1s22s22p5.
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
-
A.
các chất phản ứng phải là chất điện li mạnh.
-
B.
một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
-
C.
các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
-
D.
phản ứng phải là thuận nghịch.
Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:
-
A.
Fe(NO3)2, H2O
-
B.
Fe(NO3)2, AgNO3
-
C.
Fe(NO3)3, AgNO3
-
D.
Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3
Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:
-
A.
NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4
-
B.
C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4
-
C.
C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl
-
D.
CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4
Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dịch mới là
-
A.
1,5M.
-
B.
2M.
-
C.
1M.
-
D.
1,75M.
Cho 0,001 mol NH4Cl vào 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 và đun sôi, sau đó làm nguội, thêm vào một ít phenolphtalein, dung dịch thu được có màu
-
A.
xanh
-
B.
hồng
-
C.
trắng
-
D.
không màu
Ở các vùng đất phèn người ta bón vôi để làm
-
A.
Tăng pH của đất.
-
B.
Tăng khoáng chất cho đất.
-
C.
Giảm pH của đất.
-
D.
Để môi trường đất ổn định.
Trộn 20 ml dung dịch KCl 0,05M với 20 ml dung dịch H2SO4 0,005M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là:
-
A.
2,1
-
B.
2,3
-
C.
3,2
-
D.
1,5
Dung dịch X chứa các ion: Fe3+ ; SO42 ; NH4+; Cl−. Chia dung dịch thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH , đun nóng thu được 0,672 lít khí ở đktc và 1,07 gam kết tủa.
- Phần 2: Tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
-
A.
3,73 gam
-
B.
7,04 gam
-
C.
7,46 gam
-
D.
7,35 gam
Cho dãy các ion sau:
(a) H+, Fe3+, NO3-, SO42- (b) Ag+, Na+, NO3-, Cl-
(c) Al3+, NH4+, Br-+, OH- (d) Mg2+, K+, SO42-, PO43-
(e) K+, HPO42-, Na+, OH- (g) Fe2+, Na+, HSO4-, NO3-
(h) Ag+, NH4+, SO42-, I- (i) Mg2+, Na+, SO42-
Số dãy gồm các ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch là:
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Khối lượng NaNO2 cần dùng trong phòng thí nghiệm để thu được 6,72 lít N2 (đktc) là
-
A.
19,2 gam
-
B.
20,1 gam
-
C.
27,0 gam
-
D.
20,7 gam
Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam bột CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Thể tích khí Y sinh ra là:
-
A.
3,36
-
B.
2,24
-
C.
1,12
-
D.
1,344
Cho sơ đồ phản ứng sau:
X, Y, Z, T tương ứng là
-
A.
(NH4)2CO3, NH4HCO3, CO2, NH3.
-
B.
(NH2)2CO, (NH4)2CO3, CO2, NH3.
-
C.
(NH4)2CO3, (NH2)2CO, CO2, NH3.
-
D.
(NH2)2CO, NH4HCO3, CO2, NH3.
Cho dung dịch NH4NO3 tác dụng với dung dịch bazơ của kim loạithu được 4,48 lít khí (đktc) và 26,1 gam muối. Kim loại đó là
-
A.
Ca
-
B.
Mg
-
C.
Cu
-
D.
Ba
Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra. Mặt khác, cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí. X có thể là
-
A.
NH4Cl.
-
B.
NaNO3.
-
C.
(NH4)2SO4.
-
D.
NH4NO3.
Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat kim loại thu được 4 gam một chất rắn. Công thức muối đã dùng là
-
A.
Cu(NO3)2.
-
B.
KNO3.
-
C.
Fe(NO3)3.
-
D.
NaNO3.
Cho 20,88 gam FexOy phản ứng với dung dịch HNO3 dư được 0,672 lít khí B (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Trong dung dịch X có 65,34 gam muối. Oxit của sắt và khí B là
-
A.
Fe3O4 và NO2
-
B.
Fe3O4 và NO
-
C.
Fe3O4 và N2O
-
D.
FeO và NO2
Cho dung dịch A chứa H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl 0,3M. Trộn 300 ml dung dịch A với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị của V là
-
A.
0,134.
-
B.
0,424.
-
C.
0,441.
-
D.
0,414.
Dung dịch X được tạo ra từ 2 muối chứa đồng thời các ion: Al3+, Fe2+, Cl-, SO42-. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch chứa 200 ml dung dịch X thu được 13,98 gam kết tủa. Mặt khác, cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 200 ml dung dịch X thu được 21,18 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của Cl- là?
-
A.
0,16M
-
B.
0,4M
-
C.
0,12M
-
D.
0,8M
Cho m gam hỗn hợp X (gồm Mg, Al, Zn và Cu) tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm N2, NO, N2O và NO2, trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau) có tỉ khối đối với heli bằng 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là
-
A.
3,0 mol.
-
B.
2,8 mol.
-
C.
3,2 mol.
-
D.
3,4 mol.
Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
-
A.
98,20.
-
B.
97,20.
-
C.
98,75.
-
D.
91,00.
Hòa tan hoàn toàn 21,38 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và FeCl2 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 14,967% về khối lượng) vào dung dịch chứa HCl và 0,16 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,82 gam muối của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 17 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 115,54 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của FeCl2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
-
A.
34
-
B.
35
-
C.
36
-
D.
37
Cho hỗn hợp N2 và H2 vào bình phản ứng có nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Biết ti lệ số mol của nitơ đã phản ứng là 10%. Thành phần phần trăm về số mol của N2 và H2 trong hỗn hợp đầu?
-
A.
25%,75%
-
B.
75%,25%
-
C.
40%,60%
-
D.
50%,50%
Cho 7,65 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch HCl 1,04M và H2SO4 0,28M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,5 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
-
A.
32,3
-
B.
38,6
-
C.
46,3
-
D.
27,4
Lời giải và đáp án
Dung dịch HCl có thể phản ứng với tất cả ion hay các chất rắn nào dưới đây
-
A.
Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO, CuO, Ag
-
B.
OH- , CO32-, Na+, K+
-
C.
HSO3- , HCO3-, S2- , AlO2-
-
D.
CaCO3, NaCl, Ba(HCO3)2
Đáp án : C
Ghi nhớ lại TCHH của HCl
+ làm quỳ tím đổi sang màu đỏ
+ tác dụng với oxit bazo, bazo
+ Tác dụng với kim loại (đứng trước H)
+ Tác dụng với muối
A có Ag không phản ứng với HCl
B có Na+, K+ không tác dụng với HCl
C phản ứng hết với HCl
D có NaCl không phản ứng
Ion NH4+ có tên gọi:
-
A.
Cation amoni
-
B.
Cation nitric
-
C.
Cation amino
-
D.
Cation hidroxyl
Đáp án : A
Ion NH4+ có tên gọi là cation amoni
Dãy chất nào sau đây có môi trường bazơ (pH>7) ?
-
A.
Na2CO3, NaOH, NH4NO3, Na2S.
-
B.
Na2CO3, NH4NO3, KOH, Ba(OH)2.
-
C.
Na2CO3, Na2S, NaClO, NaOH.
-
D.
LiOH, NaOH, Ba(OH)2, HNO3.
Đáp án : C
A, B loại NH4NO3 vì được tạo bởi bazo yếu (NH3) và axit mạnh (HNO3) nên có MT axit
D loại HNO3
Chất nào sau đây khi tan trong nước không phân li ra ion?
-
A.
HCl
-
B.
NaOH
-
C.
NaCl
-
D.
C2H5OH (rượu)
Đáp án : D
C2H5OH khi tan trong nước không phân li ra ion.
Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,01M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?
-
A.
[H+] = 0,01M
-
B.
[H+] > [NO2-]
-
C.
[H+] < 0,01M
-
D.
[NO2-] > 0,01M
Đáp án : C
$HN{O_2}\underset {} \leftrightarrows {H^ + } + N{O_2}^ - $
HNO2 là axit yếu nên độ điện li $\alpha $ < 1
=> [H+] < 0,01M
Chọn câu đúng:
-
A.
Chỉ có hợp chất ion mới bị điện li khi hoà tan trong nước.
-
B.
Độ điện li chỉ phụ thuộc vào bản chất chất điện li.
-
C.
Độ điện li của chất điện li yếu có thể bằng 1.
-
D.
Với chất điện li yếu, độ điện li bị giảm khi nồng độ tăng.
Đáp án : D
A sai vì hợp chất cộng hóa trị cũng có thể bị phân ly khi hòa tan trong nước, ví dụ như HCl,...
B sai vì độ điện ly phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ dung dịch, bản chất của chất tan và dung môi.
C sai vì chất điện ly yếu phân ly không hoàn toàn thành ion nên độ điện ly luôn nhỏ hơn 1 và lớn hơn 0.
D đúng.
Cho hai muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau :
X + Y → không xảy ra phản ứng
X + Cu → không xảy ra phản ứng
Y + Cu → không xảy ra phản ứng
X + Y + Cu → xảy ra phản ứng
X, Y là muối nào dưới đây ?
-
A.
NaNO3 và NaHCO3.
-
B.
NaNO3 và NaHSO4.
-
C.
Fe(NO3)3 và NaHSO4.
-
D.
Mg(NO3)2 và KNO3.
Đáp án : B
X không phản ứng với Cu => loại C vì Fe(NO3)3 phản ứng với Cu
X + Y + Cu → xảy ra phản ứng => trong X chứa NO3- và Y chứa H+
Loại A vì NaHCO3 không có môi trường axit mạnh
Nồng độ ion H+ trong 200 ml dung dịch H2SO4 0,25M là (coi như H2SO4 là chất điện li hoàn toàn):
-
A.
[H+] = 0,25M.
-
B.
[H+] = 0,05M.
-
C.
[H+] = 0,1M.
-
D.
[H+] = 0,5M.
Đáp án : D
Viết phương trình điện li, từ nồng độ H2SO4 suy ra nồng độ H+.
Do H2SO4 là chất điện li hoàn toàn nên phương trình điện li là:
H2SO4 → 2H+ + SO42-
0,25M → 0,5M
HNO3 chỉ thể hiện tính axit khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?
-
A.
CaCO3, Ca(OH)2, Fe(OH)2, FeO.
-
B.
CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.
-
C.
Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3.
-
D.
KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.
Đáp án : C
A loại vì HNO3 còn thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với Fe(OH)2 và FeO
B loại vì HNO3 còn thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với FeCO3
C đúng
D loại vì HNO3 còn thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với FeS
NH3 thể hiện tính bazơ trong phản ứng
-
A.
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4.
-
B.
2NH3 + 3CuO $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 3Cu + N2 + 3H2O.
-
C.
4NH3 + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}},\,\,p}$ 4NO + 6H2O.
-
D.
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.
Đáp án : A
NH3 thể hiện tính bazơ trong phản ứng: 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4.
Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn 1 mol chất rắn nào sau đây mà khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là lớn nhất ?
-
A.
Mg(NO3)2.
-
B.
NH4NO3.
-
C.
NH4NO2.
-
D.
KNO3.
Đáp án : D
Mg(NO3)2 → MgO => mMgO = 40
NH4NO3 và NH4NO2 không tạo chất rắn
KNO3 → KNO2 => mKNO2 = 85
Cho sơ đồ sau: X + Y → CaCO3 + BaCO3 + H2O
X,Y có thể là
-
A.
Ba(AlO2)2 và Ca(OH)2
-
B.
Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2
-
C.
Ba(OH)2 và CO2
-
D.
BaCl2 và Ca(HCO3)2
Đáp án : B
A. không có phản ứng
B. Ba(OH)2 + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + BaCO3 +2 H2O
C. \(Ba{(OH)_2} + C{O_2} \to BaC{{\text{O}}_3} + {H_2}O\)
Hoặc \(Ba{(OH)_2} + C{O_2} \to Ba{(HC{O_3})_2}\)
D. không có phản ứng
Muối trung hoà là :
-
A.
Muối mà dung dịch có pH = 7.
-
B.
Muối không còn hiđro trong phân tử.
-
C.
Muối có anion gốc axit trong muối không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+
-
D.
Muối không còn hiđro có khả năng bị thay thế bởi kim loại.
Đáp án : C
Sử dụng lí thuyết của bài axit - bazơ - muối kết hợp với lí thuyết về pH
Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit trong muối không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ (hiđro có tính axit).
A sai vì Na2CO3 là muối trung hòa có pH > 7
B sai vì Na2HPO3 vẫn còn H trong phân tử nhưng là muối axit
D sai
Khi nung chất rắn X ở nhiệt độ cao, người ta thu được một oxit của nitơ và hơi nước. Cho X vào dung dịch NaOH thấy có khí mùi khai thoát ra. X là
-
A.
(NH4)2SO4.
-
B.
NH4NO2.
-
C.
NH4HCO3.
-
D.
NH4NO3.
Đáp án : D
Khí mùi khai thoát ra là NH3
Vì nhiệt phân X thu được oxit của nitơ và nước => trong phân tử X chỉ gồm N, H và O
=> X là NH4NO3
Loại B vì NH4NO2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}\,$N2 + 2H2O
Điểm giống nhau giữa N2 và CO2 là
-
A.
Đều tan tốt trong nước.
-
B.
Đều có tính oxi hóa và tính khử.
-
C.
Đều không duy trì sự cháy và sự sống.
-
D.
Tất cả đều đúng.
Đáp án : C
Cần nắm được tính chất vật lí và tính chất hóa học của N2 và CO2, từ đó suy ra đặc điểm chung.
Điểm giống nhau giữa N2 và CO2 là: đều không duy trì sự cháy và sự sống.
A sai vì N2 ít tan trong nước
B sai vì CO2 chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử vì C có số oxi hóa +4 là số oxi hóa cao nhất, còn O có số oxi hóa -2 nhưng không có phản ứng nào để O tạo thành O2 nên O không có tính khử.
Cho 20 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng thu được sản phẩm khử duy nhất NO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn còn dư 3,2 gam Fe. Thể tích NO thu được ở đktc là :
-
A.
2,24 lít.
-
B.
11,2 lít.
-
C.
4,48 lít.
-
D.
6,72 lít.
Đáp án : C
Do Fe dư nên tạo thành muối Fe2+
Sử dụng định luật bảo toàn e: 2nFe = 3nNO => nNO = ?
Do Fe dư nên tạo thành muối Fe2+
nFe = (20 – 3,2)/56 = 0,3 mol
BTe ta có: 2nFe = 3nNO => nNO = 2.0,3/3 = 0,2 mol
=> V = 4,48 lít
Cho N (Z = 7). Cấu hình electron của Nitơ là?
-
A.
1s22s22p4.
-
B.
1s22s22p6.
-
C.
1s22s22p3 .
-
D.
1s22s22p5.
Đáp án : C
Nito có cấu hình e là: 1s22s22p3
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
-
A.
các chất phản ứng phải là chất điện li mạnh.
-
B.
một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
-
C.
các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
-
D.
phản ứng phải là thuận nghịch.
Đáp án : B
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:
-
A.
Fe(NO3)2, H2O
-
B.
Fe(NO3)2, AgNO3
-
C.
Fe(NO3)3, AgNO3
-
D.
Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3
Đáp án : C
2AgNO3 + Fe → 2Ag + Fe(NO3)2
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3
Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:
-
A.
NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4
-
B.
C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4
-
C.
C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl
-
D.
CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4
Đáp án : B
- Xác định các chất điện li
- Viết phương trình điện li, so sánh độ dẫn điện của các chất điện li
Các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch nào phân li ra nhiều ion sẽ dẫn điện tốt hơn
- C2H5OH tan trong nước nhưng không phân li ra ion=>không có khả năng dẫn điện.
- CH3COOH là chất điện li yếu =>dẫn điện yếu hơn so với 2 muối
Cùng nồng độ 0,1 mol/l thì: NaCl →Na+ +Cl− ; K2SO4 →2K+ + SO42−
K2SO4 phân li ra nhiều ion hơn nên dẫn điện mạnh hơn NaCl.
=> C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4
Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dịch mới là
-
A.
1,5M.
-
B.
2M.
-
C.
1M.
-
D.
1,75M.
Đáp án : C
MgCl2 và NaCl là các chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành các ion:
MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-
NaCl → Na+ + Cl-
\({n_{MgC{l_2}}} = 0,15 \times 0,5 = 0,075mol\); \({n_{NaCl}} = 0,05 \times 1 = 0,05mol\)
MgCl2 và NaCl là các chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành các ion:
MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-
0,075 → 0,15 (mol)
NaCl → Na+ + Cl-
0,05 → 0,05 (mol)
=> \(n_{{Cl}^-}\) = 0,15 + 0,05 = 0,2 mol
\[{\text{[}}C{l^ - }{\text{]}} = \dfrac{n}{V} = \frac{{0,2}}{{0,15 + 0,05}} = 1M\]
Cho 0,001 mol NH4Cl vào 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 và đun sôi, sau đó làm nguội, thêm vào một ít phenolphtalein, dung dịch thu được có màu
-
A.
xanh
-
B.
hồng
-
C.
trắng
-
D.
không màu
Đáp án : D
Tính toán theo PTHH: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
+ Dung dịch sau phản ứng có môi trường kiềm thì phenolphtalein chuyển màu hồng
+ Dung dịch sau phản ứng có môi trường axit hoặc trung tính thì phenolphtalein không đổi màu
pOH = 14 – pH = 2 => CM NaOH = (OH-) = 0,01M
nNaOH = 0,1.0,01 = 0,001 mol
PTHH: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
Pư: 0,001 0,001
Do phản ứng vừa đủ nên sau khi đun sôi thì NH3 bay hơi hết, dung dịch thu được chỉ còn lại NaCl có môi trường trung tính nên không làm đổi màu dung dịch phenolphtalein
Ở các vùng đất phèn người ta bón vôi để làm
-
A.
Tăng pH của đất.
-
B.
Tăng khoáng chất cho đất.
-
C.
Giảm pH của đất.
-
D.
Để môi trường đất ổn định.
Đáp án : A
Cần nhớ vôi có tính kiềm => tác dụng được với axit
Đất bị nhiễm phèn là đất chua chứa nhiều ion H+, do vậy người ta phải bón vôi để trung hòa bớt ion H+ giúp tăng pH của đất lên từ 7 - 9 => môi trường đất ổn định
Trộn 20 ml dung dịch KCl 0,05M với 20 ml dung dịch H2SO4 0,005M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là:
-
A.
2,1
-
B.
2,3
-
C.
3,2
-
D.
1,5
Đáp án : B
áp dụng công thức: Độ pha loãng: $\frac{{{V_2}}}{{{V_1}}} = {10^{{x_2} - {x_1}}}$
Trộn KCl với H2SO4 không xảy ra phản ứng => coi như quá trình pha loãng H2SO4
+) pH1 = x1 = -log[H+] = -log(0,005.2) = 2
Áp dụng công thức độ pha loãng: $\frac{{{V_2}}}{{{V_1}}} = {10^{{pH_2} - {pH_1}}}\, => \,\frac{{20 + 20}}{{20}} = {10^{{pH_{{2_{}}}} - 2}}\, = > \,{10^{{pH_2} - 2}} = 2\, => \,{pH_2} = 2,3$
Dung dịch X chứa các ion: Fe3+ ; SO42 ; NH4+; Cl−. Chia dung dịch thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH , đun nóng thu được 0,672 lít khí ở đktc và 1,07 gam kết tủa.
- Phần 2: Tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
-
A.
3,73 gam
-
B.
7,04 gam
-
C.
7,46 gam
-
D.
7,35 gam
Đáp án : C
- Tính số mol \(N{H_4}^ + ,{\text{ }}{n_{F{e^{3 + }}}},{\text{ }}{n_{S{O_4}^{2 - }}}\)
\({n_{N{H_4}^ + }} = {n_{N{H_3}}},{\text{ }}{n_{F{e^{3 + }}}} = {n_{Fe{{(OH)}_3}}},{\text{ }}{n_{S{O_4}^{2 - }}} = {n_{BaS{O_4}}}\)
- Tính số mol Cl-
Bảo toàn điện tích: $3.{n_{F{e^{3 + }}}} + {\text{ }}1.{n_{NH_4^ + }} = {\text{ }}2.{n_{SO_4^{2 - }}} + {\text{ }}1.{n_{C{l^ - }}}$
=> nCl-
- Tính khối lượng phần 1:
Bảo toàn khối lượng trong 1 phần
${m_{F{e^{3 + }}}} + {\text{ }}{{\text{m}}_{NH_4^ + }}{\text{ + }}{{\text{m}}_{SO_4^{2 - }}} + {\text{ }}{{\text{m}}_{C{l^ - }}} $
=> cô cạn dung dịch X thu được: mmuối = 2.m phần 1
- Phần 1: nNH3 = 0,03 mol; nFe(OH)3 = 0,01 mol => nFe3+ = 0,01 mol
NH4+ + OH- → NH3 + H2O
nNH4+ = nNH3 = 0,03 mol
Phần 2: nBaSO4 = 0,02 mol => nSO4 = 0,02 mol
- Bảo toàn điện tích: $3.{n_{F{e^{3 + }}}} + {\text{ }}1.{n_{NH_4^ + }} = {\text{ }}2.{n_{SO_4^{2 - }}} + {\text{ }}1.{n_{C{l^ - }}}$
=> 3.0,01 + 1.0,03 = 2.0,02 + nCl- => nCl- = 0,02 mol
- Bảo toàn khối lượng (trong 1 phần)
${m_{F{e^{3 + }}}} + {\text{ }}{{\text{m}}_{NH_4^ + }}{\text{ + }}{{\text{m}}_{SO_4^{2 - }}} + {\text{ }}{{\text{m}}_{C{l^ - }}} = 0,01.56 + 0,03.18 + 0,02.96 + 0,02.35,5 = 3,73\,\,gam$
=> cô cạn dung dịch X thu được: mmuối = 2.3,73 = 7,46 gam
Cho dãy các ion sau:
(a) H+, Fe3+, NO3-, SO42- (b) Ag+, Na+, NO3-, Cl-
(c) Al3+, NH4+, Br-+, OH- (d) Mg2+, K+, SO42-, PO43-
(e) K+, HPO42-, Na+, OH- (g) Fe2+, Na+, HSO4-, NO3-
(h) Ag+, NH4+, SO42-, I- (i) Mg2+, Na+, SO42-
Số dãy gồm các ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch là:
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Đáp án : A
Các ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch là các ion không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu.
(a) Các ion không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu nên các ion này cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
(b) Ag+ + Cl- → AgCl ↓ nên các ion không cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
(c) NH4+ + OH- → NH3 ↑ + H2O nên các ion không cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
(d) 3Mg2+ + 2PO43- → Mg3(PO4)2 ↓ nên các ion không cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
(e) HPO42- + OH- → PO43- + H2O nên các ion không cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
(g) 4HSO4- + NO3- + 3Fe2+ → 3Fe3+ + 4SO42- + NO + 2H2O nên các ion không cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
(h) Ag+ + I- → AgI↓ nên các ion không cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
(i) Các ion không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu nên các ion này cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
Vậy các ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch là: (a), (i) (Có 2 dãy thỏa mãn).
Khối lượng NaNO2 cần dùng trong phòng thí nghiệm để thu được 6,72 lít N2 (đktc) là
-
A.
19,2 gam
-
B.
20,1 gam
-
C.
27,0 gam
-
D.
20,7 gam
Đáp án : D
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế N2 bằng phản ứng:
NH4Cl + NaNO2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) N2 + NaCl + 2H2O
- Tính toán theo PTHH.
NH4Cl + NaNO2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) N2 + NaCl + 2H2O
Theo PTHH: nNaNO2 = nN2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol
=> mNaNO2 = 0,3.69 = 20,7 gam
Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam bột CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Thể tích khí Y sinh ra là:
-
A.
3,36
-
B.
2,24
-
C.
1,12
-
D.
1,344
Đáp án : C
Viết và tính theo PTHH
PTHH: 2NH3+ 3CuO \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 3Cu + N2 + 3H2O
Bđ: 0,1 0,4
Pư: 0,1 → 0,15 → 0,05 (mol)
nY = nN2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít
Cho sơ đồ phản ứng sau:
X, Y, Z, T tương ứng là
-
A.
(NH4)2CO3, NH4HCO3, CO2, NH3.
-
B.
(NH2)2CO, (NH4)2CO3, CO2, NH3.
-
C.
(NH4)2CO3, (NH2)2CO, CO2, NH3.
-
D.
(NH2)2CO, NH4HCO3, CO2, NH3.
Đáp án : B
Viết các PTHH từ đó xác định được các chất X, Y, Z, T tương ứng.
2NH3 + CO2 \(\xrightarrow{{{t^o}\,cao,\,p\,\,cao}}\) (NH2)2CO (X) + H2O
(NH2)2CO (X) + 2H2O → (NH4)2CO3 (Y)
(NH4)2CO3 (Y) + 2HCl → 2NH4Cl + H2O + CO2 (Z)
(NH4)2CO3 (Y) + 2NaOH → Na2CO3 + 2NH3 (T) + 2H2O
Cho dung dịch NH4NO3 tác dụng với dung dịch bazơ của kim loạithu được 4,48 lít khí (đktc) và 26,1 gam muối. Kim loại đó là
-
A.
Ca
-
B.
Mg
-
C.
Cu
-
D.
Ba
Đáp án : D
Phương pháp:
nNH4NO3 + M(OH)n -> M(NO3)n + nNH3 +nH2O
0,2
=> Mmuối = M+ 62n=
=> M
Biện luận => M, n
Hướng dẫn giải:
nNH4NO3 + M(OH)n -> M(NO3)n + nNH3 +nH2O
0,2/n 0,2
=> Mmuối = M+ 62n= 26,1 : 0,2 * n
=> M=68,5n
=> n = 2 và M là Bari.
Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra. Mặt khác, cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí. X có thể là
-
A.
NH4Cl.
-
B.
NaNO3.
-
C.
(NH4)2SO4.
-
D.
NH4NO3.
Đáp án : D
Hướng dẫn giải
+) Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra => X là muối amoni
+) Cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí => khí đó là NO => muối X chứa ion NO3-
=> X là muối NH4NO3.
Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat kim loại thu được 4 gam một chất rắn. Công thức muối đã dùng là
-
A.
Cu(NO3)2.
-
B.
KNO3.
-
C.
Fe(NO3)3.
-
D.
NaNO3.
Đáp án : A
Quan sát đáp án ta thấy 2 trường hợp sau:
TH1: MNO3 → MNO2
TH2: 2M(NO3)n → M2On
Quan sát đáp án ta thấy 2 trường hợp sau:
TH1: MNO3 → MNO2
M + 62 → M + 46 (gam)
9,4 4 (gam)
=> 4(M + 62) = 9,4.(M + 46) => M = -34,14 (loại)
TH2: 2M(NO3)n → M2On
2(M+62n) 2M+16n
9,4 4
=> 8(M+62n) = 9,4.(2M+16n) => M = 32n
Ta thấy: n = 2 => M = 64 (Cu)
=> Muối đã dùng là Cu(NO3)2
Cho 20,88 gam FexOy phản ứng với dung dịch HNO3 dư được 0,672 lít khí B (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Trong dung dịch X có 65,34 gam muối. Oxit của sắt và khí B là
-
A.
Fe3O4 và NO2
-
B.
Fe3O4 và NO
-
C.
Fe3O4 và N2O
-
D.
FeO và NO2
Đáp án : B
+) Coi hỗn hợp ban đầu gồm Fe và O
+) Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe(NO3)3 = nFe
+) => mO = moxit - mFe
+) Xét quá trình cho – nhận e:
$\begin{align}& Fe\to \overset{+3}{\mathop{Fe}}\,\,+\,3e~~~~~~\,\,\,~~\overset{+5}{\mathop{\,\,N}}\,\,\,+\text{ n}e\to X \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\overset{0}{\mathop{O}}\,\,\,+\text{ 2}e\to \overset{-2}{\mathop{O}}\, \\ \end{align}$
+) Bảo toàn e: 3.nFe = n.nX + 2.nO
Muối thu được là Fe(NO3)3 0,27 mol
Coi hỗn hợp ban đầu gồm Fe và O
Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe(NO3)3 = nFe = 0,27 mol
=> mO = 20,88 – 0,27.56 = 5,76 gam => nO = 0,36 mol
=> nFe : nO = 0,27 : 0,36 = 3 : 4 => oxit sắt là Fe3O4
Xét quá trình cho – nhận e:
$\begin{align}& Fe\to \overset{+3}{\mathop{Fe}}\,\,+\,3e~~~~~~\,\,\,\,~~\overset{+5}{\mathop{\,\,N}}\,\,\,+\text{ n}e\to X \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\overset{0}{\mathop{O}}\,\,\,+\text{ 2}e\to \overset{-2}{\mathop{O}}\, \\ \end{align}$
Bảo toàn e: 3.nFe = n.nX + 2.nO => 3.0,27 = n.0,03 + 2.0,36 => n = 3
=> X là NO
Cho dung dịch A chứa H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl 0,3M. Trộn 300 ml dung dịch A với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị của V là
-
A.
0,134.
-
B.
0,424.
-
C.
0,441.
-
D.
0,414.
Đáp án : D
Trong A : nH+ = 2nH2SO4 + nHNO3 + nHCl = 2.0,1.0,3 + 0,2.0,3 + 0,3.0,3 = 0,21 mol
Trong B : nOH- = nNaOH + nKOH = 0,2V + 0,29V = 0,49V mol
Dung dịch sau khi trộn có pH = 2 => MT axit => H+ dư, OH- hết
H+ + OH- → H2O
Bđ: 0,21 0,49V
Pư: 0,49V ← 0,49V
Sau: 0,21 - 0,49V 0
pH = 2 => [H+] = 10-2 => \(\dfrac{{0,21 - 0,49V}}{{0,3 + V}} = {10^{ - 2}}\) => V = 0,414 lít = 414 ml
Dung dịch X được tạo ra từ 2 muối chứa đồng thời các ion: Al3+, Fe2+, Cl-, SO42-. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch chứa 200 ml dung dịch X thu được 13,98 gam kết tủa. Mặt khác, cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 200 ml dung dịch X thu được 21,18 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của Cl- là?
-
A.
0,16M
-
B.
0,4M
-
C.
0,12M
-
D.
0,8M
Đáp án : D
200 ml X + BaCl2 có Ba2+ + SO42-→ BaSO4
nBaSO4 → nSO42-
200 ml X + Ba(OH)2 thì Ba2+ + SO42-→ BaSO4
Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2
→ mkết tủa = mBaSO4 + mFe(OH)2 → mFe(OH)2 → mFe(OH)2 → nFe(OH)2 → nFe2+
So sánh số mol Fe2+ và SO42-
Nếu số mol 2 ion bằng nhau thì có muối FeSO4 và muối còn lại AlCl3
Nếu số mol 2 ion khác nhau thì có muối FeCl2 và Al2(SO4)3
*Cho 200 ml X tác dụng với BaCl2 dư: nBaSO4 = 0,06 mol
Ba2+ + SO42-→ BaSO4
0,06 ← 0,06
*200 ml X tác dụng với Ba(OH)2 dư:
Ba2+ + SO42-→ BaSO4
Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2
→ mkết tủa = mBaSO4 + mFe(OH)2 → 0,06.233 + mFe(OH)2 = 21,18 → mFe(OH)2 = 7,2 gam
→ nFe(OH)2 = 0,08 mol → nFe2+ = 0,08 mol
Vì số mol Fe2+ và số mol SO42- khác nhau nên muối ban đầu cho vào X không có FeSO4
→ 2 muối là FeCl2 và Al2(SO4)3
→ nCl-= 2nFe2+ = 2.0,08 = 0,16 mol → [Cl-] = 0,16 : 0,2 = 0,8M
Cho m gam hỗn hợp X (gồm Mg, Al, Zn và Cu) tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm N2, NO, N2O và NO2, trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau) có tỉ khối đối với heli bằng 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là
-
A.
3,0 mol.
-
B.
2,8 mol.
-
C.
3,2 mol.
-
D.
3,4 mol.
Đáp án : C
HS ghi nhớ công thức tính nhanh số mol HNO3 đã phản ứng:
nHNO3 = 12nN2 + 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O
= 12x + 2x + 4y + 10z = 14x + 4y +10z (*)
nHNO3 = 12nN2 + 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O
= 12x + 2x + 4y + 10z = 14x + 4y +10z (*)
*nZ = 2x + y + z = 0,5 mol (1)
*mZ = nZ.MZ => 28x + 44x + 30y + 44z = 0,5.8,9.4
=> 74x + 30y + 44z = 17,8 (2)
\(\xrightarrow{{\dfrac{3}{7}(2) - \dfrac{{62}}{7}(1)}}14x + 4y + 10z = 3,2\)(**)
(*) và (**) => nHNO3 = 3,2 mol
Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
-
A.
98,20.
-
B.
97,20.
-
C.
98,75.
-
D.
91,00.
Đáp án : A
+) Gọi nNO = a mol; nN2O = b mol => nX = PT(1)
\({\bar M_X} => PT\) (2)
+) Giả sử phản ứng tạo ra NH4NO3 x mol
+) Bảo toàn e: ne cho = ne nhận = 3.nNO + 8.nN2O + 8.nNH4NO3
+) Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO + 2.nN2O + nNO3 (trong muối) + 2.nNH4NO3
+) mmuối = mkim loại + mNO3 (trong muối) + mNH4NO3
Gọi nNO = a mol; nN2O = b mol => nX = a + b = 0,25 mol (1)
\({\bar M_X} = \frac{{30a + 44b}}{{a + b}} = 16,4.2\) (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,2; b = 0,05
Giả sử phản ứng tạo ra NH4NO3 x mol
Bảo toàn e: ne cho = ne nhận = 3.nNO + 8.nN2O + 8.nNH4NO3 = 3.0,2 + 8.0,05 + 8a
=> nNO3 (trong muối) = ne cho = 1 + 8a
Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO + 2.nN2O + nNO3 (trong muối) + 2.nNH4NO3
=> 1,425 = 0,2 + 2.0,05 + 1 + 8a + 2a => a = 0,0125 mol
=> mmuối = mkim loại + mNO3 (trong muối) + mNH4NO3 = 29 + (1 + 8.0,0125).62 + 0,0125.80 = 98,2 gam
Hòa tan hoàn toàn 21,38 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và FeCl2 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 14,967% về khối lượng) vào dung dịch chứa HCl và 0,16 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,82 gam muối của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 17 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 115,54 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của FeCl2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
-
A.
34
-
B.
35
-
C.
36
-
D.
37
Đáp án : C
Quy đổi hỗn hợp thành Fe, CO2, O và Cl
Sử dụng bảo toàn e, bảo toàn nguyên tố
\({m_O} = \dfrac{{14,967\% .21,38}}{{100}} = 3,2\,\,gam \to {n_{O(X)}} = \dfrac{{3,2}}{{16}} = 0,2\,\,mol\)
Hỗn hợp 2 khí chắc chắn có CO2, khí còn lại hóa nâu trong không khí → khí còn lại là NO
Quy đổi hỗn hợp
\(21,38\,(g)\left\{ \matrix{
C{O_2}:2a \hfill \cr
Fe:b \hfill \cr
O:(0,2 - 4a) \hfill \cr
Cl:c \hfill \cr} \right. + \left\{ \matrix{
HCl:d \hfill \cr
NaN{O_3}:0,16 \hfill \cr} \right.\buildrel {} \over
\longrightarrow \left\{ \matrix{
\left\{ \matrix{
NO:5a \hfill \cr
C{O_2}:2a \hfill \cr} \right. \hfill \cr
47,82(g)\left\{ \matrix{
F{e^{2 + }},F{e^{3 + }},N{a^ + } \hfill \cr
N{O_3}^ - ,C{l^ - } \hfill \cr} \right.\buildrel { + AgN{O_3}\,du} \over
\longrightarrow \left\{ \matrix{
\overbrace {Ag,AgCl \downarrow }^{115,54(g)} \hfill \cr
F{e^{3 + }},N{a^ + },N{O_3}^ - \hfill \cr} \right. \hfill \cr
{H_2}O:0,5d \hfill \cr} \right.\)
Sau tất cả ta có:
Ta có: mX = 2.44a + 56b + (0,2-4a).16 + 35,5c = 21,38 → 24a + 56b +35,5c = 18,18 (1)
\({n_{{H^ + }}} = 4{n_{NO}} + 2{n_O}\) → d = 4.5a + 2.(0,2- 4a)→ 12a -d = -0,4 (2)
\({n_{{H_2}O}} = \dfrac{1}{2}.{n_{{H^ + }}}\) = 0,5d (mol)
BTKL ta có:
mX + mHCl + \({m_{NaN{{\text{O}}_3}}}\) = mmuối + mkhí + \({m_{{H_2}O}}\)
→ 21,38 + 36,5d + 0,16.85 = 47,82 + 2a.44 + 5a.30 + 0,5d.18
→ 238a - 27,5d = -12,84 (3)
BTNT "Cl": nAgCl = \({n_{C{l^ - }}}\) = c + d (mol)
Bảo toàn e ta có: 3nFe = 2nO + 3nNO + \({n_{C{l^ - }}}\) + nAg
→ 3b = 2(0,2 - 4a) + 3.5a + c + nAg
→ nAg = 3b - 7a - c - 0,4 (mol)
Có: m↓ = mAgCl + mAg → 143,5(c + d) + 108(3b - 7a - c - 0,4) = 115,54
→ -756a + 324b + 35,5c + 143,5d = 158,74 (4)
giải hệ (1), (2), (3), (4) ra được a = 0,02 ; b = 0,24; c = 0,12; d = 0,64
→ \({n_{F{\text{e}}C{l_2}}} = \dfrac{c}{2}\) = 0,06 (mol)
% FeCl2 = \(\dfrac{{0,06.127}}{{21,38}}.100\% \) = 35,64% gần nhất với 36%
Cho hỗn hợp N2 và H2 vào bình phản ứng có nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Biết ti lệ số mol của nitơ đã phản ứng là 10%. Thành phần phần trăm về số mol của N2 và H2 trong hỗn hợp đầu?
-
A.
25%,75%
-
B.
75%,25%
-
C.
40%,60%
-
D.
50%,50%
Đáp án : A
Phương pháp:
gọi số mol ban đầu của N2 là x, H2 : y
N2 + 3 H2 -> 2NH3
bd x y
p/u 0,1x 0,3x 0,2x
Sau 0,9x y-0,3x 0,2x
=>
Gọi số mol ban đầu của N2 là x, H2 : y
N2 + 3 H2 -> 2NH3
bd x y
p/u 0,1x 0,3x 0,2x
Sau 0,9x y-0,3x 0,2x
ns= 0,9x+y-0,3x+0,2x=0,8x+y
=> 0,95(x+y)= 0,8x+y
=> 0,15x=0,05y
=> y=3x
=>
Cho 7,65 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch HCl 1,04M và H2SO4 0,28M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,5 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
-
A.
32,3
-
B.
38,6
-
C.
46,3
-
D.
27,4
Đáp án : B
- Đặt n Al là x mol; n Mg là y mol
- Biện luận OH- có tham gia phản ứng hòa tan Al(OH)3
- Gọi n OH- có tham gia phản ứng hòa tan Al(OH)3 là z
* Áp dung BTDT, BTKL lập hệ tìm ra x,y,z
Đặt V dung dịch chứa KOH, Ba(OH)2 là a lít
*Khi cho dung dịch chứa 0,8a mol KOH, 0,1a mol Ba(OH)2 vào dung dịch X để thu được lượng kết tủa lớn nhất:
Trường hợp 1: Kết tủa là Al(OH)3 cực đại, Mg(OH)2, BaSO4
Trường hợp 2: Kết tủa là BaSO4 cực đại, Mg(OH)2
Ta tính lượng kết tủa thu được trong 2 trường hợp để tìm ra trường hợp kết tủa cực đại.
Từ đó tính được khối lượng chất rắn thu được sau khi nung đến khối lượng không đổi.
Đặt số mol Al là x mol; số mol Mg là y mol
Ta có: nHCl = 0,52 mol; nH2SO4 = 0,14 mol
Dung dịch X chứa {Al3+ (x mol); Mg2+ (y mol); H+ dư (0,8-3x-2y mol); Cl-, SO42-}
*Khi cho 0,85 mol NaOH vào dung dịch X: Đặt nAl(OH)3 (4)= z mol
Ta thấy:
+) nH+ dư + 3nAl3+ + 2nMg2+ = (0,8-3x-2y) + 3x + 2y = 0,8 mol
+) nOH- = 0,85 mol
=> nOH- > nH+ dư + 3nAl3+ + 2nMg2+ => OH- dư, đã có sự hòa tan Al(OH)3
OH- + H+ → H2O (1)
(0,8-3x-2y) (0,8-3x-2y) mol
3OH- + Al3+ → Al(OH)3 ↓ (2)
3x ← x x mol
2OH-+ Mg2+ → Mg(OH)2 (3)
2y ← y y mol
Al(OH)3 + OH- → Al(OH)3 (4)
z → z mol
Kết tủa thu được sau phản ứng có y mol Mg(OH)2 và (x-z) mol Al(OH)3
Ta có hệ:
(1) m hh = 27x + 24y = 7,65
(2) m kết tủa = 58y + 78(x - z) = 16,5
(3) nOH-= 0,8 - 3x - 2y + 3x + 2y + z = 0,85 mol
Giải hệ trên ta có: x = 0,15; y =0,15 và z = 0,05 mol
Vậy dung dịch X có chứa 0,05 mol H+, 0,15 mol Al3+, 0,15 mol Mg2+, 0,14 mol SO42-, 0,52 mol Cl-
Đặt thể tích dung dịch chứa KOH, Ba(OH)2 là a lít
*Khi cho dung dịch chứa 0,8a mol KOH, 0,1a mol Ba(OH)2 vào dung dịch X để thu được lượng kết tủa lớn nhất:
- Trường hợp 1: Kết tủa là Al(OH)3 cực đại, Mg(OH)2, BaSO4
OH- + H+ → H2O (5)
3OH-+ Al3+ → Al(OH)3 ↓ (6)
2OH-+ Mg2+ → Mg(OH)2 ↓ (7)
→ nOH-= 0,05 + 3.0,15 + 2.0,15 = 0,8 mol
→ 0,8a + 2.0,1a = 0,8 mol → a = 0,8 lít → nBa(OH)2 = 0,1a = 0,08 mol
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
0,08 0,14 0,08 mol
→ mkết tủa = mBaSO4 + mAl(OH)3 + mMg(OH)2 = 0,08.233 + 0,15.78 + 0,15.58 = 39,04 gam
Khi nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được: BaSO4, Al2O3 và MgO
→ mchất rắn = mAl2O3 + mMgO + mBaSO4
= 0,075.102 + 0,15.40 + 0,08.233 = 32,29 gam
Trường hợp 2: Kết tủa là BaSO4 cực đại, Mg(OH)2
→ nBa2+ max = nSO4(2-) = 0,14 mol → 0,1a = 0,14 → a =1,4
→ nOH- = 0,8a + 2.0,1a = a =1,4 mol
Khi đó Al(OH)3 tan hết.
Kết tủa thu được có 0,14 mol BaSO4 và 0,15 mol Mg(OH)2
→ mkết tủa = 0,14.233 + 0,15.58 = 41,32 gam > 39,04 gam
Do đó ta chọn trường hợp 2 sẽ cho khối lượng kết tủa cực đại
Khi đó: mchất rắn = mBaSO4 + mMgO = 0,14.233 + 0,15.40 = 38,62 gam
Vậy giá trị của m gần nhất với giá trị 38,6
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1