Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 - Đề số 1
Đề bài
Số loại ion có trong dung dịch axit photphoric là bao nhiêu nếu không tính đến sự điện li của nước?
-
A.
2.
-
B.
3.
-
C.
4.
-
D.
5.
Tính pH của 300ml dung dịch (gồm 100 ml Ba(OH)2 0,1M và 200 ml NaOH 0,05M)
-
A.
12
-
B.
13
-
C.
10
-
D.
11
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi?
-
A.
FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O.
-
B.
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O.
-
C.
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl.
-
D.
2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2+ 4H2O.
Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
(a) bông khô
(b) bông có tẩm nước
(c) bông có tẩm nước vôi trong
(d) bông có tẩm giấm ăn
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là:
-
A.
(b).
-
B.
(a).
-
C.
(d).
-
D.
(c).
Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?
-
A.
[H+] < [CH3COO-].
-
B.
[H+] = 0,10M.
-
C.
[H+] < 0,10M.
-
D.
[H+] > [CH3COO-].
Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :
-
A.
21.
-
B.
15.
-
C.
19.
-
D.
8.
Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
-
A.
(NH4)2SO4.
-
B.
NH4NO2.
-
C.
CaCO3.
-
D.
NH4HCO3.
Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?
-
A.
H2SO3 → 2H+ + SO32-
-
B.
Na2S → 2Na+ + S2-
-
C.
H2CO3 →2H+ + CO32-
-
D.
H2SO4 \(\rightleftarrows \) 2H+ + SO42-
Các dạng thù hình quan trọng của P là
-
A.
P trắng và P đen.
-
B.
P trắng và P đỏ.
-
C.
P đỏ và P đen.
-
D.
P trắng, P đỏ và P đen.
Cho hỗn hợp khí X gồm N2, Cl2, SO2, CO2, H2 qua dung dịch NaOH dư, người ta thu được các khí thoát ra gồm
-
A.
N2, Cl2, O2.
-
B.
Cl2, SO2, CO2.
-
C.
N2, Cl2, H2.
-
D.
N2, H2.
Cho 10 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa dung dịch axit đã cho là
-
A.
10 ml
-
B.
15 ml
-
C.
20 ml
-
D.
25 ml
Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng” . Chất này có công thức phân tử là :
-
A.
HCl
-
B.
N2
-
C.
NH3+Cl-
-
D.
NH4Cl
Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?
-
A.
Giá trị pH tăng thì độ axit giảm
-
B.
Giá trị pH tăng thì độ axit tăng
-
C.
Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh
-
D.
Dung dịch có pH > 7 làm quỳ tím hoá đỏ
Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:
-
A.
CaCO3
-
B.
Ca3(PO4)2
-
C.
Ca(OH)2
-
D.
CaCl2
Cho phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
-
A.
2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.
-
B.
NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.
-
C.
KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.
-
D.
NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do
-
A.
Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử không phân cực.
-
B.
Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ.
-
C.
Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử còn một cặp electron chưa tham gia liên kết.
-
D.
Trong phân tử N2 chứa liên kết 3 rất bền.
Công thức tính độ điện li là:
-
A.
$\alpha $= mchất tan / mdung dịch.
-
B.
$\alpha $= mđiện li / mchất tan.
-
C.
$\alpha $= nchất tan / nphân li.
-
D.
$\alpha $= nphân li / nchất tan.
Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit ?
-
A.
NH4+
-
B.
HCl
-
C.
H3O+
-
D.
NaOH
Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
-
A.
Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch
-
B.
Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện
-
C.
Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy
-
D.
Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử
Dung dịch HCl có thể phản ứng với tất cả ion hay các chất rắn nào dưới đây
-
A.
Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO, CuO, Ag
-
B.
OH- , CO32-, Na+, K+
-
C.
HSO3- , HCO3-, S2- , AlO2-
-
D.
CaCO3, NaCl, Ba(HCO3)2
Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng ?
-
A.
Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.
-
B.
Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.
-
C.
Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.
-
D.
Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.
Ở các vùng đất phèn người ta bón vôi để làm
-
A.
Tăng pH của đất.
-
B.
Tăng khoáng chất cho đất.
-
C.
Giảm pH của đất.
-
D.
Để môi trường đất ổn định.
Có V1 ml NaOH (pH = 12). Cần thêm V2 ml H2O để được dung dịch NaOH mới có pH = 9. Quan hệ V1 và V2 là :
-
A.
V2 = 1000V1.
-
B.
V2 = 999V1.
-
C.
V2 = 3V1.
-
D.
V1 = 1000V2
Một dung dịch chứa 0,01 mol Mg2+, 0,03 mol Na+, x mol Cl- và y mol PO43−. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 2,59 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:
-
A.
0,01 và 0,03.
-
B.
0,01 và 0,01.
-
C.
0,03 và 0,02.
-
D.
0,02 và 0,01.
Khối lượng NaNO2 cần dùng trong phòng thí nghiệm để thu được 6,72 lít N2 (đktc) là
-
A.
19,2 gam
-
B.
20,1 gam
-
C.
27,0 gam
-
D.
20,7 gam
Cho các dung dịch sau: NH4Cl, Na2SO4, Ba(HCO3)2. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó?
-
A.
Dung dịch NaCl.
-
B.
Dung dịch NaOH.
-
C.
Dung dịch ancol etylic
-
D.
Dung dịch Ba(OH)2.
Hoà tan hết 5,4 gam kim loại M trong HNO3 dư được 8,96 lít khí đktc gồm NO và NO2, dX/H2 = 21. Tìm M biết rằng N+2 và N+4 là sản phẩm khử của N+5
-
A.
Fe
-
B.
Al
-
C.
Zn
-
D.
Mg
Để 4,2 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3, thấy sinh ra 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị m là
-
A.
13,5 gam
-
B.
15,98 gam
-
C.
18,15 gam
-
D.
16,6 gam
Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HCl 0,2M; HNO3 0,3M với thể tích bằng nhau được dung dịch A. Cho 300 ml dung dịch A tác dụng với V ml dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch C có pH = 1 và m gam kết tủa D. Giá trị của V và m là
-
A.
240; 1,864
-
B.
80; 1,864
-
C.
240; 2,330
-
D.
80; 2,330
Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
-
A.
98,20.
-
B.
97,20.
-
C.
98,75.
-
D.
91,00.
Lời giải và đáp án
Số loại ion có trong dung dịch axit photphoric là bao nhiêu nếu không tính đến sự điện li của nước?
-
A.
2.
-
B.
3.
-
C.
4.
-
D.
5.
Đáp án : C
Trong dung dịch H3PO4 phân li thuận nghịch theo 3 nấc:
Nấc 1: H3PO4 $\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$ H+ + H2PO4-
Nấc 2: H2PO4- $\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$ H+ + HPO42-
Nấc 3: HPO42- $\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$ H+ + PO43-
=> trong dung dịch axit photphoric có 4 loại ion
Tính pH của 300ml dung dịch (gồm 100 ml Ba(OH)2 0,1M và 200 ml NaOH 0,05M)
-
A.
12
-
B.
13
-
C.
10
-
D.
11
Đáp án : B
Từ số mol của Ba(OH)2 và NaOH \( \to {n_{O{H^ - }}} = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} + {n_{NaOH}}\)
\( \to {\text{[}}O{H^ - }{\text{] = }}\dfrac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{0,3}}\)
Mà [OH-].[H+] = 10-14
\( \to [{H^ + }] \to pH\)
\({n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,1.0,1 = 0,01\,\,mol;{n_{NaOH}} = 0,2.0,05 = 0,01\,\,mol\)
\( \to {n_{OH - }} = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} + {n_{NaOH}} = 2.0,01 + 0,01 = 0,03\,\,mol\)
\( \to [O{H^ - }] = \dfrac{{0,03}}{{0,3}} = 0,1\,\,M\)
Mà [OH-].[H+] = 10-14
\( \to [{H^ + }] = \dfrac{{{{10}^{ - 14}}}}{{0,1}} = {10^{ - 13}}\)
\( \to pH = - \log {10^{ - 13}} = 13\)
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi?
-
A.
FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O.
-
B.
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O.
-
C.
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl.
-
D.
2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2+ 4H2O.
Đáp án : D
Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó các chất trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, tạo ra các sản phẩm mới.
Phản ứng: 2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2+ 4H2O là phản ứng oxi hóa khử, không phải pư trao đổi, vì số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng thay đổi
Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
(a) bông khô
(b) bông có tẩm nước
(c) bông có tẩm nước vôi trong
(d) bông có tẩm giấm ăn
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là:
-
A.
(b).
-
B.
(a).
-
C.
(d).
-
D.
(c).
Đáp án : D
Để ngăn khí độc ta dùng hóa chất phản ứng với khí đó tạo thành chất không độc.
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là dùng bông có tẩm nước vôi trong để nút vào ống nghiệm.
2Ca(OH)2 + 4NO2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O
Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?
-
A.
[H+] < [CH3COO-].
-
B.
[H+] = 0,10M.
-
C.
[H+] < 0,10M.
-
D.
[H+] > [CH3COO-].
Đáp án : C
CH3COOH là chất điện li yếu nên trong dung dịch CH3COOH Co (M), bỏ qua sự điện li của nước thì ta luôn có:[CH3COO-] = [H+] < Co
CH3COOH ⇄ CH3COO- + H+
Do CH3COOH là chất điện li yếu nên lượng CH3COOH phân li nhỏ hơn 0,1M.
Vậy ta có các đánh giá đúng:
[H+] < 0,1M
[H+] = [CH3COO-]
Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :
-
A.
21.
-
B.
15.
-
C.
19.
-
D.
8.
Đáp án : D
+) Coi Fe và S trogn 1 chất có tổng số oxi hóa là 0
+) Xác định các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi
+) Viết quá trình cho - nhận e => xác định hệ số cân bằng
Coi Fe và S ban đầu có trong chất có số oxi hóa là 0
$\begin{align}& {{\overset{0}{\mathop{FeS}}\,}_{2}}+\text{ }H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{ }{{H}_{2}}\overset{+6}{\mathop{S}}\,{{O}_{4}}+\text{ }\overset{+2}{\mathop{N}}\,O\text{ }+\text{ }{{H}_{2}}O \\ & \,\,1.|{{\overset{0}{\mathop{FeS}}\,}_{2}}\to \,\,\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,\,\,+\,\,2\overset{+6}{\mathop{S}}\,\,\,+\,\,15e \\ & 5.|\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,+\,\,3e\,\,\to \,\,\overset{+2}{\mathop{N}}\, \\ \end{align}$
=> PTHH: FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O
=> hệ số của HNO3 là 8
Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
-
A.
(NH4)2SO4.
-
B.
NH4NO2.
-
C.
CaCO3.
-
D.
NH4HCO3.
Đáp án : D
Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, người ta thường dùng bột nở có thành phần hóa học chính là NH4HCO3.
NH4HCO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) NH3 + CO2 + H2O
Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?
-
A.
H2SO3 → 2H+ + SO32-
-
B.
Na2S → 2Na+ + S2-
-
C.
H2CO3 →2H+ + CO32-
-
D.
H2SO4 \(\rightleftarrows \) 2H+ + SO42-
Đáp án : B
Chất điện li mạnh phân li hoàn toàn ta sử dụng mũi tên một chiều
Chất điện li yếu phân li không hoàn toàn ta sử dụng mũi tên hai chiều
A sai vì H2SO3 là chất điện li yếu, phải sử dụng mũi tên hai chiều
B đúng vì Na2S là chất điện li mạnh
C sai. H2CO3 \(\rightleftarrows \) H2O + CO2
D sai vì H2SO4 là 1 axit mạnh, phải sử dụng mũi tên một chiều
Các dạng thù hình quan trọng của P là
-
A.
P trắng và P đen.
-
B.
P trắng và P đỏ.
-
C.
P đỏ và P đen.
-
D.
P trắng, P đỏ và P đen.
Đáp án : B
2 dạng thù hình quan trọng của P là P trắng và P đỏ
Cho hỗn hợp khí X gồm N2, Cl2, SO2, CO2, H2 qua dung dịch NaOH dư, người ta thu được các khí thoát ra gồm
-
A.
N2, Cl2, O2.
-
B.
Cl2, SO2, CO2.
-
C.
N2, Cl2, H2.
-
D.
N2, H2.
Đáp án : D
Các khí bị giữ lại trong dd là các khí có khả năng phản ứng với NaOH
Các khí bị giữ lại trong dung dịch NaOH là: Cl2, SO2, CO2
2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
=> 2 khí thoát ra là N2 và H2
Cho 10 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa dung dịch axit đã cho là
-
A.
10 ml
-
B.
15 ml
-
C.
20 ml
-
D.
25 ml
Đáp án : C
Tính \({n_{{H^ + }}} \to {n_{O{H^ - }}} \to {n_{NaOH}} \to V\)
\({n_{HCl}} = 0,01.1 = 0,01\,\,mol;{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,01.0,5 = 0,005\,\,mol \to {n_{{H^ + }}} = {n_{HCl}} + 2{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,01 + 2.0,005 = 0,02\,\,mol\)
PTHH:
\({H^ + } + O{H^ - } \to {H_2}O\)
Theo phương trình: \({n_{O{H^ - }}} = {n_{{H^ + }}} = 0,02\,\,mol\)
\( \to {n_{NaOH}} = {n_{O{H^ - }}} = 0,02\,\,mol \to {V_{NaOH}} = \dfrac{{0,02}}{1} = 0,02\) lít = 20 ml
Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng” . Chất này có công thức phân tử là :
-
A.
HCl
-
B.
N2
-
C.
NH3+Cl-
-
D.
NH4Cl
Đáp án : D
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
NH3 khí + HClkhí → NH4Cl (khói trắng)
Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?
-
A.
Giá trị pH tăng thì độ axit giảm
-
B.
Giá trị pH tăng thì độ axit tăng
-
C.
Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh
-
D.
Dung dịch có pH > 7 làm quỳ tím hoá đỏ
Đáp án : A
A đúng vì pH tăng thì nồng độ OH- trong dung dịch tăng => độ axit giảm
C. pH < 7 là môi trường axit => quỳ hóa đỏ
D. pH > 7 là môi trường bazơ => quỳ hóa xanh
Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:
-
A.
CaCO3
-
B.
Ca3(PO4)2
-
C.
Ca(OH)2
-
D.
CaCl2
Đáp án : B
Hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học là Ca3(PO4)2 (quặng photphorit)
Cho phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
-
A.
2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.
-
B.
NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.
-
C.
KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.
-
D.
NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
Đáp án : C
Nắm được cách chuyển đổi từ phương trình phân tử sang phương trình ion rút gọn
Phương trình ion rút gọn của phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O là:
OH- + H+ → H2O
A. 2OH- + Fe2+ → Fe(OH)2
B. OH- + NH4+ → NH3 + H2O
C. OH- + H+ → H2O
D. OH- + HCO3- → CO32- + H2O
Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do
-
A.
Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử không phân cực.
-
B.
Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ.
-
C.
Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử còn một cặp electron chưa tham gia liên kết.
-
D.
Trong phân tử N2 chứa liên kết 3 rất bền.
Đáp án : D
Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do trong phân tử N2 chứa liên kết 3 rất bền
Công thức tính độ điện li là:
-
A.
$\alpha $= mchất tan / mdung dịch.
-
B.
$\alpha $= mđiện li / mchất tan.
-
C.
$\alpha $= nchất tan / nphân li.
-
D.
$\alpha $= nphân li / nchất tan.
Đáp án : D
Công thức tính độ điện li là $\alpha $ = nphân li / nchất tan
Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit ?
-
A.
NH4+
-
B.
HCl
-
C.
H3O+
-
D.
NaOH
Đáp án : B
Theo A-rê-ni-ut, axit là chất phân li ra H+ => HCl là axit
Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
-
A.
Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch
-
B.
Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện
-
C.
Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy
-
D.
Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử
Đáp án : C
Câu đúng là: Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
Dung dịch HCl có thể phản ứng với tất cả ion hay các chất rắn nào dưới đây
-
A.
Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO, CuO, Ag
-
B.
OH- , CO32-, Na+, K+
-
C.
HSO3- , HCO3-, S2- , AlO2-
-
D.
CaCO3, NaCl, Ba(HCO3)2
Đáp án : C
Ghi nhớ lại TCHH của HCl
+ làm quỳ tím đổi sang màu đỏ
+ tác dụng với oxit bazo, bazo
+ Tác dụng với kim loại (đứng trước H)
+ Tác dụng với muối
A có Ag không phản ứng với HCl
B có Na+, K+ không tác dụng với HCl
C phản ứng hết với HCl
D có NaCl không phản ứng
Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng ?
-
A.
Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.
-
B.
Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.
-
C.
Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.
-
D.
Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.
Đáp án : A
xem lại lí thuyết độ điện li $\alpha $
A sai vì HCOOH là axit yếu, phân li không hoàn toàn nên nồng độ $[{H^ + }{\text{]}}$ giảm, pH thay đổi tuy nhiên còn phụ thuộc cả vào độ điện li nên không tuân theo đúng tỉ lệ pha loãng.
B đúng vì HCOOH $\overset {} \leftrightarrows $ HCOO- + H+. Khi thêm dung dịch HCl, nghĩa là thêm H+, như vậy cân bằng hóa học chuyển dịch sang trái → độ điện li của axit giảm.
C đúng vì SGK 11NC – trang 9
D đúng vì HCOOH $\overset {} \leftrightarrows $ HCOO- + H+.
pH = 3 → $[{H^ + }{\text{]}}$= 0,001M
$\alpha $ = (CHCOOH đã phân li/CHCOOH ban đầu).100% =$\frac{{0,001}}{{0,007}}.100\% $ = 14,29%
Ở các vùng đất phèn người ta bón vôi để làm
-
A.
Tăng pH của đất.
-
B.
Tăng khoáng chất cho đất.
-
C.
Giảm pH của đất.
-
D.
Để môi trường đất ổn định.
Đáp án : A
Cần nhớ vôi có tính kiềm => tác dụng được với axit
Đất bị nhiễm phèn là đất chua chứa nhiều ion H+, do vậy người ta phải bón vôi để trung hòa bớt ion H+ giúp tăng pH của đất lên từ 7 - 9 => môi trường đất ổn định
Có V1 ml NaOH (pH = 12). Cần thêm V2 ml H2O để được dung dịch NaOH mới có pH = 9. Quan hệ V1 và V2 là :
-
A.
V2 = 1000V1.
-
B.
V2 = 999V1.
-
C.
V2 = 3V1.
-
D.
V1 = 1000V2
Đáp án : B
áp dụng công thức: Vtrước – Vsau = Vtrước.(10x1 – x2 – 1)
Thể tích nước thêm vào = V2 = Vsau – Vtrước = Vtrước.(10x1 – x2 – 1)
=> V2 = V1.(1012 – 9 – 1) => V2 = 999V1
Một dung dịch chứa 0,01 mol Mg2+, 0,03 mol Na+, x mol Cl- và y mol PO43−. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 2,59 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:
-
A.
0,01 và 0,03.
-
B.
0,01 và 0,01.
-
C.
0,03 và 0,02.
-
D.
0,02 và 0,01.
Đáp án : D
+) Áp dụng định luật bảo toàn điện tích có PT(1)
+) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mmuối = ${\text{ }}\sum {{m_{ion}}} $ => PT (2)
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
0,01.2 + 0,03.1 = x.1 + y.3 (1)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mmuối = ${\text{ }}\sum {{m_{ion}}} {\text{ = > 2,59 = 0,01}}{\text{.24 + 0,03}}{\text{.23 + x}}{\text{.35,5 + y}}{\text{.95 (2)}}$
- Giải hệ hai phương trình (1) và (2) ta được: x = 0,02; y = 0,01
Khối lượng NaNO2 cần dùng trong phòng thí nghiệm để thu được 6,72 lít N2 (đktc) là
-
A.
19,2 gam
-
B.
20,1 gam
-
C.
27,0 gam
-
D.
20,7 gam
Đáp án : D
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế N2 bằng phản ứng:
NH4Cl + NaNO2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) N2 + NaCl + 2H2O
- Tính toán theo PTHH.
NH4Cl + NaNO2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) N2 + NaCl + 2H2O
Theo PTHH: nNaNO2 = nN2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol
=> mNaNO2 = 0,3.69 = 20,7 gam
Cho các dung dịch sau: NH4Cl, Na2SO4, Ba(HCO3)2. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó?
-
A.
Dung dịch NaCl.
-
B.
Dung dịch NaOH.
-
C.
Dung dịch ancol etylic
-
D.
Dung dịch Ba(OH)2.
Đáp án : B
Ta dùng NaOH vì
|
NH4Cl |
Na2SO4 |
Ba(HCO3)2 |
NaOH |
Tạo khí mùi khai |
Không hiện tượng |
Kết tủa trắng |
Hoà tan hết 5,4 gam kim loại M trong HNO3 dư được 8,96 lít khí đktc gồm NO và NO2, dX/H2 = 21. Tìm M biết rằng N+2 và N+4 là sản phẩm khử của N+5
-
A.
Fe
-
B.
Al
-
C.
Zn
-
D.
Mg
Đáp án : B
Gọi nNO = x mol; nNO2 = y mol => nhỗn hợp khí = PT(1)
$\bar{M}=\frac{30x+46y}{x+y}=21.2$ => PT(2)
+) Viết quá trình cho – nhận e và áp dụng bảo toàn e: ne cho = ne nhận = 3.nNO + nNO2
=> mối liên hệ M và n
Gọi nNO = x mol; nNO2 = y mol
=> nhỗn hợp khí = x + y = 0,4 mol (1)
$\bar{M}=\frac{30x+46y}{x+y}=21.2$ (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,1; y = 0,3
Quá trình cho – nhận e:
$\begin{align}& \overset{0}{\mathop{M}}\,\to \overset{+n}{\mathop{M}}\,\,+\,ne;\,\,\,\,\,\,\,\,\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,\,+\text{ 3}e\to \overset{+2}{\mathop{\,N}}\,O \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,\,+\text{ 1}e\to \overset{+4} {\mathop{\,N}}\,{{O}_{2}} \\ \end{align}$
Bảo toàn e: ne cho = ne nhận = 3.nNO + nNO2 = 0,6
$=>\,\,\frac{5,4}{M}.n=0,6\,\,=>\,\,M=9n$
Với n = 3 => M = 27 => M là Al
Để 4,2 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3, thấy sinh ra 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị m là
-
A.
13,5 gam
-
B.
15,98 gam
-
C.
18,15 gam
-
D.
16,6 gam
Đáp án : D
Quy đổi X thành Fe và O
Bảo toàn Fe => nFe(X) =?
Bảo toàn khối lượng có mO => nO
Khi cho X + HNO3 thì :
Fe → Fe+3 + 3e O + 2e → O-2
Fe → Fe+2 + 2e N+5 + 3e → N+2
Quy đổi X thành Fe và O
Bảo toàn Fe thì nFe(X) =4,2 : 56 = 0,075 mol
Bảo toàn khối lượng có mO = mX – mFe= 5,32 – 4,2 = 1,12 g => nO = 0,07 mol
Khi cho X + HNO3 thì :
Fe → Fe+3 + 3e O + 2e → O-2
Fe → Fe+2 + 2e N+5 + 3e → N+2
Đặt Fe+2 : x mol và Fe+3 : y mol
Bảo toàn e có 2x + 3y = 2nO + 3nNO → 2x+ 3y = 2.0,07 + 0,02.3 = 0,2 mol e
Ta có nFe = x + y = 0,075 mol nên x = 0,025 mol và y = 0,05 mol
=> muối thu được có 0,025 mol Fe(NO3)2 và 0,05 mol Fe(NO3)3
=> mmuối = 0,025.180 + 0,05.242 =16,6
Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HCl 0,2M; HNO3 0,3M với thể tích bằng nhau được dung dịch A. Cho 300 ml dung dịch A tác dụng với V ml dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch C có pH = 1 và m gam kết tủa D. Giá trị của V và m là
-
A.
240; 1,864
-
B.
80; 1,864
-
C.
240; 2,330
-
D.
80; 2,330
Đáp án : B
+) Vì trộn 3 dung dịch với thể tích bằng nhau => để thu được 300 ml dung dịch A thì mỗi dd axit cần lấy 100 ml
+) Dung dịch C có pH = 1 => H+ dư sau phản ứng => [H+]dư
+) nH+ - nOH- = nH+ dư
+) Từ số mol Ba(OH)2 tính số mol BaSO4
Vì trộn 3 dung dịch với thể tích bằng nhau => để thu được 300 ml dung dịch A thì mỗi dd axit cần lấy 100 ml
=> nH+ trước phản ứng =2nH2SO4+ n HCl +nHNO3 =0,1.2.0,1 + 0,1.0,2 + 0,1.0,3 = 0,07 mol
nOH- trước phản ứng =nNaOH +2.nBa(OH)2 =0,2V + 2.0,1V = 0,4V mol
Dung dịch C có pH = 1 => H+ dư sau phản ứng
=> [H+]dư = 0,1 M
H+ + OH- →H2O
0,4V $ \leftarrow $0,4V
\( \to {{\text{[}}{H^ + }{\text{]}}_{du}} = \dfrac{{0,07 - 0,4V}}{{0,3 + V}} = 0,1 \to V = 0,08(lít) = 80ml\)
=> nBa(OH)2 = 0,1.0,08 = 0,008 mol
nH2SO4 = 0,1.0,1 = 0,01 mol
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
0,008 → 0,008 → 0,008
=> mBaSO4 = 0,008.233 = 1,864 gam
Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
-
A.
98,20.
-
B.
97,20.
-
C.
98,75.
-
D.
91,00.
Đáp án : A
+) Gọi nNO = a mol; nN2O = b mol => nX = PT(1)
\({\bar M_X} => PT\) (2)
+) Giả sử phản ứng tạo ra NH4NO3 x mol
+) Bảo toàn e: ne cho = ne nhận = 3.nNO + 8.nN2O + 8.nNH4NO3
+) Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO + 2.nN2O + nNO3 (trong muối) + 2.nNH4NO3
+) mmuối = mkim loại + mNO3 (trong muối) + mNH4NO3
Gọi nNO = a mol; nN2O = b mol => nX = a + b = 0,25 mol (1)
\({\bar M_X} = \frac{{30a + 44b}}{{a + b}} = 16,4.2\) (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,2; b = 0,05
Giả sử phản ứng tạo ra NH4NO3 x mol
Bảo toàn e: ne cho = ne nhận = 3.nNO + 8.nN2O + 8.nNH4NO3 = 3.0,2 + 8.0,05 + 8a
=> nNO3 (trong muối) = ne cho = 1 + 8a
Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO + 2.nN2O + nNO3 (trong muối) + 2.nNH4NO3
=> 1,425 = 0,2 + 2.0,05 + 1 + 8a + 2a => a = 0,0125 mol
=> mmuối = mkim loại + mNO3 (trong muối) + mNH4NO3 = 29 + (1 + 8.0,0125).62 + 0,0125.80 = 98,2 gam
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1