Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 - Lịch sử 12


Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản chứa đựng mẫu thuẫn trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế, chính trị, xã hội.

B. Kinh tế, văn hóa, xã hội.

C. Kinh tế, văn hóa, quân sự.

D. Kinh tế, chính trị, quân sự.

Câu 2. Khẩu hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ" xuất hiện trong phong trào nào?

A. Đấu tranh đòi thả Tilắc.

B. Khởi nghĩa Xipay.

C. Chống đạo luật chia cắt Bengan.

D. Đấu tranh ôn hòa.

Câu 3. Cuối TK XIX đầu TK XX, đế quốc nào chiếm nhiều đất đai nhất ở Trung Quốc?            

A. Anh                       B. Pháp.  

C. Đức.                      D. Nhật

Câu 4. Sự kiện nổi bật diễn ra ở Lào ngày 2/12/1975?

A. Chính phủ Lào được thành lập, ra mắt quốc dân.

B. Mĩ kí hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa binh ở Lào.

C. Nhân dân Lào giành được chính quyền trong cả nước.

D. Nước CHDCND Lào được thành lập.

Câu 5. Năm 1906, Phan Châu Trinh và các sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã

A. tổ chức phong trào Đông Du.

B. đầu độc binh lính Pháp.

C. mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung kì.

D. tổ chức phong trào chống thuế ở Trung kì.

Câu 6. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã dẫn đến sự ra đời của giai cấp nào?

A. Địa chủ, tư sản.

B. Tư sản, tiểu tư sản.

C. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

D. Nông dân, công nhân.

Câu 7. Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

A. Thanh niên .            B. An Nam trẻ.

C. Người nhà quê.         D. Người cùng khổ.

Câu 8. Năm 1936, Đảng ta thành lập Mặt trận với tên gọi là gì?

A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.       

B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 9. Theo hiến pháp năm 1993, thể chế chính trị của Liên Bang Nga là

A. Cộng hòa

B. Quân chủ lập hiến

C. Tổng thống liên bang

D. Dân chủ đại nghị

Câu 10. Từ những năm 90 của TK XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên để trở thành

A. nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

B. cường quốc phần mềm

C. cường quốc chính trị  

D. cường quốc công nghiệp

Câu 11. Phong trào chống thuế ở Trung kì chịu ảnh hưởng của

A. Hội Duy Tân.

B. phong trào Đông Du.

C. phong trào Duy Tân.

D. trường Đông kinh nghĩa thục.

Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu Tây Ban Nha cùng Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858?

A. Một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình Huế giam giữ, giết hại.

B. Tây Ban Nha muốn được Pháp hứa hẹn cho nhiều quyền lợi.

C. Tây Ban Nha muốn được tự do truyền đạo.

D. Tây Ban Nha muốn được chia quyền lợi, mở rộng thị trường.

Câu 13. Mĩ tham chiến muộn trong chiến tranh thế giới thứ nhất vì?

A. Nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh.

B. Mĩ giữ thái độ trung lập.

C. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang Mĩ.

D. Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.

Câu 14. Chiến thắng nào tạo ra bước ngoặt trong Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chiến thắng Matxcơva.

B. Chiến thắng Xtalingrat.

C. Chiến thắng Cuốc-xơ. 

D. Chiến thắng Beclin.

Câu 15. Hiện nay, Liên hợp quốc gồm mấy cơ quan chính?

A. 3                  B. 4

C. 5                  D. 6

Câu 16. Các cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm mục đích?

A. Giải quyết những đòi hỏi của sản xuất.

B. Giải quyết sự bùng nổ dân số và ô nhiễm môi trường.

C. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

D. Giải quyết những đòi hỏi của sản xuất công nghiệp.

Câu 17. Chủ trương ngoại giao của ta đối với quân Trung Hoa Dân Quốc trong những năm 1945 - 1946?

A. Độc lập về kinh tế, nhân nhượng về chính trị.

B. Tránh một lúc đối phó nhiều kẻ thù.

C. Hòa hoãn, tránh xung đột.

D. Hòa Pháp đuổi Tưởng.

Câu 18. Chiến dịch chủ động tiến công lớn nhất của bộ đội chủ lực của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp là?

A. Việt Bắc.             B. Nghĩa Lộ.

C. Biên giới.             D. Điện Biên Phủ.

Câu 19. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại do nguyên nhân khách quan nào?

A. Khởi nghĩa nổ ra bị động.

B. Đế quốc còn mạnh.

C. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.

D. Việt Nam quốc dân đảng còn non yếu.

Câu 20. Bản chất của kế hoạch Nava là gì?

A. Kết thúc chiến tranh trong danh dự. 

B. Tạo ưu thế trên bàn đàm phán.

C. Tập trung binh lực, giành lại thế chủ động.

D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Câu 21. Vì sao Đảng ta quyết định phát động cả nước kháng chiến chống Pháp xâm lược ngày 19/12/1946?

A. Vì Pháp bội ước, khiêu khích nhân dân ta.            

B. Vì điều khoản 2 bên ngừng bắn giữa ta và Pháp trong Hiệp định Sơ bộ đã hết.

C. Vì Việt Nam quyết tâm đánh Pháp bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám.

D. Vì độc lập chủ quyền của dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng sau bức tối hậu thư của Pháp

Câu 22. Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930-1931 vì?

A. Đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, do dân, vì dân.

B. Đã làm lung lay tận gốc chính quyền địch ở nông thôn trên cả nước.

C. Đã đánh đổ Pháp và tay sai.

D. Khẳng định quyền làm chủ của nông đân ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

Câu 23. Chủ trương “Mĩ hóa chiến tranh” tương ứng với chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ở Việt Nam 1954- 1975?

A. Chiến tranh đơn phương.

B. Chiến tranh cục bộ.

C. Chiến tranh đặc biệt  

D. Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu 24. Đầu 1930, Nguyễn Ái Quốc không tổ chức Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vì?

A. Điều kiện lịch sử chưa chín muồi.

B. Điều kiện lịch sử chưa xuất hiện.

C. Điều kiện lịch sử không cho phép.

D. Số lượng đảng viên ít.

Câu 25. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa khởi nghĩa Yên Thế?

A. Hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, không đủ sức chi phối phong trào.

B. Cản trở kế hoạch bình định Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất.

C. Thể hiện lòng yêu nước, không khuất phục trước kẻ thù của nhân dân.

D. Bước đầu giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, để lại nhiều bài học kinh nghiệm.  

Câu 26. Đâu không phải là âm mưu của Mĩ khi kí với Pháp hiệp ước phòng thủ chung Ðông Dương?

A. Từng bước thay chân Pháp ở Ðông Dương.        

B. Giúp Pháp theo đuổi chiến tranh.

C. Mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương.     

D. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

Câu 27. Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" và “Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ ở Việt Nam?

A. Đều mở rộng ra miền Bắc.

B. Đều sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.

C. Mở rộng sang Lào, Campuchia.

D. Đều có Mĩ trực tiếp chiến đấu.

Câu 28. Đỉnh cao của đợt hoạt động quân sự 1974-1075?

A. Loại khỏi vòng chiến đấu 5000 địch.

B. Chiến dịch đường 14- Phước Long.

B. Mở rộng vùng giải phóng.

D. Giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng.

Câu 29. Chiến dịch nào trong 1975 đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ thành cuộc tổng tiến công chiến lược toàn miền Nam?

A. Đường 14 - Phước Long.

B. Tây Nguyên.

C. Huế - Đà Nẵng.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 30. Điểm giống nhau cơ bản trong nghị quyết 15 (1/1959) và nghị quyết 21 (7/1973)?

A. Quyết định sử dụng bạo lực cho Cách mạng Việt Nam.

B. Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. Quyết định tổng tiến công và nổi dậy                   

D. Đấu tranh với địch trên cả 3 mặt trận

Quảng cáo
decumar

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

A

D

C

B

A

B

C

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

D

B

D

C

C

D

B

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

A

B

C

A

D

B

B

B

A

Câu 1.

Phương pháp: sgk 11 trang 4.

Cách giải:

Đến giữa thế kỉ XIX, trong lòng xã hội phong kiến Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk 11 trang 11.

Cách giải:

Ngày 16-10-1905, Đạo luật chia cắt Ben-gan bắt đầu có hiệu lực. Nhân dân coi đó là ngày quốc tang. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu: “Ấn Độ của người Ấn Độ”.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk 11 trang 13, suy luận.

Cách giải:

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Anh là nước đầu tiên xâm chiếm Trung Quốc và chiếm nhiều đất đai nhất ở Trung Quốc.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk 12 trang 27.

Cách giải:

Ngày 2-12-1975, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được chính thức thành lập. Nước Lào bước sang một thời kì mới - xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk 11 trang 140.

Cách giải:

Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng với các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Quảng Nam đã mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kì.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk 12 trang 78, suy luận.

Cách giải:

- Các giai cấp ra đời trước cuộc KTTĐ lần 2: địa chủ, nông dân, công nhân.

- Giai cấp ra đời trong cuộc KTTĐ lần 2: tư sản, tiểu tư sản.

Chọn: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk 12 trang 83.

Cách giải:

Tháng 6-1925, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập, ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận.

Chọn: A

Câu 8.

Phương pháp: sgk 12 trang 100.

Cách giải:

Hội nghị tháng 7-1936 của Đảng đã chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Chọn: B

Chú ý:

Đến năm 3-1938, Mặt trận trên được đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

 Câu 9.

Phương pháp: sgk 12 trang 13.

Cách giải:

Tháng 12-1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống liên bang.

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: sgk 12 trang 57.

Cách giải:

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường về kinh tế.

Chọn: C

Câu 11.

Phương pháp: sgk 11 trang 142.

Cách giải:

Tư tưởng Duy tân của phong trào Duy tân đã vượt ra khỏi khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế năm 1908.

Chọn: C

Câu 12.

Phương pháp: Phân tích nguyên nhân các nước đế quốc xâm lược Việt Nam, đánh giá.

Cách giải:

Lo sợ trước sự xâm lược của tư bản phương Tây, triều Nguyễn không chỉ thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” mà còn cấm đạo và giết giáo sĩ, chính sách này ngày càng khơi sâu mâu thuẫn dân tộc. Trong số các giáo sĩ này có rất nhiều giáo sĩ người Tây Ban Nha bị triều Nguyễn giam giữ và giết hại. Chính vì thế, đây là nguyên nhân quan trọng để Tây Ban Nha liên minh với Pháp tấn công Việt Nam tại Đà Nẵng (1858).

Chọn: A

Câu 13.

Phương pháp: Phân tích diễn biến chiến tranh thế giới thứ nhất, đánh giá.

Cách giải:

Mĩ tham gia chiến tranh muộn vì muốn:

- Phe nào giành lợi thế Mĩ sẽ đứng về phe đó để giành nhiều quyền lợi sau khi chiến tranh kết thúc.

- Lợi dung cơ hội bán vũ khí cho các nước tham chiến.

- Phong trào phản đối chiến tranh của giai cấp vô sản đang lên cao => Mĩ lo sợ sẽ nhanh chóng tiến đến Mĩ, do Mĩ là một nước tư bản nên muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Chọn: D

Câu 14.

Phương pháp: sgk 11 trang 97.

Cách giải:

Trận phản công tại Xtalingrat (từ tháng 11-1942 đến tháng 2-1943) của nhân dân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới. Bắt đầu từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận.

Chọn: B

Câu 15.

Phương pháp: sgk 12 trang 7.

Cách giải:

Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí.

Chọn: D

Câu 16.

Phương pháp: Phân tích bối cảnh, nguyên nhân của các cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, đánh giá.

Cách giải:

Nhân loại cho đến nay đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:

- Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 1 (Cách mạng công nghiệp) thế kỉ XVII - XVIII.

- Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2 (Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại) từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay.

=> Các cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng cao về vật chất và tinh thần. Nhu cầu của con người càng cao thì các thành tựu được sáng tạo ra ngày càng nhiều.

Chọn: C

Câu 17.

Phương pháp: sgk 12 trang 127.

Cách giải:

Đối với Trung Hoa Dân quốc: Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ đó chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với Trung Hoa Dân quốc.

Chọn: C

Câu 18.

Phương pháp: Phân tích bối cảnh của các chiến dịch, đánh giá.

Cách giải:

- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chiến dịch Biên giới (1950) là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của ta. Chiến thắng này đã giúp ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

- Tuy nhiên, chiến dịch Điện Biên Phủ trong so sánh với các chiến dịch khác vẫn là chiến dịch chủ động tiến công lớn nhất, huy động 55000 quan và hàng chục nghìn tấn vũ khí đạn dược, … đánh vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến dịch này thắng lợi cũng tạo điều kiện cho ta chiến thắng trong mặt trận ngoại giao, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơn vơ (1954).

Chọn: D

Chú ý:

Chiến dịch Việt Bắc là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu 19.

Phương pháp: Đánh giá nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa, nhận xét.

Cách giải:

- Các đáp án A, C, D: là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.

- Đáp án B: là nguyên nhân khách quan dẫn đến thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.

Chọn: B

Câu 20.

Phương pháp: Phân tích nội dung của kế hoạch Nava, đánh giá.

Cách giải:

Kế hoạch Nava được thực dân Pháp đưa ra trong hoàn cảnh đang chịu thiệt hại nặng nề sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược. Pháp tiêu tốn nhiều tiền của, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, quân Pháp trên chiến trường lâm vào thế phòng ngự, bị động => Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm cứu vớt tình thế này, tập trung binh lực để giành thế chủ động trên chiến trường.

Chọn: C

Chú ý:

Đáp án D là âm mưu của Pháp khi thực hiện kế hoạch Nava.

Câu 21.

Phương pháp: sgk 12 trang 130, suy luận.

Cách giải:

Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội.

Đáp lại tối hậu thư của Pháp, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng, họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) đã quyết định phát động cả nước kháng chiến. => Đảng cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946) ngay sau khi Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam.

Chọn: D

Câu 22.

Phương pháp: Phân tích diễn biến phong trào 1930 - 1931, đánh giá.

Cách giải:

- Sang tháng 9-1930, phong trào 1930 -1931 phát triển manh mẽ, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh. Cuộc biểu tình của nông dân có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế. => Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.

 - Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền gọi là “Xô viết”, thực hiện quyền làm chủ mọi mặt đời sống xã hội. Những chính sách cụ thể của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thể hiện đây là chính quyền của dân, do dân và vì dân.

=> Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931

Chọn: A

Câu 23.

Phương pháp: Dựa trên nội dung, bối cảnh của các chiến lược chiến tranh, suy luận

Cách giải:

Sau thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Mĩ đề ra chiến lược Chiến tranh cục bộ, thực hiện Mĩ hóa chiến tranh - đưa quân Mĩ vào Việt Nam.

Chọn: B

Câu 24.

Phương pháp: Phân tích bối cảnh triệu tập Hội nghị thành lập Đảng, đánh giá.

Cách giải:

- Đáp án A: trước sự phát triển của phong trào yêu nước => ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng => yêu cầu cần thống nhất thành một Đảng => điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi. Đồng nghĩa điều kiện lịch sử đã xuất hiện và số lượng đảng viên nhiều (đáp án B, D).

- Đáp án C: do thực dân Pháp vẫn kiểm soát gắt gao nên việc tổ chức Đại hội sẽ rất nguy hiểm cho ta => Điều kiện lịch sử không cho phép nên Nguyễn Ái Quốc chỉ tổ chức Hội nghị thành lập Đảng với số lượng người tham gia ít ỏi gồm: đồng chí Vương (Bác Hồ), đại biểu Đông Dương Cộng Sản Đảng (Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu), đại biểu An Nam Cộng Sản Đảng (Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu). Tuy nhiên, xét về ý nghĩa, Hội nghị này cũng được coi là một Đại hội thành lập Đảng.

Chọn: C

Câu 25.

Phương pháp: Phân tích ý nghĩa của khởi nghĩa Yên Thế, đánh giá.

Cách giải:

- Đáp án B, C, D: đều là ý nghĩa của khởi nghĩa Yên Thế.

- Đáp án A: Khởi nghĩa nông dân Yên Thế là phong trào đấu tranh tự vệ của nhân dân Yên Thế nhằm chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống của nhân dân nơi đây => Phong trào không thuộc phạm trù phong trào Cần Vương => không có ý nghĩa minh chứng cho luận điểm: Chế độ phong kiến lỗi thời, không đủ sức chi phối phong trào.

Chọn: A

Câu 26.

Phương pháp: sgk 12 trang 139, suy luận. 

Cách giải:

Từ tháng 5-1949, Mĩ từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Ngày 23-12-1950, Mĩ kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương”. Đây là hiệp định viện trợ kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai, qua đó, Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

=> Đáp án D: kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp đã hoàn toàn thất bại với chiến dịch Việt Bắc, Pháp phải chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài với ta.

Chọn: D

Câu 27.

Phương pháp: So sánh đặc điểm của hai chiến lược, nhận xét.

Cách giải:

Nội dung

Chiến tranh đặc biệt

Việt Nam hóa chiến tranh

A: Mở rộng ra miền Bắc

 

x

B: Sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu

x

x

C: Mở rộng sang Lào, Campuchia

 

x

D: Có Mĩ trực tiếp chiến đấu

 

 

Chọn: B

Câu 28.

Phương pháp: sgk 12 trang 191. 

Cách giải:

Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Quân ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch đánh Đường số 14 - Phước Long (từ ngày 12-12-1974 đến 6-1-1975).

Chọn: B

Câu 29.

Phương pháp: sgk 12 trang 194.

Cách giải:

Chiến dịch Tây Nguyên đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

Chọn: B

Câu 30.

Phương pháp: So sánh nội dung của hai nghị quyết, nhận xét.

Cách giải:

- (sgk 12 trang 164): Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ 15 (1-1959) đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

- (sgk 12 trang 191): Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 (7-1973) nhấn mạnh trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực.

=> Điểm giống nhau cơ bản trong nghị quyết 15 (1/1959) và nghị quyết 21 (7/1973) là đều sử dụng bạo lực cách mạng cho cách mạng Việt Nam.

Chọn: A

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.