Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 chương 3: Cacbon - Silic - Đề số 1
Đề bài
Phản ứng nào sau đây giải thích cho hiện tượng “Nước chảy, đá mòn” :
-
A.
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
-
B.
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
-
C.
CaO + CO2 → CaCO3
-
D.
CaO + H2O → Ca(OH)2
Một chất Y có tính chất sau:
- Không màu, rất độc.
- Cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh và sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Y là:
-
A.
H2.
-
B.
CO.
-
C.
Cl2.
-
D.
CO2.
Silic tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường
-
A.
O2
-
B.
F2
-
C.
Cl2
-
D.
Br2
Từ 1 lít hỗn hợp CO và CO2 có thể điều chế tối đa bao nhiêu lít CO2? (H = 100%)
-
A.
1 lít.
-
B.
1,5 lít.
-
C.
0,8 lít.
-
D.
2 lít.
Đâu không phải là dạng thù hình của cacbon?
-
A.
Kim cương
-
B.
Than chì
-
C.
Fuleren
-
D.
Khí cacbon monooxit
Thành phần chính của khí than khô là
-
A.
\(CO,C{O_2},{H_2},N{O_2}\)
-
B.
\(C{H_4},CO,C{O_2},{N_2}\)
-
C.
\(CO,C{O_2},{N_2}\)
-
D.
\(CO,C{O_2},N{H_3},{N_2}\)
Trong nhóm IVA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, nhận định nào sau đây sai ?
-
A.
Độ âm điện giảm dần
-
B.
Tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần.
-
C.
Bán kính nguyên tử giảm dần.
-
D.
Số oxi hoá cao nhất là +4.
Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là
-
A.
oxi.
-
B.
cacbon.
-
C.
silic.
-
D.
sắt.
Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2 thì có thể nhận được mấy chất
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Na2CO3 1M vào 200 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V là.
-
A.
1,12.
-
B.
3,36.
-
C.
2,24.
-
D.
4,48.
Lời giải và đáp án
Phản ứng nào sau đây giải thích cho hiện tượng “Nước chảy, đá mòn” :
-
A.
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
-
B.
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
-
C.
CaO + CO2 → CaCO3
-
D.
CaO + H2O → Ca(OH)2
Đáp án : A
“Nước chảy, đá mòn” là hiện tượng “ăn mòn” đá vôi dưới tác động của dòng nước có hòa tan CO2 theo phản ứng sau :
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
(Không tan) (tan)
Một chất Y có tính chất sau:
- Không màu, rất độc.
- Cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh và sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Y là:
-
A.
H2.
-
B.
CO.
-
C.
Cl2.
-
D.
CO2.
Đáp án : B
CO là khí có những tính chất thỏa mãn với đề bài:
- Không màu, rất độc
- Cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh và sinh ra khí làm đục nước vôi trong:
2CO + O2 → 2CO2 (nhiệt độ)
CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Silic tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường
-
A.
O2
-
B.
F2
-
C.
Cl2
-
D.
Br2
Đáp án : B
Silic tác dụng được với F2 ở nhiệt độ thường.
Từ 1 lít hỗn hợp CO và CO2 có thể điều chế tối đa bao nhiêu lít CO2? (H = 100%)
-
A.
1 lít.
-
B.
1,5 lít.
-
C.
0,8 lít.
-
D.
2 lít.
Đáp án : A
Bảo toàn nguyên tố C.
Bảo toàn nguyên tố C ta có: nCO2 thu được = nCO + nCO2 bđ
Hay V CO2 thu được = VCO + VCO2 bđ = 1 lít
Đâu không phải là dạng thù hình của cacbon?
-
A.
Kim cương
-
B.
Than chì
-
C.
Fuleren
-
D.
Khí cacbon monooxit
Đáp án : D
Khí cacbon monooxit là hợp chất của cacbon, không phải là dạng thù hình của C.
Thành phần chính của khí than khô là
-
A.
\(CO,C{O_2},{H_2},N{O_2}\)
-
B.
\(C{H_4},CO,C{O_2},{N_2}\)
-
C.
\(CO,C{O_2},{N_2}\)
-
D.
\(CO,C{O_2},N{H_3},{N_2}\)
Đáp án : C
Thành phần chính của khí than than khô là CO, CO2, N2
Trong nhóm IVA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, nhận định nào sau đây sai ?
-
A.
Độ âm điện giảm dần
-
B.
Tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần.
-
C.
Bán kính nguyên tử giảm dần.
-
D.
Số oxi hoá cao nhất là +4.
Đáp án : C
Xem lại lí thuyết cacbon
Nhận định sai là: bán kính nguyên tử giảm dần
Vì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm và số lớp e tăng => bán kính nguyên tử tăng
Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là
-
A.
oxi.
-
B.
cacbon.
-
C.
silic.
-
D.
sắt.
Đáp án : C
Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là silic
Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2 thì có thể nhận được mấy chất
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Đáp án : D
|
NaCl |
Na2CO3 |
Na2SO4 |
BaCO3 |
BaSO4 |
Nước |
tan |
tan |
tan |
Không tan |
Không tan |
CO2 |
Không ht |
Không ht |
Không ht |
Hòa tan kết tủa, tạo dung dịch Ba(HCO3)2 trong suốt |
Không ht |
Ba(HCO3)2 |
Không ht |
↓ trắng, tan khi sục CO2 |
↓ trắng, không tan khi sục CO2 |
|
|
Vậy dùng nước và CO2 ta có thể nhận biết được cả 5 dung dịch
Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Na2CO3 1M vào 200 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V là.
-
A.
1,12.
-
B.
3,36.
-
C.
2,24.
-
D.
4,48.
Đáp án : C
+) Tính số mol theo PT: CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
nNa2CO3 = 0,1 mol; nHCl = 0,4 mol
CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
0,1 → 0,2 → 0,1
=> VCO2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1