Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 - Đề số 1 có lời giải chi tiết


Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 12 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương trong hoàn cảnh

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu       

C. Sau khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất kết thúc

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt

Câu 2. “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi

A. Nguyễn Ái Quốc thực sự trở thành chiến sĩ cộng sản

B. Bản yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vecxai chấp nhận

C. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin

D. Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari

Câu 3. Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thử 2 ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?

A. Từ 1897 - 1914

B. Từ 1914 - 1918

C. Từ 1919 - 1929

D. Từ 1914 - 1929.

Câu 4. Số vốn Pháp đầu tư trong chương trình khai thác thuộc địa lần 2 ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở ngành nào?

A. Công nghiệp nhẹ.

B. Thương nghiệp.

C. Công nghiệp nặng.

D. Nông nghiệp.

Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?

A. Mâu thuần giữa nông dân và địa chủ.

B. Mâu thuần giữa công nhân và tư bản.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.

Câu 6. Đối tượng và mục đích của Pháp trong việc tăng cường đầu tư vào công nghiệp trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì ?

A. Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ để cạnh tranh với các nước tư bản khác.

B. Đầu tư để phát triển tất cả các ngành công nghiệp ở thuộc địa.

C. Chú trọng công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến để thu lợi nhuận cao và phục vụ nhu cầu của tư bản Pháp ở Việt Nam.

D. Phát triển ngành công nghiệp nặng để thu lợi nhuận cao.

Câu 7. Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.      

B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

C. Nông dân, địa chủ phong kiến.

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

Câu 8. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng đó là gì?

A. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ.

B. Vô sản, kiên định cách mạng.

C. Bị ba tầng lớp áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc.

D. Điều kiện lao động và sinh sống tập trung.

Câu 9. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giành độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam?

A. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).

B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919).

C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).

D. Đọc được Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (1920).

Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

A. Năm 1929, ở nước ta liên tiếp xuất hiện ba tổ chức cộng sản.

B. Tháng 8-1925, công nhân xưởng BaSon tiến hành bãi công.

C. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

D. Tháng 6-1925, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

C

D

C

C

B

C

D

B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 76.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản châu Âu chịu hậu quả nặng nề. Trong đó, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại về vật chất lên tới gần 200 tỉ phrăng.

=> Thực dân Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần thứ hai mục đích muốn bù đắp thiệt hai do chiến tranh gây ra.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 81.

Cách giải:

Sau khi Bản yêu sách của Nguyễn Ái Quốc (ngày 18-6-1919) không được chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.

Chọn đáp án: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 76.

Cách giải:

Khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp được thực hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1919 – 1933).

Chọn đáp án: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 77.

Cách giải:

Số vốn Pháp đầu tư vào Việt Nam là 4 tỉ phrăng, trong đó vốn đầu tư vào nông nghiệp là nhiều nhất, chủ yếu là cho các đồn điền cao su… Do nhu cầu thị trường thế giới sau chiến tranh, nhất là Pháp, giá cao su tăng lên nhanh chóng, do đó các nhà tư bản Pháp đổ xô vào kiếm lời trong kinh doanh cao su. Chỉ tính 2 năm 1927-1928, các đồn điền cao su được đầu tư 600 triệu Phơ-răng. Diện tích đồn điền cao su mở rộng không ngừng: năm 1919, diện tích là 15.850ha; 1925 là 18.000ha; 1930 là 78.620ha. Các hoạt động kinh doanh cao su tập trung chủ yếu quanh 3 công ti lớn là: Công ti đất đỏ, Công ty trồng cây nhiệt đới, Công ty Michelin. Sản lượng mủ cao su ngày càng tăng: năm 1919 là 3.500 tấn; 1924 là 6.796 tấn; năm 1929, riêng số cao su xuất khẩu là 10.000 tấn.

Chọn đáp án: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 79.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.

Chọn đáp án: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 76, suy luận.

Cách giải:

- Công nghiệp được tăng cường vốn đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất.

+ Tư bản Pháp tiếp tục gia tăng tốc độ đầu tư khai mỏ, nhất là mỏ than (năm 1911 diện tích mỏ là 6 vạn ha; năm 1930 là 43 vạn ha, gấp 7 lần). Những năm 20, nhiều công ti khai mỏ mới được thành lập như: Công ti than Hạ Long, Đồng Đăng, Tuyên Quang, Đông Triều, Công ti than và mỏ kim khí Đông Dương… Sản lượng than khai thác tăng qua các năm: năm 1919 đạt 665.000 tấn; năm 1929 đạt 1.972.000 tấn, gấp 3 lần.

+ Về công nghiệp chế biến được Pháp chú ý đầu tư là ngành dệt, vật liệu xây dựng, xay xát, điên nước, nấu đường, chưng cất rượu. Bên canh các công ty, các cơ sở công nghiệp chế biến cũ như nhà máy xi măng Hải Phòng, các nhà máy tơ sợi và dệt ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn; các nhà máy xay xát gạo, chế biến rượu làm đường ở Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Chợ Lớn đề được nâng cấp và mở rộng quy mô sản xuất.

Chọn đáp án: C

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 78, suy luận.

Cách giải:

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, có các giai cấp là: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản với chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.

- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng về thế lực, hình thành hai giai cấp mới.

Chọn đáp án: B

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 78, suy luận.

Cách giải:

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

- Bị ba tầng áp bức bóc lột: Pháp, địa chủ phong kiến, tư sản.

- Có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân: công nhân có nguồn gốc từ những người nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất, buộc phải lên thành phố để làm trong các xí nghiệp kiếm sống.

- Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc: cũng do xuất phát từ giai cấp nông dân.

Chọn đáp án: C

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 81, suy luận.

Cách giải:

Đọc Sơ thảo luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra những lý luận cách mạng phù hợp với con đường cách mạng Việt Nam, cụ thể là:

- Thứ nhất, Người đã xác định rõ đâu là kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chỉ ngọn cờ cách mạng vào đúng kẻ thù.

- Thứ hai, Sơ thảo luận cương của Lênin chỉ rõ cho Nguyễn Ái Quốc thấy động lực to lớn và lực lượng chính của cách mạng đó là giai cấp công nhân và nông dân.

- Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Sơ thảo luận cương của Lênin đã vạch ra.

- Thứ tư, Sơ thảo luận cương của Lênin đã chỉ ra tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ và đặc điểm giữa cách mạng chính quốc với các nước thuộc địa.

Chọn đáp án: D

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 81, suy luận.

Cách giải:

- Sự kiện cuộc bãi công của thợ máy xưởng Bason (8-1925), các thợ máy ở đây không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở binh linh sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Đồng thời là yếu sách đòi tăng lương 20% và phải cho công nhân bị thải hồi trở lại làm việc.

- Xét về những hành động đấu tran của thợ máy Bason cho thấy, công nhân không chỉ đấu tranh vì mục tiêu kinh tế nữa mà còn bao gồm cả mục tiêu chính trị, ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân nước khác, thể hiên sự thay đổi về ý thức.

=> Đây là sự kiện đánh dấu phong trào công nhân bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.

Chọn đáp án: B

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí