Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Lí - Đề số 3
Đề bài
Từ thực tế, hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là một đường thẳng?
-
A.
Một hòn đá được ném theo phương ngang.
-
B.
Một ô tô đang chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
-
C.
Một viên bi rơi từ độ cao 2 m.
-
D.
Một tờ giấy rơi từ độ cao 3 m.
Chọn câu đúng trong các câu sau :
-
A.
Trong không khí vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ.
-
B.
Trong chân không vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ.
-
C.
Sức cản của không khí là nguyên nhân làm cho các vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau.
-
D.
Ở cùng một nơi trên Trái Đất vật nặng sẽ rơi với gia tốc lớn hơn vật nhẹ.
Trong các đồ thị $x – t$ dưới đây, đồ thị nào không biểu diễn chuyển động thẳng đều.
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Nội năng của vật là:
-
A.
Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
-
B.
Động năng của các phần tử cấu tạo nên vật
-
C.
Thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
-
D.
Động năng và thế năng của vật
Số A-vô-ga-đrô có giá trị bằng:
-
A.
Số phân tử chứa trong 18 g nước.
-
B.
Số phân tử chứa trong 20,4 lít khí Hidro.
-
C.
Số phân tử chứa trong 16 g Oxi.
-
D.
Cả ba số nêu ở A, B, C.
Quá trình đẳng tích là:
-
A.
Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi
-
B.
Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi
-
C.
Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi
-
D.
Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ và thể tích không đổi
Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín
-
A.
các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
-
B.
các nội lực từng đôi một trực đối.
-
C.
không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.
-
D.
nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.
Các tính chất nào sau đây là tính chất của các phân tử chất rắn?
-
A.
Dao động quanh vị trí cân bằng.
-
B.
Lực tương tác phân tử mạnh.
-
C.
Có hình dạng và thể tích xác định
-
D.
Các tính chất A, B, C.
Chọn phát biểu đúng về định luật III Niutơn
-
A.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} = {\overrightarrow F _{BA}}\)
-
B.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B không tác dụng trở lại vật A một lực.
-
C.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực cân bằng nhau: \({\overrightarrow F _{AB}} = {\overrightarrow F _{BA}}\)
-
D.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} + {\overrightarrow F _{BA}} = \overrightarrow 0 \)
Trong chuyển động chậm dần đều thì
-
A.
Gia tốc luôn có giá trị âm.
-
B.
Gia tốc luôn có giá trị dương.
-
C.
Gia tốc luôn có giá trị dương thì vật chuyển động ngược chiều dương.
-
D.
Cả A và C đều đúng.
Hệ thức nào sau đây không phải là hệ thức của định luật Sác-lơ?
-
A.
\(p \sim T\)
-
B.
\(p \sim t\)
-
C.
\(\frac{p}{T} = const\)
-
D.
\(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)
Chuyển động tròn đều có
-
A.
vectơ vận tốc không đổi
-
B.
tốc độ dài phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo
-
C.
tốc độ góc không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo
-
D.
gia tốc có độ lớn không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo
Chọn câu đúng? Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể:
-
A.
nhỏ hơn F
-
B.
vuông góc với \(\overrightarrow F \)
-
C.
lớn hơn 3F
-
D.
vuông góc với \(2\overrightarrow F \)
Tìm phát biểu sai.
-
A.
Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
-
B.
Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
-
C.
Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
-
D.
Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.
Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc \({v_0}\) từ độ cao \(h\) so với mặt đất. Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian từ lúc ném. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức:
-
A.
\(v = \sqrt {{v_0} + gt} \)
-
B.
\(v = \sqrt {v_0^2 + {g^2}{t^2}} \)
-
C.
\(v = gt\)
-
D.
\(v = {v_0} + gt\)
Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho
-
A.
Độ nhanh chậm của chuyển động
-
B.
Khả năng thay đổi độ lớn vận tốc của vật.
-
C.
Khả năng thay đổi hướng vận tốc của vật.
-
D.
Khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật.
Một người chạy bộ theo đường thẳng AB = 50m, từ A đến B rồi quay về A. Gốc toạ độ O ở trong khoảng AB, cách A một khoảng 10m, chiều dường từ A đến B.
Độ dời từ A khi người này đến O là:
-
A.
20m
-
B.
10m
-
C.
0m
-
D.
40m
Một chất điểm chuyển động thẳng có đồ thị vận tốc - thời gian như hình vẽ. Trong suốt quá trình chuyển động, tốc độ trung bình là 9 m/s. Phương trình chuyển động của chất điểm khi đi từ B đến C là?
-
A.
\(x = 24 + 12(t - 4)\)
-
B.
\(x = 1,5{t^2}\)
-
C.
\(x = 96 + 12(t - 10) - 3{(t - 10)^2}\)
-
D.
\(x = 24 + 12t - 3{t^2}\)
Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu $v_0 = 0$. Trong giây thứ nhất vật đi được quãng đường $s_1 = 3m$. Trong giây thứ hai vật đi được quãng đường $s_2$ bằng:
-
A.
$3m$
-
B.
$36m$
-
C.
$12m$
-
D.
Một đáp án khác.
Sau \(2s\) kể từ lúc giọt nước thứ \(2\) bắt đầu rơi, khoảng cách giữa \(2\) giọt nước là \(25m\). Tính xem giọt nước thứ \(2\) được nhỏ rơi trễ hơn giọt nước thứ nhất bao lâu ? Lấy \(g = 10m/{s^2}\)
-
A.
5s
-
B.
1s
-
C.
2,5s
-
D.
2s
Một vật chuyển động theo đường tròn bán kính \(r = 100cm\) với gia tốc hướng tâm \({a_{ht}} = 4{\rm{ }}cm/{s^2}\). Chu kì \(T\) trong chuyển động của vật đó là:
-
A.
\(8\pi \left( s \right)\)
-
B.
\(6\pi \left( s \right)\)
-
C.
\(12\pi \left( s \right)\)
-
D.
\(10\pi \left( s \right)\)
Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?
-
A.
4N
-
B.
20N
-
C.
28N
-
D.
Chưa có cơ sở kết luận
Hai khối cầu giống nhau được đặt sao cho tâm cách nhau khoảng r thì lực hấp dẫn giữa chúng là F. Nếu thay một trong hai khối cầu trên bằng một khối cầu đồng chất khác nhưng có bán kính lớn gấp hai, vẫn giữ nguyên khoảng cách giữa hai tâm (hai khối cầu không chạm nhau) thì lực hấp dẫn giữa chùng lúc này là:
-
A.
2F.
-
B.
16F.
-
C.
8F.
-
D.
4F.
Một lò xo có độ cứng k đươc treo vào điểm cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng m, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật nằm cân bằng, độ biến dạng của lò xo là:
-
A.
\(\frac{k}{{mg}}\)
-
B.
\(\frac{{mg}}{k}\)
-
C.
\(\frac{{mk}}{g}\)
-
D.
\(\frac{g}{{mk}}\)
Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2m ?
-
A.
10 N.
-
B.
10 Nm.
-
C.
11N.
-
D.
11Nm.
Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là:
-
A.
6 kg.m/s.
-
B.
0 kg.m/s.
-
C.
3 kg.m/s.
-
D.
4,5 kg.m/s.
Từ điểm A của một mặt bàn phẳng nghiêng, người ta thả một vật có khối lượng \(m = 0,2kg\) trượt không ma sát với vận tốc ban đầu bằng 0 rơi xuống đất. Cho \(AB = 50cm\), \(BC = 100cm\), \(AD = 130cm\), \(g = 10m/{s^2}\). Bỏ qua lực cản không khí. Vận tốc của vật tại điểm B có giá trị là?
-
A.
\(2,45m/s\)
-
B.
\(5,1m/s\)
-
C.
\(1,22m/s\)
-
D.
\(6,78m/s\)
Ở nhiệt độ \({0^0}C\) và áp suất \(760{\rm{ }}mmHg\), \(22,4\) lít khí ôxi chứa \({6,02.10^{23}}\) phân tử ôxi. Coi phân tử ôxi như một quả cầu có bán kính \(r = {10^{ - 10}}m\). Thể tích riêng của các phân tử khí ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa:
-
A.
\({8,9.10^3}\) lần.
-
B.
\(8,9\) lần.
-
C.
\({22,4.10^3}\) lần.
-
D.
\({22,4.10^{23}}\) lần.
Để xác định nhiệt dung riêng của 1 kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa \(500g\) nước ở nhiệt độ \({15^0}C\) một miếng kim loại có \(m = 400g\) được đun nóng tới \({100^0}C\). Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là \({20^0}C\). Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy \({C_{{H_2}O}} = {\rm{ }}4190{\rm{ }}J/kg.K\).
-
A.
327.34 J/kg.K
-
B.
327.3 J/kg.K
-
C.
327 J/kg.K
-
D.
327,37 J/kg.K
Một thanh cứng, mảnh $AB$ có chiều dài \(l = 2m\) dựng đứng sát bức tường thẳng đứng như hình. Ở đầu $A$ của thanh có một con kiến. Khi đầu $A$ của thanh bắt đầu chuyển động trên sàn ngang về bên phải theo phương vuông góc với bức tường thì con kiến cũng bắt đầu bò dọc theo thanh. Đầu $A$ chuyển động thẳng đều với vận tốc \({v_1} = 0,5cm/s\) so với sàn kể từ vị trí tiếp xúc với bức tường. Con kiến bò thẳng đều với vận tốc \({v_2} = 0,2cm/s\) so với thanh kể từ đầu $A$. Độ cao cực đại của con kiến đối với sàn ngang là bao nhiêu? Biết rằng đầu B của thanh luôn tiếp xúc với tường.
-
A.
$0,4m$
-
B.
$2cm$
-
C.
$0,6m$
-
D.
$10cm$
Lời giải và đáp án
Từ thực tế, hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là một đường thẳng?
-
A.
Một hòn đá được ném theo phương ngang.
-
B.
Một ô tô đang chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
-
C.
Một viên bi rơi từ độ cao 2 m.
-
D.
Một tờ giấy rơi từ độ cao 3 m.
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức thực tế
A- quỹ đạo của hòn đá có dạng cong
B- đường từ Hà Nội - TP. HCM có nhiều khúc quanh co, ngoằn nghèo => quỹ đạo của xe oto không phải là đường thẳng
C- quỹ đạo của viên bi là một đường thẳng
D- quỹ đạo của tờ giấy là đường cong, ngoằn nghèo
Chọn câu đúng trong các câu sau :
-
A.
Trong không khí vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ.
-
B.
Trong chân không vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ.
-
C.
Sức cản của không khí là nguyên nhân làm cho các vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau.
-
D.
Ở cùng một nơi trên Trái Đất vật nặng sẽ rơi với gia tốc lớn hơn vật nhẹ.
Đáp án : C
A - sai vật nào có lực cản nhỏ hơn sẽ rơi nhanh hơn
B - sai vì trong chân không, các vật rơi như nhau
C - đúng
D - sai vì ở cùng một nơi trên Trái Đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc
Trong các đồ thị $x – t$ dưới đây, đồ thị nào không biểu diễn chuyển động thẳng đều.
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : B
Đồ thị không biểu diễn chuyển động thẳng đều là B
Nội năng của vật là:
-
A.
Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
-
B.
Động năng của các phần tử cấu tạo nên vật
-
C.
Thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
-
D.
Động năng và thế năng của vật
Đáp án : A
Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Số A-vô-ga-đrô có giá trị bằng:
-
A.
Số phân tử chứa trong 18 g nước.
-
B.
Số phân tử chứa trong 20,4 lít khí Hidro.
-
C.
Số phân tử chứa trong 16 g Oxi.
-
D.
Cả ba số nêu ở A, B, C.
Đáp án : A
Xem lí thuyết phần III - Các công thức
Số A-vô-ga-đrô có giá trị bằng số nguyên tử hoặc phân tử có trong một mol của mọi chất.
Khối lượng mol của phân tử nước là 18 g, khối lượng mol của phân tử Oxi là 32 g, thể tích mol của khí Hidro ở điều kiện chuẩn (nhiệt độ OoC, áp suất 1 atm) là 22,4 lít.
Quá trình đẳng tích là:
-
A.
Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi
-
B.
Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi
-
C.
Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi
-
D.
Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ và thể tích không đổi
Đáp án : A
Vận dụng định nghĩa về quá trình đẳng tích
Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi
Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín
-
A.
các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
-
B.
các nội lực từng đôi một trực đối.
-
C.
không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.
-
D.
nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.
Đáp án : D
Sử dụng lí thuyết về hệ cô lập
A, B, C- đúng
D - sai
Các tính chất nào sau đây là tính chất của các phân tử chất rắn?
-
A.
Dao động quanh vị trí cân bằng.
-
B.
Lực tương tác phân tử mạnh.
-
C.
Có hình dạng và thể tích xác định
-
D.
Các tính chất A, B, C.
Đáp án : D
Ta có, chất rắn có các tính chất:
+ Lực tương tác phân tử rất mạnh
+ Chuyển động phân tử: Dao động quanh VTCB
+ Hình dạng và thể tích xác định
=> Cả 3 phương án A, B, C - đúng
Chọn phát biểu đúng về định luật III Niutơn
-
A.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} = {\overrightarrow F _{BA}}\)
-
B.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B không tác dụng trở lại vật A một lực.
-
C.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực cân bằng nhau: \({\overrightarrow F _{AB}} = {\overrightarrow F _{BA}}\)
-
D.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} + {\overrightarrow F _{BA}} = \overrightarrow 0 \)
Đáp án : D
Định luật III - Niutơn: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} = - {\overrightarrow F _{BA}}\)
Trong chuyển động chậm dần đều thì
-
A.
Gia tốc luôn có giá trị âm.
-
B.
Gia tốc luôn có giá trị dương.
-
C.
Gia tốc luôn có giá trị dương thì vật chuyển động ngược chiều dương.
-
D.
Cả A và C đều đúng.
Đáp án : C
Trong chuyển động chậm dần đều khi gia tốc luôn có giá trị dương thì lúc đó vật chuyển động ngược chiều dương vì chuyển động chậm dần đều có a.v < 0.
=> Phương án C - đúng
A, B - sai vì: Gia tốc a có thể âm hoặc dương
Hệ thức nào sau đây không phải là hệ thức của định luật Sác-lơ?
-
A.
\(p \sim T\)
-
B.
\(p \sim t\)
-
C.
\(\frac{p}{T} = const\)
-
D.
\(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức định luật Sáclơ
Ta có: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
\(p \sim T \to \frac{p}{T} = h/s\)
=>Phương án B sai
Chuyển động tròn đều có
-
A.
vectơ vận tốc không đổi
-
B.
tốc độ dài phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo
-
C.
tốc độ góc không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo
-
D.
gia tốc có độ lớn không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo
Đáp án : B
+ Vận dụng định nghĩa về chuyển động tròn đều
+ Vận dụng biểu thức tính tốc độ góc: \(\omega = \dfrac{{\Delta \varphi }}{t} = \dfrac{v}{r}\)
+ Vận dụng biểu thức tính gia tốc của chuyển động tròn đều: \({a_{ht}} = \dfrac{{{v^2}}}{r}\)
A - sai vì: véctơ vận tốc của chuyển động tròn đều luôn thay đổi
B - đúng
C, D sai vì: tốc độ góc \(\omega = \dfrac{{\Delta \varphi }}{t} = \dfrac{v}{r}\) và gia tốc \({a_{ht}} = \dfrac{{{v^2}}}{r}\) đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
Chọn câu đúng? Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể:
-
A.
nhỏ hơn F
-
B.
vuông góc với \(\overrightarrow F \)
-
C.
lớn hơn 3F
-
D.
vuông góc với \(2\overrightarrow F \)
Đáp án : B
Gọi F’ là hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F
Ta có:
+ \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F' \le {F_1} + {F_2} \leftrightarrow F < F' < 3F\)
=> A, C - sai
+ Theo quy tắc hình bình hành ta có:
=> Hợp lực \(\overrightarrow {F'} \) có thể vuông góc với lực có độ lớn nhỏ hơn là \(\overrightarrow F \)
=> B – đúng, D - sai
Tìm phát biểu sai.
-
A.
Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
-
B.
Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
-
C.
Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
-
D.
Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.
Đáp án : C
Vận dụng định nghĩa về nội năng
A, B, D - đúng
C - sai
Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc \({v_0}\) từ độ cao \(h\) so với mặt đất. Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian từ lúc ném. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức:
-
A.
\(v = \sqrt {{v_0} + gt} \)
-
B.
\(v = \sqrt {v_0^2 + {g^2}{t^2}} \)
-
C.
\(v = gt\)
-
D.
\(v = {v_0} + gt\)
Đáp án : B
Ta có:
+ Theo phương Ox: \({v_x} = {v_0}\)
+ Theo phương Oy: \({v_y} = gt\)
Độ lớn của vận tốc tại vị trí bất kì: \(v = \sqrt {v_x^2 + v_y^2} = \sqrt {v_0^2 + {g^2}{t^2}} \)
Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho
-
A.
Độ nhanh chậm của chuyển động
-
B.
Khả năng thay đổi độ lớn vận tốc của vật.
-
C.
Khả năng thay đổi hướng vận tốc của vật.
-
D.
Khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật.
Đáp án : D
Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật và được xác định bằng biểu thức:
\(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow v - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \dfrac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)
Một người chạy bộ theo đường thẳng AB = 50m, từ A đến B rồi quay về A. Gốc toạ độ O ở trong khoảng AB, cách A một khoảng 10m, chiều dường từ A đến B.
Độ dời từ A khi người này đến O là:
-
A.
20m
-
B.
10m
-
C.
0m
-
D.
40m
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức xác định độ dời: \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)
Ta có:
Toạ độ điểm A là
\({x_A} = \overline {OA} = - 10m\) , toạ độ điểm B là \({x_B} = 40m\)
Độ dời khi đến O: \({s_1} = {x_O} - {x_A} = 0 - ( - 10) = 10(m)\)
Một chất điểm chuyển động thẳng có đồ thị vận tốc - thời gian như hình vẽ. Trong suốt quá trình chuyển động, tốc độ trung bình là 9 m/s. Phương trình chuyển động của chất điểm khi đi từ B đến C là?
-
A.
\(x = 24 + 12(t - 4)\)
-
B.
\(x = 1,5{t^2}\)
-
C.
\(x = 96 + 12(t - 10) - 3{(t - 10)^2}\)
-
D.
\(x = 24 + 12t - 3{t^2}\)
Đáp án : C
+ Đọc đồ thị v - t
+ Vận dụng biểu thức: \(a = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)
Ta có :
+ Tốc độ trung bình của vật : \({v_{tb}} = \dfrac{s}{t} = \dfrac{{\dfrac{1}{2}{v_{{\rm{max}}}}.4 + {v_{{\rm{max}}}}.6 + \dfrac{1}{2}{v_{{\rm{max}}}}.2}}{{12}} = 9 \to {v_{{\rm{max}}}} = 12m/s\)
+ Gia tốc của chất điểm khi chuyển động từ B đến C: \(a = \dfrac{{0 - 12}}{2} = - 6m/s\)
=> Phương trình chuyển động của chất điểm khi đi từ B đến C là: \(x = 96 + 12(t - 10) - 3{(t - 10)^2}\)
Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu $v_0 = 0$. Trong giây thứ nhất vật đi được quãng đường $s_1 = 3m$. Trong giây thứ hai vật đi được quãng đường $s_2$ bằng:
-
A.
$3m$
-
B.
$36m$
-
C.
$12m$
-
D.
Một đáp án khác.
Đáp án : D
+ Viết phương trình chuyển động của vật
+ Thay t vào phương trình chuyển động của vật
Chọn gốc tọa độ tại vị trí vật bắt đầu chuyển động
Gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động
Ta có:
+ Phương trình chuyển động của vật là: $s = \dfrac{1}{2}a{t^2}$
+ Quãng đường vật đi được trong giây thứ nhất: \({s_1} = \dfrac{1}{2}a{.1^2} = 3 \to a = 6m/{s^2}\)
+ Quãng đường vật đi được trong hai giây đầu là \({s_2} = \dfrac{1}{2}{6.2^2} = 12m\)
=> Quãng đường vật đi được trong giây thứ 2 là: \(s = {s_2} - {s_1} = 12 - 3 = 9m\).
Sau \(2s\) kể từ lúc giọt nước thứ \(2\) bắt đầu rơi, khoảng cách giữa \(2\) giọt nước là \(25m\). Tính xem giọt nước thứ \(2\) được nhỏ rơi trễ hơn giọt nước thứ nhất bao lâu ? Lấy \(g = 10m/{s^2}\)
-
A.
5s
-
B.
1s
-
C.
2,5s
-
D.
2s
Đáp án : B
+ Chọn hệ quy chiếu: gốc tọa độ, chiều chuyển động
+ Chọn gốc thời gian
+ Viết phương trình chuyển động của 2 giọt nước
+ Giải phương trình : \({s_1} - {s_2} = \Delta s\)
+ Chọn HQC :
- Gốc tọa độ O tại vị trí rơi.
- Chiều dương hướng xuống
+ Gốc thời gian
\(t = 0\) là lúc giọt \(2\) rơi \( \to \left\{ \begin{array}{l}{t_{{0_1}}} \ne 0\\{t_{{0_2}}} = 0\end{array} \right.\)
+ Phương trình chuyển động của \(2\) giọt nước là :
\({s_1} = \frac{1}{2}g{\left( {t + {t_{01}}} \right)^2}\) và
\({s_2} = \frac{1}{2}g{t^2}\)
+ Theo đề bài tại
\(t = 2s\) ta có : \({s_1} - {s_2} = 25m\)
\(\begin{array}{l} \leftrightarrow \frac{1}{2}g{\left( {t + {t_{01}}} \right)^2} - \frac{1}{2}g{t^2} = 25\\ \leftrightarrow 5{\left( {2 + {t_{01}}} \right)^2} - {5.2^2} = 25\\ \leftrightarrow t_{01}^2 + 4{t_{01}} - 5 = 0\\ \to \left[ \begin{array}{l}{t_{01}} = 1\\{t_{01}} = - 5(loai)\end{array} \right.\end{array}\)
\( \to {t_{01}} = 1s\)
Vậy giọt thứ 2 rơi sau giọt thứ nhất 1s.
Một vật chuyển động theo đường tròn bán kính \(r = 100cm\) với gia tốc hướng tâm \({a_{ht}} = 4{\rm{ }}cm/{s^2}\). Chu kì \(T\) trong chuyển động của vật đó là:
-
A.
\(8\pi \left( s \right)\)
-
B.
\(6\pi \left( s \right)\)
-
C.
\(12\pi \left( s \right)\)
-
D.
\(10\pi \left( s \right)\)
Đáp án : D
+ Vận dụng biểu thức tính gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\)
+ Vận dụng biểu thức tính chu kì của chuyển động tròn đều: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)
Ta có:
+ Gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\) (1)
+ Mặt khác, chu kì của chuyển động tròn: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\) (2)
Từ (1) và (2), ta suy ra: \({a_{ht}} = {\left( {\frac{{2\pi }}{T}} \right)^2}r \to T = 2\pi \sqrt {\frac{r}{{{a_{ht}}}}} = 2\pi \sqrt {\frac{1}{{0,04}}} = 10\pi s\)
Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?
-
A.
4N
-
B.
20N
-
C.
28N
-
D.
Chưa có cơ sở kết luận
Đáp án : B
Vận dụng phương pháp tổng hợp lực và điều kiện cân bằng của chất điểm
Ta có, ba lực 12N, 20N, 16N khi tác dụng vào vật mà vật đứng cân bằng thì hợp lực của chúng bằng 0
=> khi tác dụng bỏ lực 20N vào vật thì hợp lực của 2 lực còn lại đó có độ lớn chính bằng 20N
Hai khối cầu giống nhau được đặt sao cho tâm cách nhau khoảng r thì lực hấp dẫn giữa chúng là F. Nếu thay một trong hai khối cầu trên bằng một khối cầu đồng chất khác nhưng có bán kính lớn gấp hai, vẫn giữ nguyên khoảng cách giữa hai tâm (hai khối cầu không chạm nhau) thì lực hấp dẫn giữa chùng lúc này là:
-
A.
2F.
-
B.
16F.
-
C.
8F.
-
D.
4F.
Đáp án : C
+ Vận dụng biểu thức tính khối lượng của quả cầu: \(m = DV = D\frac{4}{3}\pi {r^3}\)
+ Áp dụng biểu thức tính lực hấp dẫn: \({F_{h{\rm{d}}}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
Ban đầu, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = {m_2} = m = D{V_1} = D\frac{4}{3}\pi {r_1}^3\\{r_1} = {r_2}\\{F_{h{\rm{d}}}} = G\frac{{{m^2}}}{r^2} = F\end{array} \right.\)
Giả sử ta thay \({m_2} \to m{'_2}\)
Ta có:
\(r{'_2} = 2{{\rm{r}}_2} = 2{{\rm{r}}_1}\)
+ Khối lượng của
\(\begin{array}{l}m{'_2} = DV{'_2} = D\frac{4}{3}\pi {\left( {r{'_2}} \right)^3}\\ = D\frac{4}{3}\pi {\left( {2{{\rm{r}}_1}} \right)^3} = 8D\frac{4}{3}\pi {r_1}^3 = 8m\end{array}\)
+ Áp dụng biểu thức tính lực hấp dẫn, ta có:
\({F_{h{\rm{d}}}}' = G\frac{{{m_1}m{'_2}}}{{{r^2}}} = G\frac{{m.8m}}{{{r^2}}} = 8F\)
Một lò xo có độ cứng k đươc treo vào điểm cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng m, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật nằm cân bằng, độ biến dạng của lò xo là:
-
A.
\(\frac{k}{{mg}}\)
-
B.
\(\frac{{mg}}{k}\)
-
C.
\(\frac{{mk}}{g}\)
-
D.
\(\frac{g}{{mk}}\)
Đáp án : B
+ Xác định các lực tác dụng lên vật
+ Viết phương trình định luật II, tại vị trí cân bằng
+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k\Delta l\)
Khi cân bằng:
\(\begin{array}{l}\overrightarrow P + \overrightarrow {{F_{dh}}} = \overrightarrow 0 \\ \to {F_{dh}} = P\\ \leftrightarrow k\Delta l = mg\\ \to \Delta l = \frac{{mg}}{k}\end{array}\)
Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2m ?
-
A.
10 N.
-
B.
10 Nm.
-
C.
11N.
-
D.
11Nm.
Đáp án : D
Sử dụng công thức tính momen lực \(M = F.d\)
Ta có: \(M = F.d = 5,5.2 = 11(N.m)\)
Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là:
-
A.
6 kg.m/s.
-
B.
0 kg.m/s.
-
C.
3 kg.m/s.
-
D.
4,5 kg.m/s.
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức tính động lượng: \(\overrightarrow p = m\overrightarrow v \)
Ta có:
\({\overrightarrow p _t} = {m_1}{\overrightarrow v _1} + {m_2}{\overrightarrow v _2}\)
Do \({\overrightarrow v _2} \uparrow \downarrow {\overrightarrow v _1} = > {p_t} = {m_1}{v_1} - {m_2}{v_2} = 1.3 - 2.1,5 = 0\,kg.m/s\)
Từ điểm A của một mặt bàn phẳng nghiêng, người ta thả một vật có khối lượng \(m = 0,2kg\) trượt không ma sát với vận tốc ban đầu bằng 0 rơi xuống đất. Cho \(AB = 50cm\), \(BC = 100cm\), \(AD = 130cm\), \(g = 10m/{s^2}\). Bỏ qua lực cản không khí. Vận tốc của vật tại điểm B có giá trị là?
-
A.
\(2,45m/s\)
-
B.
\(5,1m/s\)
-
C.
\(1,22m/s\)
-
D.
\(6,78m/s\)
Đáp án : A
+ Sử dụng biểu thức tính thế năng: ${{\rm{W}}_t} = mgh$
+ Sử dụng biểu thức tính động năng: ${{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}$
+ Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng
Chọn mốc thế năng tại mặt đất
Vì bỏ qua ma sát nên cơ năng của vật được bảo toàn
Ta có:
+ Cơ năng của vật tại A: ${{\rm{W}}_A} = mgAD$ (động năng của vật bằng 0 vì \({v_0} = 0\))
+ Cơ năng của vật tại B: ${{\rm{W}}_B} = \dfrac{1}{2}mv_B^2 + mgBC$
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, ta có cơ năng của vật tại A bằng cơ năng của vật tại B
$\begin{array}{l}{{\rm{W}}_A} = {{\rm{W}}_B} \leftrightarrow mg.AD = \dfrac{1}{2}mv_B^2 + mg.BC\\ \leftrightarrow g.AD = \dfrac{1}{2}v_B^2 + g.BC\\ \leftrightarrow 10.1,3 = \dfrac{1}{2}v_B^2 + 10.1\\ \to {v_B} = \sqrt 6 \approx 2,45m/s\end{array}$
Ở nhiệt độ \({0^0}C\) và áp suất \(760{\rm{ }}mmHg\), \(22,4\) lít khí ôxi chứa \({6,02.10^{23}}\) phân tử ôxi. Coi phân tử ôxi như một quả cầu có bán kính \(r = {10^{ - 10}}m\). Thể tích riêng của các phân tử khí ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa:
-
A.
\({8,9.10^3}\) lần.
-
B.
\(8,9\) lần.
-
C.
\({22,4.10^3}\) lần.
-
D.
\({22,4.10^{23}}\) lần.
Đáp án : A
Vận dụng biểu thức tính thể tích của một phân tử : \(V = \frac{4}{3}\pi {r^3}\)
Ta có:
Thể tích của bình chứa là: \(V = 22,4l = {22,4.10^{ - 3}}{m^3}\)
Thể tích của một phân tử oxi bằng: \({V_0} = \frac{4}{3}\pi {r^3}\)
Thể tích riêng của các phân tử oxi bằng: \(V' = {N_A}{V_0} = \frac{4}{3}\pi {N_A}{r^3}\)
Xét tỉ số: \(\frac{V}{{V'}} = \frac{{{{22,4.10}^{ - 3}}}}{{\frac{4}{3}\pi {N_A}{r^3}}} = \frac{{{{22,4.10}^{ - 3}}}}{{\frac{4}{3}\pi {{.6,023.10}^{23}}.{{\left( {{{10}^{ - 10}}} \right)}^3}}} = {8,9.10^3}\)
=> Thể tích riêng của các phân tử ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa \({8,9.10^3}\) lần
Để xác định nhiệt dung riêng của 1 kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa \(500g\) nước ở nhiệt độ \({15^0}C\) một miếng kim loại có \(m = 400g\) được đun nóng tới \({100^0}C\). Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là \({20^0}C\). Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy \({C_{{H_2}O}} = {\rm{ }}4190{\rm{ }}J/kg.K\).
-
A.
327.34 J/kg.K
-
B.
327.3 J/kg.K
-
C.
327 J/kg.K
-
D.
327,37 J/kg.K
Đáp án : A
+ Vận dụng công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)
+ Sử dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
Nhiệt lượng tỏa ra: \({Q_{Kl}} = {m_{Kl}}.{C_{Kl}}\left( {{t_2}-t} \right) = 0,4.{C_{Kl}}.\left( {100-20} \right) = 32.{C_{Kl}}\)
Nhiệt lượng thu vào: \({Q_{thu}} = {Q_{{H_2}O}} = {m_{{H_2}O}}.{C_{{H_2}O}}\left( {t-{t_1}} \right) = 10475{\rm{ }}J\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}{Q_{toa}} = {Q_{thu}}\\ \Leftrightarrow 32{C_{Kl}} = 10475\\ \Rightarrow {C_{Kl}} = 327,34J/Kg.K\end{array}\)
Một thanh cứng, mảnh $AB$ có chiều dài \(l = 2m\) dựng đứng sát bức tường thẳng đứng như hình. Ở đầu $A$ của thanh có một con kiến. Khi đầu $A$ của thanh bắt đầu chuyển động trên sàn ngang về bên phải theo phương vuông góc với bức tường thì con kiến cũng bắt đầu bò dọc theo thanh. Đầu $A$ chuyển động thẳng đều với vận tốc \({v_1} = 0,5cm/s\) so với sàn kể từ vị trí tiếp xúc với bức tường. Con kiến bò thẳng đều với vận tốc \({v_2} = 0,2cm/s\) so với thanh kể từ đầu $A$. Độ cao cực đại của con kiến đối với sàn ngang là bao nhiêu? Biết rằng đầu B của thanh luôn tiếp xúc với tường.
-
A.
$0,4m$
-
B.
$2cm$
-
C.
$0,6m$
-
D.
$10cm$
Đáp án : A
Ta có:
+ Khi đầu $A$ của thanh di chuyển từ $A$ đến $A’$ thì con kiến di chuyển từ $A’$ đến $K$ trong cùng một khoảng thời gian.
+ Khi đó: \(\dfrac{{{s_{{\rm{AA'}}}}}}{{{v_1}}} = \dfrac{{{s_{A'K}}}}{{{v_2}}} \to \dfrac{{{s_{{\rm{AA'}}}}}}{{{s_{A'K}}}} = \dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{{0,5}}{{0,2}} = 2,5\)
=> Nếu quãng đường con kiến di chuyển là \({s_{A'K}} = x \to {s_{AA'}} = 2,5x\)
Từ hình, ta có:
\({\left( {AB'} \right)^2} = {2^2} - {\left( {2,5{\rm{x}}} \right)^2} = 4 - 6,25{{\rm{x}}^2}\)
Mặt khác, ta có:
\(\begin{array}{l}\Delta A'KH \sim \Delta A'B'A\\ \to \dfrac{{HK}}{{AB'}} = \dfrac{{A'K}}{{A'B'}}\\ \to H{K^2} = {\left( {AB'} \right)^2}{\left( {\dfrac{{A'K}}{{A'B'}}} \right)^2} = (4 - 6,25{{\rm{x}}^2})\dfrac{{x{}^2}}{4} = - 1,5625{{\rm{x}}^4} + {x^2}\end{array}\)
Để HK có giá trị cực đại thì: \({x^2} = - \dfrac{b}{{2{\rm{a}}}} = \dfrac{1}{{2.1,5625}} = 0,32\)
Khi đó: \(H{K_{{\rm{max}}}} = \sqrt { - 1,5625.0,{{32}^2} + 0,32} = 0,4(m)\)