Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 01
Đề bài
Cho đoạn mạch gồm R1 mắc nối tiếp với R2, biểu thức nào sau đây là sai ?
-
A.
R = R1 + R2
-
B.
U = U1 + U2
-
C.
I = I1 + I2
-
D.
\({I_1} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}}\)
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.
-
B.
Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
-
C.
Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường.
-
D.
Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường.
Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Electron không thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác
-
B.
Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton
-
C.
Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương
-
D.
Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion âm
Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện?
-
A.
\({\text{W}} = \frac{{{Q^2}}}{{2C}}\)
-
B.
\({\text{W}} = \frac{{{U^2}}}{{2C}}\)
-
C.
\({\text{W}} = \frac{{C{U^2}}}{2}\)
-
D.
\({\text{W}} = \frac{{QU}}{2}\)
Chọn phương án sai. Nguyên nhân gây ra sự nhiễm điện của các vật
-
A.
Cọ xát
-
B.
Tiếp xúc
-
C.
Hưởng ứng
-
D.
Phản ứng
Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
-
A.
A ≥ 0 nếu q > 0.
-
B.
A > 0 nếu q < 0.
-
C.
A = 0 trong mọi trường hợp.
-
D.
A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.
Khi ghép song song các bộ nguồn giống nhau với nhau ta được bộ nguồn có suất điện động
-
A.
lớn hơn các nguồn có sẵn
-
B.
nhỏ hơn các nguồn có sẵn
-
C.
bằng các nguồn có sẵn
-
D.
không xác định được
Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:
-
A.
Tác dụng nhiệt
-
B.
Tác dụng hóa học
-
C.
Tác dụng từ
-
D.
Tác dụng cơ học
Chọn phương án đúng nhất? Điện trường đều là điện trường có
-
A.
Độ lớn của điện trường tại mọi điểm là như nhau
-
B.
Véctơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau
-
C.
Chiều của véctơ cường độ điện trường không đổi
-
D.
Độ lớn do điện trường đó tác dụng lên điện tích thử là không đổi
Đơn vị của điện dung của tụ điện là
-
A.
V/m (Vôn/mét)
-
B.
C.V (Culông nhân vôn)
-
C.
V (Vôn)
-
D.
F (Fara)
Cho các yếu tố sau:
I- Độ lớn của các điện tích
II- Dấu của các điện tích
III- Bản chất của điện môi
IV- Khoảng cách giữa hai điện tích
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất không phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
-
A.
II và III
-
B.
II
-
C.
I, III và IV
-
D.
Cả bốn yếu tố
Chọn phát biểu đúng
-
A.
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi
-
B.
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian
-
C.
Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích
-
D.
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở?
-
A.
\(I = \frac{U}{R}\)
-
B.
\(I = U{\rm{R}}\)
-
C.
\(I = \frac{R}{U}\)
-
D.
\(I = {U^R}\)
Ba điện tích điểm \({q_1} = {27.10^{ - 8}}C\), \({q_2} = {64.10^{ - 8}}C\), \({q_3} = - {10^{ - 7}}C\) đặt trong không khí lần lượt tại ba đỉnh của một tam giác vuông tại C. Cho \(AC = 30cm\), \(BC = 40cm\). Xác định độ lớn lực tác dụng lên \({q_3}\)
-
A.
\(5,{8.10^{ - 3}}N\)
-
B.
\(0,{9.10^{ - 3}}N\)
-
C.
\(6,{3.10^{ - 3}}N\)
-
D.
\(4,{5.10^{ - 3}}N\)
Hai quả cầu giống nhau bằng kim loại khối lượng m = 5g, được treo cùng vào một điểm O bằng hai sợi dây không dãn, dài 10cm. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho mỗi quả cầu thì thấy chúng đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc 600. Tính độ lớn điện tích mà ta đã truyền cho quả cầu. Lấy g =10m/s2.
-
A.
3,58.10-7C
-
B.
2,35.10-7C
-
C.
5,38.10-7C
-
D.
3,38.10-7C
Hai điện tích điểm \({q_1} = {3.10^{ - 7}}C\), \({q_2} = {3.10^{ - 8}}C\) đặt tại hai điểm A, B trong chân không \(AB = 9cm\). Tìm cường độ điện trường do \({q_1},{q_2}\) gây ra tại điểm C nằm trong khoảng A, B cách B đoạn \(3cm\)?
-
A.
\({E_C} = 10,{5.10^5}V/m\), chiều từ C đến A
-
B.
\({E_C} = 4,{5.10^5}V/m\), chiều từ C đến A
-
C.
\({E_C} = 4,{5.10^5}V/m\), chiều từ C đến B
-
D.
\({E_C} = 10,{5.10^5}V/m\), chiều từ C đến B
Ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác vuông tại C, có AC = 4cm, BC = 3cm và nằm trong một điện trường đều. Véctơ cường độ điện trường hướng từ A đến C và có độ lớn E = 5000V/m. Hiệu điện thế UAB ?
-
A.
100V
-
B.
0V
-
C.
200V
-
D.
-100V
Năm tụ giống nhau, mỗi tụ có \(C = 0,2\mu F\) mắc song song. Bộ tụ được tích điện thu năng lượng \(0,8mJ\). Hiệu điện thế trên mỗi tụ là:
-
A.
\(100V\)
-
B.
\(20V\)
-
C.
\(40V\)
-
D.
\(8V\)
Dưới tác dụng của lực điện trường, hai hạt bụi mang điện tích trái dấu đi lại gặp nhau. Biết tỉ số giữa độ lớn điện tích và khối lượng của các hạt bụi lần lượt là \(\frac{{{q_1}}}{{{m_1}}} = \frac{1}{{50}}\left( {C/kg} \right);\frac{{{q_2}}}{{{m_2}}} = \frac{3}{{50}}\left( {C/kg} \right)\). Hai hạt bụi lúc đầu cách nhau $d = 5 cm$ với hiệu điện thế $U = 100V$. Hai hạt bụi bắt đầu chuyển động cùng lúc với vận tốc đầu bằng $0$. Coi trọng lực của hạt bụi quá nhỏ so với lực điện trường. Xác định thời gian để hạt bụi gặp nhau?
-
A.
\(t = 0,05{\rm{s}}\)
-
B.
\(t = 2,5{\rm{s}}\)
-
C.
\(t = 0,025{\rm{s}}\)
-
D.
\(t = 0,02{\rm{s}}\)
Một bộ acquy có thể cung cấp dòng điện 4 A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại. Suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 172,8 kJ là ?
-
A.
6V
-
B.
3V
-
C.
1,2V
-
D.
2,4V
Cho mạch điện như hình vẽ:
\({R_1} = {\rm{ }}{R_2} = {\rm{ }}{R_3} = 3\Omega ,{\rm{ }}{R_4} = 6\Omega .\) Tính điện trở tương đương của mạch khi ta nối M và B bằng một ampe kế có điện trở rất nhỏ?
-
A.
\(R = 15\Omega \)
-
B.
\(R = \dfrac{{15}}{8}\Omega \)
-
C.
\(R = \dfrac{{10}}{3}\Omega \)
-
D.
\(R = 7\Omega \)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết R2 = 2\(\Omega \),R3 = 3\(\Omega \). Khi K mở, vôn kế chỉ 6V. Khi K đóng vôn kế chỉ 5,6V và ampe kế chỉ 2A.
Điện trở trong của nguồn điện bằng
-
A.
2$\Omega $
-
B.
1$\Omega $
-
C.
0,5$\Omega $
-
D.
0,2$\Omega $
Một bộ nguồn có ba nguồn giống nhau mắc nối tiếp. Mạch ngoài là một điện trở không đổi. Nếu đảo hai cực của một nguồn thì
-
A.
độ giảm hiệu điện thế ở điện trở trong của bộ nguồn không đổi.
-
B.
cường độ dòng điện trong mạch giảm đi hai lần.
-
C.
hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài giảm đi ba lần.
-
D.
công suất tỏa nhiệt trên mạch ngoài giảm đi bốn lần.
Cho mạch điện như hình vẽ:
\({E_1} = 8V,{r_1} = 1,2\Omega \), \({E_2} = 4V,{r_2} = 0,4\Omega \), \(R = 28,4\Omega\), \({U_{AB}} = 6V\). Hiệu điện thế \({U_{AC}}\) và \({U_{CB}}\) là:
-
A.
$8,6V; 5,6V$
-
B.
$-7,6V; 5,6V$
-
C.
$8,6V; 13,6V$
-
D.
$-7,6V; 13,6V$
Đặt tại $6$ đỉnh của lục giác đều các điện tích $q$, $-2q$, $3q$, $4q$, $-5q$ và $q'$. Xác định $q'$ theo $q$ để cường độ điện trường tại tâm O của lục giác bằng $0$ biết $q > 0$.
-
A.
$q'= -6q$
-
B.
$q'= 6q$
-
C.
$q'=-q$
-
D.
$q'= q$
Lời giải và đáp án
Cho đoạn mạch gồm R1 mắc nối tiếp với R2, biểu thức nào sau đây là sai ?
-
A.
R = R1 + R2
-
B.
U = U1 + U2
-
C.
I = I1 + I2
-
D.
\({I_1} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}}\)
Đáp án : C
A, B, D - đúng
C - sai vì : khi R1 mắc nối tiếp với R2 thì I = I1 = I2
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.
-
B.
Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
-
C.
Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường.
-
D.
Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường.
Đáp án : C
A, B, D - đúng
Ta có: \(\overrightarrow F = q.\overrightarrow E \), Nếu:
+ \(q{\text{ }} > {\text{ }}0 \to \overrightarrow F \uparrow \uparrow \overrightarrow E \)
+ \(q{\text{ }} < {\text{ }}0 \to \overrightarrow F \uparrow \downarrow \overrightarrow E \)
Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Electron không thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác
-
B.
Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton
-
C.
Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương
-
D.
Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion âm
Đáp án : B
A – sai vì: Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác
B - đúng
C - sai vì: Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion âm
D – sai vì: Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương
Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện?
-
A.
\({\text{W}} = \frac{{{Q^2}}}{{2C}}\)
-
B.
\({\text{W}} = \frac{{{U^2}}}{{2C}}\)
-
C.
\({\text{W}} = \frac{{C{U^2}}}{2}\)
-
D.
\({\text{W}} = \frac{{QU}}{2}\)
Đáp án : B
Ta có:
\(W = \frac{{Q.U}}{2} = \frac{{C.{U^2}}}{2} = \frac{{{Q^2}}}{{2C}}\)
Chọn phương án sai. Nguyên nhân gây ra sự nhiễm điện của các vật
-
A.
Cọ xát
-
B.
Tiếp xúc
-
C.
Hưởng ứng
-
D.
Phản ứng
Đáp án : D
Ta có, sự nhiễm điện của các vật do 3 nguyên nhân là:
- Nhiễm điện do cọ xát
- Nhiễm điện do tiếp xúc
- Nhiễm điện do hưởng ứng
=> Phương án D - sai
Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
-
A.
A ≥ 0 nếu q > 0.
-
B.
A > 0 nếu q < 0.
-
C.
A = 0 trong mọi trường hợp.
-
D.
A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.
Đáp án : C
Ta có công của lực điện không phụ thuộc dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường
Do đó với một đường cong kín thì điểm đầu và điểm cuối trùng nhau
=> Công của lực điện trong chuyển động này bằng 0 trong mọi trường hợp
Khi ghép song song các bộ nguồn giống nhau với nhau ta được bộ nguồn có suất điện động
-
A.
lớn hơn các nguồn có sẵn
-
B.
nhỏ hơn các nguồn có sẵn
-
C.
bằng các nguồn có sẵn
-
D.
không xác định được
Đáp án : C
Khi mắc song song các nguồn điện giống nhau, ta có:
- Suất điện động bộ nguồn:\({E_b} = {\rm{ }}E\).
- Điện trở trong bộ nguồn: rb = \(\dfrac{r}{n}\).
Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:
-
A.
Tác dụng nhiệt
-
B.
Tác dụng hóa học
-
C.
Tác dụng từ
-
D.
Tác dụng cơ học
Đáp án : C
Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là tác dụng từ
Chọn phương án đúng nhất? Điện trường đều là điện trường có
-
A.
Độ lớn của điện trường tại mọi điểm là như nhau
-
B.
Véctơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau
-
C.
Chiều của véctơ cường độ điện trường không đổi
-
D.
Độ lớn do điện trường đó tác dụng lên điện tích thử là không đổi
Đáp án : B
Tại mọi điểm trong điện trường, các véctơ cường độ điện trường là như nhau
Đơn vị của điện dung của tụ điện là
-
A.
V/m (Vôn/mét)
-
B.
C.V (Culông nhân vôn)
-
C.
V (Vôn)
-
D.
F (Fara)
Đáp án : D
Đơn vị của điện dung của tụ điện là Fara (F)
Cho các yếu tố sau:
I- Độ lớn của các điện tích
II- Dấu của các điện tích
III- Bản chất của điện môi
IV- Khoảng cách giữa hai điện tích
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất không phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
-
A.
II và III
-
B.
II
-
C.
I, III và IV
-
D.
Cả bốn yếu tố
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức xác định lực tương tác của các điện tích trong điện môi: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Ta có, biểu thức của định luật Cu-lông: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
=> Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất phụ thuộc vào:
+ Độ lớn của các điện tích (q1, q2)
+ Bản chất của điện môi (ε)
+ Khoảng cách giữa hai điện tích (r)
Và độ lớn của lực tương tác không phụ thuộc vào dấu của các điện tích.
Chọn phát biểu đúng
-
A.
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi
-
B.
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian
-
C.
Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích
-
D.
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
Đáp án : D
A, B, C – sai
D – đúng
Vì: Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở?
-
A.
\(I = \frac{U}{R}\)
-
B.
\(I = U{\rm{R}}\)
-
C.
\(I = \frac{R}{U}\)
-
D.
\(I = {U^R}\)
Đáp án : A
Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở là: \(I = \frac{U}{R}\)
Ba điện tích điểm \({q_1} = {27.10^{ - 8}}C\), \({q_2} = {64.10^{ - 8}}C\), \({q_3} = - {10^{ - 7}}C\) đặt trong không khí lần lượt tại ba đỉnh của một tam giác vuông tại C. Cho \(AC = 30cm\), \(BC = 40cm\). Xác định độ lớn lực tác dụng lên \({q_3}\)
-
A.
\(5,{8.10^{ - 3}}N\)
-
B.
\(0,{9.10^{ - 3}}N\)
-
C.
\(6,{3.10^{ - 3}}N\)
-
D.
\(4,{5.10^{ - 3}}N\)
Đáp án : D
+ Áp dụng biểu thức tính lực tương tác tĩnh điện: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
+ Phương pháp tổng hợp lực
Ta có:
\({r_{13}} = AC = 30cm = 0,3m\)
\({r_{23}} = BC = 40cm = 0,4m\)
Các điện tích \({q_1}\) và \({q_2}\) tác dụng lên điện tích \({q_3}\) các lực \(\overrightarrow {{F_{13}}} \) và \(\overrightarrow {{F_{23}}} \) có phương chiều như hình vẽ, có độ lớn:
\({F_{13}} = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_3}} \right|}}{{r_{13}^2}} = {9.10^9}\dfrac{{\left| {{{27.10}^{ - 8}}.\left( { - {{10}^{ - 7}}} \right)} \right|}}{{0,{3^2}}} = 2,{7.10^{ - 3}}N\)
\({F_{23}} = k\dfrac{{\left| {{q_2}{q_3}} \right|}}{{r_{23}^2}} = {9.10^9}\dfrac{{\left| {{{64.10}^{ - 8}}\left( { - {{10}^{ - 7}}} \right)} \right|}}{{0,{4^2}}} = 3,{6.10^{ - 3}}N\)
Lực tổng hợp do \({q_1}\) và \({q_2}\) tác dụng lên \({q_3}\) là: \(\overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow {{F_{13}}} + \overrightarrow {{F_{23}}} \)
Có độ lớn: \({F_3} = \sqrt {F_{13}^2 + F_{23}^2} = \sqrt {{{\left( {2,{{7.10}^{ - 3}}} \right)}^2} + {{\left( {3,{{6.10}^{ - 3}}} \right)}^2}} = 4,{5.10^{ - 3}}N\)
(Do \(\overrightarrow {{F_{13}}} \bot \overrightarrow {{F_{23}}} \))
Hai quả cầu giống nhau bằng kim loại khối lượng m = 5g, được treo cùng vào một điểm O bằng hai sợi dây không dãn, dài 10cm. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho mỗi quả cầu thì thấy chúng đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc 600. Tính độ lớn điện tích mà ta đã truyền cho quả cầu. Lấy g =10m/s2.
-
A.
3,58.10-7C
-
B.
2,35.10-7C
-
C.
5,38.10-7C
-
D.
3,38.10-7C
Đáp án : A
+ Áp dụng phương pháp giải bài toán con lắc tích điện
+ Vận dụng công thức lượng giác
+ Áp dụng công thức tính lực tương tác điện tích: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Ta có:
- Các lực tác dụng lên quả cầu gồm: Trọng lực \(\overrightarrow P \), lực căng dây \(\overrightarrow T \), lực tương tác tĩnh điện (lực tĩnh điện) \(\overrightarrow F \)giữa hai quả cầu.
- Khi quả cầu cân bằng, ta có:
\(\overrightarrow T + \overrightarrow P + \overrightarrow F = 0 \leftrightarrow \overrightarrow T + \overrightarrow R = 0\)
=> \(\overrightarrow R \)cùng phương, ngược chiều với \(\overrightarrow T \)\( \to \alpha = {30^0}\)
Ta có: \(\tan {30^0} = \frac{F}{P} \to F = P\tan {30^0} = mg\tan {30^0} = 0,029N\)
- Mặt khác, ta có:
\[\left\{ \begin{array}{l}F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\\\left| {{q_1}} \right| = \left| {{q_2}} \right| = \left| q \right|\\\sin {30^0} = \frac{{\frac{r}{2}}}{l} \to r = 2l\sin {30^0} = l\end{array} \right. \to F = k\frac{{{q^2}}}{{{l^2}}} \to \left| q \right| = 1,{79.10^{ - 7}}C\]
=> Tổng độ lớn điện tích đã truyền cho hai quả cầu là:
Q = 2|q| = 3,58.10-7C
Hai điện tích điểm \({q_1} = {3.10^{ - 7}}C\), \({q_2} = {3.10^{ - 8}}C\) đặt tại hai điểm A, B trong chân không \(AB = 9cm\). Tìm cường độ điện trường do \({q_1},{q_2}\) gây ra tại điểm C nằm trong khoảng A, B cách B đoạn \(3cm\)?
-
A.
\({E_C} = 10,{5.10^5}V/m\), chiều từ C đến A
-
B.
\({E_C} = 4,{5.10^5}V/m\), chiều từ C đến A
-
C.
\({E_C} = 4,{5.10^5}V/m\), chiều từ C đến B
-
D.
\({E_C} = 10,{5.10^5}V/m\), chiều từ C đến B
Đáp án : C
+ Áp dụng biểu thức xác định cường độ điện trường: \(E = k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\)
+ Áp dụng nguyên lí chồng chất điện trường: \(\overrightarrow E = \overrightarrow {{E_1}} + \overrightarrow {{E_2}} \)
Gọi \(\overrightarrow {{E_1}} \), \(\overrightarrow {{E_2}} \) lần lượt là cường độ điện trường do điện tích \({q_1}\) và \({q_2}\) gây ra tại C.
Vì C nằm giữa A, B và cách B đoạn \(3cm\) nên: \(CA = 6cm\) và \(CB = 3cm\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_1} = k\dfrac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{r_1^2}} = k\dfrac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{A{C^2}}} = {9.10^9}\dfrac{{{{3.10}^{ - 7}}}}{{{{\left( {0,06} \right)}^2}}} = 7,{5.10^5}V/m\\{E_2} = k\dfrac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{r_2^2}} = k\dfrac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{C{B^2}}} = {9.10^9}\dfrac{{{{3.10}^{ - 8}}}}{{{{\left( {0,03} \right)}^2}}} = {3.10^5}V/m\end{array} \right.\)
Véctơ cường độ điện trường tổng hợp tại C: \(\overrightarrow E = \overrightarrow {{E_1}} + \overrightarrow {{E_2}} \)
Ta có, \(\overrightarrow {{E_1}} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{E_2}} \) nên \(E = \left| {{E_1} - {E_2}} \right| = \left| {7,{{5.10}^5} - {{3.10}^5}} \right| = 4,{5.10^5}V/m\)
Vậy cường độ điện trường do \({q_1},{q_2}\) gây ra tại C có phương AB, chiều từ C đến B và độ lớn \(4,{5.10^5}V/m\).
Ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác vuông tại C, có AC = 4cm, BC = 3cm và nằm trong một điện trường đều. Véctơ cường độ điện trường hướng từ A đến C và có độ lớn E = 5000V/m. Hiệu điện thế UAB ?
-
A.
100V
-
B.
0V
-
C.
200V
-
D.
-100V
Đáp án : C
Áp dụng biểu thức mối liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế: \(E = \frac{U}{d}\)
Hiệu điện thế UAB:
\({U_{AB}} = E.{d_{AB}} = E.ABc{\rm{os}}\alpha = E.AB\frac{{AC}}{{AB}} = E.AC = 5000.0,04 = 200V\)
Năm tụ giống nhau, mỗi tụ có \(C = 0,2\mu F\) mắc song song. Bộ tụ được tích điện thu năng lượng \(0,8mJ\). Hiệu điện thế trên mỗi tụ là:
-
A.
\(100V\)
-
B.
\(20V\)
-
C.
\(40V\)
-
D.
\(8V\)
Đáp án : C
+ Vận dụng biểu thức tính điện dung của bộ tụ khi mắc song song: \({C_b} = {C_1} + {C_2} + ... + {C_n}\)
+ Vận dụng biểu thức tính năng lượng của tụ điện: \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}C{U^2}\)
+ Vận dụng biểu thức xác định hiệu điện thế khi mắc các tụ nối tiếp: \(U = {U_1} = {U_2} = \ldots = {U_n}\)
Ta có:
+ Điện dung của bộ 5 tụ mắc song song: \({C_b} = {C_1} + {C_2} + {C_3} + {C_3} + {C_5} = 5C = 5.0,2 = 1\mu F\)
+ Năng lượng của bộ tụ: \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}{C_b}{U^2} \to U = \sqrt {\dfrac{{2{\rm{W}}}}{{{C_b}}}} = \sqrt {\dfrac{{2.0,{{8.10}^{ - 3}}}}{{{{1.10}^{ - 6}}}}} = 40V\)
Vì 5 tụ mắc song song, nên:
\(U = {U_1} = {U_2} = {U_3} = {U_4} = {U_5} = 40V\)
Dưới tác dụng của lực điện trường, hai hạt bụi mang điện tích trái dấu đi lại gặp nhau. Biết tỉ số giữa độ lớn điện tích và khối lượng của các hạt bụi lần lượt là \(\frac{{{q_1}}}{{{m_1}}} = \frac{1}{{50}}\left( {C/kg} \right);\frac{{{q_2}}}{{{m_2}}} = \frac{3}{{50}}\left( {C/kg} \right)\). Hai hạt bụi lúc đầu cách nhau $d = 5 cm$ với hiệu điện thế $U = 100V$. Hai hạt bụi bắt đầu chuyển động cùng lúc với vận tốc đầu bằng $0$. Coi trọng lực của hạt bụi quá nhỏ so với lực điện trường. Xác định thời gian để hạt bụi gặp nhau?
-
A.
\(t = 0,05{\rm{s}}\)
-
B.
\(t = 2,5{\rm{s}}\)
-
C.
\(t = 0,025{\rm{s}}\)
-
D.
\(t = 0,02{\rm{s}}\)
Đáp án : C
+ Chọn chiều dương, xác định chuyển động của mỗi hạt
+ Vận dụng biểu thức định luật II - Newtơn: \(F = ma\)
+ Chiếu các lực lên chiều dương đã chọn
+ Vận dụng biểu thức tính lực điện: \(F = qE = q\dfrac{U}{d}\)
+ Viết phương trình chuyển động của mỗi vật: \(s = \dfrac{1}{2}a{t^2}\)
Chọn chiều dương là chiều của véctơ \(\overrightarrow E \)
Giả sử \({q_1} > 0;{q_2} < 0\), khi đó hạt mang điện tích \({q_1}\) sẽ chuyển động theo chiều điện trường, hạt mang điện tích $q_2$ sẽ chuyển động ngược chiều điện trường.
+ Biểu thức định luật II - Niutơn cho mỗi hạt: \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{F_1}} = {m_1}\overrightarrow {{a_1}} \\\overrightarrow {{F_2}} = {m_2}\overrightarrow {{a_2}} \end{array} \right.\)
+ Chiếu lên chiều dương đã chọn, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{F_1} = {m_1}{a_1}\\ - {F_2} = {m_2}{a_2}\end{array} \right.\)
.\( \to \left\{ \begin{array}{l}{a_1} = \dfrac{{{F_1}}}{{{m_1}}} = \dfrac{{\left| q \right|E}}{{{m_1}}} = \dfrac{{\left| q \right|U}}{{{m_1}d}} = \dfrac{1}{{50}}.\dfrac{{100}}{{0,05}} = 40\left( {m/{s^2}} \right)\\{a_2} = \dfrac{{ - {F_2}}}{{{m_2}}} = \dfrac{{ - \left| q \right|E}}{{{m_2}}} = \dfrac{{ - \left| q \right|U}}{{{m_2}d}} = - \dfrac{3}{{50}}.\dfrac{{100}}{{0,05}} = - 120\left( {m/{s^2}} \right)\end{array} \right.\).
+ Quãng đường đi được của mỗi hạt khi đến gặp nhau: \(\left\{ \begin{array}{l}{s_1} = \dfrac{1}{2}{a_1}{t^2} = 20{t^2}\\{s_2} = \dfrac{1}{2}\left| {{a_2}} \right|{t^2} = 60{t^2}\end{array} \right.\)
+ Khi hai vật gặp nhau thì:
\(\begin{array}{l}d = {s_1} + {s_2} \leftrightarrow 20{t^2} + 60{t^2} = 0,05\\ \to t = 0,025{\rm{s}}\end{array}\)
Một bộ acquy có thể cung cấp dòng điện 4 A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại. Suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 172,8 kJ là ?
-
A.
6V
-
B.
3V
-
C.
1,2V
-
D.
2,4V
Đáp án : A
Vận dụng biểu thức: \(I = \dfrac{q}{t}\)
Ta có:
- Điện lượng: q = It = 4.2.60.60 = 28800 C
- Suất điện động của acquy nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 172,8 kJ là :
\(E = \dfrac{A}{q} = \dfrac{{172,{{8.10}^3}}}{{28800}} = 6V\)
Cho mạch điện như hình vẽ:
\({R_1} = {\rm{ }}{R_2} = {\rm{ }}{R_3} = 3\Omega ,{\rm{ }}{R_4} = 6\Omega .\) Tính điện trở tương đương của mạch khi ta nối M và B bằng một ampe kế có điện trở rất nhỏ?
-
A.
\(R = 15\Omega \)
-
B.
\(R = \dfrac{{15}}{8}\Omega \)
-
C.
\(R = \dfrac{{10}}{3}\Omega \)
-
D.
\(R = 7\Omega \)
Đáp án : B
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: \(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{R_1} + {\rm{ }}{R_2} + {\rm{ }}....{\rm{ }} + {\rm{ }}{R_n}\)
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song: \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}} + ... + \dfrac{1}{{{R_n}}}\)
Vì ampe kế có điện trở rất nhỏ nên M và B cùng điện thế
=> chập M và B mạch điện được vẽ lại như hình
Ta có: \({R_2}//{\rm{ }}[\left( {{R_1}nt{\rm{ }}\left( {{R_3}//{R_4}} \right)} \right]\)
\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{{{R_{34}}}} = \dfrac{1}{{{R_3}}} + \dfrac{1}{{{R_4}}}\\ \to {R_{34}} = \dfrac{{{R_3}{R_4}}}{{{R_3} + {R_4}}} = \dfrac{{3.6}}{{3 + 6}} = 2\Omega \end{array}\)
\({R_{134}} = {R_1} + {R_{34}} = 3 + 2 = 5\Omega \)
Điện trở tương đương của toàn mạch: \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_2}}} + \dfrac{1}{{{R_{134}}}} \to R = \dfrac{{{R_2}{R_{134}}}}{{{R_2} + {R_{134}}}} = \dfrac{{3.5}}{{3 + 5}} = \dfrac{{15}}{8}\Omega \)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết R2 = 2\(\Omega \),R3 = 3\(\Omega \). Khi K mở, vôn kế chỉ 6V. Khi K đóng vôn kế chỉ 5,6V và ampe kế chỉ 2A.
Điện trở trong của nguồn điện bằng
-
A.
2$\Omega $
-
B.
1$\Omega $
-
C.
0,5$\Omega $
-
D.
0,2$\Omega $
Đáp án : D
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở tương đương của mạch
+ Áp dụng biểu thức độ giảm thế trên đoạn mạch: UN = I.RN = E - I.r
Ta có:
+ Khi k mở, vôn kế chỉ giá trị của suất điện động của nguồn:
Vì : UV = E - I.r có I = 0, vậy E = 6V.
+ Khi k đóng, vôn kế chỉ hiệu điện thế hai đầu nguồn điện:
\({U_V} = E\; - {\rm{ }}I.r\; \to r = \frac{{E - {U_V}}}{I} = \frac{{6 - 5,6}}{2} = 0,2\Omega \)
Một bộ nguồn có ba nguồn giống nhau mắc nối tiếp. Mạch ngoài là một điện trở không đổi. Nếu đảo hai cực của một nguồn thì
-
A.
độ giảm hiệu điện thế ở điện trở trong của bộ nguồn không đổi.
-
B.
cường độ dòng điện trong mạch giảm đi hai lần.
-
C.
hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài giảm đi ba lần.
-
D.
công suất tỏa nhiệt trên mạch ngoài giảm đi bốn lần.
Đáp án : C
- Khi 3 nguồn mắc nối tiếp: Eb = 3E, rb = 3r
\(I = \frac{{3E}}{{R + 3{\rm{r}}}}\)
- Khi đảo hai cực của một nguồn thì:
\({E_b}' = \left| {{E_1} - {E_2}} \right| + {E_3} = E,{r_b}' = 3{\rm{r,}}I' = \frac{E}{{R + 3{\rm{r}}}}\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài: UN = I.RN
Ta thấy cường độ dòng điện giảm 3 lần
=> Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài giảm đi 3 lần
Cho mạch điện như hình vẽ:
\({E_1} = 8V,{r_1} = 1,2\Omega \), \({E_2} = 4V,{r_2} = 0,4\Omega \), \(R = 28,4\Omega\), \({U_{AB}} = 6V\). Hiệu điện thế \({U_{AC}}\) và \({U_{CB}}\) là:
-
A.
$8,6V; 5,6V$
-
B.
$-7,6V; 5,6V$
-
C.
$8,6V; 13,6V$
-
D.
$-7,6V; 13,6V$
Đáp án : D
+ Giả sử chiều dòng điện
+ Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch
Giả sử dòng điện trong đoạn mạch có chiều từ A đến B.
Khi đó E1 là máy phát, E2 là máy thu.
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch AB, ta có:
\(I = \dfrac{{{U_{AB}} + {E_1} - {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}} = \dfrac{1}{3}A\)
Nhận thấy I > 0 => điều giả sử là đúng hay dòng điện có chiều từ A đến B
Hiệu điện thế giữa hai điểm A và C:
\({U_{AC}} = - {\rm{ }}{E_1} + {\rm{ }}I{r_1} = - 8{\rm{ }} + \dfrac{1}{3}.1,2 = - 7,6V\)
Hiệu điện thế giữa hai điểm C và B:
\({U_{CB}} = {E_2} + {\rm{ }}I({r_2} + R) = 4 + \dfrac{1}{3}.(0,4 + 28,4) = 13,6V\)
Đặt tại $6$ đỉnh của lục giác đều các điện tích $q$, $-2q$, $3q$, $4q$, $-5q$ và $q'$. Xác định $q'$ theo $q$ để cường độ điện trường tại tâm O của lục giác bằng $0$ biết $q > 0$.
-
A.
$q'= -6q$
-
B.
$q'= 6q$
-
C.
$q'=-q$
-
D.
$q'= q$
Đáp án : B
+ Áp dụng nguyên lí chồng chất điện trường: \(\overrightarrow E = \overrightarrow {{E_1}} + \overrightarrow {{E_2}} + ... + \overrightarrow {{E_n}} \)
+ Áp dụng biểu thức xác định cường độ điện trường: \(E = k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\)
Gọi
+ \(\overrightarrow {{E_{3q}}} \) là điện trường tổng hợp tại O do $q$ và $4q$ gây ra.
+ \(\overrightarrow {{E_{ - 3q}}} \) là điện trường tổng hợp tại O do $-5q$ và $-2q$ gây ra.
+ \(\overrightarrow {{E_3}} \) là điện trường tổng hợp tại O do $q$ và $4q$ gây ra.
Các véctơ được biểu diễn như hình.
Ta có: \(\overrightarrow {{E_0}} = \overrightarrow {{E_{ - 3q}}} + \overrightarrow {{E_{3q}}} + \overrightarrow {{E_3}} = \overrightarrow {{E_{ - 33}}} + \overrightarrow {{E_3}} \)
Vì => \(\overrightarrow {{E_{ - 33}}} \) cùng chiều \(\overrightarrow {{E_3}} \)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_{ - 33}} = {E_3}\\\overrightarrow E = \overrightarrow {{E_{ - 33}}} + \overrightarrow {{E_3}} \end{array} \right. \to E = 2{E_3} = 2k\frac{{3q}}{{{r^2}}} = k\frac{{6q}}{{{r^2}}}\)
Để tại O cường độ điện trường tổng hợp bằng 0 thì:
\(\overrightarrow {{E_{q'}}} + \overrightarrow E = 0 \to \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{E_{q'}}} \uparrow \downarrow \overrightarrow E \to q' > 0\\{E_{q'}} = E \leftrightarrow k\dfrac{{\left| {q'} \right|}}{{{r^2}}} = k\dfrac{{6q}}{{{r^2}}} \to \left| {q'} \right| = 6q\end{array} \right. \to q' = 6q\)