Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 3
Đề bài
Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ đối với môi trường tới :
-
A.
luôn lớn hơn 1.
-
B.
luôn nhỏ hơn 1.
-
C.
luôn bằng 1.
-
D.
có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.
Chiết suất tuyệt đối của môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với
-
A.
Chính nó
-
B.
Chân không
-
C.
Không khí
-
D.
Nước
Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì
-
A.
tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.
-
B.
tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2.
-
C.
tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1.
-
D.
một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm tia sáng tới.
-
B.
Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn và góc tới \(i \geqslant {i_{gh}}\).
-
C.
Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần igh
và chiết suất \({n_2} < {n_1}\)
-
D.
Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn.
Góc giới hạn được xác định bởi biểu thức:
-
A.
\(\tan {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
-
B.
\(\tan {i_{gh}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
-
C.
\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
-
D.
\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Cho hai môi trường trong suốt đồng tính, chiết suất lần lượt n1, n2. Chiết suất tỉ đối của môi trường hai đối với môi trường một là :
-
A.
\({n_{21}} = \frac{c}{{{v_2}}}\).
-
B.
\({n_{21}} = \frac{c}{{{v_1}}}\).
-
C.
\({n_{21}} = \frac{{{v_2}}}{{{v_1}}}\)
-
D.
\({n_{21}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}}\)
Chọn phương án sai.
Chiếu một chùm tia sáng tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì:
-
A.
cường độ sáng của chùm khúc xạ bằng cường độ sáng của chùm tới.
-
B.
cường độ sáng của chùm phản xạ bằng cường độ sáng của chùm tới.
-
C.
cường độ sáng của chùm khúc xạ bị triệt tiêu.
-
D.
cả B và C đều đúng.
Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là:
-
A.
Gương phẳng
-
B.
Gương cầu
-
C.
Thấu kính
-
D.
Cáp dẫn sáng trong nội soi
Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tổng độ lớn góc tới và góc khúc xạ bằng \({90^0}\). Khi đó góc tới i được tính theo công thức
-
A.
\(\sin i = n\)
-
B.
\(\sin i = \dfrac{1}{n}\)
-
C.
\(\tan i = n\)
-
D.
\(\tan i = \dfrac{1}{n}\)
Tính vận tốc của ánh sáng trong kim cương. Biết kim cương có chiết suất \(n = 2,5\) và vận tốc ánh sáng trong chân không là \(c = {3.10^8}m/s\).
-
A.
\({3.10^8}m/s\)
-
B.
\(7,{5.10^8}m/s\)
-
C.
\(2,{5.10^8}m/s\)
-
D.
\(1,{2.10^8}m/s\)
Tia sáng đi từ nước có chiết suất n1 = 4/3 sang thủy tinh có chiết suất n2 = 1,5. Góc khúc xạ và góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới có giá trị là? Biết góc tới i = 300.
-
A.
\(r = {26,4^0};D = {3,6^0}\)
-
B.
\(r = {50,34^0};D = {9,7^0}\)
-
C.
\(r = {34,23^0};D = {4,23^0}\)
-
D.
\(r = {76,98^0};D = {47^0}\)
Một miếng gỗ hình tròn, bán kính \(R = 4cm\) . Ở tâm O, cắm thẳng góc một đinh OA. Thả miếng gỗ nổi trong một chậu nước có chiết suất \(n = 1,33\). Đỉnh OA ở trong nước. Tìm chiều dài lớn nhất của OA để mắt không thấy đầu A của đinh.
-
A.
\(3,5cm\)
-
B.
\(4,56cm\)
-
C.
\(5,32cm\)
-
D.
\(3cm\)
Lời giải và đáp án
Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ đối với môi trường tới :
-
A.
luôn lớn hơn 1.
-
B.
luôn nhỏ hơn 1.
-
C.
luôn bằng 1.
-
D.
có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.
Đáp án : D
Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ đối với môi trường tới có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1
Chiết suất tuyệt đối của môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với
-
A.
Chính nó
-
B.
Chân không
-
C.
Không khí
-
D.
Nước
Đáp án : B
Chiết suất tuyệt đối của môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với chân không
Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì
-
A.
tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.
-
B.
tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2.
-
C.
tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1.
-
D.
một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.
Đáp án : D
Vận dụng lí thuyết về sự truyền ánh sáng
Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm tia sáng tới.
-
B.
Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn và góc tới \(i \geqslant {i_{gh}}\).
-
C.
Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần igh
và chiết suất \({n_2} < {n_1}\)
-
D.
Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn.
Đáp án : D
A, B, C - đúng
D - sai vì: Sin góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn chứ không phải góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Góc giới hạn được xác định bởi biểu thức:
-
A.
\(\tan {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
-
B.
\(\tan {i_{gh}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
-
C.
\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
-
D.
\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Đáp án : C
Góc giới hạn được xác định bởi biểu thức: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Cho hai môi trường trong suốt đồng tính, chiết suất lần lượt n1, n2. Chiết suất tỉ đối của môi trường hai đối với môi trường một là :
-
A.
\({n_{21}} = \frac{c}{{{v_2}}}\).
-
B.
\({n_{21}} = \frac{c}{{{v_1}}}\).
-
C.
\({n_{21}} = \frac{{{v_2}}}{{{v_1}}}\)
-
D.
\({n_{21}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}}\)
Đáp án : D
Xem lí thuyết phần II
Chiết suất tỉ đối của môi trường hai đối với môi trường một là :\({n_{21}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}}\)
Chọn phương án sai.
Chiếu một chùm tia sáng tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì:
-
A.
cường độ sáng của chùm khúc xạ bằng cường độ sáng của chùm tới.
-
B.
cường độ sáng của chùm phản xạ bằng cường độ sáng của chùm tới.
-
C.
cường độ sáng của chùm khúc xạ bị triệt tiêu.
-
D.
cả B và C đều đúng.
Đáp án : A
Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì không còn tia khúc xạ (hay tia khúc xạ bị triệt tiêu) và cường độ của chùm tia phản xạ bằng cường độ chùm tia tới.
=> Phương án A - sai
Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là:
-
A.
Gương phẳng
-
B.
Gương cầu
-
C.
Thấu kính
-
D.
Cáp dẫn sáng trong nội soi
Đáp án : D
Hiện tượng phản xạ toàn phần được ứng dụng làm cáp quang để để truyền tín hiệu trong thông tin và để nội soi trong y học
Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tổng độ lớn góc tới và góc khúc xạ bằng \({90^0}\). Khi đó góc tới i được tính theo công thức
-
A.
\(\sin i = n\)
-
B.
\(\sin i = \dfrac{1}{n}\)
-
C.
\(\tan i = n\)
-
D.
\(\tan i = \dfrac{1}{n}\)
Đáp án : C
+ Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng
+ Vận dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng
- Theo đầu bài, ta có: độ lớn góc tới và góc khúc xạ bằng \({90^0}\)
\( \Rightarrow i + r = {90^0} = \dfrac{\pi }{2}\)
- Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng:
\(\begin{array}{l}\sin i = n\sin r\\ \Leftrightarrow \sin i = n\sin \left( {\dfrac{\pi }{2} - i} \right) = n\cos i\\ \Rightarrow \tan i = n\end{array}\)
Tính vận tốc của ánh sáng trong kim cương. Biết kim cương có chiết suất \(n = 2,5\) và vận tốc ánh sáng trong chân không là \(c = {3.10^8}m/s\).
-
A.
\({3.10^8}m/s\)
-
B.
\(7,{5.10^8}m/s\)
-
C.
\(2,{5.10^8}m/s\)
-
D.
\(1,{2.10^8}m/s\)
Đáp án : D
Vận dụng biểu thức mối liên hệ giữa chiết suất và vận tốc ánh sáng: \(n = \dfrac{c}{v}\)
Từ biểu thức mối liên hệ giữa chiết suất và vận tốc ánh sáng, ta có:
\(n = \dfrac{c}{v} \to v = \dfrac{c}{n} = \dfrac{{{{3.10}^8}}}{{2,5}} = 1,{2.10^8}m/s\)
Tia sáng đi từ nước có chiết suất n1 = 4/3 sang thủy tinh có chiết suất n2 = 1,5. Góc khúc xạ và góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới có giá trị là? Biết góc tới i = 300.
-
A.
\(r = {26,4^0};D = {3,6^0}\)
-
B.
\(r = {50,34^0};D = {9,7^0}\)
-
C.
\(r = {34,23^0};D = {4,23^0}\)
-
D.
\(r = {76,98^0};D = {47^0}\)
Đáp án : A
Vận dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
Ta có: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \to {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} = \frac{{{n_1}\sin i}}{{{n_2}}} = \frac{{\frac{4}{3}\sin {{30}^0}}}{{1,5}} = 0,444 \to r = {26,39^0}\)
\(D = i{\text{ }}-{\text{ }}r = {30^0} - {26,39^0} \approx {3,6^0}\)
Một miếng gỗ hình tròn, bán kính \(R = 4cm\) . Ở tâm O, cắm thẳng góc một đinh OA. Thả miếng gỗ nổi trong một chậu nước có chiết suất \(n = 1,33\). Đỉnh OA ở trong nước. Tìm chiều dài lớn nhất của OA để mắt không thấy đầu A của đinh.
-
A.
\(3,5cm\)
-
B.
\(4,56cm\)
-
C.
\(5,32cm\)
-
D.
\(3cm\)
Đáp án : A
+ Sử dụng hệ thức lượng giác trong tam giác
+ Vận dụng biểu thức tính góc giới hạn: \(\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Để mắt không thấy đầu A của đinh thì góc tới \(i \ge {i_{gh}}\) vì lúc đó không có tia khúc xạ từ nước ra không khí.
Chiều dài lớn nhất của OA thỏa mãn điều kiện \(i = {i_{gh}}\) và đồng thời bị cạnh của miếng gỗ che lấp (như hình trên)
+ Ta có:
\(\begin{array}{l}\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \dfrac{1}{{1,33}} = 0,75\\ \Rightarrow {i_{gh}} = 48,{75^0}\end{array}\)
+ Từ hình, ta có:
\(\begin{array}{l}\tan i = \tan {i_{gh}} = \dfrac{{ON}}{{OA}}\\ \Rightarrow OA = \dfrac{{ON}}{{\tan {i_{gh}}}} = \dfrac{R}{{\tan 48,{{75}^0}}} = \dfrac{4}{{\tan 48,{{75}^0}}} = 3,5cm\end{array}\)