Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Từ trường - Đề số 2
Đề bài
Biểu thức nào sau đây xác định cảm ứng từ của dòng điện tròn đặt trong không khí:
-
A.
\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}{\rm{IR}}\)
-
B.
\(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)
-
C.
\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)
-
D.
\(B = 2\pi {.10^7}\frac{I}{R}\)
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Từ trường đều là từ trường có
-
A.
các đường sức song song và cách đều nhau
-
B.
cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau
-
C.
lực từ tác dụng lên các điện tích đứng yên là như nhau
-
D.
các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B
Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện được xác định bởi biểu thức:
-
A.
\(F = BI\sin \alpha \)
-
B.
\(F = BIl\cos \alpha \)
-
C.
\(F = BIl\sin \alpha \)
-
D.
\(F = Il\cos \alpha \)
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ
-
B.
Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ
-
C.
Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường
-
D.
Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ
-
A.
Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện
-
B.
Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện
-
C.
Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện
-
D.
Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện
Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là không đúng?
-
A.
Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau
-
B.
M và N đều nằm trên một đường sức từ
-
C.
Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau
-
D.
Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau
Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3 lần thì lực từ tác dùng lên một đơn vị dài của mỗi dây sẽ tăng lên
-
A.
3 lần
-
B.
6 lần
-
C.
9 lần
-
D.
12 lần
Tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ?
-
A.
Tương tác giữa nam châm với nam châm
-
B.
Tương tác giữa nam châm với dòng điện
-
C.
Tương tác giữa dòng điện với dòng điện
-
D.
Tương tác giữa dòng điện với điện tích đứng yên
Dòng điện cường độ 10A chạy qua khung dây dẫn tam giác vuông MNP theo chiều MNPM như hình vẽ. MN = 30cm, NP = 40cm. Từ trường đều B = 0,01T vuông góc với mặt phẳng khung dây. Lực từ tác dụng lên cạnh MP của khung dây có giá trị?
-
A.
0 N
-
B.
0,03 N
-
C.
0,05 N
-
D.
0,04 N
Một dây dẫn có chiều dài 10m đặt trong từ trường đều B = 5.10-2T. Cho dòng điện có cường độ 10A chạy qua dây dẫn. Lực từ tác dụng lên dây dẫn khi dây dẫn đặt vuông góc với \(\overrightarrow B \) có giá trị là:
-
A.
0N
-
B.
5N
-
C.
0,05N
-
D.
5.10-4N
Hai dây dẫn thẳng dài, đặt song song, cách nhau $10 cm$ trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ $I_1= 6 A$; $I_2= 12 A$ chạy qua. Cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm $M$ cách dây dẫn mang dòng $I_1$ một đoạn $5 cm$ và cách dây dẫn mang dòng $I_2$ một đoạn $15 cm$ là bao nhiêu?
-
A.
0,8.10-5 T
-
B.
4.10-5 T
-
C.
2,9.10-5 T
-
D.
2,4.10-5 T
Hai dây thẳng dài vô hạn đặt cách nhau 4cm, 2 dòng điện có chiều như hình vẽ, 2 dòng điện có cùng cường độ I = 5A.
-
A.
Lực hút; F = 1,25.10-4N
-
B.
Lực đẩy: F = 1,25.10-4N
-
C.
Lực hút; F = 2,5.10-5N
-
D.
Lực đẩy: F = 2,5.10-5N
Lời giải và đáp án
Biểu thức nào sau đây xác định cảm ứng từ của dòng điện tròn đặt trong không khí:
-
A.
\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}{\rm{IR}}\)
-
B.
\(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)
-
C.
\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)
-
D.
\(B = 2\pi {.10^7}\frac{I}{R}\)
Đáp án : C
Cảm ứng từ của dòng điện tròn đặt trong không khí được xác định bởi biểu thức: \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Từ trường đều là từ trường có
-
A.
các đường sức song song và cách đều nhau
-
B.
cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau
-
C.
lực từ tác dụng lên các điện tích đứng yên là như nhau
-
D.
các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B
Đáp án : C
A, B, D - đúng
C- sai vì: hạt mang điện đứng yên đặt trong từ trường không chịu tác dụng lực từ
Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện được xác định bởi biểu thức:
-
A.
\(F = BI\sin \alpha \)
-
B.
\(F = BIl\cos \alpha \)
-
C.
\(F = BIl\sin \alpha \)
-
D.
\(F = Il\cos \alpha \)
Đáp án : C
Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện được xác định bởi biểu thức: \(F = BIl\sin \alpha \)
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ
-
B.
Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ
-
C.
Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường
-
D.
Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ
Đáp án : C
A, B, D - đúng
C- sai vì: Xung quanh điện tích đứng yên chỉ tồn tại điện trường mà không tồn tại từ trường
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ
-
A.
Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện
-
B.
Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện
-
C.
Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện
-
D.
Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện
Đáp án : A
Vận dụng biểu thức xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện: \(F = BIl{\rm{sin}}\alpha \)
Khi đoạn dây đặt // với đường sức từ \(\alpha = 180 \to F = BIl\sin \alpha {\rm{ = 0}}\)
=> Lực từ luôn bằng không khi tăng hay giảm cường độ dòng điện
Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là không đúng?
-
A.
Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau
-
B.
M và N đều nằm trên một đường sức từ
-
C.
Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau
-
D.
Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau
Đáp án : A
A- sai vì chiều của véctơ cảm ứng từ tại M và N ngược nhau
B, C, D - đúng
Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3 lần thì lực từ tác dùng lên một đơn vị dài của mỗi dây sẽ tăng lên
-
A.
3 lần
-
B.
6 lần
-
C.
9 lần
-
D.
12 lần
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức xác định lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài dây: \(F = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{r}\)
Ta có: \(F = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{r}\)
=> Khi I1 và I2 tăng lên 3 lần thì F tăng 3.3 = 9 lần
Tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ?
-
A.
Tương tác giữa nam châm với nam châm
-
B.
Tương tác giữa nam châm với dòng điện
-
C.
Tương tác giữa dòng điện với dòng điện
-
D.
Tương tác giữa dòng điện với điện tích đứng yên
Đáp án : D
Tương tác từ gồm tương tác :
- Giữa nam châm với nam châm
- Giữa nam châm với dòng điện
- Giữa dòng điện với dòng điện
=> Tương tác giữa dòng điện với điện tích đứng yên không phải là tương tác từ
Dòng điện cường độ 10A chạy qua khung dây dẫn tam giác vuông MNP theo chiều MNPM như hình vẽ. MN = 30cm, NP = 40cm. Từ trường đều B = 0,01T vuông góc với mặt phẳng khung dây. Lực từ tác dụng lên cạnh MP của khung dây có giá trị?
-
A.
0 N
-
B.
0,03 N
-
C.
0,05 N
-
D.
0,04 N
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn: \(F = BIl\sin \alpha \)
Ta có: Lực từ tác dụng lên đoạn dây MP:
\({F_{MP}} = BIl\sin \alpha = BIMP\sin {90^0}\)
\(MP = \sqrt {M{N^2} + N{P^2}} = \sqrt {{{30}^2} + {{40}^2}} = 50\,cm\)
\( \to {F_{MP}} = 0,01.10.0,5.\sin {90^0} = 0,05\,N\)
Một dây dẫn có chiều dài 10m đặt trong từ trường đều B = 5.10-2T. Cho dòng điện có cường độ 10A chạy qua dây dẫn. Lực từ tác dụng lên dây dẫn khi dây dẫn đặt vuông góc với \(\overrightarrow B \) có giá trị là:
-
A.
0N
-
B.
5N
-
C.
0,05N
-
D.
5.10-4N
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn: \(F = BIl\sin \alpha \)
Ta có: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện:\(F = BIl\sin \alpha = 5\,N\)
Hai dây dẫn thẳng dài, đặt song song, cách nhau $10 cm$ trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ $I_1= 6 A$; $I_2= 12 A$ chạy qua. Cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm $M$ cách dây dẫn mang dòng $I_1$ một đoạn $5 cm$ và cách dây dẫn mang dòng $I_2$ một đoạn $15 cm$ là bao nhiêu?
-
A.
0,8.10-5 T
-
B.
4.10-5 T
-
C.
2,9.10-5 T
-
D.
2,4.10-5 T
Đáp án : A
+ Áp dụng các bước giải xác định cảm ứng từ (Xem lí thuyết phần V)
+ Áp dụng biểu thức xác định cảm ứng từ của dòng điện thẳng: \(B = {2.10^{ - 7}}\dfrac{I}{r}\)
Giả sử hai dây dẫn được đặt vuông góc với mặt phẵng hình vẽ, dòng I1 đi vào tại A, dòng I2 đi ra tại B thì các dòng điện I1 và I2 gây ra tại M các véc tơ cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B_1}} \) và \(\overrightarrow {{B_2}} \) có phương chiều như hình vẽ:
Có độ lớn: \({B_1} = {\rm{ }}{2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I_1}}}{{AM}} = {\rm{ }}2,{4.10^{ - 5}}T;{\rm{ }}{B_2} = {\rm{ }}{2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I_2}}}{{BM}} = {\rm{ }}1,{6.10^{ - 5}}T.\)
Cảm ứng từ tổng hợp tại M là: \(\overrightarrow B = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} \)
Vì \(\overrightarrow {{B_1}} \) và \(\overrightarrow {{B_2}} \) cùng phương, ngược chiều và B1 > B2 nên \(\mathop B\limits^ \to \) cùng phương, chiều với \(\mathop {{B_1}}\limits^ \to \) và có độ lớn: B = B1 - B2 = 0,8.10-5 T
Hai dây thẳng dài vô hạn đặt cách nhau 4cm, 2 dòng điện có chiều như hình vẽ, 2 dòng điện có cùng cường độ I = 5A.
-
A.
Lực hút; F = 1,25.10-4N
-
B.
Lực đẩy: F = 1,25.10-4N
-
C.
Lực hút; F = 2,5.10-5N
-
D.
Lực đẩy: F = 2,5.10-5N
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức xác định lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài dây: \(F = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{r}\)
Ta có: 2 dòng ngược chiều nhau => lực tương tác là lực đẩy
\(F = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{r} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{5^2}}}{{0,04}} = 1,{25.10^{ - 4}}N\)