Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 2
Đề bài
Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi:
-
A.
Hai mặt bên của lăng kính.
-
B.
Tia tới và pháp tuyến.
-
C.
Tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính.
-
D.
Tia ló và pháp tuyến
Khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?
-
A.
một chùm tia sáng song song với trục chính thì chùm tia ló hội tụ ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính
-
B.
Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính
-
C.
Một chùm tia sáng hội tụ tại tiêu điểm vật tới thấu kính thì chùm tia ló đi qua song song với trục hoành
-
D.
Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính của thấu kính
Một lăng kính bằng thuỷ tinh chiết suất n, góc chiết quang A. Tia sáng tới một mặt bên có thể ló ra khỏi mặt bên thứ hai khi
-
A.
Góc chiết quang A có giá trị bất kỳ.
-
B.
Góc chiết quang A nhỏ hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.
-
C.
Góc chiết quang A là góc vuông.
-
D.
Góc chiết quang A lớn hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.
Mắt tốt thì không có biểu hiện
-
A.
nhìn được vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
-
B.
khoảng cực cận của mắt khoảng 25 cm trở lại.
-
C.
nhìn được vật ở vô cực nhưng mắt phải điều tiết.
-
D.
khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt ở võng mạc.
Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm:
-
A.
giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, lòng đen (con ngươi), dịch thủy tinh, võng mạc
-
B.
thủy dịch, giác mạc, thể thủy tinh, lòng đen (con ngươi), dịch thủy tinh, võng mạc
-
C.
giác mạc, thủy dịch, lòng đen (con ngươi), thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc
-
D.
lòng đen (con ngươi), giác mạc, thủy dịch, võng mạc, thể thủy tinh, dịch thủy tinh
Một người cận thị phải đeo sát mắt kính cận số 0,5. Nếu xem ti vi mà không muốn đeo kính thì người đó phải cách màn hình xa nhất một đoạn
-
A.
0,5m
-
B.
1 m
-
C.
1.5 m
-
D.
2 m
Một vật \(AB\) được đặt cách thấu kính một khoảng \(d\) qua thấu kính thu được ảnh \(A'B'\) cách thấu kính một khoảng \(d'\). Biết \(d.d' < 0\), ảnh \(A'B'\) có tính chất:
-
A.
là ảnh ảo, cùng chiều với vật
-
B.
là ảnh thật, cùng chiều với vật
-
C.
là ảnh ảo, ngược chiều với vật
-
D.
là ảnh thật, ngược chiều với vật
Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt
-
B.
khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt cong dần lên
-
C.
Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống
-
D.
khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống
Một lăng kính có chiết suất \(n = \sqrt 2 \). Chiếu một tia sáng đơn sắc vào mặt bên của lăng kính góc tới \(i = {45^0}\), tia ló ra khỏi lăng kính vuông góc với mặt bên thứ 2 như hình vẽ. Góc chiết quang A của lăng kính:
-
A.
450
-
B.
300
-
C.
600
-
D.
700
Vật sáng $AB$ đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ $5dp$ và thu được ảnh cách thấu kính một đoạn $30cm$. Vật sáng $AB$ cách thấu kính một đoạn là:
-
A.
$60cm$
-
B.
$30cm$
-
C.
$20cm$
-
D.
$10cm$
Vật \(AB = 10cm\) là một đoạn thẳng song song với trục chính của một thấu kính hội tụ mỏng tiêu cự \(f = 20cm\). B gần thấu kính và cách thấu kính \(30cm\). Khoảng cách \(AB\) tới trục chính của thấu kính là \(h = 3cm\). Độ lớn của ảnh là:
-
A.
12cm
-
B.
40cm
-
C.
20,2cm
-
D.
24,6cm
Một người cận thị về già, khi đọc sách cách mắt gần nhất 25cm phải đeo sát mắt kính số 2. Điểm cực cận của người đó nằm trên trục của mắt và cách mắt
-
A.
25 cm
-
B.
50 cm
-
C.
1 m
-
D.
2 m
Lời giải và đáp án
Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi:
-
A.
Hai mặt bên của lăng kính.
-
B.
Tia tới và pháp tuyến.
-
C.
Tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính.
-
D.
Tia ló và pháp tuyến
Đáp án : C
Góc lệch D: là góc tạo bởi tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính
Khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?
-
A.
một chùm tia sáng song song với trục chính thì chùm tia ló hội tụ ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính
-
B.
Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính
-
C.
Một chùm tia sáng hội tụ tại tiêu điểm vật tới thấu kính thì chùm tia ló đi qua song song với trục hoành
-
D.
Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính của thấu kính
Đáp án : D
A, B, C - đúng
D - sai vì: Tia sáng song song với trục chính cho tia ló (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm ảnh chính.
Một lăng kính bằng thuỷ tinh chiết suất n, góc chiết quang A. Tia sáng tới một mặt bên có thể ló ra khỏi mặt bên thứ hai khi
-
A.
Góc chiết quang A có giá trị bất kỳ.
-
B.
Góc chiết quang A nhỏ hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.
-
C.
Góc chiết quang A là góc vuông.
-
D.
Góc chiết quang A lớn hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.
Đáp án : B
Ta có: Điều kiện để có tia ló ra cạnh bên:
+ Đối với góc chiết quang A: \(A \le 2{i_{gh}}\)
+ Đối với góc tới i: \(i \ge {i_0}\) với \(\sin {i_0} = n\sin (A - {i_{gh}})\)
Mắt tốt thì không có biểu hiện
-
A.
nhìn được vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
-
B.
khoảng cực cận của mắt khoảng 25 cm trở lại.
-
C.
nhìn được vật ở vô cực nhưng mắt phải điều tiết.
-
D.
khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt ở võng mạc.
Đáp án : C
A, B, D - là các biểu hiện của mắt tốt
C - nhìn được vật ở vô cực nhưng mắt phải điều tiết là biểu hiện của mắt có tật, không phải là biểu hiện của mắt tốt
Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm:
-
A.
giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, lòng đen (con ngươi), dịch thủy tinh, võng mạc
-
B.
thủy dịch, giác mạc, thể thủy tinh, lòng đen (con ngươi), dịch thủy tinh, võng mạc
-
C.
giác mạc, thủy dịch, lòng đen (con ngươi), thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc
-
D.
lòng đen (con ngươi), giác mạc, thủy dịch, võng mạc, thể thủy tinh, dịch thủy tinh
Đáp án : C
Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm: giác mạc, thủy dịch, lòng đen (con ngươi), thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc
Một người cận thị phải đeo sát mắt kính cận số 0,5. Nếu xem ti vi mà không muốn đeo kính thì người đó phải cách màn hình xa nhất một đoạn
-
A.
0,5m
-
B.
1 m
-
C.
1.5 m
-
D.
2 m
Đáp án : D
+ Áp dụng biểu thức xác định tiêu cự của thấu kính: \(f = \frac{1}{D}\)
+ Để sửa tật của mắt người bị cận thì người đó phải đeo sát mắt một kính có tiêu cự là: \(f = - O{C_V}\)
Ta có:
+ Kính cận số 0,5 có \(D = - 0,5dp \to f = - 2m\)
+ Mặt khác: \(f = - O{C_V} \to O{C_V} = 2m\)
Nếu xem ti vi mà không muốn đeo kính thì người đó phải cách màn hình xa nhất một đoạn 2m
Một vật \(AB\) được đặt cách thấu kính một khoảng \(d\) qua thấu kính thu được ảnh \(A'B'\) cách thấu kính một khoảng \(d'\). Biết \(d.d' < 0\), ảnh \(A'B'\) có tính chất:
-
A.
là ảnh ảo, cùng chiều với vật
-
B.
là ảnh thật, cùng chiều với vật
-
C.
là ảnh ảo, ngược chiều với vật
-
D.
là ảnh thật, ngược chiều với vật
Đáp án : A
Sử dụng biểu thức tính độ phóng đại ảnh của vật qua thấu kính và tính chất ảnh - vật: \(k = - \frac{{d'}}{d}\)
Ta có:
Độ phóng đại ảnh của vật qua thấu kính: \(k = - \frac{{d'}}{d} > 0\) (do \(d.d' < 0\) )
\(k > 0 \to \)ảnh và vật cùng chiều, trái tính chất thật ảo
\( \to A'B'\) là ảnh ảo cùng chiều với vật
Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt
-
B.
khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt cong dần lên
-
C.
Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống
-
D.
khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống
Đáp án : C
A - sai vì không phải lúc nào mắt cũng có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt
B - sai vì khi nhìn các vật ở xa trên trục của mắt, cơ vòng dãn ra và thủy tinh thể tự xẹp xuống
C - đúng
D - sai vì khi nhìn vật ở gần mắt hơn thì các cơ vòng co lại làm độ cong của thủy tinh thể tăng lên
Một lăng kính có chiết suất \(n = \sqrt 2 \). Chiếu một tia sáng đơn sắc vào mặt bên của lăng kính góc tới \(i = {45^0}\), tia ló ra khỏi lăng kính vuông góc với mặt bên thứ 2 như hình vẽ. Góc chiết quang A của lăng kính:
-
A.
450
-
B.
300
-
C.
600
-
D.
700
Đáp án : B
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng tại điểm tới I của mặt thứ nhất, ta có:
\(\sin {i_1} = n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_1} \leftrightarrow \sin 45 = \sqrt 2 {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_1} \to {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_1} = \frac{1}{2} \to {r_1} = {30^0}\)
Vì tia ló ra khỏi mặt thứ 2 đi vuông góc nên: \({i_2} = 0 \to {r_2} = 0\)
Ta có: \(A = {r_1} + {r_2} = 30 + 0 = {30^0}\)
Vật sáng $AB$ đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ $5dp$ và thu được ảnh cách thấu kính một đoạn $30cm$. Vật sáng $AB$ cách thấu kính một đoạn là:
-
A.
$60cm$
-
B.
$30cm$
-
C.
$20cm$
-
D.
$10cm$
Đáp án : A
+ Áp dụng biểu thức tính độ tụ: \(D = \frac{1}{f}\)
+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)
+ Tiêu cự của thấu kính: \(f = \frac{1}{D} = \frac{1}{5} = 0,2m = 20cm\)
+ Theo công thức thấu kính: $\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \to d = \frac{{d'f}}{{d' - f}} = \frac{{30.20}}{{30 - 20}} = 60cm$
Vật \(AB = 10cm\) là một đoạn thẳng song song với trục chính của một thấu kính hội tụ mỏng tiêu cự \(f = 20cm\). B gần thấu kính và cách thấu kính \(30cm\). Khoảng cách \(AB\) tới trục chính của thấu kính là \(h = 3cm\). Độ lớn của ảnh là:
-
A.
12cm
-
B.
40cm
-
C.
20,2cm
-
D.
24,6cm
Đáp án : C
+ Vẽ ảnh của vật qua thấu kính
+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)
+ Sử dụng công thức tính hệ số phóng đại: \(k = - \frac{{d'}}{d}\)
Ta có:
+ Ảnh \(A'B'\) nằm dọc tia ló ứng với tia truyền dọc theo \(AB\)
+ \(\left\{ \begin{array}{l}{d_A} = 30 + 10 = 40cm\\{d_B} = 30cm\end{array} \right.\)
Áp dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)
Ta suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}{d_A}' = \dfrac{{{d_A}f}}{{{d_A} - f}} = \dfrac{{40.20}}{{40 - 20}} = 40cm\\{d_B}' = \dfrac{{{d_B}f}}{{{d_B} - f}} = \dfrac{{30.20}}{{30 - 20}} = 60cm\end{array} \right.\)
+ Ta suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{{h_A}}}{h} = \left| { - \dfrac{{{d_A}'}}{{{d_A}}}} \right| = \dfrac{{40}}{{40}} = 1 \to {h_A} = h = 3cm\\\dfrac{{{h_B}}}{h} = \left| { - \dfrac{{{d_B}'}}{{{d_B}}}} \right| = \dfrac{{60}}{{30}} = 2 \to {h_B} = 2h = 6cm\end{array} \right.\)
Ảnh \(A'B'\) là ảnh thật, nghiêng góc với trục chính:
Độ lớn của ảnh:
$\begin{gathered}
A'B' = \sqrt {{{\left( {{d_B}' - {d_A}'} \right)}^2} + {{\left( {{h_B} - {h_A}} \right)}^2}} \hfill \\
= \sqrt {{{\left( {60 - 40} \right)}^2} + {{\left( {6 - 3} \right)}^2}} = 20,2cm \hfill \\
\end{gathered} $
Một người cận thị về già, khi đọc sách cách mắt gần nhất 25cm phải đeo sát mắt kính số 2. Điểm cực cận của người đó nằm trên trục của mắt và cách mắt
-
A.
25 cm
-
B.
50 cm
-
C.
1 m
-
D.
2 m
Đáp án : B
+ Áp dụng biểu thức xác định tiêu cự của thấu kính: \(f = \frac{1}{D}\)
+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)
+ Kính cận số 2 có \(D = - 2dp \to f = - 0,5m\)
+ Quan sát vật cách mắt 25cm qua kính => OCc= -d’=-df/(d+f)=50cm