Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 01

Đề bài

Câu 1 :

Câu phát biểu nào sau đây chưa đúng?

  • A.

    Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức.

  • B.

    Các đường sức của điện trường không cắt nhau.

  • C.

    Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường thẳng.

  • D.

    Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín.

Câu 2 :

Khi ghép song song các bộ nguồn giống nhau với nhau ta được bộ nguồn có suất điện động

  • A.

    lớn hơn các nguồn có sẵn

  • B.

    nhỏ hơn các nguồn có sẵn

  • C.

    bằng các nguồn có sẵn

  • D.

    không xác định được

Câu 3 :

Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:

  • A.

    Tác dụng nhiệt

  • B.

    Tác dụng hóa học

  • C.

    Tác dụng từ

  • D.

    Tác dụng cơ học

Câu 4 :

Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng

  • A.

    điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp

  • B.

    điện trở của vật giảm xuống rất nhỏ khi điện trở của nó đạt giá trị đủ cao

  • C.

    điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định

  • D.

    điện trở của vật bằng không khi nhiệt độ bằng 0 K

Câu 5 :

Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

  • A.

    dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường

  • B.

    dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường

  • C.

    dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường

  • D.

    dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau

Câu 6 :

Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do

  • A.

    hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc

  • B.

    hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

  • C.

    hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng

  • D.

    cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.

Câu 7 :

Trong các bán dẫn loại nào mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do:

  • A.

    bán dẫn tinh khiết

  • B.

    bán dẫn loại p

  • C.

    bán dẫn loại n

  • D.

    hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n

Câu 8 :

Chọn những thiết bị áp dụng sự phóng điện trong không khí

  • A.

    Đèn hình tivi

  • B.

    Bugi trong động cơ nổ

  • C.

    Đèn cao cấp

  • D.

    Đèn sợi đốt

Câu 9 :

Chọn câu đúng?

Thả một electron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì. Electron đó sẽ

  • A.

    Chuyển động dọc theo một đường sức điện

  • B.

    Chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp.

  • C.

    Chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao

  • D.

    Đứng yên

Câu 10 :

Biểu thức nào sau đây xác định thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường?

  • A.

    WM = AM = qVM

  • B.

    WM = AM = VM/q

  • C.

    WM = AM = VM

  • D.

    WM = AM = q/VM

Câu 11 :

Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là:

  • A.

    vôn $(V)$, ampe $(A)$, ampe $(A)$

  • B.

    ampe $(A)$, vôn $(V)$, cu lông $(C)$

  • C.

    niutơn $(N)$, fara $(F)$, vôn $(V)$

  • D.

    fara $(F)$, vôn/mét $(V/m)$, jun $(J)$

Câu 12 :

Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là:

  • A.

    Electron mang điện tích dương và hạt nhân mang điện tích âm

  • B.

    Hạt nhân và electron mang điện tích âm

  • C.

    Hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm

  • D.

    Hạt nhân và electron mang điện tích dương

Câu 13 :

Biểu thức của định luật Cu-lông khi đặt hai điện tích trong không khí là?

  • A.

    $F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}$

  • B.

    $F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{k{r^2}}}$

  • C.

    $F = k\frac{{\left| {{q^2}} \right|}}{{{r^2}}}$

  • D.

    $F = k\left| {{q_1}{q_2}} \right|{r^2}$

Câu 14 :

Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở?

  • A.

    \(I = \frac{U}{R}\)

  • B.

    \(I = U{\rm{R}}\)

  • C.

    \(I = \frac{R}{U}\)

  • D.

    \(I = {U^R}\)

Câu 15 :

Điện trường là

  • A.

    môi trường không khí quanh điện tích

  • B.

    môi trường chứa các điện tích

  • C.

    môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích đặt trong nó

  • D.

    môi trường dẫn điện

Câu 16 :

Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại

  • A.

    Có hai nữa tích điện trái dấu.

  • B.

    Tích điện dương.

  • C.

    Tích điện âm.

  • D.

    Trung hoà về điện.

Câu 17 :

Cho biết trong 22,4l khí hiđro ở 00 và dưới áp suất 1atm thì có 2.6,02.1023 nguyên tử hiđrô. Mỗi nguyên tử hiđrô gồm hai hạt mang điện là proton và electron. Tổng các điện tích dương và tổng các điện tích âm trong 1cm3 khí hiđrô là?

  • A.

    8,6C và 8,6C

  • B.

    17,2 C VÀ 4,3C

  • C.

    8,6C và 17,2C

  • D.

    4,3C và 4,3C

Câu 18 :

Hai vật nhỏ giống nhau, mỗi vật thừa 1 electron. Tìm khối lượng mỗi vật để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn.

  • A.

    \(2,{03.10^{ - 9}}kg\)

  • B.

    \(1,{86.10^{ - 9}}kg\)

  • C.

    \(0,{5.10^{ - 9}}kg\)

  • D.

    \(0,{54.10^{ - 9}}kg\)

Câu 19 :

Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có cùng khối lượng \(m = 0,2g\), được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi two mảnh dài \(l = 0,5m\). Khi mỗi quả cầu tích điện tích \(q\) như nhau, chúng tách xa nhau một khoảng \(a = 5cm\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\).  Tính điện tích q.

  • A.

    \(q = 5,{27.10^{ - 9}}C\)

  • B.

    \(q = 10,{54.10^{ - 9}}C\)

  • C.

    \(q = - 10,{54.10^{ - 9}}C\)

  • D.

    \(q = 2,{704.10^{ - 9}}C\)

Câu 20 :

Một điện tích điểm \(Q\) đặt trong một môi trường đồng tính, vô hạn có hằng số điện môi bằng \(2,5\). Tại điểm M cách \(Q\) một đoạn \(0,4m\) véctơ cường độ điện trường có độ lớn bằng \({9.10^4}V/m\) và hướng về phía điện tích \(Q\). Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về dấu và độ lớn của điện tích \(Q\) ?

  • A.

    \(Q = - 4\mu C\)

  • B.

    \(Q = 4\mu C\)

  • C.

    \(Q = 0,4\mu C\)

  • D.

    \(Q = - 0,4\mu C\)

Câu 21 :

Cho \(3\) bản kim loại \(A,{\rm{ }}B,{\rm{ }}C\) đặt song song có \({d_1} = 3cm,{\rm{ }}{d_2} = 6cm\). Điện trường giữa các bản là điện trường đều, có chiều như hình vẽ với độ lớn \({E_1} = {2.10^4}V/m,{\rm{ }}{E_2} = {4.10^4}V/m\). Điện thế \({V_B}\) và \({V_C}\) của bản \(B\) và \(C\) là bao nhiêu? Chọn mốc điện thế tại \(A\)

  • A.

    \({V_B} = {\rm{ }}{V_C} = 400V\)

  • B.

    \({V_B} = {\rm{ }}1400V;{\rm{ }}{V_C} = {\rm{ }} - 1400V\)

  • C.

    \({V_B} = {\rm{ 600;}}{V_C} = {\rm{ }} - 400V\)

  • D.

    \({V_B} = - 600;{\rm{ }}{V_C} = 1800V\)

Câu 22 :

Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế \(4V\) thì tụ tích được điện lượng là \(2\mu C\). Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế \(10V\) thì tụ tích được điện lượng là:

  • A.

    \(50\mu C\)

  • B.

    \(1\mu C\)

  • C.

    \(5\mu C\)

  • D.

    \(0,8\mu C\)

Câu 23 :

Suất điện động của một acquy là \(3V\). Lực là dịch chuyển một điện lượng đã thực hiện công là \(6mJ\). Điện lượng dịch chuyển qua acquy đó là

  • A.

    \({3.10^{ - 3}}C\)

  • B.

    \(18C\)

  • C.

    \({18.10^{ - 3}}C\)

  • D.

    \({2.10^{ - 3}}C\)

Câu 24 :

Một bóng đèn sáng bình thường ở hiệu điện thế \(220V\) số chỉ ampe kế trong mạch là \(341mA\). Trong 30 ngày, bóng tiêu thụ hết bao nhiêu tiền? Biết mỗi ngày trung bình đèn thắp sắng trong 4 giờ và giá điện là \(2500\) đ/số.

  • A.

    22506đ

  • B.

    25206đ

  • C.

    52006đ

  • D.

    52206đ

Câu 25 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

Trong đó: R1 = R2 = 4$\Omega $, R3 = 6$\Omega $, R4 = 3$\Omega $, R5 = 10$\Omega $

Tính điện trở  tương đương của đoạn mạch AB?       

  • A.

    27$\Omega $

  • B.

    12$\Omega $

  • C.

    10$\Omega $

  • D.

    9$\Omega $

Câu 26 :

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:

ξ = 6V, r = 1\(\Omega \), R1 = 0,8\(\Omega \), R2 = 2\(\Omega \), R3 = 3\(\Omega \).

Cường  độ dòng điện chạy qua mạch chính là?

  • A.

    2A

  • B.

    1,2 A

  • C.

    0,8A

  • D.

    1A

Câu 27 :

Để xác định điện trở trong r của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số chỉ U của vôn kế V vào số chỉ I của ampe kế A như hình (H2). Điện trở của vôn kế rất lớn. Biết \({R_0} = 2{\rm{0,3 \Omega }}\). Giá trị của r được xác định bởi thí nghiệm này là

  • A.

    \({\rm{0,49 \Omega }}\)

  • B.

    \({\rm{0,85 \Omega }}\)

  • C.

    \({\rm{1,0 \Omega }}\)

  • D.

    \({\rm{1,5 \Omega }}\)

Câu 28 :

Một bóng đèn \(220V - 40W\) có dây tóc làm bằng vônfram. Điện trở của dây tóc bóng đèn ở \({20^0}C\)\({R_0} = 121\Omega \) . Nhiệt độ của dây tóc bóng khi bóng đèn sáng bình thường là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt điện trở của vônfram \(\alpha  = {\rm{ }}{4,5.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\).

  • A.

    t = 20000C

  • B.

    t = 19800C

  • C.

    t = 18900C

  • D.

    t = 20200C

Câu 29 :

Khi điện phân dung dịch  AgNO3 với cực dương là Ag biết khối lượng mol của bạc là 108. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân để trong 1 h để có 27 gam Ag bám ở cực âm là

  • A.

    6,7 A

  • B.

    3,35 A

  • C.

    24124 A

  • D.

    108 A

Câu 30 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

E = 24V, r = 0. Các vôn kế giống nhau. Nếu \(r = 0\) thì số chỉ vôn kế \(V_1\) là \(12V\)

Số chỉ các vôn kế V2 có giá trị là:

  • A.

    2V

  • B.

    8V

  • C.

    6V

  • D.

    4V

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Câu phát biểu nào sau đây chưa đúng?

  • A.

    Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức.

  • B.

    Các đường sức của điện trường không cắt nhau.

  • C.

    Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường thẳng.

  • D.

    Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C - sai vì đường sức điện của điện trường là đường cong không kín

Câu 2 :

Khi ghép song song các bộ nguồn giống nhau với nhau ta được bộ nguồn có suất điện động

  • A.

    lớn hơn các nguồn có sẵn

  • B.

    nhỏ hơn các nguồn có sẵn

  • C.

    bằng các nguồn có sẵn

  • D.

    không xác định được

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi mắc song song các nguồn điện giống nhau, ta có:

- Suất điện động bộ nguồn:\({E_b} = {\rm{ }}E\).

- Điện trở trong bộ nguồn: rb = \(\dfrac{r}{n}\).

Câu 3 :

Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:

  • A.

    Tác dụng nhiệt

  • B.

    Tác dụng hóa học

  • C.

    Tác dụng từ

  • D.

    Tác dụng cơ học

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là tác dụng từ

Câu 4 :

Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng

  • A.

    điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp

  • B.

    điện trở của vật giảm xuống rất nhỏ khi điện trở của nó đạt giá trị đủ cao

  • C.

    điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định

  • D.

    điện trở của vật bằng không khi nhiệt độ bằng 0 K

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết phần I

Lời giải chi tiết :

Hiện tương siêu dẫn là khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó, điện trở của kim loại (hay hợp kim) đó giảm đột ngột đến giá trị bằng không.

Câu 5 :

Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

  • A.

    dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường

  • B.

    dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường

  • C.

    dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường

  • D.

    dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.

=> Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

Câu 6 :

Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do

  • A.

    hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc

  • B.

    hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

  • C.

    hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng

  • D.

    cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách đó là do hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Câu 7 :

Trong các bán dẫn loại nào mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do:

  • A.

    bán dẫn tinh khiết

  • B.

    bán dẫn loại p

  • C.

    bán dẫn loại n

  • D.

    hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bán loại p có mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do

Câu 8 :

Chọn những thiết bị áp dụng sự phóng điện trong không khí

  • A.

    Đèn hình tivi

  • B.

    Bugi trong động cơ nổ

  • C.

    Đèn cao cấp

  • D.

    Đèn sợi đốt

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về dòng điện trong chất khí và nguyên lí hoạt động của các thiết bị

Lời giải chi tiết :

Thiết bị áp dụng sự phóng điện trong không khí là Bugi trong động cơ nổ

Câu 9 :

Chọn câu đúng?

Thả một electron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì. Electron đó sẽ

  • A.

    Chuyển động dọc theo một đường sức điện

  • B.

    Chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp.

  • C.

    Chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao

  • D.

    Đứng yên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thả một electron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì. Electron đó sẽ chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao

Câu 10 :

Biểu thức nào sau đây xác định thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường?

  • A.

    WM = AM = qVM

  • B.

    WM = AM = VM/q

  • C.

    WM = AM = VM

  • D.

    WM = AM = q/VM

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường: WM = AM = qVM

Câu 11 :

Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là:

  • A.

    vôn $(V)$, ampe $(A)$, ampe $(A)$

  • B.

    ampe $(A)$, vôn $(V)$, cu lông $(C)$

  • C.

    niutơn $(N)$, fara $(F)$, vôn $(V)$

  • D.

    fara $(F)$, vôn/mét $(V/m)$, jun $(J)$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng lí thuyết về các đại lượng

Lời giải chi tiết :

Ta có :  Đơn vị của :

+ Cường độ dòng điện là :  Ampe $(A)$

+ Suất điện động là : Vôn $(V)$

+ Điện lượng : Culông $(C)$

Câu 12 :

Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là:

  • A.

    Electron mang điện tích dương và hạt nhân mang điện tích âm

  • B.

    Hạt nhân và electron mang điện tích âm

  • C.

    Hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm

  • D.

    Hạt nhân và electron mang điện tích dương

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có, mọi nguyên tử gồm có:

- Hạt nhân ở trung tâm mang điện tích dương, notrơn không mang điện

- Lớp vỏ các electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân.

Câu 13 :

Biểu thức của định luật Cu-lông khi đặt hai điện tích trong không khí là?

  • A.

    $F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}$

  • B.

    $F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{k{r^2}}}$

  • C.

    $F = k\frac{{\left| {{q^2}} \right|}}{{{r^2}}}$

  • D.

    $F = k\left| {{q_1}{q_2}} \right|{r^2}$

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biểu thức của định luật Cu-lông khi hai điện tích được đặt trong không khí:

$F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}$

Câu 14 :

Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở?

  • A.

    \(I = \frac{U}{R}\)

  • B.

    \(I = U{\rm{R}}\)

  • C.

    \(I = \frac{R}{U}\)

  • D.

    \(I = {U^R}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở là: \(I = \frac{U}{R}\)

Câu 15 :

Điện trường là

  • A.

    môi trường không khí quanh điện tích

  • B.

    môi trường chứa các điện tích

  • C.

    môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích đặt trong nó

  • D.

    môi trường dẫn điện

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Điện trường là một dạng vật chất bao quanh các điện tích và truyền tương tác điện

=> Phương án C đúng

Câu 16 :

Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại

  • A.

    Có hai nữa tích điện trái dấu.

  • B.

    Tích điện dương.

  • C.

    Tích điện âm.

  • D.

    Trung hoà về điện.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có, khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại trở về trạng thái không nhiễm điện như lúc đầu tức là trung hòa về điện

Câu 17 :

Cho biết trong 22,4l khí hiđro ở 00 và dưới áp suất 1atm thì có 2.6,02.1023 nguyên tử hiđrô. Mỗi nguyên tử hiđrô gồm hai hạt mang điện là proton và electron. Tổng các điện tích dương và tổng các điện tích âm trong 1cm3 khí hiđrô là?

  • A.

    8,6C và 8,6C

  • B.

    17,2 C VÀ 4,3C

  • C.

    8,6C và 17,2C

  • D.

    4,3C và 4,3C

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức tính số mol khí ở nhiệt độ t và áp suất p: $n = \frac{{pV}}{{RT}}$

+ Điện tích của electron: e = -1,6.10-19C

+ Điện tích của proton:  1,6.10-19C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ 22,4 l khí hiđro ở 00 , p = 1atm tương ứng với 1mol khí hiđrô có số nguyên tử là 2.6,02.1023

+ Trong 1cm3 = 1ml = 10-3l sẽ có số nguyên tử là

\(N = \frac{{{{10}^{ - 3}}.2.6,{{02.10}^{23}}}}{{22,4}} = 5,{375.10^{19}}\) nguyên tử

Mỗi nguyên tử hiđrô có 1 electron và 1 proton

=> Số electron = số proton = 5,375.1019 hạt

Tổng các điện tích dương: Q = 5,375.1019.1,6.10-19 = 8,6C

Tổng các điện tích âm trong 1cm3 khí là: Q = 5,375.1019.|-1,6.10-19 | = 8,6C

Câu 18 :

Hai vật nhỏ giống nhau, mỗi vật thừa 1 electron. Tìm khối lượng mỗi vật để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn.

  • A.

    \(2,{03.10^{ - 9}}kg\)

  • B.

    \(1,{86.10^{ - 9}}kg\)

  • C.

    \(0,{5.10^{ - 9}}kg\)

  • D.

    \(0,{54.10^{ - 9}}kg\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính lực tương tác tĩnh điện: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

+ Áp dụng biểu thức xác định lực hấp dẫn giữa hai vật: \(F = G\dfrac{{{m^2}}}{{{r^2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

- \({q_1} = {q_2} = 1e =  - 1,{6.10^{ - 19}}C = q\)

- Lực đẩy giữa hai prôtôn: \({F_1} = k\dfrac{{{q^2}}}{{{r^2}}}\)

- Lực hấp dẫn giữa hai prôtôn:\({F_2} = G\dfrac{{{m^2}}}{{{r^2}}}\)

Để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn:

\(\begin{array}{l}{F_1} = {F_2} \Leftrightarrow k\dfrac{{{q^2}}}{{{r^2}}} = G\dfrac{{{m^2}}}{{{r^2}}}\\ \Rightarrow m = \sqrt {\dfrac{k}{G}} \left| q \right| = \sqrt {\dfrac{{{{9.10}^9}}}{{6,{{67.10}^{ - 11}}}}} 1,{6.10^{ - 19}} = 1,{86.10^{ - 9}}kg\end{array}\)

Câu 19 :

Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có cùng khối lượng \(m = 0,2g\), được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi two mảnh dài \(l = 0,5m\). Khi mỗi quả cầu tích điện tích \(q\) như nhau, chúng tách xa nhau một khoảng \(a = 5cm\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\).  Tính điện tích q.

  • A.

    \(q = 5,{27.10^{ - 9}}C\)

  • B.

    \(q = 10,{54.10^{ - 9}}C\)

  • C.

    \(q = - 10,{54.10^{ - 9}}C\)

  • D.

    \(q = 2,{704.10^{ - 9}}C\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Áp dụng phương pháp giải bài toán con lắc tích điện

+ Vận dụng công thức lượng giác

+ Áp dụng công thức tính lực tương tác điện tích: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Khi 2 quả cầu cân bằng, ta có:

Từ hình, ta có:

\(\begin{array}{l}\sin \alpha  = \dfrac{{\dfrac{r}{2}}}{l} = \dfrac{{\dfrac{{0,05}}{2}}}{{0,5}} = \dfrac{1}{{20}}\\ \Rightarrow \alpha  = 2,{87^0}\end{array}\)

+ Các lực tác dụng lên điện tích gồm: Trọng lượng, lực điện và lực căng dây

Ta có: \(P = mg = \dfrac{{0,2}}{{1000}}.10 = {2.10^{ - 3}}N\)

\(F = k\dfrac{{{q^2}}}{{{r^2}}}\)

Mặt khác, từ hình ta có:

\(\begin{array}{l}\tan \alpha  = \dfrac{F}{P}\\ \Rightarrow F = P.\tan \alpha  = P.\tan 2,{87^0} = {10^{ - 4}}N\\ \Leftrightarrow k\dfrac{{{q^2}}}{{{r^2}}} = {10^{ - 4}}N\\ \Rightarrow {q^2} = 2,{78.10^{ - 17}}\\ \Rightarrow q =  \pm 5,{27.10^{ - 9}}C\end{array}\)

Câu 20 :

Một điện tích điểm \(Q\) đặt trong một môi trường đồng tính, vô hạn có hằng số điện môi bằng \(2,5\). Tại điểm M cách \(Q\) một đoạn \(0,4m\) véctơ cường độ điện trường có độ lớn bằng \({9.10^4}V/m\) và hướng về phía điện tích \(Q\). Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về dấu và độ lớn của điện tích \(Q\) ?

  • A.

    \(Q = - 4\mu C\)

  • B.

    \(Q = 4\mu C\)

  • C.

    \(Q = 0,4\mu C\)

  • D.

    \(Q = - 0,4\mu C\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng quy tắc xác định phương, chiều, độ lớn của véctơ cường độ điện trường

+ Áp dụng biểu thức xác định cường độ điện trường: \(E = k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Véctơ cường độ điện trường hướng về phía điện tích \(Q\) nên \(Q < 0\)  (1)

+ Mặt khác, \(E = k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

Ta suy ra: \(\left| Q \right| = \dfrac{{E.\varepsilon .{r^2}}}{k} = \dfrac{{{{9.10}^4}.2,5.{{\left( {0,4} \right)}^2}}}{{{{9.10}^9}}} = {4.10^{ - 6}}C = 4\mu C\)

Kết hợp với (1) ta suy ra: \(Q =  - 4\mu C\)

Câu 21 :

Cho \(3\) bản kim loại \(A,{\rm{ }}B,{\rm{ }}C\) đặt song song có \({d_1} = 3cm,{\rm{ }}{d_2} = 6cm\). Điện trường giữa các bản là điện trường đều, có chiều như hình vẽ với độ lớn \({E_1} = {2.10^4}V/m,{\rm{ }}{E_2} = {4.10^4}V/m\). Điện thế \({V_B}\) và \({V_C}\) của bản \(B\) và \(C\) là bao nhiêu? Chọn mốc điện thế tại \(A\)

  • A.

    \({V_B} = {\rm{ }}{V_C} = 400V\)

  • B.

    \({V_B} = {\rm{ }}1400V;{\rm{ }}{V_C} = {\rm{ }} - 1400V\)

  • C.

    \({V_B} = {\rm{ 600;}}{V_C} = {\rm{ }} - 400V\)

  • D.

    \({V_B} = - 600;{\rm{ }}{V_C} = 1800V\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng biểu thức mối liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế: \(E = \dfrac{U}{d}\)

Lời giải chi tiết :

Mốc điện thế tại \(A{\rm{ }} =  > {\rm{ }}{V_A} = {\rm{ }}0\)

\(\begin{array}{*{20}{l}}\begin{array}{l}{U_{AB}} = {\rm{ }}{E_1}.{d_1} = {\rm{ }}{V_A} - {\rm{ }}{V_B}\\ \Rightarrow {V_B} = {\rm{ }}{{\rm{V}}_A} - {E_1}.{d_1} = 0 - {2.10^4}.0,03 =  - 600V\end{array}\\\begin{array}{l}{U_{CB}} = {\rm{ }}{E_2}.{d_2} = {\rm{ }}{V_C} - {\rm{ }}{V_B}\\ \Rightarrow {V_C} = {E_2}.{d_2} + {V_B} = {4.10^4}.0,06{\rm{ }} - 600 = 1800V\end{array}\end{array}\)

Câu 22 :

Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế \(4V\) thì tụ tích được điện lượng là \(2\mu C\). Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế \(10V\) thì tụ tích được điện lượng là:

  • A.

    \(50\mu C\)

  • B.

    \(1\mu C\)

  • C.

    \(5\mu C\)

  • D.

    \(0,8\mu C\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính điện dung: \(C = \dfrac{Q}{U}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Khi \({U_1} = 4V\) thì \({Q_1} = 2\mu C\)

Suy ra điện dung \(C = \dfrac{{{Q_1}}}{{{U_1}}} = \dfrac{{{{2.10}^{ - 6}}}}{4} = {5.10^{ - 7}}F\)

+ Khi \({U_2} = 10V\) thì tụ tích được điện lượng \({Q_2} = C{U_2} = {5.10^{ - 7}}.10 = {5.10^{ - 6}}C = 5\mu C\)

Câu 23 :

Suất điện động của một acquy là \(3V\). Lực là dịch chuyển một điện lượng đã thực hiện công là \(6mJ\). Điện lượng dịch chuyển qua acquy đó là

  • A.

    \({3.10^{ - 3}}C\)

  • B.

    \(18C\)

  • C.

    \({18.10^{ - 3}}C\)

  • D.

    \({2.10^{ - 3}}C\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng biểu thức : \(E{\rm{ }} = \dfrac{A}{q}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có, \(E{\rm{ }} = \dfrac{A}{q}\)

\( \Rightarrow q = \dfrac{A}{E} = \dfrac{{{{6.10}^{ - 3}}}}{3} = {2.10^{ - 3}}\left( C \right)\)

Câu 24 :

Một bóng đèn sáng bình thường ở hiệu điện thế \(220V\) số chỉ ampe kế trong mạch là \(341mA\). Trong 30 ngày, bóng tiêu thụ hết bao nhiêu tiền? Biết mỗi ngày trung bình đèn thắp sắng trong 4 giờ và giá điện là \(2500\) đ/số.

  • A.

    22506đ

  • B.

    25206đ

  • C.

    52006đ

  • D.

    52206đ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = UI\)

+ Sử dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ: \({\rm{W}} = Pt\)

+ Nhân với đơn giá

Lời giải chi tiết :

Ta có,

+ Hiệu điện thế định mức của đèn: \({U_d} = 220V\)

+ Cường độ dòng điện định mức: \({I_d} = 341mA\)

+ Công suất của đèn: \(P = UI = {220.341.10^{ - 3}} = 75,02W\)

Thời gian sử dụng đèn: \(t = 4.30 = 120h\)

+ Điện năng tiêu thụ: \(W = Pt = 75,02.120 = 9002,4{\rm{W}}h = 9,0024kWh\)

Ta có \(1kWh = 1\) số và có giá \(2500\)đ

Ta suy ra, bóng tiêu thụ hết số tiền trong 30 ngày là: \(9,0024.2500 = 22506\) đ

Câu 25 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

Trong đó: R1 = R2 = 4$\Omega $, R3 = 6$\Omega $, R4 = 3$\Omega $, R5 = 10$\Omega $

Tính điện trở  tương đương của đoạn mạch AB?       

  • A.

    27$\Omega $

  • B.

    12$\Omega $

  • C.

    10$\Omega $

  • D.

    9$\Omega $

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: R = R1 + R2 + .... + Rn

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song: \(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ... + \frac{1}{{{R_n}}}\)

Lời giải chi tiết :

Giả sử chiều dòng điện từ A đến B.

Ta có: I qua R1 không bị phân nhánh => R1 mắc nối tiếp

Tại M, I bị phân nhánh, I’ qua R2, R3 không phân nhánh => (R2 nt R3 ) // R5

I qua R4 không phân nhánh

Vậy: đoạn mạch gồm: R1 nt [(R2 nt R3) // R5 ] nt R4

\({R_{23}} = {R_2} + {R_3} = 4 + 6 = 10\Omega \)

\(\frac{1}{{{R_{235}}}} = \frac{1}{{{R_{23}}}} + \frac{1}{{{R_5}}} \to {R_{235}} = \frac{{{R_{23}}.{R_5}}}{{{R_{23}} + {R_5}}} = \frac{{10.10}}{{10 + 10}} = 5\Omega \)

Tổng trở của toàn mạch:

\(R = {R_1} + {R_{235}} + {R_4} = 4 + 5 + 3 = 12\Omega \)

Câu 26 :

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:

ξ = 6V, r = 1\(\Omega \), R1 = 0,8\(\Omega \), R2 = 2\(\Omega \), R3 = 3\(\Omega \).

Cường  độ dòng điện chạy qua mạch chính là?

  • A.

    2A

  • B.

    1,2 A

  • C.

    0,8A

  • D.

    1A

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu  thức xác định điện trở tương đương của mạch

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm với toàn mạch

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Mạch ngoài gồm: R1 nt (R2 // R3)

\(\dfrac{1}{{{R_{23}}}} = \dfrac{1}{{{R_2}}} + \dfrac{1}{{{R_3}}} \to {R_{23}} = \dfrac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = \dfrac{{2.3}}{{2 + 3}} = 1,2\Omega \)

- Điện trở tương đương mạch ngoài: R = R1 + R23 = 0,8 + 1,2 = 2\(\Omega \).

+ Cường độ dòng điện qua mạch chính I:

\(I = \dfrac{E}{{{R_{t{\rm{d}}}} + r}} = \dfrac{6}{{2 + 1}} = {\rm{ }}2A.\)

Câu 27 :

Để xác định điện trở trong r của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số chỉ U của vôn kế V vào số chỉ I của ampe kế A như hình (H2). Điện trở của vôn kế rất lớn. Biết \({R_0} = 2{\rm{0,3 \Omega }}\). Giá trị của r được xác định bởi thí nghiệm này là

  • A.

    \({\rm{0,49 \Omega }}\)

  • B.

    \({\rm{0,85 \Omega }}\)

  • C.

    \({\rm{1,0 \Omega }}\)

  • D.

    \({\rm{1,5 \Omega }}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: \(U = \xi  - I({R_0} + r)\)

Lời giải chi tiết :

Từ đồ thị ta suy ra: \(1,58 = \xi \) và \(0 = 1,58 - ({{\rm{R}}_{\rm{0}}}{\rm{ + r)}}{\rm{.0,076}}\)

\( \Rightarrow {R_0} + r = 20,{\rm{79 (\Omega }}) \Rightarrow r = 0{\rm{,49 (\Omega )}}\)

Câu 28 :

Một bóng đèn \(220V - 40W\) có dây tóc làm bằng vônfram. Điện trở của dây tóc bóng đèn ở \({20^0}C\)\({R_0} = 121\Omega \) . Nhiệt độ của dây tóc bóng khi bóng đèn sáng bình thường là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt điện trở của vônfram \(\alpha  = {\rm{ }}{4,5.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\).

  • A.

    t = 20000C

  • B.

    t = 19800C

  • C.

    t = 18900C

  • D.

    t = 20200C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức: \(P = \frac{{{U^2}}}{R}\)

+ Sử dụng biểu thức sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ: \(R = {R_0}{\rm{[}}1 + \alpha (t - {t_0}){\rm{]}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Khi thắp sáng, đèn sáng bình thường, điện trở của bóng đèn là:

\({R_S} = \dfrac{{{U^2}}}{P} = \dfrac{{{{220}^2}}}{{40}} = 1210\Omega \)

Mặt khác:

 \(\begin{array}{l}{R_s} = {R_0}{\rm{[}}1 + \alpha (t - {t_0}){\rm{]}} \leftrightarrow 1210 = 121[1 + 4,{5.10^{ - 3}}(t - 20){\rm{]}}\\ \to t = {2020^0}C\end{array}\)

Câu 29 :

Khi điện phân dung dịch  AgNO3 với cực dương là Ag biết khối lượng mol của bạc là 108. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân để trong 1 h để có 27 gam Ag bám ở cực âm là

  • A.

    6,7 A

  • B.

    3,35 A

  • C.

    24124 A

  • D.

    108 A

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức Fa-ra-đây: \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It\)

=> \(I\, = \,\frac{{n.F.m}}{{A.t}}\)

Với

+ m: khối lượng chất giải phóng ở điện cực (gam)

+ A: khối lượng mol của chất thu được ở điện cực

+ n: số electron trao đổi ở điện cực

+ I: cường độ dòng điện (A)

+ t: thời gian điện phân (s)

+ F: hằng số Faraday ≈  96500 C.mol-1

Lời giải chi tiết :

Ta có khối lượng bạc bám ở cực âm: 

\(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It \to I = \frac{{mFn}}{{At}}\)

Với m = 27 gam, F = 96500 C.mol-1, n = 1, A = 108, t = 1 giờ = 3600s

\( \to I = \frac{{27.96500.1}}{{108.3600}}\, = \,6,7A\)

Câu 30 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

E = 24V, r = 0. Các vôn kế giống nhau. Nếu \(r = 0\) thì số chỉ vôn kế \(V_1\) là \(12V\)

Số chỉ các vôn kế V2 có giá trị là:

  • A.

    2V

  • B.

    8V

  • C.

    6V

  • D.

    4V

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Giả sử RV vô cùng lớn: RV  = ∞

+ Số chỉ trên V1 là: \({U_1} = 5R\dfrac{E}{{6R}} = \dfrac{5}{6}E = \dfrac{5}{6}.24 = 20V\)

Điều này trái với giả thiết => điều giả sử là sai hay RV hữu hạn.

- Ta có: UAC = 24V => UBC = 12V

\( \to {R_{CMNB}} = R \\\leftrightarrow \dfrac{{(2R + {R_{PQ}}){R_V}}}{{2R + {R_{PQ}} + {R_V}}} = R\)

Với \({R_{PQ}} = \dfrac{{3R.{R_V}}}{{3R + {R_V}}} \to {R_V} = 1,5R\)

Số chỉ trên V2 :

+ \({U_2} = \dfrac{{{U_{BC}}}}{{3R}}R = 4V\)

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.