Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 4
Đề bài
Cách thực hiện nào sau đây vẫn cho phép ngắm chừng ở vô cực?
-
A.
Dời vật
-
B.
Dời thấu kính
-
C.
Dời mắt
-
D.
Không có cách nào
Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt
-
B.
khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt cong dần lên
-
C.
Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống
-
D.
khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống
Một người cao tuổi đeo kính lão có độ tụ \(D = + 2dp\).
-
A.
Đây là thấu kính hội tụ có tiêu cự 2 m.
-
B.
Đây là thấu kính phân kỳ có tiêu cự (-2 m).
-
C.
Đây là thấu kính hội tụ có tiêu cự 0,5 m.
-
D.
Đây là thấu kính phân kỳ có tiêu cự (-0,5 m).
Thấu kính ta xét trong chương trình:
-
A.
là thấu kính mỏng, có hai mặt giới hạn là hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng.
-
B.
là thấu kính mỏng, có hai mặt giới hạn là hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu.
-
C.
là thấu kính có độ dày tùy ý, có hai mặt giới hạn là hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng.
-
D.
là thấu kính có độ dày tùy ý, có hai mặt giới hạn là hai mặt cầu hoặc một mặt cầu và một mặt phẳng.
Một học sinh đang ngắm chừng một tiêu bản qua kính hiển vi. Đáp án nào sau đây đúng?
-
A.
Tiêu bản phải nằm trong khoảng O1F1 của vật kính.
-
B.
Tiêu bản phải nằm ngoài khoảng O1F1 của vật kính và rất gần F1.
-
C.
Ảnh thật A1B1 của tiêu bản rơi vào khoảng O2F2 của thị kính.
-
D.
Ảnh cuối cùng A2B2 tạo bởi thị kính là ảnh thật rơi vào khoảng thấy rõ của mắt.
Chọn câu trả lời sai
-
A.
Lăng kính là môi trường trong suốt đồng tính và đẳng hướng được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song.
-
B.
Tia sáng đơn sắc qua lăng kính sẽ luôn luôn bị lệch về phía đáy.
-
C.
Tia sáng không đơn sắc qua lăng kính thì chùm tia ló sẽ bị tán sắc
-
D.
Góc lệch của tia đơn sắc qua lăng kính là D = i + i' – A
Khi chiếu tia sáng đơn sắc màu vàng vào mặt bên của lăng kính có góc chiết quang \(A = {60^0}\) dưới góc tới i1 thì tia ló ra khỏi mặt AC lệch về đáy và cho góc lệch cực tiểu. Nếu thay ánh sáng màu vàng bằng ánh sáng màu đỏ thì góc lệch giữa tia tới và tia ló là bao nhiêu? Biết chiết suất của chất làm lăng kính đối với tia vàng và tia đỏ lần lượt là \({n_V} = 1,52;{n_d} = 1,49\)
-
A.
46,870
-
B.
49,460
-
C.
600
-
D.
36,330
Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kì thu được ảnh A'B' là
-
A.
ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
-
B.
ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
-
C.
ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
-
D.
ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.
Một thấu kính có tiêu cự (- 20 cm). Vật sáng AB vuông góc với trục chính thấu kính tại A, cách thấu kính 20 cm. Ảnh tạo bởi thấu kính
-
A.
ở vô cực, vô cùng lớn.
-
B.
ảo, cách thấu kính 20 cm, cùng chiều với vật, cao bằng vật.
-
C.
thật, cách thấu kính 10 cm, ngược chiều với vật, cao bằng nửa vật.
-
D.
ảo, cách thấu kính 10 cm, cùng chiều với vật, cao bằng nửa vật.
Đặt vật sáng phẳng, nhỏ trước thấu kính phân kì tiêu cự \(f = - 10\,\,cm\), cách thấu kính \(d = 20\,\,cm\). Ảnh thu được
-
A.
lớn hơn vật \(2\) lần
-
B.
cao bằng vật
-
C.
nhỏ hơn vật \(2\) lần
-
D.
nhỏ hơn vật 3 lần
Một vật AB đặt cách mắt 5m. Hãy xác định độ cao tối thiểu của vật AB để mắt phân biệt được hai điểm A, B. Biết năng suất phân li của mắt \({\alpha _{\min }} = {3.10^{ - 4}}\left( {ra{\rm{d}}} \right)\)
-
A.
2 mm
-
B.
1 mm
-
C.
1,5 mm
-
D.
2,5 mm
Vật kính của một kính thiên văn học sinh gồm vật kính có tiêu cự \({f_1} = 120cm\), thị kính có tiêu cự \({f_2} = 4cm\). Một học sinh có điểm cực viễn cách mắt \(50cm\) quan sát ảnh của Mặt Trăng qua kính thiên văn nói trên sao cho mắt không điều tiết. Tính khoảng cách giữa hai kính?
-
A.
116,3cm
-
B.
53,7cm
-
C.
120cm
-
D.
123,7cm
Lời giải và đáp án
Cách thực hiện nào sau đây vẫn cho phép ngắm chừng ở vô cực?
-
A.
Dời vật
-
B.
Dời thấu kính
-
C.
Dời mắt
-
D.
Không có cách nào
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức tính độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: \({G_\infty } = \frac{{O{C_C}}}{f}\)
Ta có: \({G_\infty } = \frac{{O{C_C}}}{f}\)
\({G_\infty }\) - không phụ thuộc vào khoảng cách kính - Mắt
=> Để tiếp tục ngắm chừng ở vô cực ta có thể dời mắt
Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt
-
B.
khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt cong dần lên
-
C.
Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống
-
D.
khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống
Đáp án : C
A - sai vì không phải lúc nào mắt cũng có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt
B - sai vì khi nhìn các vật ở xa trên trục của mắt, cơ vòng dãn ra và thủy tinh thể tự xẹp xuống
C - đúng
D - sai vì khi nhìn vật ở gần mắt hơn thì các cơ vòng co lại làm độ cong của thủy tinh thể tăng lên
Một người cao tuổi đeo kính lão có độ tụ \(D = + 2dp\).
-
A.
Đây là thấu kính hội tụ có tiêu cự 2 m.
-
B.
Đây là thấu kính phân kỳ có tiêu cự (-2 m).
-
C.
Đây là thấu kính hội tụ có tiêu cự 0,5 m.
-
D.
Đây là thấu kính phân kỳ có tiêu cự (-0,5 m).
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết về độ tụ của thấu kính
+ Với thấu kính hội tụ \(D > 0\) , thấu kính phân kì \(D < 0\)
+ Vận dụng biểu thức tính độ tụ của thấu kính: \(D = \frac{1}{f}\)
Ta có:
+ Tiêu cự của thấu kính: \(f = \frac{1}{D} = \frac{1}{2} = 0,5m\)
Thấu kính ta xét trong chương trình:
-
A.
là thấu kính mỏng, có hai mặt giới hạn là hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng.
-
B.
là thấu kính mỏng, có hai mặt giới hạn là hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu.
-
C.
là thấu kính có độ dày tùy ý, có hai mặt giới hạn là hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng.
-
D.
là thấu kính có độ dày tùy ý, có hai mặt giới hạn là hai mặt cầu hoặc một mặt cầu và một mặt phẳng.
Đáp án : A
Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng.
Một học sinh đang ngắm chừng một tiêu bản qua kính hiển vi. Đáp án nào sau đây đúng?
-
A.
Tiêu bản phải nằm trong khoảng O1F1 của vật kính.
-
B.
Tiêu bản phải nằm ngoài khoảng O1F1 của vật kính và rất gần F1.
-
C.
Ảnh thật A1B1 của tiêu bản rơi vào khoảng O2F2 của thị kính.
-
D.
Ảnh cuối cùng A2B2 tạo bởi thị kính là ảnh thật rơi vào khoảng thấy rõ của mắt.
Đáp án : B
A - sai vì tiêu bản phải nằm ngoài khoảng O1F1 và gần F1
B - đúng
C – sai vì: ảnh A1B1 là ảnh thật
D – sai vì: ảnh cuối cùng A2B2 là ảnh ảo
Chọn câu trả lời sai
-
A.
Lăng kính là môi trường trong suốt đồng tính và đẳng hướng được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song.
-
B.
Tia sáng đơn sắc qua lăng kính sẽ luôn luôn bị lệch về phía đáy.
-
C.
Tia sáng không đơn sắc qua lăng kính thì chùm tia ló sẽ bị tán sắc
-
D.
Góc lệch của tia đơn sắc qua lăng kính là D = i + i' – A
Đáp án : B
A, C, D - đúng
B- sai vì: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn hơn chiết suất của lăng kính thì tia ló sẽ lệch về phía đỉnh
Khi chiếu tia sáng đơn sắc màu vàng vào mặt bên của lăng kính có góc chiết quang \(A = {60^0}\) dưới góc tới i1 thì tia ló ra khỏi mặt AC lệch về đáy và cho góc lệch cực tiểu. Nếu thay ánh sáng màu vàng bằng ánh sáng màu đỏ thì góc lệch giữa tia tới và tia ló là bao nhiêu? Biết chiết suất của chất làm lăng kính đối với tia vàng và tia đỏ lần lượt là \({n_V} = 1,52;{n_d} = 1,49\)
-
A.
46,870
-
B.
49,460
-
C.
600
-
D.
36,330
Đáp án : D
Khi tia màu vàng cho góc lệch cực tiểu, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{i_{1v}} = {i_{2v}} = i\\{r_{1v}} = {r_{2v}} = \frac{A}{2} = {30^0}\end{array} \right.\)
Áp dụng định luật khúc xạ, ta có: \(\sin i = {n_v}{{\mathop{\rm sinr}\nolimits} _{1v}} = 1,52.\sin {30^0} = 0,76 \to i = {49,46^0}\)
+ Khi thay bằng tia đỏ:
\(\begin{array}{l}\sin i = {n_d}{{\mathop{\rm sinr}\nolimits} _{1d}} \to {{\mathop{\rm sinr}\nolimits} _{1d}} = \frac{{\sin {{49,46}^0}}}{{{n_d}}} = 0.51 \to {r_{1{\rm{d}}}} = {30,67^0}\\A = {r_{1{\rm{d}}}} + {r_{2{\rm{d}}}} \to {r_{2{\rm{d}}}} = A - {r_{1{\rm{d}}}} = 60 - 30,67 = {29,33^0}\\\sin {i_{2{\rm{d}}}} = n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_{2{\rm{d}}}} = 1,49.\sin 29,33 = 0,73 \to {i_{2{\rm{d}}}} = {46,87^0}\\D = i + {i_{2{\rm{d}}}} - A = 49,46 + 46,87 - 60 = {36,33^0}\end{array}\)
Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kì thu được ảnh A'B' là
-
A.
ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
-
B.
ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
-
C.
ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
-
D.
ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.
Đáp án : B
Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật
Vật sáng đặt trước thấu kính phân kì, luôn cho ảnh A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật
Một thấu kính có tiêu cự (- 20 cm). Vật sáng AB vuông góc với trục chính thấu kính tại A, cách thấu kính 20 cm. Ảnh tạo bởi thấu kính
-
A.
ở vô cực, vô cùng lớn.
-
B.
ảo, cách thấu kính 20 cm, cùng chiều với vật, cao bằng vật.
-
C.
thật, cách thấu kính 10 cm, ngược chiều với vật, cao bằng nửa vật.
-
D.
ảo, cách thấu kính 10 cm, cùng chiều với vật, cao bằng nửa vật.
Đáp án : D
+ Xác định loại thấu kính
+ Tính chất ảnh qua kính phân kì
+ Sử dụng công thức thấu kính:
\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)
+ Sử dụng công thức xác định độ phóng đại ảnh: \(k = - \frac{{d'}}{d} = \frac{{\overline {A'B'} }}{{\overline {AB} }}\)
Ta có:
+ Tiêu cự \(f = - 20cm < 0 \to \) thấu kính phân kì
+ Vật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
+ \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \to d' = \frac{{df}}{{d - f}} = \frac{{20.\left( { - 20} \right)}}{{20 - \left( { - 20} \right)}} = - 10cm\)
+ Độ phóng đại:
\(k = - \frac{{d'}}{d} = - \frac{{ - 10}}{{20}} = \frac{1}{2}\)
Đặt vật sáng phẳng, nhỏ trước thấu kính phân kì tiêu cự \(f = - 10\,\,cm\), cách thấu kính \(d = 20\,\,cm\). Ảnh thu được
-
A.
lớn hơn vật \(2\) lần
-
B.
cao bằng vật
-
C.
nhỏ hơn vật \(2\) lần
-
D.
nhỏ hơn vật 3 lần
Đáp án : D
Công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} = \dfrac{1}{f}\)
Độ phóng đại của ảnh: \(\dfrac{{A'B'}}{{AB}} = \left| {\dfrac{{d'}}{d}} \right|\)
Ta có công thức thấu kính:
\(\dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} = \dfrac{1}{f} \Rightarrow \dfrac{1}{{20}} + \dfrac{1}{{d'}} = \dfrac{1}{{ - 10}} \Rightarrow d' = - \dfrac{{20}}{3}\,\,\left( {cm} \right)\)
Độ phóng đại của ảnh là:
\(\dfrac{{A'B'}}{{AB}} = \left| {\dfrac{{d'}}{d}} \right| = \left| {\dfrac{{\dfrac{{ - 20}}{3}}}{{20}}} \right| = \dfrac{1}{3}\) → ảnh nhỏ hơn vật 3 lần
Một vật AB đặt cách mắt 5m. Hãy xác định độ cao tối thiểu của vật AB để mắt phân biệt được hai điểm A, B. Biết năng suất phân li của mắt \({\alpha _{\min }} = {3.10^{ - 4}}\left( {ra{\rm{d}}} \right)\)
-
A.
2 mm
-
B.
1 mm
-
C.
1,5 mm
-
D.
2,5 mm
Đáp án : C
+ Sử dụng công thức tính góc trông vật của mắt: \(\tan \alpha = \frac{{AB}}{l}\)
+ Sử dụng công thức gần đúng: \(\tan \alpha \approx \alpha \) khi \(\alpha \ll \)
+ Áp dụng điều kiện để mắt phân biệt được 2 điểm A, B là: \(\alpha \ge {\alpha _{\min }}\)
Ta có:
+ Góc trông vật của mắt: \(\tan \alpha = \frac{{AB}}{l}\) (với \(l\) là khoảng cách từ mắt đến vật AB)
+ Vì góc trông nhỏ, nên ta có: \(\tan \alpha \approx \alpha = \frac{{AB}}{l}\)
+ Điều kiện để mắt phân biệt được 2 điểm A, B là: \(\alpha \ge {\alpha _{\min }}\)
\( \to \frac{{AB}}{l} \ge {\alpha _{\min }} \to AB \ge l.{\alpha _{\min }} = {5.3.10^{ - 4}} = 1,{5.10^{ - 3}}m = 1,5mm\)
Vậy chiều cao tối thiểu của vật là \(1,5mm\)
Vật kính của một kính thiên văn học sinh gồm vật kính có tiêu cự \({f_1} = 120cm\), thị kính có tiêu cự \({f_2} = 4cm\). Một học sinh có điểm cực viễn cách mắt \(50cm\) quan sát ảnh của Mặt Trăng qua kính thiên văn nói trên sao cho mắt không điều tiết. Tính khoảng cách giữa hai kính?
-
A.
116,3cm
-
B.
53,7cm
-
C.
120cm
-
D.
123,7cm
Đáp án : D
+ Vị trí ảnh đối với mắt không điều tiết:
+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)
+ Mắt quan sát ảnh ảo \({A_2}{B_2}\) ở trạng thái mắt không điều tiết nên \({A_2}{B_2}\) ở cực viễn của mắt tức \({d_2}' = - {O_2}{A_2} = - O{V_V} = - 50cm\)
\( \Rightarrow {A_1}{B_1}\) cách thị kính \({d_2} = {O_2}{A_1} = \dfrac{{{d_2}'{f_2}}}{{{d_2}' - {f_2}}} = \dfrac{{ - 50.4}}{{ - 50 - 4}} = 3,7cm\)
+ Khoảng cách giữa hai kính \({O_1}{O_2} = {f_1} + {d_2} = 120 + 3,7 = 123,7cm\)