Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Suất điện động tự cảm được xác định bởi biểu thức nào sau đây?

  • A.

    \({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)

  • B.

    \({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta u}}{{\Delta t}}\)

  • C.

    \({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)

  • D.

    \({e_{tc}} = - C\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)

Câu 2 :

Nguyên nhân gây ra suất điện động cảm ứng trong thanh dây dẫn chuyển động trong từ trường là:

  • A.

    Lực hóa học tác dụng lên các electron làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh

  • B.

    Lực Lorenxơ tác dụng lên các electron làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh

  • C.

    Lực ma sát giữa thanh và môi trường ngoài làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh

  • D.

    Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không có dòng điện đặt trong từ trường làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A.

    Đặt bàn tay trái hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.

  • B.

    Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.

  • C.

     Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.

  • D.

    Đặt bàn tay trái hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.

Câu 4 :

Đơn vị của hệ số tự cảm là Henri (H) tương đương với:

  • A.

    J.A2

  • B.

    J/A2

  • C.

    V.A2

  • D.

    V/A2

Câu 5 :

Khi cho tấm kim loại bằng đồng hay nhôm dao động trong từ trường của nam châm, ta thấy:

  • A.

    Tấm kim loại dao động điều hòa

  • B.

    Tấm kim loại dao động tuần hoàn

  • C.

    Tấm kim loại chỉ dao động trong khoảng thời gian ngắn rồi dừng lại

  • D.

    Tấm kim loại không dao động

Câu 6 :

Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:

  • A.

    \({e_C} = \frac{{\left| {\Delta \Phi } \right|}}{{\Delta t}}\)

  • B.

    \({e_C} = \left| {\Delta \Phi } \right|\Delta t\)

  • C.

    \({e_C} = \frac{{\left| {\Delta t} \right|}}{{\Delta \Phi }}\)

  • D.

    \({e_C} = - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}\)

Câu 7 :

Chọn một đáp án sai khi nói về dòng điện Fu-cô:

  • A.

    Hiện tượng xuất hiện dòng điện Fu-cô thực chất là hiện tượng cảm ứng điện từ

  • B.

    Chiều của dòng điện Fu-cô cũng được xác định bằng định luật Jun-lenxơ

  • C.

    Dòng điện Fu-cô trong lõi sắt của máy biến thế là dòng điện có hại

  • D.

    Dòng điện Fu-cô có tính chất xoáy

Câu 8 :

Một diện tích \(S\) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ \(B\), góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là \(\alpha \). Từ thông qua diện tích \(S\) được tính theo công thức:

  • A.

    \(\Phi  = {\rm{ }}BS.sin\alpha \)

  • B.

    \(\Phi  = {\rm{ }}BS.cos\alpha \)

  • C.

    \(\Phi  = {\rm{ }}BS.tan\alpha \)

  • D.

    \(\Phi  = {\rm{ }}BS.\cot \alpha \)

Câu 9 :

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có diện tích 200cm2, ban đầu ở vị trí song song với các đường sức từ của một từ trường đều có độ lớn B = 0,01T. Khung quay đều trong thời gian \(\Delta t = 0,04{\rm{s}}\)  đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là:

  • A.

    5.10-3V

  • B.

    0V

  • C.

    -5.10-3V

  • D.

    2,5.10-3V

Câu 10 :

Cho hệ thống như hình vẽ:

Thanh MN có chiều dài \(20cm\) chuyển động với vận tốc \(2m/s\) trong từ trường đều \(B{\rm{ }} = 0,04T\). Tụ điện có điện dung \(C = 2\mu F\). Độ lớn điện tích của tụ điện:

  • A.

    0,32nC

  • B.

    0,16nC

  • C.

    16nC

  • D.

    32nC

Câu 11 :

 Một ống dây dài 50cm có 2500 vòng dây. Đường kính của ống bằng 2cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01s dòng điện tăng từ 0 đến 1,5A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn:

  • A.

    1,48V

  • B.

    0,49V

  • C.

    0,75V

  • D.

    0,05V

Câu 12 :

Một thanh dẫn điện dài \(40{\rm{ }}\left( {cm} \right)\), chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều, cảm ứng từ bằng \(0,4{\rm{ }}\left( T \right)\). Vectơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh và hợp với các đường sức từ một góc \({30^0}\). Suất điện động giữa hai đầu thanh bằng \(0,2{\rm{ }}\left( V \right)\). Vận tốc của thanh là:

  • A.

    \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}0,0125{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\)

  • B.

    \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}0,025{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\)

  • C.

    \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}2,5{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\)

  • D.

    \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}1,25{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Suất điện động tự cảm được xác định bởi biểu thức nào sau đây?

  • A.

    \({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)

  • B.

    \({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta u}}{{\Delta t}}\)

  • C.

    \({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)

  • D.

    \({e_{tc}} = - C\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Suất điện động tự cảm được xác định bởi biểu thức: \({e_{tc}} =  - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)

Câu 2 :

Nguyên nhân gây ra suất điện động cảm ứng trong thanh dây dẫn chuyển động trong từ trường là:

  • A.

    Lực hóa học tác dụng lên các electron làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh

  • B.

    Lực Lorenxơ tác dụng lên các electron làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh

  • C.

    Lực ma sát giữa thanh và môi trường ngoài làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh

  • D.

    Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không có dòng điện đặt trong từ trường làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân gây ra suất điện động cảm ứng trong thanh dây dẫn chuyển động trong từ trường là do lực Lorenxơ tác dụng lên các electron làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A.

    Đặt bàn tay trái hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.

  • B.

    Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.

  • C.

     Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.

  • D.

    Đặt bàn tay trái hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc bàn tay phải xác định chiều suất điện động trong thanh

Lời giải chi tiết :

Quy tắc bàn tay phải để xác định chiều của suất điện động trong thanh:

Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra \({90^0}\) hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.

Câu 4 :

Đơn vị của hệ số tự cảm là Henri (H) tương đương với:

  • A.

    J.A2

  • B.

    J/A2

  • C.

    V.A2

  • D.

    V/A2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}L{i^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}L{i^2} \to L = \frac{{2{\rm{W}}}}{{{i^2}}}\)

+ Năng lượng từ trường có đơn vị là: J

+ Cường độ dòng điện có đơn vị là: A

\( \to 1H = 1J/{A^2}\)

Câu 5 :

Khi cho tấm kim loại bằng đồng hay nhôm dao động trong từ trường của nam châm, ta thấy:

  • A.

    Tấm kim loại dao động điều hòa

  • B.

    Tấm kim loại dao động tuần hoàn

  • C.

    Tấm kim loại chỉ dao động trong khoảng thời gian ngắn rồi dừng lại

  • D.

    Tấm kim loại không dao động

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cho tấm kim loại (đồng hay nhôm) dao động trong từ trường của nam châm.

Ta thấy tấm kim loại chỉ dao động trong khoảng thời gian ngắn rồi dừng lại.

Câu 6 :

Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:

  • A.

    \({e_C} = \frac{{\left| {\Delta \Phi } \right|}}{{\Delta t}}\)

  • B.

    \({e_C} = \left| {\Delta \Phi } \right|\Delta t\)

  • C.

    \({e_C} = \frac{{\left| {\Delta t} \right|}}{{\Delta \Phi }}\)

  • D.

    \({e_C} = - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định bởi biểu thức: \({e_C} = \frac{{\left| {\Delta \Phi } \right|}}{{\Delta t}}\)

Câu 7 :

Chọn một đáp án sai khi nói về dòng điện Fu-cô:

  • A.

    Hiện tượng xuất hiện dòng điện Fu-cô thực chất là hiện tượng cảm ứng điện từ

  • B.

    Chiều của dòng điện Fu-cô cũng được xác định bằng định luật Jun-lenxơ

  • C.

    Dòng điện Fu-cô trong lõi sắt của máy biến thế là dòng điện có hại

  • D.

    Dòng điện Fu-cô có tính chất xoáy

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A, C, D- đúng

B- sai vì: chiều của dòng điện Fu-cô không được xác định bằng định luật Jun-lenxơ

Câu 8 :

Một diện tích \(S\) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ \(B\), góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là \(\alpha \). Từ thông qua diện tích \(S\) được tính theo công thức:

  • A.

    \(\Phi  = {\rm{ }}BS.sin\alpha \)

  • B.

    \(\Phi  = {\rm{ }}BS.cos\alpha \)

  • C.

    \(\Phi  = {\rm{ }}BS.tan\alpha \)

  • D.

    \(\Phi  = {\rm{ }}BS.\cot \alpha \)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức xác định từ thông qua diện tích \(S\)

Lời giải chi tiết :

Một diện tích \(S\) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ \(B\), góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là \(\alpha \)

Từ thông qua diện tích \(S\) được tính theo công thức \(\Phi  = BScos\alpha \)

Câu 9 :

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có diện tích 200cm2, ban đầu ở vị trí song song với các đường sức từ của một từ trường đều có độ lớn B = 0,01T. Khung quay đều trong thời gian \(\Delta t = 0,04{\rm{s}}\)  đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là:

  • A.

    5.10-3V

  • B.

    0V

  • C.

    -5.10-3V

  • D.

    2,5.10-3V

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính suất điện động cảm ứng: \({e_c} =  - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Lúc đầu: \(\overrightarrow n  \bot \overrightarrow B  \to {\Phi _1} = 0\)

+ Lúc sau: \(\overrightarrow n {\rm{//}}\overrightarrow B  \to {\Phi _2} = BS = 0,{01.200.10^{ - 4}} = {2.10^{ - 4}}({\rm{W}}b)\)

Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung: \({e_c} =  - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}} =  - \frac{{{\Phi _2} - {\Phi _1}}}{{\Delta t}} =  - \frac{{{{2.10}^{ - 4}} - 0}}{{0,04}} =  - {5.10^{ - 3}}V\)

Câu 10 :

Cho hệ thống như hình vẽ:

Thanh MN có chiều dài \(20cm\) chuyển động với vận tốc \(2m/s\) trong từ trường đều \(B{\rm{ }} = 0,04T\). Tụ điện có điện dung \(C = 2\mu F\). Độ lớn điện tích của tụ điện:

  • A.

    0,32nC

  • B.

    0,16nC

  • C.

    16nC

  • D.

    32nC

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính suất điện động trên thanh:

+ Áp dụng biểu thức tính điện tích trên tụ: q = CU

Lời giải chi tiết :

Khi thanh MN chuyển động thì thanh MN xem như nguồn điện có suất điện động có độ lớn: \({e_C} = Blv\sin {90^0} = 0,04.0,2.2 = 0,016V\)

Nguồn điện MN sẽ nạp điện cho tụ C nên điện tích của tụ C là:

\(q = C{e_C} = {2.10^{ - 6}}.0,016 = 3,{2.10^{ - 8}}(C) = 32\left( {nC} \right)\)

Câu 11 :

 Một ống dây dài 50cm có 2500 vòng dây. Đường kính của ống bằng 2cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01s dòng điện tăng từ 0 đến 1,5A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn:

  • A.

    1,48V

  • B.

    0,49V

  • C.

    0,75V

  • D.

    0,05V

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định hệ số tự cảm: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S\)

+ Áp dụng biêu thức xác định độ lớn của suất điện động tự cảm: \(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\frac{{\left| {\Delta i} \right|}}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Hệ số tự cảm của ống dây:

\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}\pi \frac{{{d^2}}}{4} = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{{2500}^2}}}{{0,5}}\pi \frac{{0,{{02}^2}}}{4} = {5.10^{ - 3}}H\)

+ Suất điện động tự cảm trong ống dây: \(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\frac{{\left| {\Delta i} \right|}}{{\Delta t}} = {5.10^{ - 3}}.\frac{{\left| {1,5 - 0} \right|}}{{0,01}} = 0,75V\)

Câu 12 :

Một thanh dẫn điện dài \(40{\rm{ }}\left( {cm} \right)\), chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều, cảm ứng từ bằng \(0,4{\rm{ }}\left( T \right)\). Vectơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh và hợp với các đường sức từ một góc \({30^0}\). Suất điện động giữa hai đầu thanh bằng \(0,2{\rm{ }}\left( V \right)\). Vận tốc của thanh là:

  • A.

    \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}0,0125{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\)

  • B.

    \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}0,025{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\)

  • C.

    \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}2,5{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\)

  • D.

    \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}1,25{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính suất điện động cảm ứng trong thanh: \(\left| {{e_c}} \right| = Bvl\sin \theta \) với \(\theta {\rm{ = }}\left( {\overrightarrow v ,\overrightarrow B } \right)\)

Lời giải chi tiết :

Suất điện động cảm ứng trong thanh: \(\left| {{e_c}} \right| = Bvl\sin \theta \) với \(\theta {\rm{ = }}\left( {\overrightarrow v ,\overrightarrow B } \right)\)

Theo đề bài, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}B = 0,4T\\l = 40cm = 0,4m\\\theta  = {30^0}\\{e_c} = 0,2V\end{array} \right.\)

=> \(v = \dfrac{{{e_c}}}{{Bl\sin \theta }} = \dfrac{{0,2}}{{0,4.0,4.\sin {{30}^0}}} = 2,5m/s\)

Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 4

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 4

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 4

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Từ trường - Đề số 4

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Từ trường - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Từ trường - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Từ trường - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 04

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 03

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 01

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 04

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 03

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 01

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 04

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 03

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 01

Xem chi tiết

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.