Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 3
Đề bài
Kính lúp là dụng cụ quang dùng để
-
A.
bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông của các vật nhỏ
-
B.
tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và thu trên màn để quan sát vật rõ hơn
-
C.
bổ trợ cho mắt cận thị quan sát được những vật ở rất xa
-
D.
tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và trong giới hạn nhìn rõ của mắt
Một học sinh đeo kính cận có độ tụ \(D=-2dp\). Tiêu cự của thấu kính này là:
-
A.
0,5m
-
B.
-0,5m
-
C.
2m
-
D.
-2m
Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những
-
A.
vật rất nhỏ ở gần
-
B.
vật nhỏ ở ngang trước vật kính
-
C.
thiên thể ở xa
-
D.
ngôi nhà cao tầng
Trên vành kính lúp có ghi 10x , tiêu cự của kính là:
-
A.
10m
-
B.
10cm
-
C.
2,5m
-
D.
2,5cm
Ý kiến nào sau đây không đúng về kính hiển vi?
-
A.
Kính hiển vi bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật rất nhỏ bằng cách tạo ra ảnh ảo có góc trông và số bội giác rất lớn so với kính lúp.
-
B.
Vật kính có là thấu kính hội tụ có tiêu cự cỡ vài mm, thị kính là kính lúp giúp quan sát ảnh tạo bởi vật kính.
-
C.
Vật kính và thị kính được ghép đồng trục và khoảng cách giữa hai kính thay đổi được khi ngắm chừng.
-
D.
Khoảng cách \(\delta = {F_1}'{F_2}\) gọi là độ dài quang học của kính hiển vi.
Dùng thấu kính A hứng ánh sáng Mặt Trời, thấy ánh sáng tập trung vào một điểm. Dùng thấu kính B hứng ánh sáng Mặt Trời, thấy ánh sáng không thể tập trung vào một điểm.
-
A.
Thấu kính A là thấu kính hội tụ; B là thấu kính hội tụ.
-
B.
Thấu kính A là thấu kính hội tụ; B là thấu kính phân kỳ.
-
C.
Thấu kính A là thấu kính phân kỳ; B là thấu kính hội tụ.
-
D.
Thấu kính A là thấu kính phân kỳ; B là thấu kính phân kỳ.
Khi nói về cấu tạo của kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
-
B.
Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cứ rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
-
C.
Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn
-
D.
Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
Một kính thiên văn, vật kính có tiêu cự \({f_1} = 10m\), thị kính có tiêu cự \(5{\rm{ }}cm\). Người quan sát mắt bình thường, ngắm chừng không điều tiết. Số bội giác vô cực của kính thiên văn này là:
-
A.
200
-
B.
20
-
C.
2
-
D.
201
Đặt một vật sáng AB trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f =20cm. Cách vật AB một đoạn 90cm, người ta đặt một màn hứng. Ta phải đặt thấu kính ở vị trí cách vật bao nhiêu thì thu được ảnh rõ nét trên màn?
-
A.
30cm hoặc 60cm
-
B.
20cm hoặc 50cm
-
C.
25cm hoặc 75cm
-
D.
10cm hoặc 40cm
Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến vô cùng, dùng một kính lúp có độ tụ +20dp. Số bội giác của kính khi người này ngắm chừng không điều tiết là:
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
6
-
D.
5,5
Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 4mm, thị kính có tiêu cự 20mm. Biết độ dài quang học bằng 156mm. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở vô cực là
-
A.
4,00000mm
-
B.
4,10256mm
-
C.
1,10165mm
-
D.
4,10354mm
Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự 90 cm, thị kính có tiêu cự 2,5 cm. Người quan sát có điểm cực cận cách mắt 20 cm, điểm cực viễn ở vô cực, đặt mắt sát thị kính để quan sát một chòm sao. Tính khoảng cách giữa vật kính và thị kính khi ngắm chừng ở cực cận?
-
A.
112,5cm
-
B.
92,5cm
-
C.
90cm
-
D.
92,2cm
Lời giải và đáp án
Kính lúp là dụng cụ quang dùng để
-
A.
bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông của các vật nhỏ
-
B.
tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và thu trên màn để quan sát vật rõ hơn
-
C.
bổ trợ cho mắt cận thị quan sát được những vật ở rất xa
-
D.
tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và trong giới hạn nhìn rõ của mắt
Đáp án : A
Kính lúp là dụng cụ quang dùng để bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông của các vật nhỏ
Một học sinh đeo kính cận có độ tụ \(D=-2dp\). Tiêu cự của thấu kính này là:
-
A.
0,5m
-
B.
-0,5m
-
C.
2m
-
D.
-2m
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức tính độ tụ của thấu kính: \(D = \frac{1}{f}\)
Ta có: \(D = \frac{1}{f} \to f = \frac{1}{D} = \frac{1}{{ - 2}} = - 0,5m\)
Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những
-
A.
vật rất nhỏ ở gần
-
B.
vật nhỏ ở ngang trước vật kính
-
C.
thiên thể ở xa
-
D.
ngôi nhà cao tầng
Đáp án : C
Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những vật ở rất xa
Trên vành kính lúp có ghi 10x , tiêu cự của kính là:
-
A.
10m
-
B.
10cm
-
C.
2,5m
-
D.
2,5cm
Đáp án : D
+ Cách đọc thông số trên kính lúp
+ Vận dụng biểu thức tính số bội giác tại vô cực: \({G_\infty } = \frac{Đ}{f} = \frac{{25}}{f}\)
Ta có trên vành kính lúp ghi \(10{\rm{x}} \to {{\rm{G}}_\infty } = 10\)
Mặt khác, \({G_\infty } = \frac{Đ}{f} = \frac{{25}}{f} \to f = \frac{{25}}{{10}} = 2,5cm\)
Ý kiến nào sau đây không đúng về kính hiển vi?
-
A.
Kính hiển vi bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật rất nhỏ bằng cách tạo ra ảnh ảo có góc trông và số bội giác rất lớn so với kính lúp.
-
B.
Vật kính có là thấu kính hội tụ có tiêu cự cỡ vài mm, thị kính là kính lúp giúp quan sát ảnh tạo bởi vật kính.
-
C.
Vật kính và thị kính được ghép đồng trục và khoảng cách giữa hai kính thay đổi được khi ngắm chừng.
-
D.
Khoảng cách \(\delta = {F_1}'{F_2}\) gọi là độ dài quang học của kính hiển vi.
Đáp án : C
A, B, D - đúng
C - sai vì: khoảng cách giữa vật kính và thị kính được giữ không đổi
Dùng thấu kính A hứng ánh sáng Mặt Trời, thấy ánh sáng tập trung vào một điểm. Dùng thấu kính B hứng ánh sáng Mặt Trời, thấy ánh sáng không thể tập trung vào một điểm.
-
A.
Thấu kính A là thấu kính hội tụ; B là thấu kính hội tụ.
-
B.
Thấu kính A là thấu kính hội tụ; B là thấu kính phân kỳ.
-
C.
Thấu kính A là thấu kính phân kỳ; B là thấu kính hội tụ.
-
D.
Thấu kính A là thấu kính phân kỳ; B là thấu kính phân kỳ.
Đáp án : B
Ta có: Thấu kính hội tụ làm hội tụ chùm tia sáng tới, thấu kính phân kì làm phân kì chùm tia sáng tới
=> Thấu kính A là thấu kính hội tụ, B là thấu kính phân kì.
Khi nói về cấu tạo của kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
-
B.
Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cứ rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
-
C.
Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn
-
D.
Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
Đáp án : B
Cấu tạo của kính hiển vi:
+ Vật kính là một thấu kính hội tụ (hoặc hệ thấu kính có tác dụng như thấu kính hội tụ) có tiêu cự rất nhỏ (cỡ vài mm).
+ Thị kính là kính lúp dùng để quan sát ảnh của vật tạo bởi vật kính.
Vật kính và thị kính gắn đồng trục ở hai đầu một ống hình trụ
=> A, C, D - sai
B - đúng
Một kính thiên văn, vật kính có tiêu cự \({f_1} = 10m\), thị kính có tiêu cự \(5{\rm{ }}cm\). Người quan sát mắt bình thường, ngắm chừng không điều tiết. Số bội giác vô cực của kính thiên văn này là:
-
A.
200
-
B.
20
-
C.
2
-
D.
201
Đáp án : A
Sử dụng biểu thức xác định số bội giác: \({G_\infty } = \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}}\)
Ta có,
+ Tiêu cự của vật kính: \({f_1} = 10m\)
+ Tiêu cự của thị kính: \({f_2} = 5cm\)
=> Số bội giác của kính thiên văn: \({G_\infty } = \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}} = \frac{{10}}{{0,05}} = 200\)
Đặt một vật sáng AB trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f =20cm. Cách vật AB một đoạn 90cm, người ta đặt một màn hứng. Ta phải đặt thấu kính ở vị trí cách vật bao nhiêu thì thu được ảnh rõ nét trên màn?
-
A.
30cm hoặc 60cm
-
B.
20cm hoặc 50cm
-
C.
25cm hoặc 75cm
-
D.
10cm hoặc 40cm
Đáp án : A
+ Sử dụng công thức tính khoảng cách vật - ảnh: \(L = d + d'\)
+ Sử dụng công thức thấu kính:
\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)
+ Vì ảnh hứng trên màn nên: \(L = d + d' = 90cm\) (1)
+ Theo công thức thấu kính, ta có: $\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \to d' = \frac{{df}}{{d - f}}$ (2)
Thế (2) vào (1), ta được:
\(\begin{array}{l}d + \frac{{df}}{{d - f}} = L \leftrightarrow {d^2} - Ld + Lf = 0\\ \leftrightarrow {d^2} - 90{\rm{d}} + 90.20 = 0\\ \to \left[ \begin{array}{l}d = 30cm\\d = 60cm\end{array} \right.\end{array}\).
Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến vô cùng, dùng một kính lúp có độ tụ +20dp. Số bội giác của kính khi người này ngắm chừng không điều tiết là:
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
6
-
D.
5,5
Đáp án : B
+ Vận dụng biểu thức tính tiêu cự: \(f = \frac{1}{D}\)
+ Vận dụng biểu thức tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực: \({G_\infty } = \frac{Đ}{f}\)
+ Tiêu cự của kính lúp là: \(f = \frac{1}{D} = \frac{1}{{20}} = 0,05m = 5cm\)
+ Số bội của bội giác lúp khi ngắm chừng ở vô cực: \(G = \frac{Đ}{f} = \frac{{25}}{5} = 5\)
Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 4mm, thị kính có tiêu cự 20mm. Biết độ dài quang học bằng 156mm. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở vô cực là
-
A.
4,00000mm
-
B.
4,10256mm
-
C.
1,10165mm
-
D.
4,10354mm
Đáp án : B
+ Vận dụng biểu thức xác định vị trí ảnh qua vật kính khi ngắm chừng ở vô cực: \(d{'_1} = \delta + {f_1}\)
+ Áp dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)
Theo bài ra: \({f_1} = 4mm;{\rm{ }}{f_1} = 20mm;{\rm{ }}\delta = 156mm\) và Đ =25 cm
Khi ngắm chừng ở vô cực thì ảnh của vật qua vật kính tại tiêu diện của thị kính
\(d{'_1} = \delta + {f_1} = 16cm\)
\( \to {d_1} = \frac{{d{'_1}{f_1}}}{{d{'_1} - {f_1}}} = 4,102256mm\)
Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự 90 cm, thị kính có tiêu cự 2,5 cm. Người quan sát có điểm cực cận cách mắt 20 cm, điểm cực viễn ở vô cực, đặt mắt sát thị kính để quan sát một chòm sao. Tính khoảng cách giữa vật kính và thị kính khi ngắm chừng ở cực cận?
-
A.
112,5cm
-
B.
92,5cm
-
C.
90cm
-
D.
92,2cm
Đáp án : D
+ Vị trí vật: \({d_1} = \infty \)
+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)
Ta có:
+ Khi quan sát chòm sao: \({d_1} = \infty \to {d_1}' = {f_1} = 90cm\)
+ Khi ngắm chừng ở điểm cực cận:
\(\begin{array}{l}{d_2}' = - O{C_C} = - 20cm\\ \to {d_2} = \frac{{{d_2}'{f_2}}}{{{d_2}' - {f_2}}} = \frac{{ - 20.2,5}}{{ - 20 - 2,5}} = \frac{{20}}{9}cm\end{array}\)
+ Khoảng cách giữa vật kính và thị kính: \({O_1}{O_2} = {d_1}' + {d_2} = 90 + \frac{{20}}{9} = 92,2cm\)