Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 04
Đề bài
Hiện tượng nhiệt điện là:
-
A.
Hiện tượng dòng nhiệt điện trong một mạch kín gồm hai vật dẫn khi giữ mối hàn ở hai nhiệt độ khác nhau
-
B.
Hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt điện trong một mạch kín gồm hai vật dẫn khác nhau khi giữ mối hàn ở hai nhiệt độ khác nhau
-
C.
Hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt điện trong một mạch kín gồm hai vật dẫn khác nhau khi giữ mối hàn ở hai nhiệt độ giống nhau
-
D.
Hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt điện trong một mạch hở gồm hai vật dẫn khác nhau khi giữ mối hàn ở hai nhiệt độ khác nhau
Suất nhiệt điện động của một cặp nhiệt điện phụ thuộc vào
-
A.
nhiệt độ thấp hơn ở một trong 2 đầu cặp
-
B.
nhiệt độ cao hơn ở một trong hai đầu cặp
-
C.
hiệu nhiệt độ hai đầu cặp
-
D.
bản chất của chỉ một trong hai kim loại cấu tạo nên cặp
Dòng điện trong chân không sinh ra do chuyển động của:
-
A.
Các electron phát ra từ catốt
-
B.
Các electron mà ta đưa từ bên ngoài vào giữa các điện cực đặt trong chân không
-
C.
Các electron phát ra từ anốt bị đốt nóng đỏ
-
D.
Các ion khí còn dư trong chân không
Chọn phát biểu đúng?
-
A.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch axít mà anốt làm bằng chì.
-
B.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch bazơ mà anốt làm bằng chì.
-
C.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt làm bằng chất khác kim loại ấy.
-
D.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt làm bằng chính kim loại ấy.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Cấu tạo của điốt bán dẫn gồm một lớp tiếp xúc p-n
-
B.
Lớp chuyển tiếp p-n dẫn điện tốt theo một chiều từ n sang p
-
C.
Tia ca tốt mắt thường không nhìn thấy được
-
D.
Độ dẫn điện của chất bán dẫn tăng khi nhiệt độ tăng
Cặp nhiệt điện sắt - constantan có hệ số nhiệt điện động là 52 μV/K và điện trở trong r = 0,5 Ω. Nối cặp nhiệt điện này với điện kế G có điện trở trong là 20 Ω. Đặt một mối hàn của cặp nhiệt điện này trong không khí ở 20oC và nhúng mối hàn thứ hai vào trong lò điện có nhiệt độ 6200C. Xác định cường độ dòng điện chạy qua điện kế G.
-
A.
1,52A
-
B.
1,52mA
-
C.
31,2A
-
D.
31,2mA
Một bình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực làm bằng đồng có điện trở 5Ω. Bình điện phân được mắc vào nguồn điện có suất điện động 12V, điện trở trong 1Ω trong thời gian 16 phút 5 giây. Khối lượng đồng bám vào cực âm là:
-
A.
3,2 g.
-
B.
64 g.
-
C.
0,32 g.
-
D.
0,64 g.
Để bóc một lớp đồng dày có khối lượng 8,9.10-3g, bám trên bề mặt của một tấm kim loạingười ta dùng phương pháp điện phân dương cực tan. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là 0,01 A. Cho A = 64 g/mol và n = 2. Thời gian cần thiết là
-
A.
2683s
-
B.
1933s
-
C.
2318s
-
D.
1680s
Cường độ dòng điện bão hòa trong điốt chân không bằng 1mA. Số electron bứt ra khỏi catốt trong thời gian 1 giây là:
-
A.
6,25.1015
-
B.
1,6.1015
-
C.
3,75.1015
-
D.
3,2.1015
Khi nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế trong quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí, điều nào dưới đây là sai ?
-
A.
Khi U nhỏ, I tăng theo U
-
B.
Khi U đủ lớn, I đạt giá trị bão hòa
-
C.
U quá lớn, thì I tăng nhanh theo U
-
D.
Với mọi giá trị của U, thì I tăng tỉ lệ thuận
Hình nào trong các hình dưới đây mô tả đúng sơ đồ mắc điôt bán dẫn với nguồn điện ngoài U khi dòng điện I chạy qua nó theo chiều thuận ?
-
A.
Hình A
-
B.
Hình B
-
C.
Hình C
-
D.
Hình D
Cho mạch điện như hình vẽ:
\(E = 13,5V, r = 1\Omega\), \({R_1} = 3\Omega\), \({R_3} = {R_4} = 4\Omega\). Bình điện phân dung dịch CuSO4, anot bằng đồng, có điện trở \({R_2}= 4\Omega\). Cường độ dòng điện qua bình điện phân có giá trị?
-
A.
2,25 A
-
B.
4,5 A
-
C.
3 A
-
D.
1,5 A
Lời giải và đáp án
Hiện tượng nhiệt điện là:
-
A.
Hiện tượng dòng nhiệt điện trong một mạch kín gồm hai vật dẫn khi giữ mối hàn ở hai nhiệt độ khác nhau
-
B.
Hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt điện trong một mạch kín gồm hai vật dẫn khác nhau khi giữ mối hàn ở hai nhiệt độ khác nhau
-
C.
Hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt điện trong một mạch kín gồm hai vật dẫn khác nhau khi giữ mối hàn ở hai nhiệt độ giống nhau
-
D.
Hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt điện trong một mạch hở gồm hai vật dẫn khác nhau khi giữ mối hàn ở hai nhiệt độ khác nhau
Đáp án : B
Hiện tương nhiệt điện là hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt điện trong một mạch kín gồm hai vật dẫn khác nhau khi giữ mối hàn ở hai nhiệt độ khác nhau.
Suất nhiệt điện động của một cặp nhiệt điện phụ thuộc vào
-
A.
nhiệt độ thấp hơn ở một trong 2 đầu cặp
-
B.
nhiệt độ cao hơn ở một trong hai đầu cặp
-
C.
hiệu nhiệt độ hai đầu cặp
-
D.
bản chất của chỉ một trong hai kim loại cấu tạo nên cặp
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức xác định suất điện động nhiệt điện: \(E = {\alpha _T}({T_1} - {T_2})\)
Ta có: Suất điện động nhiệt điện: \(E = {\alpha _T}({T_1} - {T_2})\)
=> Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào hiệu nhiệt độ hai đầu cặp
Dòng điện trong chân không sinh ra do chuyển động của:
-
A.
Các electron phát ra từ catốt
-
B.
Các electron mà ta đưa từ bên ngoài vào giữa các điện cực đặt trong chân không
-
C.
Các electron phát ra từ anốt bị đốt nóng đỏ
-
D.
Các ion khí còn dư trong chân không
Đáp án : A
Dòng điện trong chân không sinh ra do chuyển động của các electron phát ra từ catốt
Chọn phát biểu đúng?
-
A.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch axít mà anốt làm bằng chì.
-
B.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch bazơ mà anốt làm bằng chì.
-
C.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt làm bằng chất khác kim loại ấy.
-
D.
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt làm bằng chính kim loại ấy.
Đáp án : D
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt làm bằng chính kim loại ấy
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Cấu tạo của điốt bán dẫn gồm một lớp tiếp xúc p-n
-
B.
Lớp chuyển tiếp p-n dẫn điện tốt theo một chiều từ n sang p
-
C.
Tia ca tốt mắt thường không nhìn thấy được
-
D.
Độ dẫn điện của chất bán dẫn tăng khi nhiệt độ tăng
Đáp án : B
A, C, D - đúng
B - sai vì: Lớp chuyển tiếp p-n dẫn điện tốt theo một chiều từ p sang n
Cặp nhiệt điện sắt - constantan có hệ số nhiệt điện động là 52 μV/K và điện trở trong r = 0,5 Ω. Nối cặp nhiệt điện này với điện kế G có điện trở trong là 20 Ω. Đặt một mối hàn của cặp nhiệt điện này trong không khí ở 20oC và nhúng mối hàn thứ hai vào trong lò điện có nhiệt độ 6200C. Xác định cường độ dòng điện chạy qua điện kế G.
-
A.
1,52A
-
B.
1,52mA
-
C.
31,2A
-
D.
31,2mA
Đáp án : B
- Hệ thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{\xi }{{R + r}} \Rightarrow \xi = I.\left( {R + r} \right)\)
- Suất điện động nhiệt điện: \(\xi = {\alpha _T}.\left( {{T_1} - {T_2}} \right)\)
Trong đó : T1, T2 là nhiệt độ của hai mối hàn ; αT là hệ số nhiệt điện động.
Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện sắt - constantan :
\(\xi = {\alpha _T}.\left( {{T_1} - {T_2}} \right) = {52.10^{ - 6}}.\left( {620 - 20} \right) = 31,2mV\)
Áp dụng định luật Ôm đối với mạch điện kín, ta tính được cường độ dòng điện chạy qua điện kế G là:
\(I = \dfrac{\xi }{{R + r}} = \dfrac{{31,2}}{{20 + 0,5}} \approx 1,52mA\)
Một bình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực làm bằng đồng có điện trở 5Ω. Bình điện phân được mắc vào nguồn điện có suất điện động 12V, điện trở trong 1Ω trong thời gian 16 phút 5 giây. Khối lượng đồng bám vào cực âm là:
-
A.
3,2 g.
-
B.
64 g.
-
C.
0,32 g.
-
D.
0,64 g.
Đáp án : D
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch và công thức định luật Faraday
Ta có cường độ dòng điện là: \(I = {E \over {r + R}} = {{12} \over {1 + 5}} = 2A\)
Áp dụng công thức định luật Faraday: \(m = {1 \over F}.{A \over n}.I.t = {1 \over {96500}}.{{64} \over 2}.2.(16.60 + 5) = 0,64g\)
Để bóc một lớp đồng dày có khối lượng 8,9.10-3g, bám trên bề mặt của một tấm kim loạingười ta dùng phương pháp điện phân dương cực tan. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là 0,01 A. Cho A = 64 g/mol và n = 2. Thời gian cần thiết là
-
A.
2683s
-
B.
1933s
-
C.
2318s
-
D.
1680s
Đáp án : A
Sử dụng công thức định luật Faraday
Ta có
\(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}.I.t = > t = \frac{{m.F.n}}{{A.I}} = \frac{{8,{{9.10}^{ - 3}}.96500.2}}{{0,01.64}} = 2683,9s\)
Cường độ dòng điện bão hòa trong điốt chân không bằng 1mA. Số electron bứt ra khỏi catốt trong thời gian 1 giây là:
-
A.
6,25.1015
-
B.
1,6.1015
-
C.
3,75.1015
-
D.
3,2.1015
Đáp án : A
Vận dụng công thức tính cường độ dòng điện: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{N\left| e \right|}}{t}\)
Ta có: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{N\left| e \right|}}{t} \to N = \frac{{It}}{{\left| e \right|}} = \frac{{{{10}^{ - 3}}.1}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 6,{25.10^{15}}\)
Khi nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế trong quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí, điều nào dưới đây là sai ?
-
A.
Khi U nhỏ, I tăng theo U
-
B.
Khi U đủ lớn, I đạt giá trị bão hòa
-
C.
U quá lớn, thì I tăng nhanh theo U
-
D.
Với mọi giá trị của U, thì I tăng tỉ lệ thuận
Đáp án : D
Phương pháp:
- Sự phụ thuộc của I theo U trong quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí:
- Quá trình dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm
Cách giải:
Đặc tuyến vôn – ampe trong quá trình dẫn điện của chất khí không phải đường thẳng nên U, I không tỉ lệ thuận với nhau.
→ Phát biểu sai là: Với mọi giá trị của U, thì I tăng tỉ lệ thuận
Hình nào trong các hình dưới đây mô tả đúng sơ đồ mắc điôt bán dẫn với nguồn điện ngoài U khi dòng điện I chạy qua nó theo chiều thuận ?
-
A.
Hình A
-
B.
Hình B
-
C.
Hình C
-
D.
Hình D
Đáp án : C
Hình vẽ mô tả đúng sơ đồ mắc điot bán dẫn với nguồn điện ngoài U khi dòng điện I chạy qua nó theo chiều thuận là hình :
Cho mạch điện như hình vẽ:
\(E = 13,5V, r = 1\Omega\), \({R_1} = 3\Omega\), \({R_3} = {R_4} = 4\Omega\). Bình điện phân dung dịch CuSO4, anot bằng đồng, có điện trở \({R_2}= 4\Omega\). Cường độ dòng điện qua bình điện phân có giá trị?
-
A.
2,25 A
-
B.
4,5 A
-
C.
3 A
-
D.
1,5 A
Đáp án : D
+ Áp dụng biểu thức xác định tổng trở
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch, đoạn mạch
Mạch ngoài gồm:
R1 // [R2 nt (R3 // R4)]
\({R_{34}} = \dfrac{{{\rm{ }}{R_3}{R_4}}}{{{\rm{ }}{R_3} + {R_4}}} = {\rm{ }}\dfrac{{4.4}}{{4 + 4}} = 2\Omega \)
R234 = R2 + R34 = 4 + 2 = 6$\Omega $
Tổng trở tương đương mạch ngoài:
\(R = \dfrac{{{R_1}{R_{234}}}}{{{R_1} + {R_{234}}}} = \dfrac{{3.6}}{{3 + 6}} = 2\Omega \)
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch, ta có:
\(I = \dfrac{E}{{R + r}} = \dfrac{{13,5}}{{2 + 1}} = 4,5A\)
Hiệu điện thế giữa M,N là: UMN = I.R = 4,5.2 = 9V
Cường độ dòng điện qua bình điện phân: \(I' = \dfrac{{{U_{MN}}}}{{{R_{234}}}} = \dfrac{9}{6} = 1,5A\)