Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 03

Đề bài

Câu 1 :

Điôt bán dẫn có cấu tạo gồm:

  • A.

    một lớp tiếp xúc p – n

  • B.

    hai lớp tiếp xúc p – n

  • C.

    ba lớp tiếp xúc p – n

  • D.

    bốn lớp tiếp xúc p – n

Câu 2 :

Bản chất của hiện tượng dương cực tan là

  • A.

    cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy

  • B.

    cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học

  • C.

    cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch

  • D.

    cực dương của bình điện phân bị bay hơi

Câu 3 :

Nhận xét nào sau đây sai  đối với đường vôn - ampe của chất khí?

  • A.

    Khi U < Ub , dòng điện trong chất khí gần đúng tuân theo định luật Ôm

  • B.

    Khi Ub < U < UC, dòng điện không thay đổi là do không có hạt tải điện

  • C.

    Khi U > UC, dòng điện tăng vọt vì có sự ion hóa do va chạm

  • D.

    Khi U > UC, sẽ xuất hiện tia lửa điện

Câu 4 :

Hạt tải điện trong kim loại là

  • A.

    ion dương và ion âm

  • B.

    electron và ion dương

  • C.

    electron

  • D.

    electron, ion dương và ion âm

Câu 5 :

Người ta kết luận tia catốt là dòng hạt điện tích âm vì:

  • A.

    Nó có mang năng lượng

  • B.

    Khi rọi vào vật nào, nó làm cho vật đó tích điện âm

  • C.

    Nó bị điện trường làm lệch hướng

  • D.

    Nó làm huỳnh quang thủy tinh

Câu 6 :

Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fa-ra-đây?

  • A.

    \(m = F\frac{A}{n}It\) 

  • B.

    m = D.V

  • C.

    \(I = \frac{{m.F.n}}{{t.A}}\)

  • D.

    \(t = \frac{{m.n}}{{A.I.F}}\)

Câu 7 :

Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi:

  • A.

    Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.

  • B.

    Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

  • C.

    Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.

  • D.

    Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

Câu 8 :

Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng

  • A.

    trong kĩ thuật hàn điện

  • B.

    trong kĩ thuật mạ điện

  • C.

    trong điốt bán dẫn

  • D.

    trong ống phóng điện tử

Câu 9 :

Một mối hàn của cặp nhiệt điện nhúng vào nước đá đang tan, mối hàn kia được nhúng vào hơi nước sôi. Dùng milivôn kế đo được suất điện động của cặp nhiệt điện là 4,25mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện đó?

  • A.

    42,5μV/K

  • B.

    42,5nV/K

  • C.

    42,5mV/K

  • D.

    4,25μV/K

Câu 10 :

Một sợi dây bằng nhôm có điện trở \(120\Omega \) ở nhiệt độ \({20^0}C\), điện trở của sợi dây đó ở \({179^0}C\)\(204\Omega \). Hệ số nhiệt điện trở của nhôm là:

  • A.

    4,8.10-3K-1

  • B.

    4,4.10-3K-1

  • C.

    4,3.10-3K-1

  • D.

    4,1.10-3K-1

Câu 11 :

Hai bình điện phân: (FeCl3/Fe và CuSO4/Cu) mắc nối tiếp. Sau một khoảng thời gian, bình thứ nhất giải phóng một lượng sắt là 1,4 g. Lượng đồng giải phóng ở bình thứ hai trong cùng khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Biết nguyên tử lượng của đồng và sắt là 64 và 56, hóa trị của đồng và sắt là 2 và 3.

  • A.

    0,82g

  • B.

    1,07g

  • C.

    1,84g

  • D.

    2,4g

Câu 12 :

Một đèn điện tử có 2 cực (coi như phẳng) cách nhau 10mm. Hiệu điện thế giữa hai cực là 200V. Thời gian electron di chuyển đến anot?

  • A.

    8.10-9s

  • B.

    1,6.10-9s

  • C.

    2,4.10-9s

  • D.

    3,2.10-9s

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điôt bán dẫn có cấu tạo gồm:

  • A.

    một lớp tiếp xúc p – n

  • B.

    hai lớp tiếp xúc p – n

  • C.

    ba lớp tiếp xúc p – n

  • D.

    bốn lớp tiếp xúc p – n

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Điốt bán dẫn có cấu tạo gồm một lớp tiếp xúc p-n

Câu 2 :

Bản chất của hiện tượng dương cực tan là

  • A.

    cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy

  • B.

    cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học

  • C.

    cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch

  • D.

    cực dương của bình điện phân bị bay hơi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bản chất của hiện tượng dương cực tan là cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch

Câu 3 :

Nhận xét nào sau đây sai  đối với đường vôn - ampe của chất khí?

  • A.

    Khi U < Ub , dòng điện trong chất khí gần đúng tuân theo định luật Ôm

  • B.

    Khi Ub < U < UC, dòng điện không thay đổi là do không có hạt tải điện

  • C.

    Khi U > UC, dòng điện tăng vọt vì có sự ion hóa do va chạm

  • D.

    Khi U > UC, sẽ xuất hiện tia lửa điện

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A, C, D - đúng

B- sai vì: khi không có hạt tải điện thì I = 0 chứ không phải không thay đổi như hình

Câu 4 :

Hạt tải điện trong kim loại là

  • A.

    ion dương và ion âm

  • B.

    electron và ion dương

  • C.

    electron

  • D.

    electron, ion dương và ion âm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do

Câu 5 :

Người ta kết luận tia catốt là dòng hạt điện tích âm vì:

  • A.

    Nó có mang năng lượng

  • B.

    Khi rọi vào vật nào, nó làm cho vật đó tích điện âm

  • C.

    Nó bị điện trường làm lệch hướng

  • D.

    Nó làm huỳnh quang thủy tinh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người ta kết luận tia catốt là dòng hạt điện tích âm vì khi rọi bào vật nào, nó làm cho vật đó tích điện âm

Câu 6 :

Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fa-ra-đây?

  • A.

    \(m = F\frac{A}{n}It\) 

  • B.

    m = D.V

  • C.

    \(I = \frac{{m.F.n}}{{t.A}}\)

  • D.

    \(t = \frac{{m.n}}{{A.I.F}}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Biểu thức của định luật Fa-ra-đây: \(m = \frac{1}{F}\frac{A}{n}q = \frac{1}{F}\frac{A}{n}It \to I = \frac{{mFn}}{{At}}\)

Câu 7 :

Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi:

  • A.

    Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.

  • B.

    Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

  • C.

    Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.

  • D.

    Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: Hiện tương nhiệt điện là hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt điện trong một mạch kín gồm hai vật dẫn khác nhau khi giữ mối hàn ở hai nhiệt độ khác nhau.

=> Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

Câu 8 :

Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng

  • A.

    trong kĩ thuật hàn điện

  • B.

    trong kĩ thuật mạ điện

  • C.

    trong điốt bán dẫn

  • D.

    trong ống phóng điện tử

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Ứng dụng: Hồ quang diện có nhiều ứng dụng như hàn điện, làm đèn chiếu sáng, đun chảy vật liệu, …

Câu 9 :

Một mối hàn của cặp nhiệt điện nhúng vào nước đá đang tan, mối hàn kia được nhúng vào hơi nước sôi. Dùng milivôn kế đo được suất điện động của cặp nhiệt điện là 4,25mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện đó?

  • A.

    42,5μV/K

  • B.

    42,5nV/K

  • C.

    42,5mV/K

  • D.

    4,25μV/K

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng biểu thức xác định suất điện động nhiệt điện:  \(E = {\alpha _T}({T_1} - {T_2})\)

Lời giải chi tiết :

+ Nhiệt độ của nước đá đang tan là t1 = 00C

+ Nhiệt độ của hơi nước sôi là t2 =  1000C

\(E = {\alpha _T}({T_2} - {T_1}) \to {\alpha _T} = \frac{E}{{{T_2} - {T_1}}} = \frac{{4,{{25.10}^{ - 3}}}}{{100}} = 42,{5.10^{ - 6}}V/K\)

Câu 10 :

Một sợi dây bằng nhôm có điện trở \(120\Omega \) ở nhiệt độ \({20^0}C\), điện trở của sợi dây đó ở \({179^0}C\)\(204\Omega \). Hệ số nhiệt điện trở của nhôm là:

  • A.

    4,8.10-3K-1

  • B.

    4,4.10-3K-1

  • C.

    4,3.10-3K-1

  • D.

    4,1.10-3K-1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng biểu thức mối liên hệ giữa điện trở và nhiệt độ: \(R = {R_0}{\rm{[}}1 + \alpha (t - {t_0}){\rm{]}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Tại t1 = 200C : R1 = 120 \(\Omega \) 

+ Tại t2 = 1790C: R2 = 204 \(\Omega \) 

Mặt khác, ta có:  

\(\begin{array}{l}{R_2} = {R_1}{\rm{[}}1 + \alpha ({t_2} - {t_1}){\rm{]}} \leftrightarrow {\rm{204}} = {\rm{120[}}1 + \alpha (179 - 20){\rm{]}}\\ \to \alpha  = 4,{4.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\end{array}\)

Câu 11 :

Hai bình điện phân: (FeCl3/Fe và CuSO4/Cu) mắc nối tiếp. Sau một khoảng thời gian, bình thứ nhất giải phóng một lượng sắt là 1,4 g. Lượng đồng giải phóng ở bình thứ hai trong cùng khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Biết nguyên tử lượng của đồng và sắt là 64 và 56, hóa trị của đồng và sắt là 2 và 3.

  • A.

    0,82g

  • B.

    1,07g

  • C.

    1,84g

  • D.

    2,4g

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức Fa-ra-đây:          \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It\)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức định luật Fa-ra-đây, ta có:

\({m_1} = \frac{{A_1I_1{t}}}{{Fn_1}}\) (1)

\({m_2} = \frac{{A_2I_2{t}}}{{Fn_2}}\) (2)

Do 2 bình mắc nối tiếp => I1 = I2= I. Chia (2) cho (1) 

\(\frac{{{m_2}}}{{{m_1}}} = \frac{{\frac{{{A_2}}}{{{n_2}}}}}{{\frac{{{A_1}}}{{{n_1}}}}} \to {m_2} = \frac{{{m_1}{A_2}{n_1}}}{{{n_2}{A_1}}} = \frac{{1,4.64.3}}{{2.56}} = 2,4\,g\)

Câu 12 :

Một đèn điện tử có 2 cực (coi như phẳng) cách nhau 10mm. Hiệu điện thế giữa hai cực là 200V. Thời gian electron di chuyển đến anot?

  • A.

    8.10-9s

  • B.

    1,6.10-9s

  • C.

    2,4.10-9s

  • D.

    3,2.10-9s

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng biểu thức xác định thời gian chuyển động của các electron: \(t = \frac{v}{a} = \sqrt {\frac{{2{\rm{d}}}}{a}} \)

Lời giải chi tiết :

Lực điện tác dụng lên các electron: \(F = \left| e \right|E = \left| e \right|\frac{U}{d} = 1,{6.10^{ - 19}}\frac{{200}}{{{{10.10}^{ - 3}}}} = 3,{2.10^{ - 15}}N\)

Thời gian chuyển động của các electron: \(t = \frac{v}{a} = \sqrt {\frac{{2{\rm{d}}}}{a}}  = \sqrt {\frac{{2{\rm{d}}}}{{\frac{F}{m}}}} \sqrt {\frac{{{{2.10.10}^{ - 3}}}}{{\frac{{3,{{2.10}^{ - 15}}}}{{9,{{1.10}^{ - 31}}}}}}}  \approx 2,{4.10^{ - 9}}s\)

Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 04

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Từ trường - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Từ trường - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Từ trường - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Từ trường - Đề số 4

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 4

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 4

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 4

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 01

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 04

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 03

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 01

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 04

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 03

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 01

Xem chi tiết

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.