Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 01
Đề bài
Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là:
-
A.
vôn $(V)$, ampe $(A)$, ampe $(A)$
-
B.
ampe $(A)$, vôn $(V)$, cu lông $(C)$
-
C.
niutơn $(N)$, fara $(F)$, vôn $(V)$
-
D.
fara $(F)$, vôn/mét $(V/m)$, jun $(J)$
Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở?
-
A.
\(I = \frac{U}{R}\)
-
B.
\(I = U{\rm{R}}\)
-
C.
\(I = \frac{R}{U}\)
-
D.
\(I = {U^R}\)
Chọn phương án sai.
Khi một tải R nối vào nguồn suất điện động \(\xi \) và điện trở trong r, thấy công suất mạch ngoài cực đại thì:
-
A.
\(I = \dfrac{{{E}}}{{2R}}\)
-
B.
\(r = R\)
-
C.
\({P_R} = \dfrac{{{E^2}}}{{4r}}\)
-
D.
\(I = \dfrac{\xi }{r}\)
Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là:
-
A.
tác dụng hóa học.
-
B.
tác dụng từ.
-
C.
tác dụng nhiệt.
-
D.
tác dụng sinh lí.
Cho đoạn mạch gồm R1 mắc nối tiếp với R2, biểu thức nào sau đây là sai ?
-
A.
R = R1 + R2
-
B.
U = U1 + U2
-
C.
I = I1 + I2
-
D.
\({I_1} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}}\)
Đồ thị nào sau đây diễn tả đúng mối liên hệ giữa hiệu điện thế $(U)$ và cường độ dòng điện $(I)$ trong đoạn mạch chỉ có điện trở?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Dòng điện là:
-
A.
dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
-
B.
dòng chuyển động của các điện tích.
-
C.
dòng chuyển dời của electron.
-
D.
dòng chuyển dời của ion dương.
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
-
A.
thực hiện công của các lực lạ bên trong nguồn điện
-
B.
sinh công trong mạch điện
-
C.
tạo ra điện tích dương trong mỗi giây
-
D.
dự trữ điện tích của nguồn điện
Suất điện động của một acquy là \(3V\). Lực là dịch chuyển một điện lượng đã thực hiện công là \(6mJ\). Điện lượng dịch chuyển qua acquy đó là
-
A.
\({3.10^{ - 3}}C\)
-
B.
\(18C\)
-
C.
\({18.10^{ - 3}}C\)
-
D.
\({2.10^{ - 3}}C\)
Hai bóng đèn có công suất định mức là \({P_1} = 25W\), \({P_2} = 100W\) đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế \(110V\). Khi mắc nối tiếp hai đèn này vào hiệu điện thế 220V thì:
-
A.
đèn 1 sáng yếu, đèn 2 quá sáng dễ cháy
-
B.
đèn 2 sáng yếu, đèn 1 quá sáng dễ cháy
-
C.
cả hai đèn sáng yếu
-
D.
cả hai đèn sáng bình thường
Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết R1 = 1$\Omega $, UPQ = 2V, RA = 0,5$\Omega $. Khi R4 = 6 thì IA = 0A. Tích R2.R3 là?
-
A.
\({R_2}{R_3} = \frac{1}{6}\)
-
B.
\({R_2}{R_3} = \frac{1}{3}\)
-
C.
R2R3 = 6
-
D.
R2R3 = 3
Cho mạch điện như hình vẽ.
R1 = 2,4$\Omega $, R2 = 14$\Omega $, R3 = 4$\Omega $, R4 = R5 = 6$\Omega $, I3 = 2A.
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch UAB là?
-
A.
30V
-
B.
14V
-
C.
20V
-
D.
8V
Lời giải và đáp án
Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là:
-
A.
vôn $(V)$, ampe $(A)$, ampe $(A)$
-
B.
ampe $(A)$, vôn $(V)$, cu lông $(C)$
-
C.
niutơn $(N)$, fara $(F)$, vôn $(V)$
-
D.
fara $(F)$, vôn/mét $(V/m)$, jun $(J)$
Đáp án : B
Áp dụng lí thuyết về các đại lượng
Ta có : Đơn vị của :
+ Cường độ dòng điện là : Ampe $(A)$
+ Suất điện động là : Vôn $(V)$
+ Điện lượng : Culông $(C)$
Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở?
-
A.
\(I = \frac{U}{R}\)
-
B.
\(I = U{\rm{R}}\)
-
C.
\(I = \frac{R}{U}\)
-
D.
\(I = {U^R}\)
Đáp án : A
Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở là: \(I = \frac{U}{R}\)
Chọn phương án sai.
Khi một tải R nối vào nguồn suất điện động \(\xi \) và điện trở trong r, thấy công suất mạch ngoài cực đại thì:
-
A.
\(I = \dfrac{{{E}}}{{2R}}\)
-
B.
\(r = R\)
-
C.
\({P_R} = \dfrac{{{E^2}}}{{4r}}\)
-
D.
\(I = \dfrac{\xi }{r}\)
Đáp án : D
+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = {I^2}R\)
+ Vận dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)
+ Áp dụng bất đẳng thức cosi
Công suất mạch ngoài : \(P = {R_N}{I^2} = {\rm{ }}{R_N}.{\left( {\dfrac{E}{{{R_N} + r}}} \right)^2}\, = \,\dfrac{{{E^2}}}{{{{\left( {\sqrt {{R_N}} + \dfrac{r}{{\sqrt {{R_N}} }}} \right)}^2}}}\)
Để \(P = {P_{Max}}\) thì \(\left( {\sqrt {{R_N}} + \dfrac{r}{{\sqrt {{R_N}} }}} \right)\) nhỏ nhất.
Theo BĐT Cô-si thì : \(\left( {\sqrt {{R_N}} + \dfrac{r}{{\sqrt {{R_N}} }}} \right)\; \ge 2\sqrt r \)
Dấu “=” xảy ra khi \(\sqrt {{R_N}} \, = \,\dfrac{r}{{\sqrt {{R_N}} }}\,\, \Rightarrow \,{R_N}\, = \,r\)
Khi đó: \(P = {P_{{\rm{max}}}} = \dfrac{{{E^2}}}{{4r}}\)
=> Phương án D – sai vì: \(I = \dfrac{E}{{2r}} = \dfrac{E}{{2R}}\)
Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là:
-
A.
tác dụng hóa học.
-
B.
tác dụng từ.
-
C.
tác dụng nhiệt.
-
D.
tác dụng sinh lí.
Đáp án : B
Vận dụng lí thuyết về dòng điện
Ta có, tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là tác dụng từ.
Cho đoạn mạch gồm R1 mắc nối tiếp với R2, biểu thức nào sau đây là sai ?
-
A.
R = R1 + R2
-
B.
U = U1 + U2
-
C.
I = I1 + I2
-
D.
\({I_1} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}}\)
Đáp án : C
A, B, D - đúng
C - sai vì : khi R1 mắc nối tiếp với R2 thì I = I1 = I2
Đồ thị nào sau đây diễn tả đúng mối liên hệ giữa hiệu điện thế $(U)$ và cường độ dòng điện $(I)$ trong đoạn mạch chỉ có điện trở?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R}\)
Ta có: Biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R} \to U = IR\)
=> Đồ thị có dạng của hàm số y = ax
Dòng điện là:
-
A.
dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
-
B.
dòng chuyển động của các điện tích.
-
C.
dòng chuyển dời của electron.
-
D.
dòng chuyển dời của ion dương.
Đáp án : A
Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) dịch chuyển có hướng.
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
-
A.
thực hiện công của các lực lạ bên trong nguồn điện
-
B.
sinh công trong mạch điện
-
C.
tạo ra điện tích dương trong mỗi giây
-
D.
dự trữ điện tích của nguồn điện
Đáp án : A
Suất điện động nguồn điện: Là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
Công thức: \(\)E = \(\dfrac{A}{q}\)
Suất điện động của một acquy là \(3V\). Lực là dịch chuyển một điện lượng đã thực hiện công là \(6mJ\). Điện lượng dịch chuyển qua acquy đó là
-
A.
\({3.10^{ - 3}}C\)
-
B.
\(18C\)
-
C.
\({18.10^{ - 3}}C\)
-
D.
\({2.10^{ - 3}}C\)
Đáp án : D
Áp dụng biểu thức : \(E{\rm{ }} = \dfrac{A}{q}\)
Ta có, \(E{\rm{ }} = \dfrac{A}{q}\)
\( \Rightarrow q = \dfrac{A}{E} = \dfrac{{{{6.10}^{ - 3}}}}{3} = {2.10^{ - 3}}\left( C \right)\)
Hai bóng đèn có công suất định mức là \({P_1} = 25W\), \({P_2} = 100W\) đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế \(110V\). Khi mắc nối tiếp hai đèn này vào hiệu điện thế 220V thì:
-
A.
đèn 1 sáng yếu, đèn 2 quá sáng dễ cháy
-
B.
đèn 2 sáng yếu, đèn 1 quá sáng dễ cháy
-
C.
cả hai đèn sáng yếu
-
D.
cả hai đèn sáng bình thường
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức \(P = UI = {I^2}R\)
+ Khi ở hiệu điện thế 110V, hai bóng đèn hoạt động bình thường, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{I_{dm1}} = \frac{{{P_1}}}{{110}} = 0,227A\\{I_{dm2}} = \frac{{{P_2}}}{{110}} = 0,91A\end{array} \right.\)
Điện trở của hai bóng đèn: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \frac{{{P_1}}}{{I_1^2}} = 484\Omega \\{R_2} = \frac{{{P_2}}}{{I_2^2}} = 121\Omega \end{array} \right.\)
+ Khi mắc nối tiếp hai đèn vào, điện trở của toàn mạch: \(R = {R_1} + {R_2} = 484 + 121 = 605\Omega \)
Cường độ dòng điện qua hai bóng đèn: \(I = \frac{U}{R} = \frac{{220}}{{605}} = 0,364A\)
Nhận thấy: \(\left\{ \begin{array}{l}I > {I_1}\\I < {I_2}\end{array} \right.\) => đèn 1 quá sáng dễ cháy, đèn 2 sáng yếu
Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết R1 = 1$\Omega $, UPQ = 2V, RA = 0,5$\Omega $. Khi R4 = 6 thì IA = 0A. Tích R2.R3 là?
-
A.
\({R_2}{R_3} = \frac{1}{6}\)
-
B.
\({R_2}{R_3} = \frac{1}{3}\)
-
C.
R2R3 = 6
-
D.
R2R3 = 3
Đáp án : C
+ Vẽ lại mạch điện
+ Áp dụng biểu thức : \(I = \frac{U}{R}\)
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở của toàn mạch.
Khi R4 = 6$\Omega $ thì IA = 0, mạch trở thành mạch cầu cân bằng:
\(\frac{{{R_1}}}{{{R_3}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_4}}} \to {R_2}{R_3} = {R_1}{R_4} = 1.6 = 6\)
Cho mạch điện như hình vẽ.
R1 = 2,4$\Omega $, R2 = 14$\Omega $, R3 = 4$\Omega $, R4 = R5 = 6$\Omega $, I3 = 2A.
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch UAB là?
-
A.
30V
-
B.
14V
-
C.
20V
-
D.
8V
Đáp án : A
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: R = R1 + R2 + .... + Rn
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song: \(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ... + \frac{1}{{{R_n}}}\)
+ Áp dụng biểu thức cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp và song song (Xem phần II + III)
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R}\)
Ta nhận thấy giữa hai điểm M, N không có điện trở => ta có thể chập lại thành một điểm khi đó mạch trở thành:
=> Đoạn mạch gồm: R1 nt (R2 // R4) nt (R3 // R5)
\(\frac{1}{{{R_{24}}}} = \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_4}}} \to {R_{24}} = \frac{{{R_2}{R_4}}}{{{R_2} + {R_4}}} = \frac{{14.6}}{{14 + 6}} = 4,2\Omega \)
\(\frac{1}{{{R_{35}}}} = \frac{1}{{{R_3}}} + \frac{1}{{{R_5}}} \to {R_{35}} = \frac{{{R_3}{R_5}}}{{{R_3} + {R_5}}} = \frac{{4.6}}{{4 + 6}} = 2,4\Omega \)
\(R = {R_1} + {R_{24}} + {R_{35}} = 2,4 + 4,2 + 2,4 = 9\Omega \)
Ta có: U3 = U5 = U35 = I3.R3 = 2.4 = 8V
\( \to {I_5} = \frac{{{U_5}}}{{{R_5}}} = \frac{8}{6} = \frac{4}{3}A \to {I_{35}} = {I_3} + {I_5} = 2 + \frac{4}{3} = \frac{{10}}{3}A\)
\(I = {I_1} = {I_{24}} = {I_{35}} = \frac{{10}}{3}A \to {U_{AB}} = IR = \frac{{10}}{3}.9 = 30V\)