Đề kiểm tra 1 tiết chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 02
Đề bài
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau. Mỗi vật đó gọi là một bản tụ.
-
B.
Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai tấm kim loại có kích thước lớn đặt đối diện với nhau.
-
C.
Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
-
D.
Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng.
Nguyên tử trung hòa về điện, khi mất bớt electron sẽ trở thành:
-
A.
Ion-
-
B.
Ion+
-
C.
Không xác định được
-
D.
Không có gì thay đổi
Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là
-
A.
A > 0 nếu q > 0
-
B.
A > 0 nếu q < 0
-
C.
A≠ 0
-
D.
A = 0
Fara là điện dung của một tụ điện mà
-
A.
giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1C.
-
B.
giữa hai bản tụ có hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1C.
-
C.
giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
-
D.
khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm.
Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên \(3\) lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ:
-
A.
Tăng lên 3 lần.
-
B.
Tăng \(9\) lần
-
C.
Giảm \(9\) lần
-
D.
Giảm \(3\) lần
Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
-
A.
Tại một điểm trong điện tường ta chỉ vẽ được một đường sức đi qua.
-
B.
Các đường sức là các đường cong không kín.
-
C.
Nơi nào cường độ điện trường nhỏ hơn thì các đường sức điện được vẽ mau hơn.
-
D.
Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm (hoặc ở vô cực).
Tìm kết luận không đúng
-
A.
Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn
-
B.
Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, khác độ lớn
-
C.
Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện âm thì nó sẽ bị nhiễm điện âm
-
D.
Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương nó sẽ bị nhiễm điện dương
Biểu thức nào sau đây xác định thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường?
-
A.
WM = AM∞ = qVM
-
B.
WM = AM∞ = VM/q
-
C.
WM = AM = VM
-
D.
WM = AM∞ = q/VM
Điện tích điểm là:
-
A.
Một vật tích điện có kích thước nhỏ so với khoảng cách điểm mà ta đang xét
-
B.
Một vật tích điện có kích thước rất lớn so với khoảng cách điểm mà ta đang xét
-
C.
Một vật tích điện có kích thước lớn so với khoảng cách điểm mà ta đang xét
-
D.
Một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách điểm mà ta đang xét
Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện âm. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại
-
A.
Có hai nữa tích điện trái dấu.
-
B.
Tích điện dương.
-
C.
Tích điện âm.
-
D.
Trung hoà về điện.
Trong các cách nhiễm điện: I. do cọ xát; II. Do tiếp xúc; III. Do hưởng ứng.
Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi?
-
A.
I
-
B.
II
-
C.
III
-
D.
cả 3 cách
Cường độ điện trường là đại lượng
-
A.
Véctơ
-
B.
Vô hướng, có giá trị dương
-
C.
Vô hướng, có giá trị dương hoặc âm
-
D.
Véctơ, có chiều luôn hướng vào điện tích
Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự nhiễm điện?
-
A.
Thanh nam châm hút một vật bằng sắt
-
B.
Trái đất hút các vật ở gần nó
-
C.
Hiện tượng sấm, sét
-
D.
Giấy thấm hút mực
Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
-
A.
r = 0,6 (cm).
-
B.
r = 0,6 (m).
-
C.
r = 6 (m).
-
D.
r = 6 (cm).
Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4 cm là F. Nếu để chúng cách nhau 1 cm thì lực tương tác giữa chúng là
-
A.
4F.
-
B.
0,25F.
-
C.
16F.
-
D.
0,0625F.
Hai điện tích \({q_1} = - {2.10^{ - 8}}C\), \({q_2} = - 1,{8.10^{ - 7}}C\) đặt tại A và B trong không khí, \(AB = 8cm\). Một điện tích \({q_3}\) đặt tại C. Hỏi C ở đâu để \({q_3}\) cân bằng?
-
A.
\(CA = 3cm,CB = 5cm\)
-
B.
\(CA = CB = 4cm\)
-
C.
\(CA = 2cm,CB = 6cm\)
-
D.
\(CA = 6cm,CB = 2cm\)
Điện tích thử \(q = - {3.10^{ - 6}}C\) được đặt tại điểm mà tại đó điện trường có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống và có cường độ điện trường \(E = 1,{2.10^4}V/m\). Xác định phương, chiều và độ lớn của lực tác dụng lên điện tích \(q\) ?
-
A.
\(F = - 0,036N\) phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên.
-
B.
\(F = - 0,036N\) phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống.
-
C.
\(F = 0,036N\) phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên.
-
D.
\(F = 0,036N\) phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống.
Tại hai điểm A, B cách nhau \(5cm\) trong chân không có 2 điện tích điểm \({q_1} = {16.10^{ - 10}}C\) và \({q_2} = - {9.10^{ - 10}}C\). Tính cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C nằm cách A một khoảng \(4cm\) , cách B một khoảng \(3cm\).
-
A.
\(4500\sqrt 3 V/m\)
-
B.
\(9000V/m\)
-
C.
\(9000\sqrt 2 V/m\)
-
D.
\(4500V/m\)
Một proton nằm cách electron khoảng \(r = 2,{12.10^{ - 10}}m\) trong chân không. Vận tốc tối thiểu của electron để nó thoát khỏi sức hút của proton là?
-
A.
\(1,{545.10^6}m/s\)
-
B.
\(1,{24.10^6}m/s\)
-
C.
\(0,{8.10^6}m/s\)
-
D.
\(3,{2.10^6}m/s\)
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích \(4\mu C\) dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều \(1000V/m\) trên quãng đường dài \(1m\) là:
-
A.
\(4000J\)
-
B.
\(4J\)
-
C.
\(4mJ\)
-
D.
\(4\mu J\)
Năm tụ giống nhau, mỗi tụ có \(C = 0,2\mu F\) mắc nối tiếp. Bộ tụ được tích điện thu năng lượng \(0,2mJ\). Hiệu điện thế trên mỗi tụ là:
-
A.
100V
-
B.
20V
-
C.
50V
-
D.
25V
Một electron có động năng \({{\rm{W}}_d} = 200eV\) lúc bắt đầu đi vào điện trường đều của hai bản kim loại đặt song song tích điện trái dấu theo hướng đường sức. Hỏi hiệu điện thế giữa hai bản phải là bao nhiêu để hạt không đến được bản đối diện. Biết \(1eV = 1,{6.10^{ - 19}}J\)
-
A.
\(U > 200V\)
-
B.
\(U = 200V\)
-
C.
\(U < 200V\)
-
D.
\(U \ne 200V\)
Cho \({q_1} = {3.10^{ - 10}}C,{\rm{ }}{q_2} = - {3.10^{ - 10}}C\), đặt tại A và B trong dầu có \(\varepsilon = 2\) biết \(AB = 2{\rm{ }}cm\) . Xác định vectơ \(\vec E\) tại điểm \(H\) - là trung điểm của \(AB\).
-
A.
\({27.10^3}V/m\)
-
B.
\({13,5.10^3}V/m\)
-
C.
\(0{\rm{ }}V/m\)
-
D.
\({36.10^5}V/m\)
Một con lắc đơn gồm một quả cầu tích điện dương khối lượng \(\sqrt 3 g\) buộc vào sợi dây mảnh cách điện. Con lắc treo trong điện trường đều có phương nằm ngang với cường độ điện trường \(10000{\rm{ }}V/m\). Tại nơi có \(g = 9,8m/{s^2}\). Khi vật ở vị trí cân bằng, sợi dây lệch một góc \(\alpha = {\rm{ }}{30^0}\) so với phương thẳng đứng. Độ lớn của điện tích của quả cầu là:
-
A.
\({4.10^{ - 7}}C\)
-
B.
\({3,27.10^{ - 7}}C\)
-
C.
\({9,8.10^{ - 7}}C\)
-
D.
\({10^{ - 7}}C\)
Đặt tại $6$ đỉnh của lục giác đều các điện tích $q$, $-2q$, $3q$, $4q$, $-5q$ và $q'$. Xác định $q'$ theo $q$ để cường độ điện trường tại tâm O của lục giác bằng $0$ biết $q > 0$.
-
A.
$q'= -6q$
-
B.
$q'= 6q$
-
C.
$q'=-q$
-
D.
$q'= q$
Lời giải và đáp án
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau. Mỗi vật đó gọi là một bản tụ.
-
B.
Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai tấm kim loại có kích thước lớn đặt đối diện với nhau.
-
C.
Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
-
D.
Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng.
Đáp án : D
A, B, C- đúng
D - sai vì: Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện chưa bị đánh thủng.
Nguyên tử trung hòa về điện, khi mất bớt electron sẽ trở thành:
-
A.
Ion-
-
B.
Ion+
-
C.
Không xác định được
-
D.
Không có gì thay đổi
Đáp án : B
Nguyên tử trung hòa về điện mà mất electron → trở thành ion +
Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là
-
A.
A > 0 nếu q > 0
-
B.
A > 0 nếu q < 0
-
C.
A≠ 0
-
D.
A = 0
Đáp án : D
Ta có công của lực điện không phụ thuộc dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường
Theo đề bài, ta có: điện tích q chuyển động theo một đường cong kín
=> Công của lực điện trong chuyển động đó A = 0
Fara là điện dung của một tụ điện mà
-
A.
giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1C.
-
B.
giữa hai bản tụ có hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1C.
-
C.
giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
-
D.
khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm.
Đáp án : A
Ta có, điện dung có đơn vị: \(1C/1V = F\) (Fara)
Fara là điện dung của một tụ điện mà giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1C
Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên \(3\) lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ:
-
A.
Tăng lên 3 lần.
-
B.
Tăng \(9\) lần
-
C.
Giảm \(9\) lần
-
D.
Giảm \(3\) lần
Đáp án : C
Sử dụng biểu thức tính lực tương tác tĩnh điện: $F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}$
Ta có lực tương tác tĩnh điện: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Nhận thấy \(F \sim \frac{1}{{{r^2}}}\) => Khi tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên \(3\) lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ giảm \(9\) lần
Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
-
A.
Tại một điểm trong điện tường ta chỉ vẽ được một đường sức đi qua.
-
B.
Các đường sức là các đường cong không kín.
-
C.
Nơi nào cường độ điện trường nhỏ hơn thì các đường sức điện được vẽ mau hơn.
-
D.
Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm (hoặc ở vô cực).
Đáp án : C
A, B, D - đúng
C - sai vì: Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức điện ở đó được vẽ mau hơn (dày hơn), nơi nào cường độ điện trường nhỏ hơn thì các đường sức điện ở đó được vẽ thưa hơn.
Tìm kết luận không đúng
-
A.
Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn
-
B.
Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, khác độ lớn
-
C.
Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện âm thì nó sẽ bị nhiễm điện âm
-
D.
Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương nó sẽ bị nhiễm điện dương
Đáp án : B
Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hệ hai vật là hệ cô lập về điện. Theo định luật bảo toàn điện tích, tổng đại số của các điện tích của hai vật không đổi. Lúc đầu tổng đại số của các điện tích của hai vật bằng 0 nên sau khi cọ xát rồi tách ra hai vật sẽ bị nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn
Biểu thức nào sau đây xác định thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường?
-
A.
WM = AM∞ = qVM
-
B.
WM = AM∞ = VM/q
-
C.
WM = AM = VM
-
D.
WM = AM∞ = q/VM
Đáp án : A
Thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường: WM = AM∞ = qVM
Điện tích điểm là:
-
A.
Một vật tích điện có kích thước nhỏ so với khoảng cách điểm mà ta đang xét
-
B.
Một vật tích điện có kích thước rất lớn so với khoảng cách điểm mà ta đang xét
-
C.
Một vật tích điện có kích thước lớn so với khoảng cách điểm mà ta đang xét
-
D.
Một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách điểm mà ta đang xét
Đáp án : D
Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách điểm mà ta đang xét
Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện âm. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại
-
A.
Có hai nữa tích điện trái dấu.
-
B.
Tích điện dương.
-
C.
Tích điện âm.
-
D.
Trung hoà về điện.
Đáp án : D
Ta có, khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại trở về trạng thái không nhiễm điện như lúc đầu tức là trung hòa về điện
Trong các cách nhiễm điện: I. do cọ xát; II. Do tiếp xúc; III. Do hưởng ứng.
Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi?
-
A.
I
-
B.
II
-
C.
III
-
D.
cả 3 cách
Đáp án : C
Ở hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng, hai phần của vật nhiễm điện trái dấu có cùng độ lớn, tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi
Cường độ điện trường là đại lượng
-
A.
Véctơ
-
B.
Vô hướng, có giá trị dương
-
C.
Vô hướng, có giá trị dương hoặc âm
-
D.
Véctơ, có chiều luôn hướng vào điện tích
Đáp án : A
Cường độ điện trường là đại lượng vật lí đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của điện trường tại một điểm
Ta có, cường độ điện trường:
$\overrightarrow E = \dfrac{{\overrightarrow F }}{q} \to \overrightarrow F = q\overrightarrow E $
Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự nhiễm điện?
-
A.
Thanh nam châm hút một vật bằng sắt
-
B.
Trái đất hút các vật ở gần nó
-
C.
Hiện tượng sấm, sét
-
D.
Giấy thấm hút mực
Đáp án : C
Hiện tượng có liên quan đến sự nhiễm điện là hiện tượng sấm sét
Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
-
A.
r = 0,6 (cm).
-
B.
r = 0,6 (m).
-
C.
r = 6 (m).
-
D.
r = 6 (cm).
Đáp án : D
Áp dụng biểu thức tính lực tương tác tĩnh điện: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Theo định luật Cu-lông, ta có:
\(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
- Đặt trong chân không: => ε = 1
$F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}} \to r = \sqrt {k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{F}} = \sqrt {{{9.10}^9}\dfrac{{\left| {{{10}^{ - 7}}{{.4.10}^{ - 7}}} \right|}}{{0,1}}} = 0,06m = 6cm$
Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4 cm là F. Nếu để chúng cách nhau 1 cm thì lực tương tác giữa chúng là
-
A.
4F.
-
B.
0,25F.
-
C.
16F.
-
D.
0,0625F.
Đáp án : C
Áp dụng biểu thức tính lực tương tác tĩnh điện: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Ta có:
+ Khi r1 = 4cm: Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích:
\(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r_1}^2}}\)
+ Khi r2 = 1cm: Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích:
\(F' = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r_2}^2}}\)
\( \to \dfrac{{F'}}{F} = \dfrac{{r_1^2}}{{r_2^2}} = \dfrac{{{{({{4.10}^{ - 2}})}^2}}}{{{{({{10}^{ - 2}})}^2}}} = 16 \to F' = 16F\)
Hai điện tích \({q_1} = - {2.10^{ - 8}}C\), \({q_2} = - 1,{8.10^{ - 7}}C\) đặt tại A và B trong không khí, \(AB = 8cm\). Một điện tích \({q_3}\) đặt tại C. Hỏi C ở đâu để \({q_3}\) cân bằng?
-
A.
\(CA = 3cm,CB = 5cm\)
-
B.
\(CA = CB = 4cm\)
-
C.
\(CA = 2cm,CB = 6cm\)
-
D.
\(CA = 6cm,CB = 2cm\)
Đáp án : C
+ Áp dụng biểu thức định luật Cu-lông: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
+ Vận dụng phương pháp tổng hợp lực
+ Vận dụng điều kiện cân bằng của vật
Gọi \(\overrightarrow {{F_{13}}} ,\overrightarrow {{F_{23}}} \) lần lượt là lực do \({q_1},{q_2}\) tác dụng lên \({q_3}\)
+ Điều kiện cân bằng của \({q_3}\): \(\overrightarrow {{F_{12}}} + \overrightarrow {{F_{23}}} = \overrightarrow 0 \)
\( \Rightarrow \overrightarrow {{F_{13}}} = - \overrightarrow {{F_{23}}} \)
\( \Rightarrow \) điểm C phải thuộc AB
+ Vì \({q_1}\) và \({q_2}\) cùng dấu nên ta suy ra C phải nằm trong AB
+ Lại có \({F_{13}} = {F_{23}}\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_3}} \right|}}{{C{A^2}}} = k\dfrac{{\left| {{q_2}{q_3}} \right|}}{{C{B^2}}}\\ \Rightarrow \dfrac{{{q_1}}}{{C{A^2}}} = \dfrac{{{q_2}}}{{C{B^2}}}\\ \Rightarrow \dfrac{{CB}}{{CA}} = \sqrt {\dfrac{{{q_2}}}{{{q_1}}}} = \sqrt {\dfrac{{ - 1,{{8.10}^{ - 7}}}}{{ - {{2.10}^{ - 8}}}}} = 3\end{array}\)
\( \Rightarrow CB = 3CA\) (1)
\( \Rightarrow \) C gần A hơn
+ Mặt khác, ta có: \(CA + CB = 8cm\) (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}CA = 2cm\\CB = 6cm\end{array} \right.\)
Điện tích thử \(q = - {3.10^{ - 6}}C\) được đặt tại điểm mà tại đó điện trường có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống và có cường độ điện trường \(E = 1,{2.10^4}V/m\). Xác định phương, chiều và độ lớn của lực tác dụng lên điện tích \(q\) ?
-
A.
\(F = - 0,036N\) phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên.
-
B.
\(F = - 0,036N\) phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống.
-
C.
\(F = 0,036N\) phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên.
-
D.
\(F = 0,036N\) phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống.
Đáp án : C
+ Vận dụng phương pháp xác định phương, chiều của cường độ điện trường
+ Áp dụng biểu thức xác định cường độ điện trường E: \(E = k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\)
Ta có:
\(\overrightarrow F = q\overrightarrow E \)
Ta suy ra \(F = \left| q \right|E = \left| { - {{3.10}^{ - 6}}} \right|.1,{2.10^4} = 0,036N\)
Do \(q < 0\) nên lực \(\overrightarrow F \) có phương thẳng đứng, chiều ngược với chiều của \(\overrightarrow E \).
Vậy, \(F = 0,036N\) có phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên.
Tại hai điểm A, B cách nhau \(5cm\) trong chân không có 2 điện tích điểm \({q_1} = {16.10^{ - 10}}C\) và \({q_2} = - {9.10^{ - 10}}C\). Tính cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C nằm cách A một khoảng \(4cm\) , cách B một khoảng \(3cm\).
-
A.
\(4500\sqrt 3 V/m\)
-
B.
\(9000V/m\)
-
C.
\(9000\sqrt 2 V/m\)
-
D.
\(4500V/m\)
Đáp án : C
+ Áp dụng nguyên lí chồng chất điện trường: \(\overrightarrow E = \overrightarrow {{E_1}} + \overrightarrow {{E_2}} \)
+ Áp dụng biểu thức xác định cường độ điện trường: \(E = k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\)
Nhận thấy \(A{B^2} = A{C^2} + C{B^2} = {5^2}\)
\( \Rightarrow \) tam giác \(ABC\) vuông tại \(C\)
Gọi \(\overrightarrow {{E_1}} ,\overrightarrow {{E_2}} \) lần lượt là cường độ điện trường do điện tích \({q_1},{q_2}\) gây ra tại C.
Các véc-tơ \(\overrightarrow {{E_1}} ,\overrightarrow {{E_2}} \) được biểu diễn như hình.
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_1} = k\dfrac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{r_1^2}} = k\dfrac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{A{C^2}}} = {9.10^9}\dfrac{{{{16.10}^{ - 10}}}}{{0,{{04}^2}}} = 9000V/m\\{E_2} = k\dfrac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{r_2^2}} = k\dfrac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{C{B^2}}} = {9.10^9}\dfrac{{{{9.10}^{ - 10}}}}{{0,{{03}^2}}} = 9000V/m\end{array} \right.\)
Gọi \(\overrightarrow E \) là véc tơ cường độ điện trường tổng hợp tại \(C\).
Ta có: \(\overrightarrow E = \overrightarrow {{E_1}} + \overrightarrow {{E_2}} \)
Vì \(\overrightarrow {{E_1}} \bot \overrightarrow {{E_2}} \)
\( \Rightarrow E = \sqrt {E_1^2 + E_2^2} = \sqrt {{{9000}^2} + {{9000}^2}} = 9000\sqrt 2 V/m\)
Một proton nằm cách electron khoảng \(r = 2,{12.10^{ - 10}}m\) trong chân không. Vận tốc tối thiểu của electron để nó thoát khỏi sức hút của proton là?
-
A.
\(1,{545.10^6}m/s\)
-
B.
\(1,{24.10^6}m/s\)
-
C.
\(0,{8.10^6}m/s\)
-
D.
\(3,{2.10^6}m/s\)
Đáp án : A
+ Áp dụng biểu thức tính thế năng tương tác tĩnh điện: \({\rm{W}} = k\dfrac{{{e^2}}}{r}\)
+ Áp dụng biểu thức tính động năng: \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
+ Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng
Ta có:
+ Lúc đầu năng lượng của hệ là thế năng tương tác tĩnh điện: \({{\rm{W}}_1} = k\dfrac{{{e^2}}}{r}\)
+ Khi nó vừa thoát ra thì có vận tốc v, lúc này nó không chịu lực hút của proton nên lúc này hệ không còn thế năng tương tác mà chỉ có động năng: \({{\rm{W}}_2} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng, ta có:
\(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_1} = {{\rm{W}}_2} \leftrightarrow k\dfrac{{{e^2}}}{r} = \dfrac{1}{2}m{v_0}^2\\ \to {v_0} = \sqrt {k\dfrac{{2{{\rm{e}}^2}}}{{m{\rm{r}}}}} = \sqrt {{{9.10}^9}\dfrac{{2.{{\left( {1,{{6.10}^{ - 19}}} \right)}^2}}}{{9,{{1.10}^{ - 31}}.2,{{12.10}^{ - 10}}}}} = 1,{545.10^6}m/s\end{array}\)
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích \(4\mu C\) dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều \(1000V/m\) trên quãng đường dài \(1m\) là:
-
A.
\(4000J\)
-
B.
\(4J\)
-
C.
\(4mJ\)
-
D.
\(4\mu J\)
Đáp án : C
Áp dụng công thức xác định công của lực điện: \({A_\;} = \;qEd\)
Ta có, công của lực điện tác dụng lên điện tích dịch chuyển trong điện trường: \(A = qEd = {4.10^{ - 6}}.1000.1 = {4.10^{ - 3}}J = 4mJ\)
Năm tụ giống nhau, mỗi tụ có \(C = 0,2\mu F\) mắc nối tiếp. Bộ tụ được tích điện thu năng lượng \(0,2mJ\). Hiệu điện thế trên mỗi tụ là:
-
A.
100V
-
B.
20V
-
C.
50V
-
D.
25V
Đáp án : B
+ Vận dụng biểu thức tính điện dung của bộ tụ khi mắc nối tiếp: \(\frac{1}{{{C_b}}} = \frac{1}{{{C_1}}} + \frac{1}{{{C_2}}} + ... + \frac{1}{{{C_n}}}\)
+ Vận dụng biểu thức tính năng lượng của tụ điện: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}C{U^2}\)
+ Vận dụng biểu thức xác định hiệu điện thế khi mắc các tụ nối tiếp: \(U = {U_1} + {U_2} + \ldots + {U_n}\)
Ta có:
+ Điện dung của bộ 5 tụ nối tiếp:
\(\begin{array}{l}\frac{1}{{{C_b}}} = \frac{1}{{{C_1}}} + \frac{1}{{{C_2}}} + \frac{1}{{{C_3}}} + \frac{1}{{{C_4}}} + \frac{1}{{{C_5}}} = \frac{5}{C}\\ \to {C_b} = \frac{C}{5} = \frac{{0,2}}{5} = 0,04\mu F\end{array}\)
+ Năng lượng của bộ tụ: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}{C_b}{U^2} \to U = \sqrt {\frac{{2{\rm{W}}}}{{{C_b}}}} = \sqrt {\frac{{2.0,{{2.10}^{ - 3}}}}{{0,{{04.10}^{ - 6}}}}} = 100V\)
Vì 5 tụ mắc nối tiếp, nên:
\(\begin{array}{l}U = {U_1} + {U_2} + {U_3} + {U_4} + {U_5} = 5{U_1}\\ \to {U_1} = \frac{U}{5} = \frac{{100}}{5} = 20V\end{array}\)
Một electron có động năng \({{\rm{W}}_d} = 200eV\) lúc bắt đầu đi vào điện trường đều của hai bản kim loại đặt song song tích điện trái dấu theo hướng đường sức. Hỏi hiệu điện thế giữa hai bản phải là bao nhiêu để hạt không đến được bản đối diện. Biết \(1eV = 1,{6.10^{ - 19}}J\)
-
A.
\(U > 200V\)
-
B.
\(U = 200V\)
-
C.
\(U < 200V\)
-
D.
\(U \ne 200V\)
Đáp án : A
+ Sử dụng định lí biến thiên động năng: \({{\rm{W}}_{{d_2}}} - {{\rm{W}}_{{d_1}}} = {A_{ngoailuc}}\)
+ Sử dụng biểu thức liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế: \(E = \dfrac{U}{d}\)
Khi electron chuyển động từ bản này đến bản kia, thì nó chịu tác dụng của ngoại lực là lực điện trường.
+ Theo định lí động năng, ta có: \({{\rm{W}}_{{d_2}}} - {{\rm{W}}_{{d_1}}} = qE{d_{12}}\)
\( \Rightarrow {d_{12}} = \dfrac{{ - {{\rm{W}}_{{d_1}}}}}{{qE}} = \dfrac{{ - 200.1,{{6.10}^{ - 19}}}}{{ - 1,{{6.10}^{ - 19}}.E}} = \dfrac{{200}}{E}\)
+ Để electron không đến được bản đối diện thì quãng đường nó đi được phải nhỏ hơn khoảng cách giữa hai bản này hay \({d_{12}} < d\) (1)
Lại có: \(d = \dfrac{U}{E}\) (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: \(\dfrac{{200}}{E} < \dfrac{U}{E} \Rightarrow U > 200V\)
Cho \({q_1} = {3.10^{ - 10}}C,{\rm{ }}{q_2} = - {3.10^{ - 10}}C\), đặt tại A và B trong dầu có \(\varepsilon = 2\) biết \(AB = 2{\rm{ }}cm\) . Xác định vectơ \(\vec E\) tại điểm \(H\) - là trung điểm của \(AB\).
-
A.
\({27.10^3}V/m\)
-
B.
\({13,5.10^3}V/m\)
-
C.
\(0{\rm{ }}V/m\)
-
D.
\({36.10^5}V/m\)
Đáp án : A
+ Áp dụng nguyên lí chồng chất điện trường: \(\overrightarrow E = \overrightarrow {{E_1}} + \overrightarrow {{E_2}} \)
+ Áp dụng biểu thức xác định cường độ điện trường: \(E = k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\)
- Gọi cường độ điện trường do \({q_1}\) gây ra là $E_1$; do $q_2$ gây ra là $E_2$
- Theo nguyên lí chồng chất điện trường:\(\overrightarrow E = \overrightarrow {{E_1}} + \overrightarrow {{E_2}} \)
Vì \({E_1},{\rm{ }}{E_2}\) là 2 véc tơ cùng phương, cùng chiều nên: \(E{\rm{ }} = {\rm{ }}{E_1} + {\rm{ }}{E_2}\)
Ta có, cường độ điện trường: \(E = k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\)
Thay \({q_1} = {3.10^{ - 10}}C,{\rm{ }}{q_2} = - {3.10^{ - 10}}C,{\rm{ }}{r_1} = {\rm{ }}{r_2} = 1cm{\rm{ }},\varepsilon = 2\)
Ta có:
\( \to E = 2.{E_1} = 27.{\rm{ }}{10^3}V/m\)
Một con lắc đơn gồm một quả cầu tích điện dương khối lượng \(\sqrt 3 g\) buộc vào sợi dây mảnh cách điện. Con lắc treo trong điện trường đều có phương nằm ngang với cường độ điện trường \(10000{\rm{ }}V/m\). Tại nơi có \(g = 9,8m/{s^2}\). Khi vật ở vị trí cân bằng, sợi dây lệch một góc \(\alpha = {\rm{ }}{30^0}\) so với phương thẳng đứng. Độ lớn của điện tích của quả cầu là:
-
A.
\({4.10^{ - 7}}C\)
-
B.
\({3,27.10^{ - 7}}C\)
-
C.
\({9,8.10^{ - 7}}C\)
-
D.
\({10^{ - 7}}C\)
Đáp án : C
+ Xác định các lực tác dụng lên vật
+ Áp dụng điều kiện cân bằng của vật
+ Áp dụng biểu thức tính lực điện: \(F{\rm{ }} = {\rm{ }}qE\)
+ Vận dụng công thức lượng giác.
Các lực tác dụng lên quả cầu gồm: lực điện \(\overrightarrow F \) , trọng lực \(\overrightarrow P \)hướng xuống và lực căng dây \(\overrightarrow T \).
Khi quả cầu cân bằng: \(\overrightarrow T + \overrightarrow P + \overrightarrow F = 0 \to \overrightarrow T + \overrightarrow {P'} = 0\)
=> $P'$ có phương sợi dây $P'$ tạo với $P$ một góc \(\alpha {\rm{ }} = {\rm{ }}{30^0}\)
Từ hình ta có: \(\tan \alpha = \dfrac{F}{P} = \dfrac{{\left| q \right|E}}{{mg}} = \tan {30^0} \to \left| q \right| = \dfrac{{mg\tan {{30}^0}}}{E} = \dfrac{{\sqrt 3 {{.10}^{ - 3}}.9,8.\tan {{30}^0}}}{{10000}} = {9,8.10^{ - 7}}C\)
Đặt tại $6$ đỉnh của lục giác đều các điện tích $q$, $-2q$, $3q$, $4q$, $-5q$ và $q'$. Xác định $q'$ theo $q$ để cường độ điện trường tại tâm O của lục giác bằng $0$ biết $q > 0$.
-
A.
$q'= -6q$
-
B.
$q'= 6q$
-
C.
$q'=-q$
-
D.
$q'= q$
Đáp án : B
+ Áp dụng nguyên lí chồng chất điện trường: \(\overrightarrow E = \overrightarrow {{E_1}} + \overrightarrow {{E_2}} + ... + \overrightarrow {{E_n}} \)
+ Áp dụng biểu thức xác định cường độ điện trường: \(E = k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\)
Gọi
+ \(\overrightarrow {{E_{3q}}} \) là điện trường tổng hợp tại O do $q$ và $4q$ gây ra.
+ \(\overrightarrow {{E_{ - 3q}}} \) là điện trường tổng hợp tại O do $-5q$ và $-2q$ gây ra.
+ \(\overrightarrow {{E_3}} \) là điện trường tổng hợp tại O do $q$ và $4q$ gây ra.
Các véctơ được biểu diễn như hình.
Ta có: \(\overrightarrow {{E_0}} = \overrightarrow {{E_{ - 3q}}} + \overrightarrow {{E_{3q}}} + \overrightarrow {{E_3}} = \overrightarrow {{E_{ - 33}}} + \overrightarrow {{E_3}} \)
Vì => \(\overrightarrow {{E_{ - 33}}} \) cùng chiều \(\overrightarrow {{E_3}} \)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_{ - 33}} = {E_3}\\\overrightarrow E = \overrightarrow {{E_{ - 33}}} + \overrightarrow {{E_3}} \end{array} \right. \to E = 2{E_3} = 2k\frac{{3q}}{{{r^2}}} = k\frac{{6q}}{{{r^2}}}\)
Để tại O cường độ điện trường tổng hợp bằng 0 thì:
\(\overrightarrow {{E_{q'}}} + \overrightarrow E = 0 \to \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{E_{q'}}} \uparrow \downarrow \overrightarrow E \to q' > 0\\{E_{q'}} = E \leftrightarrow k\dfrac{{\left| {q'} \right|}}{{{r^2}}} = k\dfrac{{6q}}{{{r^2}}} \to \left| {q'} \right| = 6q\end{array} \right. \to q' = 6q\)