Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 04
Đề bài
Đồ thị nào sau đây diễn tả đúng mối liên hệ giữa hiệu điện thế $(U)$ và cường độ dòng điện $(I)$ trong đoạn mạch chỉ có điện trở?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Khi dòng điện chạy qua đoạn mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực:
-
A.
Cu - long
-
B.
hấp dẫn
-
C.
lực lạ
-
D.
điện trường
Một pin có suất điện động 1,5V và điện trở trong là \(0,5\Omega \). Mắc một bóng đèn có điện trở \(2,5\Omega \) vào hai cực của pin này thành mạch điện kín. Cường độ dòng điện chạy qua đèn là
-
A.
2A
-
B.
1A
-
C.
1,5A
-
D.
0,5A
Đề thi THPT QG - 2020
Một nguồn điện một chiều có suất điện động \(\xi \) đang phát điện ra mạch ngoài với dòng điện có cường độ \(I\). Công suất của nguồn điện được tính bằng biểu thức nào sau đây?
-
A.
\(P = \xi I\)
-
B.
\(P = \xi {I^2}\)
-
C.
\(P = {\xi ^2}I\)
-
D.
\(P = {\xi ^2}{I^2}\)
Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:
-
A.
Tác dụng nhiệt
-
B.
Tác dụng hóa học
-
C.
Tác dụng từ
-
D.
Tác dụng cơ học
Một bộ acquy có suất điện động 6 V, sản ra một công là 360 J khi acquy này phát điện. Lượng điện tích dịch chuyển trong acquy.
-
A.
60C
-
B.
30C
-
C.
12C
-
D.
24C
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết, \(E = 6V,r = 1\Omega ,{R_1} = 4\Omega \), R là biến trở
Tìm R để công suất tiêu thụ trên R là cực đại? Tính giá trị công suất cực đại khi đó?
-
A.
\(R = \dfrac{3}{2}\Omega ,{P_{{\rm{max}}}} = 37,5{\rm{W}}\)
-
B.
\(R = \dfrac{2}{3}\Omega ,{P_{{\rm{max}}}} = 37,5{\rm{W}}\)
-
C.
\(R = \dfrac{4}{5}\Omega ,{P_{{\rm{max}}}} = 7,2{\rm{W}}\)
-
D.
\(R = \dfrac{5}{4}\Omega ,{P_{{\rm{max}}}} = 7,2{\rm{W}}\)
Một bóng đèn sáng bình thường ở hiệu điện thế \(220V\) số chỉ ampe kế trong mạch là \(341mA\). Trong 30 ngày, bóng tiêu thụ hết bao nhiêu tiền? Biết mỗi ngày trung bình đèn thắp sắng trong 4 giờ và giá điện là \(2500\) đ/số.
-
A.
22506đ
-
B.
25206đ
-
C.
52006đ
-
D.
52206đ
Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 150$\Omega $. Dây điện trở của biến trở là một hợp kim nicrom có tiết diện 0,11mm2 và được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2,5cm. Biết điện trở suất của nicrom là 1,1.10-6$\Omega $m, dòng điện lớn nhất mà dây có thể chịu được là 2A. Ta có thể đặt vào hai đầu dây này một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để biến trở không bị hỏng?
-
A.
150V
-
B.
200V
-
C.
300V
-
D.
100V
Cho mạch điện như hình vẽ:
R1 = R2 = R3 = 6$\Omega $, R4 = 2$\Omega $. Tính điện trở tương đương của mạch khi ta nối M và B bằng một ampe kế có điện trở rất nhỏ?
-
A.
\(R = 20\Omega \)
-
B.
\(R = \frac{9}{5}\Omega \)
-
C.
\(R = \frac{{10}}{3}\Omega \)
-
D.
\(R = 14\Omega \)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
ξ = 6V, r = 1\(\Omega \), R1 = 0,8\(\Omega \), R2 = 2\(\Omega \), R3 = 3\(\Omega \).
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là?
-
A.
2A
-
B.
1,2 A
-
C.
0,8A
-
D.
1A
Cho mạch điện như hình vẽ:
R1 = 20$\Omega $, R2 = 30$\Omega $, R3 = 10$\Omega $, C1 = 20μF, C2 = 30μF, U = 50V
Ban đầu K mở, điện lượng qua R3 khi K - đóng là bao nhiêu?
-
A.
900μC
-
B.
600μC
-
C.
1400μC
-
D.
400μ
Để xác định điện trở trong r của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số chỉ U của vôn kế V vào số chỉ I của ampe kế A như hình (H2). Điện trở của vôn kế rất lớn. Biết \({R_0} = 2{\rm{0,3 \Omega }}\). Giá trị của r được xác định bởi thí nghiệm này là
-
A.
\({\rm{0,49 \Omega }}\)
-
B.
\({\rm{0,85 \Omega }}\)
-
C.
\({\rm{1,0 \Omega }}\)
-
D.
\({\rm{1,5 \Omega }}\)
Lời giải và đáp án
Đồ thị nào sau đây diễn tả đúng mối liên hệ giữa hiệu điện thế $(U)$ và cường độ dòng điện $(I)$ trong đoạn mạch chỉ có điện trở?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R}\)
Ta có: Biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R} \to U = IR\)
=> Đồ thị có dạng của hàm số y = ax
Khi dòng điện chạy qua đoạn mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực:
-
A.
Cu - long
-
B.
hấp dẫn
-
C.
lực lạ
-
D.
điện trường
Đáp án : D
+ Sử dụng lí thuyết về các loại lực
+ Sử dụng lí thuyết về chuyển động của hạt mang điện
Khi có dòng điện chạy qua đoạn mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực điện trường.
Cụ thể: Các hạt mang điện tích dương chuyển động theo chiều điện trường, các hạt mang điện tích âm chuyển động ngược chiều điện trường.
Một pin có suất điện động 1,5V và điện trở trong là \(0,5\Omega \). Mắc một bóng đèn có điện trở \(2,5\Omega \) vào hai cực của pin này thành mạch điện kín. Cường độ dòng điện chạy qua đèn là
-
A.
2A
-
B.
1A
-
C.
1,5A
-
D.
0,5A
Đáp án : D
Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch \(I = \dfrac{\xi }{{r + R}}\)
Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch \(I = \dfrac{\xi }{{r + R}} = \dfrac{{1,5}}{{0,5 + 2,5}} = 0,5A\)
Đề thi THPT QG - 2020
Một nguồn điện một chiều có suất điện động \(\xi \) đang phát điện ra mạch ngoài với dòng điện có cường độ \(I\). Công suất của nguồn điện được tính bằng biểu thức nào sau đây?
-
A.
\(P = \xi I\)
-
B.
\(P = \xi {I^2}\)
-
C.
\(P = {\xi ^2}I\)
-
D.
\(P = {\xi ^2}{I^2}\)
Đáp án : A
Sử dụng biểu thức tính công suất của nguồn điện
Công suất của nguồn điện: \(P = \xi I\)
Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:
-
A.
Tác dụng nhiệt
-
B.
Tác dụng hóa học
-
C.
Tác dụng từ
-
D.
Tác dụng cơ học
Đáp án : C
Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là tác dụng từ
Một bộ acquy có suất điện động 6 V, sản ra một công là 360 J khi acquy này phát điện. Lượng điện tích dịch chuyển trong acquy.
-
A.
60C
-
B.
30C
-
C.
12C
-
D.
24C
Đáp án : A
Vận dụng biểu thức \(E{\rm{ }} = \frac{A}{q}\)
Ta có : Suất điện động :\(E{\rm{ }} = \dfrac{A}{q}\)
Điện lượng dịch chuyển trong acquy là: \(q{\rm{ }} = \dfrac{A}{E} = \dfrac{{360}}{6} = 60C\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết, \(E = 6V,r = 1\Omega ,{R_1} = 4\Omega \), R là biến trở
Tìm R để công suất tiêu thụ trên R là cực đại? Tính giá trị công suất cực đại khi đó?
-
A.
\(R = \dfrac{3}{2}\Omega ,{P_{{\rm{max}}}} = 37,5{\rm{W}}\)
-
B.
\(R = \dfrac{2}{3}\Omega ,{P_{{\rm{max}}}} = 37,5{\rm{W}}\)
-
C.
\(R = \dfrac{4}{5}\Omega ,{P_{{\rm{max}}}} = 7,2{\rm{W}}\)
-
D.
\(R = \dfrac{5}{4}\Omega ,{P_{{\rm{max}}}} = 7,2{\rm{W}}\)
Đáp án : C
+ Vận dụng biểu thức tính công suất tiêu thụ trên R : \(P = {I^2}R = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)
+ Vận dụng biểu thức tính cường độ dòng điện : \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)
+ Áp dụng bất đẳng thức cosi
Ta có: PR = \(\dfrac{{{U^2}}}{R}\)
Mặt khác: \({U_R} = {\rm{ }}I.{R_N} = \dfrac{E}{{\dfrac{{{R_1}.R}}{{{R_1} + R}} + r}}.\dfrac{{{R_1}.R}}{{{R_1} + R}}\, = \,\dfrac{{24R}}{{5R + 4}}\).
Vậy: \({P_R} = \dfrac{{{{24}^2}{R^2}}}{{{{\left( {5R + 4} \right)}^2}.R}}\, = \,\dfrac{{576}}{{{{\left( {5\sqrt R + \dfrac{4}{{\sqrt R }}} \right)}^2}}}\,\)
Theo BĐT Cô-si, ta có : \(\left( {5\sqrt R + \dfrac{4}{{\sqrt R }}} \right)\, \ge \,4\sqrt 5 \), dấu \('' = ''\) xảy ra khi : \(\left( {5\sqrt R = \dfrac{4}{{\sqrt R }}} \right)\) hay \(R = \dfrac{4}{5}\Omega \).
Vậy : \({P_{RMax}} = \dfrac{{576}}{{{{\left( {4\sqrt 5 } \right)}^2}}}\, = 7,2\,{\rm{W}}\) khi \(R = \dfrac{4}{5}\Omega \)
Một bóng đèn sáng bình thường ở hiệu điện thế \(220V\) số chỉ ampe kế trong mạch là \(341mA\). Trong 30 ngày, bóng tiêu thụ hết bao nhiêu tiền? Biết mỗi ngày trung bình đèn thắp sắng trong 4 giờ và giá điện là \(2500\) đ/số.
-
A.
22506đ
-
B.
25206đ
-
C.
52006đ
-
D.
52206đ
Đáp án : A
+ Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = UI\)
+ Sử dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ: \({\rm{W}} = Pt\)
+ Nhân với đơn giá
Ta có,
+ Hiệu điện thế định mức của đèn: \({U_d} = 220V\)
+ Cường độ dòng điện định mức: \({I_d} = 341mA\)
+ Công suất của đèn: \(P = UI = {220.341.10^{ - 3}} = 75,02W\)
Thời gian sử dụng đèn: \(t = 4.30 = 120h\)
+ Điện năng tiêu thụ: \(W = Pt = 75,02.120 = 9002,4{\rm{W}}h = 9,0024kWh\)
Ta có \(1kWh = 1\) số và có giá \(2500\)đ
Ta suy ra, bóng tiêu thụ hết số tiền trong 30 ngày là: \(9,0024.2500 = 22506\) đ
Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 150$\Omega $. Dây điện trở của biến trở là một hợp kim nicrom có tiết diện 0,11mm2 và được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2,5cm. Biết điện trở suất của nicrom là 1,1.10-6$\Omega $m, dòng điện lớn nhất mà dây có thể chịu được là 2A. Ta có thể đặt vào hai đầu dây này một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để biến trở không bị hỏng?
-
A.
150V
-
B.
200V
-
C.
300V
-
D.
100V
Đáp án : C
Áp dụng biểu thức tính hiệu điện thế: U = IR
Điện trở lớn nhất của biến trở là R0 = 150$\Omega $ nên hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt vào biến trở là:
Umax = Imax R0 = 2.150 = 300V
Cho mạch điện như hình vẽ:
R1 = R2 = R3 = 6$\Omega $, R4 = 2$\Omega $. Tính điện trở tương đương của mạch khi ta nối M và B bằng một ampe kế có điện trở rất nhỏ?
-
A.
\(R = 20\Omega \)
-
B.
\(R = \frac{9}{5}\Omega \)
-
C.
\(R = \frac{{10}}{3}\Omega \)
-
D.
\(R = 14\Omega \)
Đáp án : C
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: R = R1 + R2 + .... + Rn
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song:
\(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ... + \frac{1}{{{R_n}}}\)
Vì ampe kế có điện trở rất nhỏ nên M và B cùng điện thế
=> chập M và B mạch điện được vẽ lại như hình
Ta có: R2 // ((R1 nt (R3//R4))
\(\frac{1}{{{R_{34}}}} = \frac{1}{{{R_3}}} + \frac{1}{{{R_4}}} \to {R_{34}} = \frac{{{R_3}{R_4}}}{{{R_3} + {R_4}}} = \frac{{6.2}}{{6 + 2}} = 1,5\Omega \)
R134 = R1 + R34 = 6 + 1,5 = 7,5$\Omega $
Điện trở tương đương của toàn mạch:
\(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_{134}}}} \to R = \frac{{{R_2}{R_{134}}}}{{{R_2} + {R_{134}}}} = \frac{{6.7,5}}{{6 + 7,5}} = \frac{{10}}{3}\Omega \)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
ξ = 6V, r = 1\(\Omega \), R1 = 0,8\(\Omega \), R2 = 2\(\Omega \), R3 = 3\(\Omega \).
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là?
-
A.
2A
-
B.
1,2 A
-
C.
0,8A
-
D.
1A
Đáp án : A
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở tương đương của mạch
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm với toàn mạch
Ta có:
+ Mạch ngoài gồm: R1 nt (R2 // R3)
\(\dfrac{1}{{{R_{23}}}} = \dfrac{1}{{{R_2}}} + \dfrac{1}{{{R_3}}} \to {R_{23}} = \dfrac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = \dfrac{{2.3}}{{2 + 3}} = 1,2\Omega \)
- Điện trở tương đương mạch ngoài: Rtđ = R1 + R23 = 0,8 + 1,2 = 2\(\Omega \).
+ Cường độ dòng điện qua mạch chính I:
\(I = \dfrac{E}{{{R_{t{\rm{d}}}} + r}} = \dfrac{6}{{2 + 1}} = {\rm{ }}2A.\)
Cho mạch điện như hình vẽ:
R1 = 20$\Omega $, R2 = 30$\Omega $, R3 = 10$\Omega $, C1 = 20μF, C2 = 30μF, U = 50V
Ban đầu K mở, điện lượng qua R3 khi K - đóng là bao nhiêu?
-
A.
900μC
-
B.
600μC
-
C.
1400μC
-
D.
400μ
Đáp án : B
+ Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch: \(I = \frac{E}{{{R_N} + r}}\)
+ Áp dụng biểu thức Q = CU
- Khi K mở:
+ Hiệu điện thế các tụ: U1 = U2 = U = 50V
+ Điện tích trên tụ C1: Q1 = C1U1 = 20.10-6.50 = 1000.10-6C
- Khi K đóng:
Dòng điện không qua các tụ điện nên các điện trở được mắc: R1 nối tiếp R2
+ Cường độ dòng điện qua các điện trở: \(I = \frac{U}{{{R_1} + {R_2}}} = 1A\)
+ Lúc này tụ C1 //R1 và tụ C2//R2 nên:
\(\left\{ \begin{array}{l}{U_{C1}} = {U_{R1}} = I{R_1} = 20V\\{U_{C2}} = {U_{R2}} = I{R_2} = 30V\end{array} \right.\)
Điện tích của tụ C1 lúc này: Q1’ = C1.UC1 = 400.10-6C
Điện lượng qua R3 bằng độ thay đổi điện tích trên bản dương của tụ C1
\(\left| {\Delta q} \right| = \left| {{Q_1}' - {Q_1}} \right| = {600.10^{ - 6}}C\)
Để xác định điện trở trong r của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số chỉ U của vôn kế V vào số chỉ I của ampe kế A như hình (H2). Điện trở của vôn kế rất lớn. Biết \({R_0} = 2{\rm{0,3 \Omega }}\). Giá trị của r được xác định bởi thí nghiệm này là
-
A.
\({\rm{0,49 \Omega }}\)
-
B.
\({\rm{0,85 \Omega }}\)
-
C.
\({\rm{1,0 \Omega }}\)
-
D.
\({\rm{1,5 \Omega }}\)
Đáp án : A
Áp dụng công thức: \(U = \xi - I({R_0} + r)\)
Từ đồ thị ta suy ra: \(1,58 = \xi \) và \(0 = 1,58 - ({{\rm{R}}_{\rm{0}}}{\rm{ + r)}}{\rm{.0,076}}\)
\( \Rightarrow {R_0} + r = 20,{\rm{79 (\Omega }}) \Rightarrow r = 0{\rm{,49 (\Omega )}}\)