Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Lí - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Hình nào biểu diễn đúng quan hệ giữa \(\overrightarrow v \) và \(\overrightarrow p \) của một chất điểm?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 2 :

Hai lực đồng quy ${{\overrightarrow{F}}_{1}}$ và ${{\overrightarrow{F}}_{2}}$ hợp với nhau một góc $\alpha $, hợp lực của hai lực này có độ lớn là:

  • A.

    \(F={{F}_{1}}+{{F}_{2}}+2{{F}_{1}}{{F}_{2}}\text{cos}\alpha \)

  • B.

    ${{F}^{2}}={{F}_{1}}^{2}+{{F}_{2}}^{2}-2{{F}_{1}}{{F}_{2}}$

  • C.

    \(F=\sqrt{{{F}_{1}}^{2}+F_{2}^{2}}\)

  • D.

    \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Câu 3 :

Khi nói về lực hấp dẫn giữa hai chất điểm, phát biểu nào sau đây sai?

  • A.

    Lực hấp dẫn có phương trùng với đường thẳng nối hai chất điểm.

  • B.

    Lực hấp dẫn có điểm đặt tại mỗi chất điểm.

  • C.

    Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực trực đối.

  • D.

    Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực cân bằng.

Câu 4 :

Đồ thị tọa độ - thời gian của chất điểm chuyển động thẳng đều:

  • A.

    Là đường thẳng vuông góc với trục tọa độ

  • B.

    Là đường thẳng có thể không đi qua gốc tọa độ

  • C.

    Là đường thẳng đi qua gốc tọa độ

  • D.

    Là đường thẳng song song với trục tọa độ

Câu 5 :

Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi?

  • A.

    Một trận bóng đá diễn ra từ $15$ giờ đến $16$ giờ $45$ phút.

  • B.

    Lúc $8$ giờ một xe ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau $3$ giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu.

  • C.

    Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc $0$ giờ, đến $8$ giờ $05$ phút thì đoàn tàu đến Huế.

  • D.

    Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.

Câu 6 :

Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc \({v_0}\) từ độ cao \(h\) so với mặt đất. Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian từ lúc ném. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức:

  • A.

    \(v = \sqrt {{v_0} + gt} \)

  • B.

    \(v = \sqrt {v_0^2 + {g^2}{t^2}} \)

  • C.

    \(v = gt\)

  • D.

    \(v = {v_0} + gt\)

Câu 7 :

Các tính chất nào sau đây là tính chất của các phân tử chất rắn?

  • A.

    Dao động quanh vị trí cân bằng.

  • B.

    Lực tương tác phân tử mạnh.

  • C.

    Có hình dạng và thể tích xác định

  • D.

    Các tính chất A, B, C.

Câu 8 :

Quá trình đẳng tích là:

  • A.

     Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi

  • B.

    Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi

  • C.

    Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi

  • D.

    Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ và thể tích không đổi

Câu 9 :

Biểu thức xác định độ dời của vật:

  • A.

    \(\Delta x = {x_1} - {x_2}\)

  • B.

    \(\Delta x = {x_1} . {x_2}\)

  • C.

    \(\Delta x = {x_2} + {x_1}\)

  • D.

    \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Câu 10 :

Biểu thức lực đàn hồi của lò xo:

  • A.

    \({F_{dh}} = \dfrac{k}{{\Delta l}}\)

  • B.

    $F = k\left| {\Delta l} \right|$

  • C.

    \({F_{dh}} = k\Delta l\)

  • D.

    \({F_{dh}} =  - \dfrac{k}{{\Delta l}}\)

Câu 11 :

Chọn phát biểu đúng về định luật III Niutơn

  • A.

    Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} = {\overrightarrow F _{BA}}\)

  • B.

    Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B không tác dụng trở lại vật A một lực.

  • C.

    Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực cân bằng nhau: \({\overrightarrow F _{AB}} = {\overrightarrow F _{BA}}\)

  • D.

    Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} + {\overrightarrow F _{BA}} = \overrightarrow 0 \)

Câu 12 :

Khi loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi:

  • A.

    Thẳng đều

  • B.

    Thẳng chậm dần đều

  • C.

    Thẳng nhanh dần đều

  • D.

    Tròn đều

Câu 13 :

Số A-vô-ga-đrô có giá trị bằng:

  • A.

    Số phân tử chứa trong 18 g nước.

  • B.

    Số phân tử chứa trong 20,4 lít khí Hidro.  

  • C.

    Số phân tử chứa trong 16 g Oxi.

  • D.

    Cả ba số nêu ở A, B, C.

Câu 14 :

Tìm phát biểu sai.

  • A.

    Tác động lên hệ một công có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.

  • B.

    Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt tạo nên hệ.

  • C.

    Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được

  • D.

    Trong quá trình đẳng nhiệt, độ tăng nội năng của hệ bằng nhiệt lượng mà hệ nhận được

Câu 15 :

Chọn câu sai: Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi điều thì nó:

  • A.

    Có gia tốc không đổi

  • B.

    Có vận tốc không đổi

  • C.

    Chỉ có thể chuyển động nhanh dần đều hoặc chậm dần đều.

  • D.

    Có thể lúc đầu chuyển động chậm dần đều, sau đó chuyển động nhanh dần đều.

Câu 16 :

Trong một lần thử xe ô tô, người ta xác định được vị trí của xe tại các thời điểm cách nhau cùng khoảng thời gian 1s (xem bảng dưới đây). Vận tốc trung bình của ô tô trong 3 giây cuối cùng là:

  • A.

    16,1 (m/s)

  • B.

    2,3 (m/s)

  • C.

    12,27 (m/s)

  • D.

    11,5 (m/s)

Câu 17 :

Chất điểm chuyển động trên đường thẳng, vật xuất phát từ gốc tọa độ chuyển động theo chiều dương, tại các thời điểm khác nhau vật có vị trí tọa độ như bảng dưới:

Phương trình chuyển động của vật là:

  • A.

    \(x = 2,5 + 2,5t\)

  • B.

    \(x = 5t\)

  • C.

    \(x = 2,5 + 5t\)

  • D.

    \(x = 2,5t\)

Câu 18 :

Phương trình chuyển động của một vật có dạng \(x = 3 - 4t + 2{t^2}(m;s)\). Biểu thức vận tốc tức thời của vật theo thời gian là:

  • A.

    \(v = 2(t - 2)m/s\)

  • B.

    \(v = 4(t - 1)m/s\)

  • C.

    \(v = 2(t - 1)m/s\)

  • D.

    \(v = 2(t + 2)m/s\)

Câu 19 :

Lúc 7 h, hai ôtô bắt đầu khởi hành từ hai điểm A, B cách nhau 2400 m, chuyển động nhanh dần đều và ngược chiều nhau. ôtô đi từ A có gia tốc 1 m/s2, còn ôtô từ B có gia tốc 2 m/s2. Chọn chiều dương hướng từ A đến B, gốc thời gian lúc 7 h. Xác định vị trí hai xe gặp nhau:

  • A.

    1600m

  • B.

    1200m

  • C.

    800m

  • D.

    2400m

Câu 20 :

Hai giọt nước rơi cách nhau 1s. Tìm khoảng cách giữa hai giọt sau khi giọt thứ 2 rơi được 1s? Lấy \(g = 10m/{s^2}\).

  • A.

    \(8m\)

  • B.

    \(10m\)

  • C.

    \(15m\)

  • D.

    \(9,5m\)

Câu 21 :

Hai vật chất \(A\) và \(B\) chuyển động tròn đều lần lượt trên hai đường tròn có bán kính khác nhau với \({r_A} = 4{r_B}\), nhưng có cùng chu kì. Nếu vật \(A\) chuyển động với tốc độ dài bằng \(12{\rm{ }}m/s\), thì tốc độ dài của vật \(B\) là:

  • A.

    \(48{\rm{ }}m/s\)

  • B.

    \(24m/s\)

  • C.

    \(3m/s\)

  • D.

    \(4m/s\)

Câu 22 :

Hai lực có giá đồng quy có độ lớn \({F_1} = {F_2} = 10N\) có \(\left( {{{\overrightarrow F }_1},{{\overrightarrow F }_2}} \right) = {60^0}\). Hợp lực của hai lực này có độ lớn là:

  • A.

    17,3 N

  • B.

    20 N

  • C.

    14,1 N

  • D.

    10 N

Câu 23 :

Khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất \(81\) lần, khoảng cách giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng bằng \(60\) lần bán kính Trái Đất. Lực hút của Trái Đất và của Mặt Trăng tác dụng vào một vật cân bằng nhau tại điểm nào trên đường thẳng nối tâm của chúng tính từ Trái Đất?

  • A.

    \(h = 60,75{\rm{R}}\)

  • B.

    \(h = 43{\rm{R}}\)

  • C.

    \(h = 54{\rm{R}}\)

  • D.

    \(h = 38{\rm{R}}\)

Câu 24 :

Một vật có khối lượng \(200{\rm{ }}g\) được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng thì chiều dài của lò xo là \(20{\rm{ }}cm\). Biết khi chưa treo vật thì lò xo dài \(18{\rm{ }}cm\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Độ cứng của lò xo này là:

  • A.

    200 N/m.

  • B.

    150 N/m.

  • C.

    100 N/m.

  • D.

    50 N/m.

Câu 25 :

Một vật được ném ngang ở độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Sau \(5s\) vật chạm đất. Độ cao h bằng:

  • A.

    100 m.

  • B.

    140 m.

  • C.

    125 m.

  • D.

    80 m.

Câu 26 :

Viên đạn khối lượng $10 g$ đang bay với vận tốc $600 m/s$ thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian $0,001 s$. Sau khi xuyên qua cửa vận tốc của đạn còn $300 m/s$. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng

  • A.

    $3000 N.$

  • B.

    $900 N.$

  • C.

    $9000 N.$

  • D.

    $30000 N.$

Câu 27 :

Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là \(300 kg\) đang đi với vận tốc \(36 km/h\) thì nhìn thấy một cái hố cách \(12 m\). Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu là:

  • A.

    \({F_h} = 16200N\)

  • B.

    \({F_h} =  - 1250N\)

  • C.

    \({F_h} =  - 16200N\)

  • D.

    \({F_h} = 1250N\)

Câu 28 :

\({t_1},{\rm{ }}{t_2}\) là trị số của hai nhiệt độ trong nhiệt giai Celsius. \({T_1},{T_2}\) là trị số của hai nhiệt độ ấy trong nhiệt giai tuyệt đối. Hệ thức đúng là:

  • A.

    \(\dfrac{{{t_1}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{{T_1}}}{{{T_2}}}\)

  • B.

    \({T_1} = {T_2} - {t_2} + {t_1}\)

  • C.

    \(\dfrac{{{t_1} + {t_2}}}{2} = \dfrac{{{T_1} + {T_2}}}{2}\)

  • D.

    \(\dfrac{{{t_1}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)

Câu 29 :

Người ta bỏ 1 miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng \(50g\) ở \(t = {136^0}C\) vào 1 nhiệt lượng kế có nhiệt dung là \(50{\rm{ }}J/K\) chứa \(100g\) nước ở \({14^0}C\). Xác định khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên, biết nhiệt độ khi cân bằng trong nhiệt lượng kế là \({18^0}C\). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài, \({C_{Zn}} = 337{\rm{ }}J/kg.K,{\rm{ }}{C_{Pb}} = 126{\rm{ }}J/Kg.K.\) của nước là \(4180{\rm{ }}J/\left( {kg.K} \right)\)

  • A.

    \({m_{Zn}} = 0,045{\rm{ }}kg,{\rm{ }}{m_{Pb}} = 0,005kg\)

  • B.

    \({m_{Zn}} = 0,245{\rm{ }}kg,{\rm{ }}{m_{Pb}} = 0,015kg\)

  • C.

    \({m_{Zn}} = 0,145{\rm{ }}kg,{\rm{ }}{m_{Pb}} = 0,015kg\)

  • D.

    \({m_{Zn}} = 0,0425{\rm{ }}kg,{\rm{ }}{m_{Pb}} = 0,005kg\)

Câu 30 :

Một thanh chắn đường dài 7,8m có trọng lượng 2100N và có trọng  tâm ở cách đầu bên trái 1,2 m .Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m . Để giữ thanh ấy nằm ngang lực đặt vào đầu bên phải có giá trị nào  sau đây:

  • A.

    2100N.

  • B.

    150N.

  • C.

    100N.

  • D.

    780N.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hình nào biểu diễn đúng quan hệ giữa \(\overrightarrow v \) và \(\overrightarrow p \) của một chất điểm?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng mối liên hệ giữa p và v

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

\( \to \overrightarrow p  \uparrow  \uparrow \overrightarrow v \)

Câu 2 :

Hai lực đồng quy ${{\overrightarrow{F}}_{1}}$ và ${{\overrightarrow{F}}_{2}}$ hợp với nhau một góc $\alpha $, hợp lực của hai lực này có độ lớn là:

  • A.

    \(F={{F}_{1}}+{{F}_{2}}+2{{F}_{1}}{{F}_{2}}\text{cos}\alpha \)

  • B.

    ${{F}^{2}}={{F}_{1}}^{2}+{{F}_{2}}^{2}-2{{F}_{1}}{{F}_{2}}$

  • C.

    \(F=\sqrt{{{F}_{1}}^{2}+F_{2}^{2}}\)

  • D.

    \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

\(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Câu 3 :

Khi nói về lực hấp dẫn giữa hai chất điểm, phát biểu nào sau đây sai?

  • A.

    Lực hấp dẫn có phương trùng với đường thẳng nối hai chất điểm.

  • B.

    Lực hấp dẫn có điểm đặt tại mỗi chất điểm.

  • C.

    Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực trực đối.

  • D.

    Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực cân bằng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D - sai vì: Lực hấp dẫn của hai chất điểm không phải là cặp lực cân bằng mà là cặp lực trực đối

Câu 4 :

Đồ thị tọa độ - thời gian của chất điểm chuyển động thẳng đều:

  • A.

    Là đường thẳng vuông góc với trục tọa độ

  • B.

    Là đường thẳng có thể không đi qua gốc tọa độ

  • C.

    Là đường thẳng đi qua gốc tọa độ

  • D.

    Là đường thẳng song song với trục tọa độ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

\(x = {x_0} + vt\) dạng đồ thị giống đồ thị của hàm số \(y = ax + b\)

đồ thị là đường thẳng có thể không đi qua gốc tọa độ

Câu 5 :

Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi?

  • A.

    Một trận bóng đá diễn ra từ $15$ giờ đến $16$ giờ $45$ phút.

  • B.

    Lúc $8$ giờ một xe ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau $3$ giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu.

  • C.

    Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc $0$ giờ, đến $8$ giờ $05$ phút thì đoàn tàu đến Huế.

  • D.

    Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong các trường hợp trên, thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi là: Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc $0$ giờ, đến $8$ giờ $05$ phút thì đoàn tàu đến Huế.

Câu 6 :

Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc \({v_0}\) từ độ cao \(h\) so với mặt đất. Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian từ lúc ném. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức:

  • A.

    \(v = \sqrt {{v_0} + gt} \)

  • B.

    \(v = \sqrt {v_0^2 + {g^2}{t^2}} \)

  • C.

    \(v = gt\)

  • D.

    \(v = {v_0} + gt\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Theo phương Ox: \({v_x} = {v_0}\)

+ Theo phương Oy: \({v_y} = gt\)

Độ lớn của vận tốc tại vị trí bất kì: \(v = \sqrt {v_x^2 + v_y^2}  = \sqrt {v_0^2 + {g^2}{t^2}} \)

Câu 7 :

Các tính chất nào sau đây là tính chất của các phân tử chất rắn?

  • A.

    Dao động quanh vị trí cân bằng.

  • B.

    Lực tương tác phân tử mạnh.

  • C.

    Có hình dạng và thể tích xác định

  • D.

    Các tính chất A, B, C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có, chất rắn có các tính chất:

+ Lực tương tác phân tử rất mạnh

+ Chuyển động phân tử: Dao động quanh VTCB

+ Hình dạng và thể tích xác định

=> Cả 3 phương án A, B, C - đúng

Câu 8 :

Quá trình đẳng tích là:

  • A.

     Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi

  • B.

    Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi

  • C.

    Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi

  • D.

    Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ và thể tích không đổi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng định nghĩa về quá trình đẳng tích

Lời giải chi tiết :

Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi

Câu 9 :

Biểu thức xác định độ dời của vật:

  • A.

    \(\Delta x = {x_1} - {x_2}\)

  • B.

    \(\Delta x = {x_1} . {x_2}\)

  • C.

    \(\Delta x = {x_2} + {x_1}\)

  • D.

    \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Độ dời của vật được xác định bởi biểu thức: \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Câu 10 :

Biểu thức lực đàn hồi của lò xo:

  • A.

    \({F_{dh}} = \dfrac{k}{{\Delta l}}\)

  • B.

    $F = k\left| {\Delta l} \right|$

  • C.

    \({F_{dh}} = k\Delta l\)

  • D.

    \({F_{dh}} =  - \dfrac{k}{{\Delta l}}\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo

$F = k\left| {\Delta l} \right|$

Câu 11 :

Chọn phát biểu đúng về định luật III Niutơn

  • A.

    Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} = {\overrightarrow F _{BA}}\)

  • B.

    Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B không tác dụng trở lại vật A một lực.

  • C.

    Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực cân bằng nhau: \({\overrightarrow F _{AB}} = {\overrightarrow F _{BA}}\)

  • D.

    Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} + {\overrightarrow F _{BA}} = \overrightarrow 0 \)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Định luật III - Niutơn: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} =  - {\overrightarrow F _{BA}}\)

Câu 12 :

Khi loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi:

  • A.

    Thẳng đều

  • B.

    Thẳng chậm dần đều

  • C.

    Thẳng nhanh dần đều

  • D.

    Tròn đều

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi tự do hay nói cách khác là chuyển động thẳng nhanh dần đều

Câu 13 :

Số A-vô-ga-đrô có giá trị bằng:

  • A.

    Số phân tử chứa trong 18 g nước.

  • B.

    Số phân tử chứa trong 20,4 lít khí Hidro.  

  • C.

    Số phân tử chứa trong 16 g Oxi.

  • D.

    Cả ba số nêu ở A, B, C.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết phần III - Các công thức

Lời giải chi tiết :

Số A-vô-ga-đrô có giá trị bằng số nguyên tử hoặc phân tử có trong một mol của mọi chất.

Khối lượng mol của phân tử nước là 18 g, khối lượng mol của phân tử Oxi là 32 g, thể tích mol của khí Hidro ở điều kiện chuẩn (nhiệt độ OoC, áp suất 1 atm) là 22,4 lít.

Câu 14 :

Tìm phát biểu sai.

  • A.

    Tác động lên hệ một công có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.

  • B.

    Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt tạo nên hệ.

  • C.

    Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được

  • D.

    Trong quá trình đẳng nhiệt, độ tăng nội năng của hệ bằng nhiệt lượng mà hệ nhận được

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng định nghĩa về nội năng và sự biến thiên nội năng

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D - sai

Câu 15 :

Chọn câu sai: Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi điều thì nó:

  • A.

    Có gia tốc không đổi

  • B.

    Có vận tốc không đổi

  • C.

    Chỉ có thể chuyển động nhanh dần đều hoặc chậm dần đều.

  • D.

    Có thể lúc đầu chuyển động chậm dần đều, sau đó chuyển động nhanh dần đều.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A, C, D - đúng

B - sai vì trong chuyển động biến đổi đều vận tốc thay đổi theo phương trình: \(v = {v_0} + at\)

Câu 16 :

Trong một lần thử xe ô tô, người ta xác định được vị trí của xe tại các thời điểm cách nhau cùng khoảng thời gian 1s (xem bảng dưới đây). Vận tốc trung bình của ô tô trong 3 giây cuối cùng là:

  • A.

    16,1 (m/s)

  • B.

    2,3 (m/s)

  • C.

    12,27 (m/s)

  • D.

    11,5 (m/s)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\)

Trong 3s cuối, oto có:

       + Độ dời: \(\Delta x = 57,5 - 9,2 = 48,3m\)

       + Khoảng thời gian: \(\Delta t = 3{\rm{s}}\)

\(\to {v_{tb}} = \frac{{\Delta x}}{{\Delta t}} = \frac{{48,3}}{3} = 16,1(m/s)\)

Câu 17 :

Chất điểm chuyển động trên đường thẳng, vật xuất phát từ gốc tọa độ chuyển động theo chiều dương, tại các thời điểm khác nhau vật có vị trí tọa độ như bảng dưới:

Phương trình chuyển động của vật là:

  • A.

    \(x = 2,5 + 2,5t\)

  • B.

    \(x = 5t\)

  • C.

    \(x = 2,5 + 5t\)

  • D.

    \(x = 2,5t\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Chất điểm chuyển động trên đường thẳng, vật xuất phát từ gốc tọa độ chuyển động theo chiều dương

+ Vận tốc: \(v = \frac{{\Delta {x_1}}}{{\Delta {t_1}}} = \frac{{2,5 - 0}}{{1 - 0}} = 2,5(m/s)\)

+ Tại thời điểm ban đầu: \({t_0} = 0;{x_0} = 0\)

=> Phương trình chuyển động của vật: \(x = {x_0} + vt = 2,5t\)

Câu 18 :

Phương trình chuyển động của một vật có dạng \(x = 3 - 4t + 2{t^2}(m;s)\). Biểu thức vận tốc tức thời của vật theo thời gian là:

  • A.

    \(v = 2(t - 2)m/s\)

  • B.

    \(v = 4(t - 1)m/s\)

  • C.

    \(v = 2(t - 1)m/s\)

  • D.

    \(v = 2(t + 2)m/s\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Đọc phương trình chuyển động

+ Viết phương trình vận tốc

Lời giải chi tiết :

Từ phương trình chuyển động ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{v_0} =  - 4\\a = 2.2 = 4m/{s^2}\end{array} \right.\)

=> Phương trình vận tốc: \(v =  - 4 + 4t\)

Câu 19 :

Lúc 7 h, hai ôtô bắt đầu khởi hành từ hai điểm A, B cách nhau 2400 m, chuyển động nhanh dần đều và ngược chiều nhau. ôtô đi từ A có gia tốc 1 m/s2, còn ôtô từ B có gia tốc 2 m/s2. Chọn chiều dương hướng từ A đến B, gốc thời gian lúc 7 h. Xác định vị trí hai xe gặp nhau:

  • A.

    1600m

  • B.

    1200m

  • C.

    800m

  • D.

    2400m

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Viết phương trình chuyển động của 2 xe

+ Giải phương trình x1 = x2

+ Thay t vào phương trình của 1 xe

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Phương trình chuyển động của hai ô tô lúc này là: \(\left\{ \begin{array}{l}A:{x_1} = \dfrac{1}{2}{t^2}\\B:{x_2} = 2400 - {t^2}\end{array} \right.\)
+ Khi hai xe gặp nhau: \({x_1} = {x_2} \leftrightarrow \dfrac{1}{2}{t^2} = 2400 - {t^2} \to t = 40{\rm{s}}\)
Vậy vị trí hai xe gặp cách A một khoảng: \(x = {x_1}(t = 40{\rm{s}}) = \dfrac{1}{2}{.40^2} = 800m\)

Câu 20 :

Hai giọt nước rơi cách nhau 1s. Tìm khoảng cách giữa hai giọt sau khi giọt thứ 2 rơi được 1s? Lấy \(g = 10m/{s^2}\).

  • A.

    \(8m\)

  • B.

    \(10m\)

  • C.

    \(15m\)

  • D.

    \(9,5m\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng phương trình chuyển động của vật rơi tự do : \(s = \frac{1}{2}g{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Giả sử giọt thứ nhất rơi trước giọt thứ 2, khi đó ta có sau khi giọt thứ 2 rơi được 1s thì giọt thứ nhất rơi được 2s

Vậy khoảng cách giữa chúng khi giọt thứ 2 rơi được 1s là: \(\Delta s = {s_1} - {s_2} = \frac{{g{t_1}^2}}{2} - \frac{{g.{t_2}^2}}{2} = 10.\frac{{{2^2}}}{2} - 10.\frac{{{1^2}}}{2} = 15\left( m \right)\)

Câu 21 :

Hai vật chất \(A\) và \(B\) chuyển động tròn đều lần lượt trên hai đường tròn có bán kính khác nhau với \({r_A} = 4{r_B}\), nhưng có cùng chu kì. Nếu vật \(A\) chuyển động với tốc độ dài bằng \(12{\rm{ }}m/s\), thì tốc độ dài của vật \(B\) là:

  • A.

    \(48{\rm{ }}m/s\)

  • B.

    \(24m/s\)

  • C.

    \(3m/s\)

  • D.

    \(4m/s\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức tính chu kì: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

+ Vận dụng biểu thức tính vận tốc dài: \(v = \omega r\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Chu kì của vật: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

+ Mặt khác: \(v = \omega r\)

Ta suy ra: \(T = \frac{{2\pi }}{v}r\)

Theo đề bài, ta có chu kì của vật A và vật B là như nhau, ta suy ra:

\(\begin{array}{l}\frac{{2\pi }}{{{v_A}}}{r_A} = \frac{{2\pi }}{{{v_B}}}{r_B} \leftrightarrow \frac{{{r_A}}}{{{v_A}}} = \frac{{{r_B}}}{{{v_B}}}\\ \to {v_B} = \frac{{{r_B}}}{{{r_A}}}{v_A} = \frac{1}{4}{v_A} = \frac{{12}}{4} = 3m/s\end{array}\)

Câu 22 :

Hai lực có giá đồng quy có độ lớn \({F_1} = {F_2} = 10N\) có \(\left( {{{\overrightarrow F }_1},{{\overrightarrow F }_2}} \right) = {60^0}\). Hợp lực của hai lực này có độ lớn là:

  • A.

    17,3 N

  • B.

    20 N

  • C.

    14,1 N

  • D.

    10 N

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định hợp lực của hai lực thành phần: \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Lời giải chi tiết :

Ta có, hợp lực của hai lực thành phần \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Thay số vào, ta được:

\(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha }  = \sqrt {{{10}^2} + {{10}^2} + 2.10.10{\rm{cos6}}{{\rm{0}}^0}}  = 10\sqrt 3 N \approx 17,32N\)

Câu 23 :

Khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất \(81\) lần, khoảng cách giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng bằng \(60\) lần bán kính Trái Đất. Lực hút của Trái Đất và của Mặt Trăng tác dụng vào một vật cân bằng nhau tại điểm nào trên đường thẳng nối tâm của chúng tính từ Trái Đất?

  • A.

    \(h = 60,75{\rm{R}}\)

  • B.

    \(h = 43{\rm{R}}\)

  • C.

    \(h = 54{\rm{R}}\)

  • D.

    \(h = 38{\rm{R}}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính lực hấp dẫn: \({F_{h{\rm{d}}}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

- Trái Đất: \(\left\{ \begin{array}{l}M\\R\end{array} \right.\)

- Mặt Trăng có khối lượng: \(M' = \frac{M}{{81}}\)

Gọi h là điểm mà tại đó lực hấp dẫn của Mặt Trăng tới điểm đó cân bằng với lực hấp dẫn của Trái Đất tới điểm đó.

=> Khoảng cách từ điểm đó tới Mặt Trăng là: \(60{\rm{R}} - h\)

Áp dụng biểu thức tính lực hấp dẫn, ta có:

+ Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên điểm đó: \({F_{T{\rm{D}}}} = G\frac{{Mm}}{{{h^2}}}\)

+ Lực hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên điểm đó: \({F_{MT}} = G\frac{{Mm}}{{81{{\left( {60{\rm{R}} - h} \right)}^2}}}\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}{F_{T{\rm{D}}}} = {F_{MT}} \leftrightarrow G\frac{{Mm}}{{{h^2}}} = G\frac{{Mm}}{{81{{\left( {60{\rm{R}} - h} \right)}^2}}}\\ \leftrightarrow 81{\left( {60{\rm{R}} - h} \right)^2} = {h^2}\\ \to 9(60{\rm{R}} - h) = h\\ \to h = 54{\rm{R}}\end{array}\)

Câu 24 :

Một vật có khối lượng \(200{\rm{ }}g\) được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng thì chiều dài của lò xo là \(20{\rm{ }}cm\). Biết khi chưa treo vật thì lò xo dài \(18{\rm{ }}cm\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Độ cứng của lò xo này là:

  • A.

    200 N/m.

  • B.

    150 N/m.

  • C.

    100 N/m.

  • D.

    50 N/m.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|\)

+Vận dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)

Lời giải chi tiết :

Ta có, tại vị trí cân bằng, lực đàn hồi của lò xo cân bằng với trọng lực của vật:

\(\begin{array}{l}{F_{dh}} = P \leftrightarrow k\left| {\Delta l} \right| = mg\\ \to k = \frac{{mg}}{{\Delta l}} = \frac{{0,2.10}}{{\left( {20 - 18} \right).{{10}^{ - 2}}}} = 100N/m\end{array}\)

Câu 25 :

Một vật được ném ngang ở độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Sau \(5s\) vật chạm đất. Độ cao h bằng:

  • A.

    100 m.

  • B.

    140 m.

  • C.

    125 m.

  • D.

    80 m.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính thời gian chạm đất: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

Lời giải chi tiết :

Ta có, thời gian chạm đất của vật ném ngang: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

Ta suy ra: \(h = \frac{1}{2}g{t^2} = \frac{1}{2}{.10.5^2} = 125m\)

Câu 26 :

Viên đạn khối lượng $10 g$ đang bay với vận tốc $600 m/s$ thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian $0,001 s$. Sau khi xuyên qua cửa vận tốc của đạn còn $300 m/s$. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng

  • A.

    $3000 N.$

  • B.

    $900 N.$

  • C.

    $9000 N.$

  • D.

    $30000 N.$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính xung của lực: \(\overrightarrow F \Delta t = \Delta \overrightarrow p \)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng biểu thức tính xung lượng của lực, ta có: \({\overrightarrow F _c}\Delta t = m\Delta \overrightarrow v\)

Do \({\overrightarrow v _2} \uparrow  \uparrow {\overrightarrow v _1}\)

\(=  > {F_c}.\Delta t = m\left( {{v_2} - {v_1}} \right)\)

\( =  > \,\left| {{F_c}} \right| = \dfrac{{m\left| {{v_2} - {v_1}} \right|}}{{\Delta t}} = \dfrac{{0,01\left| {300 - 600} \right|}}{{0,001}} = 3000\,N\)

Câu 27 :

Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là \(300 kg\) đang đi với vận tốc \(36 km/h\) thì nhìn thấy một cái hố cách \(12 m\). Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu là:

  • A.

    \({F_h} = 16200N\)

  • B.

    \({F_h} =  - 1250N\)

  • C.

    \({F_h} =  - 16200N\)

  • D.

    \({F_h} = 1250N\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Vận dụng định lý biến thiên động năng: \({{\text{W}}_{{d_2}}} - {{\text{W}}_{{d_1}}} = A\)

Lời giải chi tiết :

 Từ định lí biến thiên động năng ta có:

\(A = {W_{d2}} - {W_{d1}} \Leftrightarrow {F_h}.s = 0 - \dfrac{1}{2}m{v^2} \Rightarrow F{}_h =  - \dfrac{{m{v^2}}}{{2s}}\)

\( \Rightarrow {F_h} =  - \dfrac{{{{300.10}^2}}}{{2.12}} =  - 1250N\)

Độ lớn của lực hãm là: \( \Rightarrow {F_h} = 1250N\) dấu ‘-‘ có nghĩa là lực cản trở chuyển động.

Câu 28 :

\({t_1},{\rm{ }}{t_2}\) là trị số của hai nhiệt độ trong nhiệt giai Celsius. \({T_1},{T_2}\) là trị số của hai nhiệt độ ấy trong nhiệt giai tuyệt đối. Hệ thức đúng là:

  • A.

    \(\dfrac{{{t_1}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{{T_1}}}{{{T_2}}}\)

  • B.

    \({T_1} = {T_2} - {t_2} + {t_1}\)

  • C.

    \(\dfrac{{{t_1} + {t_2}}}{2} = \dfrac{{{T_1} + {T_2}}}{2}\)

  • D.

    \(\dfrac{{{t_1}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(T = t + 273\)

\({T_2}-{T_1} = {t_2}-{t_1}\)

\( \to {T_1} = {T_2}-{t_2} + {t_1}\)

Câu 29 :

Người ta bỏ 1 miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng \(50g\) ở \(t = {136^0}C\) vào 1 nhiệt lượng kế có nhiệt dung là \(50{\rm{ }}J/K\) chứa \(100g\) nước ở \({14^0}C\). Xác định khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên, biết nhiệt độ khi cân bằng trong nhiệt lượng kế là \({18^0}C\). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài, \({C_{Zn}} = 337{\rm{ }}J/kg.K,{\rm{ }}{C_{Pb}} = 126{\rm{ }}J/Kg.K.\) của nước là \(4180{\rm{ }}J/\left( {kg.K} \right)\)

  • A.

    \({m_{Zn}} = 0,045{\rm{ }}kg,{\rm{ }}{m_{Pb}} = 0,005kg\)

  • B.

    \({m_{Zn}} = 0,245{\rm{ }}kg,{\rm{ }}{m_{Pb}} = 0,015kg\)

  • C.

    \({m_{Zn}} = 0,145{\rm{ }}kg,{\rm{ }}{m_{Pb}} = 0,015kg\)

  • D.

    \({m_{Zn}} = 0,0425{\rm{ }}kg,{\rm{ }}{m_{Pb}} = 0,005kg\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng; \(Q = mc\Delta t\)

+ Tính nhiệt lượng tỏa ra

+ Tính nhiệt lượng thu vào

+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)

Lời giải chi tiết :

Gọi \({t_1}\) là nhiệt độ ban đầu của miếng hợp kim, ta có \({t_1} = {136^0}C\)

\({t_2}\) là nhiệt độ ban đầu của nhiệt lượng kế và nước trong nhiệt lượng kế, ta có \({t_2} = {14^0}C\)

\(t = {18^0}C\) - nhiệt độ khi cân bằng trong nhiệt lượng kế

+ Nhiệt lượng toả ra:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{Q_{Zn}} = {\rm{ }}{m_{Zn}}.{C_{Zn}}\left( {{t_1}-t} \right) = {m_{Zn}}.337.\left( {136 - 18} \right) = 39766{m_{Zn}}}\\{{Q_{Pb}} = {m_{Pb}}.{C_{Pb}}\left( {{t_1}-t} \right) = {m_{Pb}}.126.\left( {136 - 18} \right) = 14868{m_{Pb}}}\end{array}} \right.\)

+ Nhiệt lượng thu vào:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{Q_{{H_2}O}} = {m_{{H_2}O}}.{C_{{H_2}O}}\left( {t-{t_2}} \right) = \dfrac{{100}}{{1000}}.4180\left( {18 - 14} \right) = 1672{\rm{ }}J}\\{{Q_{NLK}}{\rm{ }} = C'\left( {t-{t_2}} \right) = 50.\left( {18 - 14} \right) = 200{\rm{ }}J}\end{array}} \right.\)

+ Ta có, phương trình cân bằng nhiệt:

\(\begin{array}{l}{Q_{toa}} = {Q_{thu}}\\ \leftrightarrow 39766{m_{Zn}} + 14868{m_{Pb}} = 1672 + 200{\rm{       }}\left( 1 \right)\end{array}\)

Mặt khác, theo đầu bài, ta có: \({m_{Zn}} + {m_{Pb}} = 50g=0,05kg{\rm{              }}\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2), ta có:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}39766{m_{Zn}} + 14868{m_{Pb}} = 1872\\{m_{Zn}} + {m_{Pb}} = 0,05\end{array} \right.\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m_{Zn}} = 0,045kg\\{m_{Pb}} = 4,{67.10^{ - 3}} \approx 0,005kg\end{array} \right.\end{array}\)

Câu 30 :

Một thanh chắn đường dài 7,8m có trọng lượng 2100N và có trọng  tâm ở cách đầu bên trái 1,2 m .Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m . Để giữ thanh ấy nằm ngang lực đặt vào đầu bên phải có giá trị nào  sau đây:

  • A.

    2100N.

  • B.

    150N.

  • C.

    100N.

  • D.

    780N.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định (qui tắc momen lực)

Lời giải chi tiết :

Gọi A là đầu bên trái, B là đầu bên phải, O là trục quay, G là trọng tâm

\( \to OA = 1,5m;AG = 1,2m;AB = 7,8m\)

\( \to OG = OA - GA = 1,5 - 1,2 = 0,3m;OB = AB - OA = 7,8 - 1,5 = 6,3m\)

Ta có điều kiện cân bằng của thanh AB là \({M_{\overrightarrow P }} = {M_{\overrightarrow F }}\)

\( \to P.OG = F.OB \to F = \dfrac{{P.OG}}{{OB}} = \dfrac{{2100.0,3}}{{6,3}} = 100N\)

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.