Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 11 - Đề số 8

Đề bài

Câu 1 :

Cho cân bằng hóa học sau: H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k). Yếu tố nào không ảnh hưởng tới cân bằng của hệ?

  • A.
     Nhiệt độ.
  • B.
     Nồng độ của I2.
  • C.
     Nồng độ của H2.
  • D.
     Áp suất.
Câu 2 :

Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, tốc độ phản ứng tăng ứng với phản ứng có sự tham gia của

  • A.
     chất khí.
  • B.
     chất lỏng.
  • C.
     vô định hình.
  • D.
     chất rắn.
Câu 3 :

Cho quá trình: NO3- + 3e + 4H+ → NO + 2H2O. Đây là quá trình

  • A.
     oxi hóa.
  • B.
     nhận proton.
  • C.
     khử.
  • D.
     tự oxi hóa - khử.
Câu 4 :

Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội từ từ qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là

  • A.
     CO2 và SO2.
  • B.
     SO2.
  • C.
     CO2.
  • D.
     CO.
Câu 5 :

Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. Vai trò của NO2 là

  • A.
     chỉ bị oxi hoá.
  • B.
     vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
  • C.
     oxit axit.
  • D.
     chỉ bị khử.
Câu 6 :

Sản phẩm của phản ứng giữa FeO và H2SO4 đặc nóng là

  • A.
     Fe2(SO4)3, SO2 và H2O.
  • B.
     FeSO4 và H2.
  • C.
     FeSO4 và H2O.
  • D.
     FeSO4, SO2 và H2O.
Câu 7 :

Công thức hóa học của canxi hipoclorit là

  • A.
     Ca(OCl)2.
  • B.
     CaClO2.
  • C.
     Ca(ClO2)2.
  • D.
     CaOCl2.
Câu 8 :

Nguyên tố F có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p5. Hỏi F thuộc chu kì nào trong bảng tuần hoàn?

  • A.
     3.
  • B.
     1.
  • C.
     2.
  • D.
     7.
Câu 9 :

Phương pháp duy nhất để điều chế F2 là

  • A.
     Điện phân nóng chảy hỗn hợp NaF và NaCl.
  • B.
     Cho Cl2 tác dụng với NaF.
  • C.
     Cho dung dịch HF tác dụng với MnO2.
  • D.
     Điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF.
Câu 10 :

Tính chất nào sau đây không phải của O2?

  • A.
     Tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim tạo oxit trừ nhóm halogen.
  • B.
     Phản ứng với dung dịch KI có lẫn hồ tinh bột tạo dung dịch màu xanh tím.
  • C.
     Oxi hóa được nhiều hợp chất hữu cơ: C2H5OH, CH4, ...
  • D.
     Oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au và Pt) ngay nhiệt độ thường hoặc khi đốt nóng.
Câu 11 :

Chất nào sau đây có dạng tinh thể ion?

  • A.
     Nước đá.
  • B.
     Muối ăn.
  • C.
     Iot.
  • D.
     Than chì.
Câu 12 :

Phát biểu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh?

  • A.
     Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa.
  • B.
     Lưu huỳnh chỉ có tính khử.
  • C.
     Lưu huỳnh không phản ứng được với HNO3.
  • D.
     Lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
Câu 13 :

Chất (ion) chỉ có tính oxi hóa là

  • A.
     F2.
  • B.
     Cl2.
  • C.
     H2O2.
  • D.
     S2-.
Câu 14 :

Nguyên tố Li có tổng số hạt mang điện là 6. Vị trí của Li trong bảng tuần hoàn là

  • A.
     chu kì 2, nhóm IA.
  • B.
     chu kì 2, nhóm IIIA.
  • C.
     chu kì 2, nhóm IVA.
  • D.
     chu kì 2, nhóm VIA.
Câu 15 :

Số phân lớp, số obitan và số eletron tối đa của lớp L là

  • A.
     2, 4, 8.
  • B.
     2, 4, 6.
  • C.
     4, 8, 16.
  • D.
     3, 8, 16.
Câu 16 :

Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có khả năng thăng hoa là

  • A.
     brom.
  • B.
     clo.
  • C.
     iot.
  • D.
     flo.
Câu 17 :

Cho các phản ứng oxi hoá - khử sau:

(1) 3I2 + 3H2O → HIO3 + 5HI; (2) HgO → 2Hg + O2;

(3) 2KClO3 → 2KCl + 3O2; (4) 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO;

(5) 4HClO4 → 2Cl2 + 7O2 + 2H2O; (6) 2H2O2 → 2H2O + O2;

(7) Cl2 + Ca(OH) → CaOCl2 + H2O.

Trong số các phản ứng oxi hoá - khử trên, số phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử là

  • A.
     5.
  • B.
     6.
  • C.
     4.
  • D.
     3.
Câu 18 :

Cho các chất và ion: (NH4)2SO4, HNO2, Na3N. Số oxi hóa của N trong các chất và ion trên lần lượt là

  • A.
     -3, +5, -1.
  • B.
     -3, +3, -3.
  • C.
     -4, +3, -3.
  • D.
     -4, +5, +3.
Câu 19 :

Trong phòng thí nghiệm nếu không có HCl đặc để tác dụng với MnO2, muốn điều chế clo ta có thể thay thế bằng cặp phản ứng nào sau đây?

  • A.
     NaCl + K2Cr2O7.
  • B.
     Na2SO4 + KCl.
  • C.
     NaCl + H2SO4 đặc.
  • D.
     KClO3 + H2SO4 đặc.
Câu 20 :

Sục 0,1 mol SO2 vào 100ml dung dịch NaOH 1,5M, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chứa

  • A.
     Na2SO3.
  • B.
     NaHSO3 và Na2SO3.
  • C.
     NaHSO3.
  • D.
     Na2SO3 và NaOH.
Câu 21 :

Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào mô tả đúng nhất cách thu khí HCl trong phòng thí nghiệm?

  • A.
     Hình 3.
  • B.
     Hình 4.
  • C.
     Hình 1.
  • D.
     Hình 2.
Câu 22 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.      

(2) Bản chất của liên kết cộng hóa trị là sự dùng chung các cặp electron giữa các nguyên tử.

(3) Cộng hóa trị của N trong phân tử HNO3 là 5.

(4) Trong các phân tử sau: H2, O2, Cl2, HCl, NH3, H2O, HBr có 4 phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực.

Số phát biểu đúng là

  • A.
     1.
  • B.
     2.
  • C.
     3.
  • D.
     4.
Câu 23 :

Nguyên tử flo có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Số khối của nguyên tử flo là

  • A.
     28.
  • B.
     18.
  • C.
     19.
  • D.
     9.
Câu 24 :

Các ion O2-, F- và Na+ có bán kính giảm dần theo thứ tự

  • A.
     F- > O2- > Na+.
  • B.
     Na> F-  > O2-.
  • C.
     O2- > Na> F-.
  • D.
     O2- > F- > Na+.
Câu 25 :

Cho 29,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với oxi không khí, sau phản ứng thu được 39,2 gam hỗn hợp X gồm (CuO, FeO, Fe2O3 và Fe3O4). Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SOloãng, dư. Tính khối lượng muối sunfat thu được.

  • A.
     81,7 gam.
  • B.
     71,5 gam.
  • C.
     75,1 gam.
  • D.
     87,2 gam.
Câu 26 :

Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (đktc), một phần chất rắn không tan và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.
     19,1.
  • B.
     8,125.
  • C.
     16,25.
  • D.
     12,7.
Câu 27 :

Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,3M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là

  • A.
     23,97%.
  • B.
     37,87%.
  • C.
     35,95%.
  • D.
     32,65%.
Câu 28 :

Một nguyên tử X của một nguyên tố có điện tích của hạt nhân là 25,632.10-19C. Cho các nhận định sau về X:

(1) X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5.

(2) X có tổng số obitan chứa electron là 9.

(3) Ở trạng thái cơ bản X có 2 electron độc thân.

(4) X là một kim loại.

(5) Ở trạng thái đơn chất X vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.

Số nhận định đúng trong các nhận định cho ở trên là

  • A.
     3.
  • B.
     2.
  • C.
     1.
  • D.
     4.
Câu 29 :

Cho 12 gam KHSO3 tác dụng với lượng dư dung dịch Ca(OH)2, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A.
     5 gam.
  • B.
     6 gam.
  • C.
     10 gam.
  • D.
     12 gam.
Câu 30 :

Có 4 lọ mất nhãn X, Y, Z, T. Mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau đây: AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng Y tạo khí với Z nhưng không phản ứng với T. Các chất có trong các lọ X, Y, Z, T lần lượt là

  • A.
     ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3.
  • B.
     AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2.
  • C.
     ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3.
  • D.
     AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2.
Câu 31 :

Cho 13,65 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỉ lệ mol 1:1 tác dụng vừa đủ với V lít khí clo (đktc) thu được hỗn hợp muối clorua. Giá trị của V là

  • A.
     8,4.
  • B.
     6,72.
  • C.
     8,96.
  • D.
     4,48.
Câu 32 :

Oxi hóa hoàn toàn 12 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe bằng V lít O2 (đktc) thu được 16 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của V là

  • A.
     4,48.
  • B.
     3,36.
  • C.
     2,8.
  • D.
     2,24.
Câu 33 :

Cho 4,05 gam một kim loại M có hóa trị không đổi tác dụng với lượng dư HNO3 loãng thu được 3,36 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là

  • A.
     Cu.
  • B.
     Al.
  • C.
     Mg.
  • D.
     Zn.
Câu 34 :

SO2 thể hiện tính khử khi phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • A.
     H2S, nước brom, dung dịch KMnO4.
  • B.
     Nước brom, dung dịch KMnO4, O2.
  • C.
     CaO, dung dịch KMnO4, O2.
  • D.
     Dung dịch NaOH, nước brom, O2.
Câu 35 :

Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là

  • A.
     31.
  • B.
     52.
  • C.
     14.
  • D.
     32.
Câu 36 :

Cho m gam nhôm tác dụng với khí Cl2 thì thu được chất rắn X có khối lượng là 14,7 gam. Cho chất rắn X vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 59,25 gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A.
     4,05 gam.
  • B.
     4,32 gam.
  • C.
     4,59 gam.
  • D.
     5,40 gam.
Câu 37 :

Nhiệt phân 40,3 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 11,2 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 17,2. Thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A.
     20%.
  • B.
     80%.
  • C.
     40%.
  • D.
     60%.
Câu 38 :

Cho sơ đồ phản ứng sau:

(1) Oxit (X1) + dung dịch axit (X2) đặc  X3 ↑ + …

(2) Oxit (Y1) + dung dịch bazơ (Y2) → Y3 ↓ + …

(3) Muối (Z1)  X1 + Z2 ↑ + …

(4) Muối (Z1) + dung dịch axit (X2) đặc → X3 ↑ + …

Cho biết: Khí X3 có màu vàng lục, Z1 là muối của kali và có màu tím; khối lượng mol của các chất thỏa mãn điều kiện: MY1 + MZ1 = 222 và MY2 - MX2 = 37,5. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.
     Z2 tác dụng với tất cả các kim loại.
  • B.
     Tính axit của Y1 lớn hơn của SO3.
  • C.
     Cho 9,6 gam Y1 tác dụng với dung dịch Y2 dư thu được 18 gam Y3.
  • D.
     X3 là chất khí mùi hắc, tan nhiều trong nước.
Câu 39 :

Đốt cháy hỗn hợp gồm 2,6 gam Zn và 2,24 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua. Hòa tan Y trong 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z (vừa đủ). Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 28,345 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là

  • A.
     76,70%.
  • B.
     56,85%.
  • C.
     53,85%.
  • D.
     51,72%.
Câu 40 :

Đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam khí H2S thu được V lít SO2 (đktc) và m gam hơi nước. Hấp thụ toàn bộ SO2 ở trên vào 200 gam dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch Y. Nồng độ phần trăm của chất tan có phân tử khối lớn hơn trong Y là

  • A.
     9,64%.
  • B.
     11,84%.
  • C.
     10,84%.
  • D.
     12,42%.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho cân bằng hóa học sau: H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k). Yếu tố nào không ảnh hưởng tới cân bằng của hệ?

  • A.
     Nhiệt độ.
  • B.
     Nồng độ của I2.
  • C.
     Nồng độ của H2.
  • D.
     Áp suất.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy tổng số mol khí 2 vế bằng nhau nên sự thay đổi áp suất không ảnh hưởng tới cân bằng của hệ.

Câu 2 :

Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, tốc độ phản ứng tăng ứng với phản ứng có sự tham gia của

  • A.
     chất khí.
  • B.
     chất lỏng.
  • C.
     vô định hình.
  • D.
     chất rắn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về tốc độ phản ứng.

Lời giải chi tiết :

Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, tốc độ phản ứng của chất rắn tăng.

Câu 3 :

Cho quá trình: NO3- + 3e + 4H+ → NO + 2H2O. Đây là quá trình

  • A.
     oxi hóa.
  • B.
     nhận proton.
  • C.
     khử.
  • D.
     tự oxi hóa - khử.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quá trình nhận e là quá trình khử; quá trình nhường e là quá trình oxi hóa.

Lời giải chi tiết :

Quá trình trên là quá trình nhận e ⟹ Quá trình khử.

Câu 4 :

Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội từ từ qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là

  • A.
     CO2 và SO2.
  • B.
     SO2.
  • C.
     CO2.
  • D.
     CO.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Khí CO2 và SO2 phản ứng với Ca(OH)2 và bị hấp thụ vào bình:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O;

Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 ↓ + H2O.

- Khí CO là oxit trung tính không phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 nên thoát ra ngoài.

Câu 5 :

Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. Vai trò của NO2 là

  • A.
     chỉ bị oxi hoá.
  • B.
     vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
  • C.
     oxit axit.
  • D.
     chỉ bị khử.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của N để xác định vai trò NO2 trong phản ứng.

Lời giải chi tiết :

\(2\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 4} {O_2} + 2NaOH \to Na\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 5} {O_3} + Na\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 3} {O_2} + {H_2}O\)

Ta thấy N trong NO2 vừa tăng lên +5 trong NaNO3, vừa giảm xuống +3 trong NaNO2

⟹ NO2 vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa.

Câu 6 :

Sản phẩm của phản ứng giữa FeO và H2SO4 đặc nóng là

  • A.
     Fe2(SO4)3, SO2 và H2O.
  • B.
     FeSO4 và H2.
  • C.
     FeSO4 và H2O.
  • D.
     FeSO4, SO2 và H2O.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của H2SO4 để xác định sản phẩm.

Lời giải chi tiết :

2FeO + 4H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

Câu 7 :

Công thức hóa học của canxi hipoclorit là

  • A.
     Ca(OCl)2.
  • B.
     CaClO2.
  • C.
     Ca(ClO2)2.
  • D.
     CaOCl2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lý thuyết về hợp chất có oxi của clo.

Lời giải chi tiết :

A. Ca(OCl)2: canxi hipoclorit.

B. CaClO2: không tồn tại.

C. Ca(ClO2)2: canxi clorit.

D. CaOCl2: clorua vôi.

Câu 8 :

Nguyên tố F có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p5. Hỏi F thuộc chu kì nào trong bảng tuần hoàn?

  • A.
     3.
  • B.
     1.
  • C.
     2.
  • D.
     7.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Số thứ tự chu kì = Số lớp electron.

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố F có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p5 ⟹ F có 2 lớp electron ⟹ F thuộc chu kì 2.

Câu 9 :

Phương pháp duy nhất để điều chế F2 là

  • A.
     Điện phân nóng chảy hỗn hợp NaF và NaCl.
  • B.
     Cho Cl2 tác dụng với NaF.
  • C.
     Cho dung dịch HF tác dụng với MnO2.
  • D.
     Điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lý thuyết về flo.

Lời giải chi tiết :

Phương pháp duy nhất để điều chế F2 là điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF.

PTHH: HF  H2 + F2.

Câu 10 :

Tính chất nào sau đây không phải của O2?

  • A.
     Tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim tạo oxit trừ nhóm halogen.
  • B.
     Phản ứng với dung dịch KI có lẫn hồ tinh bột tạo dung dịch màu xanh tím.
  • C.
     Oxi hóa được nhiều hợp chất hữu cơ: C2H5OH, CH4, ...
  • D.
     Oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au và Pt) ngay nhiệt độ thường hoặc khi đốt nóng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của oxi để xác định.

Lời giải chi tiết :

A, C, D đúng.

B sai, đây là tính chất của O3.

Câu 11 :

Chất nào sau đây có dạng tinh thể ion?

  • A.
     Nước đá.
  • B.
     Muối ăn.
  • C.
     Iot.
  • D.
     Than chì.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lý thuyết về mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.

Lời giải chi tiết :

- Nước đá, iot là tinh thể phân tử.

- Than chì có cấu trúc lớp.

- Muối ăn là tinh thể ion.

Câu 12 :

Phát biểu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh?

  • A.
     Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa.
  • B.
     Lưu huỳnh chỉ có tính khử.
  • C.
     Lưu huỳnh không phản ứng được với HNO3.
  • D.
     Lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khả năng cho - nhận electron của lưu huỳnh.

Lời giải chi tiết :

S có số oxi hóa 0 là số oxi hóa trung gian nên vừa có thể giảm xuống -2, vừa có thể tăng lên +4, +6. Do đó S vừa có tính khử và tính oxi hóa.

Câu 13 :

Chất (ion) chỉ có tính oxi hóa là

  • A.
     F2.
  • B.
     Cl2.
  • C.
     H2O2.
  • D.
     S2-.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất chỉ có tính oxi hóa là chất chỉ có khả năng nhận e để xuống các mức oxi hóa thấp hơn.

Lời giải chi tiết :

F2 chỉ có tính oxi hóa.

Cl2, H2O2, S2- vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

Câu 14 :

Nguyên tố Li có tổng số hạt mang điện là 6. Vị trí của Li trong bảng tuần hoàn là

  • A.
     chu kì 2, nhóm IA.
  • B.
     chu kì 2, nhóm IIIA.
  • C.
     chu kì 2, nhóm IVA.
  • D.
     chu kì 2, nhóm VIA.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ số hạt mang điện ⟹ Z ⟹ Cấu hình electron.

Từ cấu hình electron xác định vị trí của nguyên tố trong BTH.

Lời giải chi tiết :

Hạt mang điện gồm có p và e ⟹ p = e = 6/2 = 3.

Cấu hình e của Li (Z = 3) là 1s2 2s1 ⟹ Vị trí của Li trong BTH là chu kì 2, nhóm IA.

Câu 15 :

Số phân lớp, số obitan và số eletron tối đa của lớp L là

  • A.
     2, 4, 8.
  • B.
     2, 4, 6.
  • C.
     4, 8, 16.
  • D.
     3, 8, 16.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về cấu tạo vỏ nguyên tử để xác định.

Lời giải chi tiết :

Lớp L là lớp thứ 2 (n = 2).

+ Phân lớp 2s, 2p ⟹ 2 phân lớp.

+ Phân lớp 2s có 1 obitan; phân lớp 2p có 3 obitan ⟹ 4 obitan.

+ Phân lớp 2s có tối đa 2e, phân lớp 2p có tối đa 6e ⟹ Lớp 2 có tối đa 8e.

Câu 16 :

Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có khả năng thăng hoa là

  • A.
     brom.
  • B.
     clo.
  • C.
     iot.
  • D.
     flo.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của halogen.

Lời giải chi tiết :

Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có khả năng thăng hoa là iot (I2).

Câu 17 :

Cho các phản ứng oxi hoá - khử sau:

(1) 3I2 + 3H2O → HIO3 + 5HI; (2) HgO → 2Hg + O2;

(3) 2KClO3 → 2KCl + 3O2; (4) 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO;

(5) 4HClO4 → 2Cl2 + 7O2 + 2H2O; (6) 2H2O2 → 2H2O + O2;

(7) Cl2 + Ca(OH) → CaOCl2 + H2O.

Trong số các phản ứng oxi hoá - khử trên, số phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử là

  • A.
     5.
  • B.
     6.
  • C.
     4.
  • D.
     3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm phản ứng oxi hóa - khử nội phân tử là phản ứng trong đó nguyên tố đóng vai trò chất oxi hóa và nguyên tố đóng vai trò chất khử nằm trong phân tử của cùng một chất nhưng các nguyên tố khác nhau.

Lưu ý: Nếu 1 nguyên tố trong cùng 1 chất vừa tăng vừa giảm số oxi hóa được gọi là phản ứng tự oxi hóa - khử.

Lời giải chi tiết :

(1)  3I20 + 3H2O → HI+5O3 + 5HI- ⟹ Phản ứng tự oxi hóa - khử.

(2)  Hg+2O-2 → 2Hg0 + O20 ⟹ Phản ứng oxi hóa - khử nội phân tử.

(3)  2KCl+5O3-2 → 2KCl- + 3O20 ⟹ Phản ứng oxi hóa - khử nội phân tử.

(4)  3N+4O2 + H2O → 2HN+5O3 + N+2O ⟹ Phản ứng tự oxi hóa - khử.

(5)  4HCl+7O4-2 → 2Cl20  + 7O20 + 2H2O ⟹ Phản ứng oxi hóa - khử nội phân tử.

(6)  2H2+1 O2-1 → 2H2O-2 + O20 ⟹ Phản ứng tự oxi hóa - khử.

(7)  Cl20 + Ca(OH) → CaOCl-1Cl+1 + H2O ⟹ Phản ứng tự oxi hóa - khử.

Câu 18 :

Cho các chất và ion: (NH4)2SO4, HNO2, Na3N. Số oxi hóa của N trong các chất và ion trên lần lượt là

  • A.
     -3, +5, -1.
  • B.
     -3, +3, -3.
  • C.
     -4, +3, -3.
  • D.
     -4, +5, +3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quy tắc xác định số oxi hóa:

1. Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng 0

2. Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng 0.

3. Trong các ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng điện tích của ion.

4. Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của H bằng +1 (trừ hiđrua kim loại). Số oxi hóa của O bằng -2 (trừ OF2 và peoxit).

Lời giải chi tiết :

\({(\mathop N\limits^x {\mathop H\limits^{ + 1} _4})_2}\mathop S\limits^{ + 6} {\mathop O\limits^{ - 2} _4}\): (x + 4.(+1)).2 + (+6) + (-2).4 = 0  ⟹ x = -3.

\(\mathop H\limits^{ + 1} \mathop N\limits^x {\mathop O\limits^{ - 2} _2}\): (+1) + x + (-2).2 = 0 ⟹ x = +3.

\({\mathop {Na}\limits^{ + 1} _3}\mathop N\limits^x \): (+1).3 + x = 0 ⟹ x = -3.

Câu 19 :

Trong phòng thí nghiệm nếu không có HCl đặc để tác dụng với MnO2, muốn điều chế clo ta có thể thay thế bằng cặp phản ứng nào sau đây?

  • A.
     NaCl + K2Cr2O7.
  • B.
     Na2SO4 + KCl.
  • C.
     NaCl + H2SO4 đặc.
  • D.
     KClO3 + H2SO4 đặc.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lý thuyết về hợp chất của clo.

Lời giải chi tiết :

A. NaCl + K2Cr2O7 → không phản ứng

B. Na2SO4 + KCl → không phản ứng

C. NaCl + H2SO4 đặc  HCl + NaHSO4

    2NaCl + H2SO4 đặc  2HCl + Na2SO4

D. KClO3 + 5KCl + 3H2SO4  3Cl2 + 3K2SO4 + 3H2O

Câu 20 :

Sục 0,1 mol SO2 vào 100ml dung dịch NaOH 1,5M, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chứa

  • A.
     Na2SO3.
  • B.
     NaHSO3 và Na2SO3.
  • C.
     NaHSO3.
  • D.
     Na2SO3 và NaOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

*Cho SO2 tác dụng với NaOH (làm tương tự với KOH):

(1) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

(2) SO2 + NaOH → NaHSO3

Lập tỉ lệ (*) = nNaOH/nSO2

+ (*) ≥ 2 thì SO2 hết, NaOH dư hoặc vừa đủ ⟹ tạo muối Na2SO3

PTHH: SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

+ (*) ≤ 1 thì NaOH hết, SO2 dư hoặc vừa đủ ⟹ phản ứng tạo muối NaHSO3

PTHH: SO2 + NaOH → NaHSO3

+ 1 < (*) < 2 thì tạo 2 muối Na2SO3 và NaHSO3

PTHH:

(1) SO2 + 2NaOH → Na2SO+ H2O

(2) SO2 + NaOH → NaHSO3

Lời giải chi tiết :

Ta tính được tỉ lệ (*) = nNaOH/nSO2 = 0,15/0,1 = 1,5.

Ta thấy 1 < (*) < 2 ⟹ Dung dịch Y có chứa Na2SO3 và NaHSO3.

Câu 21 :

Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào mô tả đúng nhất cách thu khí HCl trong phòng thí nghiệm?

  • A.
     Hình 3.
  • B.
     Hình 4.
  • C.
     Hình 1.
  • D.
     Hình 2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của HCl để chọn phương pháp thu khí HCl hiệu quả nhất.

Lời giải chi tiết :

- Hình (1) sai vì HCl tan tương đối tốt trong nước nên không thu khí HCl bằng cách đẩy nước.

- Hình (2) sai vì HCl tác dụng với NaOH.

- Hình (3) sai vì HCl nặng hơn không khí.

- Hình (4) đúng, vì HCl nặng hơn không khí nên thu bằng cách đẩy không khí ngửa bình.

Câu 22 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.      

(2) Bản chất của liên kết cộng hóa trị là sự dùng chung các cặp electron giữa các nguyên tử.

(3) Cộng hóa trị của N trong phân tử HNO3 là 5.

(4) Trong các phân tử sau: H2, O2, Cl2, HCl, NH3, H2O, HBr có 4 phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực.

Số phát biểu đúng là

  • A.
     1.
  • B.
     2.
  • C.
     3.
  • D.
     4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lý thuyết tổng hợp chương liên kết hóa học.

Lời giải chi tiết :

(1) đúng.

(2) đúng.

(3) sai, cộng hóa trị của N trong phân tử HNO3 là 4.

(4) đúng, các chất có liên kết CHT phân cực là HCl, NH3, H2O, HBr.

Câu 23 :

Nguyên tử flo có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Số khối của nguyên tử flo là

  • A.
     28.
  • B.
     18.
  • C.
     19.
  • D.
     9.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cách tính số khối: A = p + n.

Lời giải chi tiết :

Số khối A = p + n = 9 + 10 = 19.

Câu 24 :

Các ion O2-, F- và Na+ có bán kính giảm dần theo thứ tự

  • A.
     F- > O2- > Na+.
  • B.
     Na> F-  > O2-.
  • C.
     O2- > Na> F-.
  • D.
     O2- > F- > Na+.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đối với các ion có cùng cấu hình electron thì ion nào có Z càng lớn thì bán kính càng nhỏ (do lực hút giữa hạt nhân và các electron càng mạnh nên thu nhỏ lại bán kính).

Lời giải chi tiết :

Các ion O2-, F- và Na+ đều có chung cấu hình e là 1s22s22p6.

Tuy nhiên ta thấy số proton trong hạt nhân của O2- (Z=8) < F- (Z=9) < Na+ (Z=11)

⟹ Lực hút giữa hạt nhân và các e ở lớp ngoài cùng O2- < F- < Na+

⟹ Bán kính O2- > F- > Na+.

Câu 25 :

Cho 29,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với oxi không khí, sau phản ứng thu được 39,2 gam hỗn hợp X gồm (CuO, FeO, Fe2O3 và Fe3O4). Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SOloãng, dư. Tính khối lượng muối sunfat thu được.

  • A.
     81,7 gam.
  • B.
     71,5 gam.
  • C.
     75,1 gam.
  • D.
     87,2 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét oxit: mO(oxit) = m­Oxit - mKL ⟹ nO(oxit).

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

Từ các PTHH ta nhận thấy nO(oxit) = nSO4(muối sunfat).

Từ đó tính được khối lượng muối: mmuối = mKL + mSO4.

Lời giải chi tiết :

Xét oxit: mO(oxit) = m­Oxit - mKL ⟹ mO(oxit) = 39,2 - 29,6 = 9,6 gam ⟹ nO(oxit) = 0,6 mol.

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

Từ các PTHH ta nhận thấy nO(oxit) = nSO4(muối sunfat) = 0,6 mol.

⟹ mmuối = mKL + mSO4 = 29,6 + 0,6.96 = 87,2 gam.

Câu 26 :

Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (đktc), một phần chất rắn không tan và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.
     19,1.
  • B.
     8,125.
  • C.
     16,25.
  • D.
     12,7.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi cho hỗn hợp Fe, Cu vào dung dịch HCl thì chỉ có Fe tác dụng với HCl.

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Từ lượng H2 suy ra lượng FeCl2.

Lời giải chi tiết :

nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol.

Khi cho hỗn hợp Fe, Cu vào dung dịch HCl thì chỉ có Fe tác dụng với HCl.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1   ←            0,1 ←  0,1 (mol)

⟹ mFeCl2 = 0,1.127 = 12,7 gam.

Câu 27 :

Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,3M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là

  • A.
     23,97%.
  • B.
     37,87%.
  • C.
     35,95%.
  • D.
     32,65%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Trung hòa dd X:

Từ mol NaOH ⟹ mol H2SO4 trong 100 ml X ⟹ số mol H2SO4 trong 200 ml X.

- Hòa tan oleum vào nước:

H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4

Từ số mol oleum và H2SO4 suy ra giá trị của n ⟹ % khối lượng của S trong oleum.

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,06 mol.

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

  0,06 →   0,03                                 (mol)

Ta thấy:

100 ml dung dịch X có 0,03 mol H2SO4

200 mol dung dịch X có 0,06 mol H2SO4

H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4

0,06/(n+1)             ←            0,06       (mol)

Ta có noleum = 0,015 = 0,06/(n+1) ⟹ n = 3.

⟹ Công thức của oleum là H2SO4.3SO3

⟹ %mS = 37,87%.

Câu 28 :

Một nguyên tử X của một nguyên tố có điện tích của hạt nhân là 25,632.10-19C. Cho các nhận định sau về X:

(1) X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5.

(2) X có tổng số obitan chứa electron là 9.

(3) Ở trạng thái cơ bản X có 2 electron độc thân.

(4) X là một kim loại.

(5) Ở trạng thái đơn chất X vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.

Số nhận định đúng trong các nhận định cho ở trên là

  • A.
     3.
  • B.
     2.
  • C.
     1.
  • D.
     4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào số tích hạt nhân xác định số proton.

Từ số proton xác định cấu hình e, số obitan, số e độc thân, tính chất của nguyên tố.

Lời giải chi tiết :

Mỗi proton có điện tích là 1,602.10-19 C

⟹ Số proton = 25,632.10-19/(1,602.10-19) = 16

⟹ Cấu hình e của X: 1s22s22p63s23p4

⟹ X có Z = 16 ⟹ X là lưu huỳnh.

Sự phân bố e vào các obitan nguyên tử ở trạng thái cơ bản:

(1) sai, vì X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p4.

(2) đúng.

(3) đúng, ở trạng thái cơ bản X có 2 electron độc thân chưa tham gia ghép đôi.

(4) sai, vì X có 6e ở lớp ngoài cùng nên là 1 phi kim.

(5) đúng, X là lưu huỳnh nên vừa có tính khử và tính oxi hóa.

Câu 29 :

Cho 12 gam KHSO3 tác dụng với lượng dư dung dịch Ca(OH)2, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A.
     5 gam.
  • B.
     6 gam.
  • C.
     10 gam.
  • D.
     12 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH: KHSO3 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + KOH + H2O.

Lời giải chi tiết :

nKHSO3 = 0,1 mol.

PTHH: KHSO3 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + KOH + H2O

(mol)       0,1                      →     0,1

⟹ mCaSO3 = 0,1.120 = 12 gam.

Câu 30 :

Có 4 lọ mất nhãn X, Y, Z, T. Mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau đây: AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng Y tạo khí với Z nhưng không phản ứng với T. Các chất có trong các lọ X, Y, Z, T lần lượt là

  • A.
     ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3.
  • B.
     AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2.
  • C.
     ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3.
  • D.
     AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của các chất để xác định thứ tự X, Y, Z, T.

Lời giải chi tiết :

+) Y tạo khí với Z ⟹ Y và Z là HI và Na2CO3 (hoặc ngược lại).

PTHH: 2HI + Na2CO3 → 2NaI + H2O + CO2 ↑

+) Y không phản ứng với T ⟹ Y là HI (vì Na2CO3 đều phản ứng với các chất còn lại)

⟹ T là ZnCl2, Z là Na2CO3

⟹ X là AgNO3.

Câu 31 :

Cho 13,65 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỉ lệ mol 1:1 tác dụng vừa đủ với V lít khí clo (đktc) thu được hỗn hợp muối clorua. Giá trị của V là

  • A.
     8,4.
  • B.
     6,72.
  • C.
     8,96.
  • D.
     4,48.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ khối lượng hỗn hợp và tỉ lệ mol ta tính được số mol mỗi kim loại.

PTHH:

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

Cu + Cl2 → CuCl2

Từ số mol mỗi kim loại ta tính được số mol Cl2 ⟹ VCl2.

Lời giải chi tiết :

Đặt nCu = nAl = a mol.

Theo đề bài mhỗn hợp = 13,65 gam

⟹ 27a + 64a = 13,65

⟹ a = 0,15 mol

PTHH:

2Al    +   3Cl2 → 2AlCl3

0,15 →   0,225                (mol)

Cu    +   Cl2 → CuCl2

0,15 → 0,15                     (mol)

⟹ VCl2 = (0,225 + 0,15).22,4 = 8,4 lít.

Câu 32 :

Oxi hóa hoàn toàn 12 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe bằng V lít O2 (đktc) thu được 16 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của V là

  • A.
     4,48.
  • B.
     3,36.
  • C.
     2,8.
  • D.
     2,24.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật BTKL: mO2 = moxit - mKL ⟹ mO2 ⟹ VO2.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật BTKL:

mO2 = moxit - mKL = 16 - 12 = 4 (gam)

⟹ nO2 = 4/32 = 0,125 (mol)

⟹ VO2 = 0,125.22,4 = 2,8 lít.

Câu 33 :

Cho 4,05 gam một kim loại M có hóa trị không đổi tác dụng với lượng dư HNO3 loãng thu được 3,36 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là

  • A.
     Cu.
  • B.
     Al.
  • C.
     Mg.
  • D.
     Zn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng phương pháp bảo toàn e:

Quá trình nhận e: N+5 + 3e → N+2

Quá trình nhường e: M → Mn+ + ne

Áp dụng bảo toàn e ⟹ mối liên hệ giữa M và n

Biện luận với n = 1, 2, 3 ⟹ giá trị n và M phù hợp ⟹ kim loại M.

Lời giải chi tiết :

Quá trình nhận e:

N+5 + 3e → N+2

0,45 ←      0,15 (mol)

Quá trình nhường e:

M   →   Mn+ + ne

0,45/n    ←    0,45 (mol)

Ta có M = m : n ⟹ M = 4,05 : (0,45/n) ⟹ M = 9n.

Chọn n = 1 ⟹ M = 9 (loại).

Chọn n = 2 ⟹ M = 18 (loại).

Chọn n = 3 ⟹ M = 27 (Al).

Câu 34 :

SO2 thể hiện tính khử khi phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • A.
     H2S, nước brom, dung dịch KMnO4.
  • B.
     Nước brom, dung dịch KMnO4, O2.
  • C.
     CaO, dung dịch KMnO4, O2.
  • D.
     Dung dịch NaOH, nước brom, O2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất khử là chất nhường electron (số oxi hóa tăng).

Lời giải chi tiết :

SO2 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa.

- A loại H2S.

- B đúng.

SO2 + Br+ 2H2O → 2HBr + H2SO4

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2H2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4

2SO2 + O2  2SO3

- C loại CaO do CaO + SO2 → CaSO3 không phải là phản ứng oxi hóa - khử.

- D loại NaOH do SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O không phải là phản ứng oxi hóa - khử.

Câu 35 :

Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là

  • A.
     31.
  • B.
     52.
  • C.
     14.
  • D.
     32.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức XH3 ⟹ Công thức oxit cao nhất.

Từ % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X ⟹ Nguyên tử khối của X.

Lời giải chi tiết :

Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức XH3 ⟹ Hóa trị của X trong hợp chất khí với H là III.

Hóa trị X trong oxit cao nhất = VIII - III = V ⟹ Oxit cao nhất là X2O5.

⟹ \(\% {m_O} = \frac{{16.5}}{{2{M_X} + 16.5}}.100\% {\rm{ \;}} = 56,34\% \) ⟹ MX = 31.

Câu 36 :

Cho m gam nhôm tác dụng với khí Cl2 thì thu được chất rắn X có khối lượng là 14,7 gam. Cho chất rắn X vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 59,25 gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A.
     4,05 gam.
  • B.
     4,32 gam.
  • C.
     4,59 gam.
  • D.
     5,40 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xét 2 trường hợp:

- Chất rắn chỉ có AlCl3.

- Chất rắn gồm AlCl3 và Al dư.

Lời giải chi tiết :

Nếu chất rắn chỉ có AlCl3 ⟹ Kết tủa gồm AgCl

⟹ nAgCl = 3nAlCl3 = 3.(14,7/133,5) = 147/445 (mol)

⟹ mkết tủa = (147/445).143,5 ≈ 47,4 gam ≠ 59,25 gam (loại).

⟹ Chất rắn gồm AlCl3 (a mol) và Al dư (b mol)

+) mX = 133,5a + 27b = 14,7 (1)

+) Khi cho X tác dụng với AgNO3 dư:

AlCl3 + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3AgCl ↓

a →                                                  3a     (mol)

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag ↓

b →                                         3b              (mol)

⟹ Kết tủa gồm: AgCl (3a mol) và Ag (3b mol)

⟹ 143,5.3a + 108.3b = 59,25 (2)

Từ (1) (2) ⟹ a = 0,1 và b = 0,05.

Bảo toàn nguyên tố Al ⟹ nAl ban đầu = nAlCl3 + nAl dư = 0,15 mol

⟹ m = 0,15.27 = 4,05 gam.

Câu 37 :

Nhiệt phân 40,3 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 11,2 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 17,2. Thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A.
     20%.
  • B.
     80%.
  • C.
     40%.
  • D.
     60%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hỗn hợp khí Y gồm CO, CO2. Từ số mol và tỉ khối xác định số mol mỗi khí.

Lời giải chi tiết :

*Xét phản ứng O2 với C nóng đỏ:

Giả sử Y gồm CO (a mol) và CO2 (b mol).

Ta có hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{n_Y} = a + b = 0,5}\\{{{\bar M}_Y} = \frac{{28{\rm{a}} + 44b}}{{0,5}} = 17,2.2}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 0,3}\\{b = 0,2}\end{array}} \right.\)

Dùng BTNT oxi: 2nO2 pư = nCO + 2nCO2 ⟹ 2.nO2 pư = 0,3 + 2.0,2 ⟹ nO2 pư = 0,35 mol

*Xét phản ứng nung hỗn hợp X:

Gọi nKClO3 = x; nKMnO4 = y (mol).

+) mhỗn hợp =mKClO3 + mKMnO4 = 40,3 gam ⟹ 122,5x + 158y = 40,3 (1)

+) Phản ứng nung hỗn hợp X:

2KClO3 → 2KCl + 3O2

x  →                       1,5x (mol)

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

y           →                                   0,5y (mol)

⟹ nO2 = 1,5x + 0,5y = 0,35 (2)

Từ (1) (2) ⟹ x = nKMnO4 = 0,2 mol và y = nKClO3 = 0,1 mol.

⟹ %mKMnO4 = (0,2.158/40,3).100% = 78,4%.

Câu 38 :

Cho sơ đồ phản ứng sau:

(1) Oxit (X1) + dung dịch axit (X2) đặc  X3 ↑ + …

(2) Oxit (Y1) + dung dịch bazơ (Y2) → Y3 ↓ + …

(3) Muối (Z1)  X1 + Z2 ↑ + …

(4) Muối (Z1) + dung dịch axit (X2) đặc → X3 ↑ + …

Cho biết: Khí X3 có màu vàng lục, Z1 là muối của kali và có màu tím; khối lượng mol của các chất thỏa mãn điều kiện: MY1 + MZ1 = 222 và MY2 - MX2 = 37,5. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.
     Z2 tác dụng với tất cả các kim loại.
  • B.
     Tính axit của Y1 lớn hơn của SO3.
  • C.
     Cho 9,6 gam Y1 tác dụng với dung dịch Y2 dư thu được 18 gam Y3.
  • D.
     X3 là chất khí mùi hắc, tan nhiều trong nước.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của các chất và phương trình phản ứng để xác định các chất.

Lời giải chi tiết :

Khí X3 có màu vàng lục ⟹ X3 là Cl2.

(1) MnO2 + HClđặc → MnCl2 + Cl2 ↑ + H2O (to)

      (X1)      (X2)                       (X3)

(2) 2KMnO4 + 16HClđặc → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 ↑ + 8H2O (to)

         (Z1)          (X2)                                         (X3)

(3) 2KMnO4 → MnO2 + O2 ↑ + K2MnO4 (to)

         (Z1)           (X1)     (Z2)

MY1 + MZ1 = 222 ⟹ MY1 = 222 - MKMnO4 = 222 - 158 = 64 mà Y1 là oxit ⟹ Y1 là SO2.

MY2 - MX2 = 37,5 ⟹ MY2 - MHCl = 37,5 ⟹ MY2 = 74 mà Y2 là dung dịch bazo ⟹ Y2 là Ca(OH)2.

(2) SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

    (Y1)       (Y2)            (Y3)

A sai, vì O2 (Z2) tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Ag, Pt, ...).

B sai, vì tính axit của Y1 (SO2) yếu hơn của SO3.

C đúng, khi cho SO2 tác dụng Ca(OH)2 dư thì nCaSO3 = nSO2 = 0,15 mol ⟹ mCaSO3 = 0,15.120 = 18 gam.

D sai, Cl2 (X3) là chất khí mùi xốc, tan trong nước.

Câu 39 :

Đốt cháy hỗn hợp gồm 2,6 gam Zn và 2,24 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua. Hòa tan Y trong 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z (vừa đủ). Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 28,345 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là

  • A.
     76,70%.
  • B.
     56,85%.
  • C.
     53,85%.
  • D.
     51,72%.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

BTNT.H ⟹ nH2O = ½.nHCl = 0,06 mol.

BTNT.O ⟹ nO2 = ½.nH2O = 0,03 mol.

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{Zn:0,04}\\{F{\rm{e}}:0,04}\end{array}} \right. + \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{C{l_2}:a}\\{{O_2}:0,03}\end{array}} \right. \to Y\mathop  \to \limits^{ + HCl:0,12} dd.Z\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{F{\rm{e}}C{l_2}}\\{F{\rm{e}}C{l_3}}\\{ZnC{l_2}}\end{array}} \right.\mathop  \to \limits^{AgN{O_{3du}}} \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{AgCl:b}\\{Ag:c}\end{array}} \right. + \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{F{\rm{e}}{{(N{O_3})}_3}}\\{Zn{{(N{O_3})}_2}}\\{HN{O_3}du}\end{array}} \right.\)

+) mkết tủa = mAgCl + mAg ⟹ 143,5b + 108c = 28,345 (1)

+) BTNT.Cl ⟹ nAgCl = 2nCl2 + nHCl ⟹ b = 2a + 0,12 (2)

+) Áp dụng phương pháp toàn bộ quá trình:

Quá trình nhường e:

Fe0 → Fe+3 + 3e                        Cl2 + 2e → 2Cl-

Zn0 → Zn+2 + 2e                       O2 + 4e → 2O-2

                                                  Ag+ + 1e → Ag

⟹ 3nFe + 2nZn = 2nCl2 + 4nO2 + nAg

⟹ 3.0,04 + 2.0,04 = 2a + 4.0,03 + c (3)

Từ (1) (2) (3) ⟹ a = 0,035; b = 0,19; c = 0,01.

⟹ %VCl2 = 53,85%.

Câu 40 :

Đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam khí H2S thu được V lít SO2 (đktc) và m gam hơi nước. Hấp thụ toàn bộ SO2 ở trên vào 200 gam dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch Y. Nồng độ phần trăm của chất tan có phân tử khối lớn hơn trong Y là

  • A.
     9,64%.
  • B.
     11,84%.
  • C.
     10,84%.
  • D.
     12,42%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Lập tỉ lệ (*) = nNaOH/nSO2 xác định thành phần dung dịch Y:

+ Nếu (*) ≤ 1 ⟹ tạo NaHSO3.

+ Nếu 1 < (*) < 2 ⟹ tạo Na2SO3 và NaHSO3.

+ Nếu (*) ≥ 2 ⟹ tạo Na2SO3 và NaOH dư.

- Viết PTHH xảy ra; tính toán theo PTHH suy ra số mol các chất.

Lời giải chi tiết :

nH2S = 0,2 mol

mNaOH = 200.10% = 20 gam ⟹ n­NaOH = 20/40 = 0,5 mol

H2S + 1,5O2 → SO2 + H2O

0,2            →     0,2             (mol)

Ta thấy nNaOH/nSO2 = 0,5/0,2 = 2,5 > 2 ⟹ tạo Na2SO3 và NaOH dư.

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

   0,4 ←   0,2   →   0,2                (mol)

⟹ nNaOH dư = 0,5 - 0,4 = 0,1 mol.

BTKL: mdung dịch sau = mdung dịch NaOH + mSO2 = 200 + 12,8 = 212,8 gam.

⟹ C%Na2SO3 = (0,2.126/212,8).100% = 11,84%.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.