Bài: Ôn tập giữa học kì I - Tiết 6 trang 74, 75 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo>
Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh có trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau. Đặt 2 - 3 câu về một trò chơi em thích theo gợi ý. Thay từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? hoặc Ở đâu? phù hợp với mỗi chỗ trống.
Câu 1
Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh có trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau: a. Cánh diều như dấu á Ai vừa tung lên trời Cái dấu á cong mảnh Bồng bềnh trong mây trôi. Lương Vĩnh Phúc b. Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời. Trần Đăng Khoa c. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tạ Duy Anh |
Phương pháp giải:
Em hãy tìm những hình ảnh so sánh trong các đoạn trên, chú ý các từ so sánh. Những hình ảnh so sánh ấy khiến cho câu văn, câu thơ trở nên như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a. Hình ảnh so sánh: Cánh diều như dấu á
b. Hình ảnh so sánh: Diều là hạt cau
c. Hình ảnh so sánh: Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
Tác dụng: miêu tả hình dạng của cánh diều, làm cho cánh diều thêm sinh động và cụ thể hơn, giống như một dấu á, như một hạt cau, như cánh bướm đang bay lượn trên bầu trời.
Câu 2
Đặt 2 - 3 câu về một trò chơi em thích theo gợi ý: |
Phương pháp giải:
Em chọn một trò chơi em thích và đặt câu theo gợi ý sau:
Tên trò chơi đó là gì?
Cách chơi trò chơi đó như thế nào?
Em cảm thấy như thế nào khi chơi trò chơi ấy?
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Em thích trò chơi bắn bi. Chúng em sẽ dùng tay bắn những viên bi sao cho chúng đích mà chúng em muốn. Trò chơi này vô cùng vui và đặc biệt là nó thật thú vị khi em được chơi cùng những người bạn của mình.
Bài tham khảo 2:
Trò chơi em thích là trò xếp hình. Chúng em sẽ ghép những mảnh ghép bé xíu lại với nhau để tạo thành một hình ảnh lớn. Trò chơi này không chỉ thú vị mà còn giúp chúng em rèn luyện được tư duy nữa. Em rất thích trò chơi xếp hình.
Câu 3
Thay từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? hoặc Ở đâu? phù hợp với mỗi chỗ trống: a. * học sinh ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. b. Các bạn hào hứng chơi nhảy dây * c. Những chú chim ríu rít * như muốn trò chuyện cùng chúng em. |
Phương pháp giải:
Em đọc các câu trên, chọn từ ngữ phù hợp với mỗi chỗ trống. Những từ ngữ ấy trả lời câu hỏi Khi nào? hoặc Ở đâu?
Lời giải chi tiết:
a. Giờ ra chơi học sinh ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. (Khi nào?)
b. Các bạn hào hứng chơi nhảy dây ở sân trường. (Ở đâu?)
c. Những chú chim ríu rít trên cành cây như muốn trò chuyện cùng chúng em. (Ở đâu?)
- Bài: Ôn tập giữa học kì I - Tiết 7 trang 75 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập giữa học kì I - Tiết 5 trang 73, 74 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập giữa học kì I - Tiết 4 trang 72 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập giữa học kì I - Tiết 3 trang 70, 71 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập giữa học kì I - Tiết 2 trang 69, 70 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo